Giáo án lớp 5 tuần 5 (tiết 1)

Sau bài học này, học sinh có khả năng:

- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.

- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bộ phiếu dùng cho trò chơi "Bé là con ai?" Hình trang 4,5 SGK

III. Hoạt động dạy- học:

 

doc 56 trang Người đăng haroro Lượt xem 1146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 5 (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cụ, đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng băng gang, thépcó trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Sưu tầm tranh ảnh một số đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Kể tên một số đồ dùng được làm từ tre, mây, song.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Thực hành sử lí thông tin (15p) 
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Trong tự nhiên, sắt có ở đâu?
+ Gang thếp đều có thành phần nào chung?
+ Gang và thép khác nhâu ở điểm nào?
- Gọi một số HS trình bày bài làm của mình, các HS khác góp ý.
Kết luận:-Trong tự nhiên, sắt có trong các thiên thạch và trong quặng sắt.
- Sự giống nhau giữa gang và thép: Chúng đều là hợp kim của sắt và các bon.
- Sự klhác nhau giữa gang và thép: 
+ Trong thành phần của gang có nhiều các bon hơn thép. Gang rất cứng, giòn, không thể uốn hay kéo thành sợi.
+ Trong thành phần của thép có ít các bon hơn gang, ngoài ra còn có thêm một số chất khác. Thép có tính chất cứng, bền, dẻo,Có loại thép bị gỉ trong không khí ẩm nhưng cũng có loại thép không bị gỉ.
Hoạt động 4: Quan sát và thảo luận (17p)
- GV giảng: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Hàng rào sắt, đường sắt, đinh sắt, thực chất được làm bằng thép.
- Yêu cầu HS quan sát các hình 48,49 SGk theo nhóm đôi và nói xem gang và thép được sử dụng làm gì?
- HS trình bày kết quả.
Đáp án: + Thép được dùng để làm: đường ray tàu hỏa, lan can nhà, cầu, dao kéo, dây thép, các dụng cụ được dùng để mở ốc vít.
	 + Gang được sử dụng để làm nồi.
- Yêu cầu HS kể tên một số dụng cụ được làm từ gang hoặc thép.
- Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà bạn.
Kết luận: - Các hợp kim của sắt được dụng làm các đồ dùng nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc và nhiều loại máy mọc, cầu.
- Cần cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng bằng gang vì chúng dễ vỡ.
- Một số đồ dùng bằng thép như cày, cuốc, dao, kéo, dễ bị gỉ, vì vậy khi sử dụng xong phải rửa sạch và cất nơi khô ráo.
Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò: (2p)
- Hệ thống bài: HS đọc mục bạn cần biết.
- Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
 Đồng và hợp kim của đồng
I. Mục tiêu:
- HS quan sát và phát hiện được một vài tính chất của đồng.
- Nêu được một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
- Kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
- Nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng.
II. Đồ dùng dạy – học
- Một số đoạn dây đồng.
- Sưu tầm tranh ảnh về một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ So sánh sự khác nhau và giống nhau của gang và thép.
+ nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép trong gia đình.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1p)
Hoạt động 3: Làm việc với vật thật (10p)
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các đoạn dây đồng được đêm đến lớp và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. 
- Các nhóm khác bổ sung.
- Kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt,
dẻo,đễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
Hoạt động 4: Làm việc với SGK (14p)
- GV phát phếu học tập cho HS yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn SGK và ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Gọi một số HS trình bày kết quả bài làm của mình.
Kết luận: Đồng là kim loại. Đồng - thiếc, đồng - kẽm đều là hợp kim của đồng.
Hoạt động 5: Quan sát và thảo luận (10p)
- Yêu cầu HS kể tên các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK.
- Kể tên các đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
- Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng và hợpp kim của đồng trong gia đình.
- Kết luận: - Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện một số bộ phận của ô tô, tàu biển,
- Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đình, các nhạc cụ hoặc để chế tạo vũ khí, đúc tượng
- Các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị xỉn màu, vì vậy thỉnh thoảng người ta dung fthuốc đánh đồng để lau chùi, làm cho các đồ dùng đó sáng bóng trở lại.
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò: (2p)
- Hệ thống bài.
- Chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2006
Khoa học
 Nhôm
I. Mục tiêu:
- Kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm.
- Quan sát phát hiện một vài tính chất của nhôm.
- Nêu được nguồn gốc tính chất của nhôm.
- Nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Sưu tầm một số đồ dùng bằng nhôm, thông tin, tranh ảnh về nhôm và một số đồ dùng bằng nhôm.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Nêu tính chất của đồng.
+ Kể tên một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Làm việc với các thông tin, tranh ảnh, đồ vật sưu tầm được.(10p)
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm giới thiệu các thông tin, tranh ảnh và một số đồ dùng làm từ nhôm.
- Từng nhóm trình bày kết quả.
- Kết luận: Nhôm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất như chế tạo các dụng cụ làm bếp; làm vỏ của nhiều loại đồ hộp; làm khung cửa và một số bộ phận của các phương tiện giao thông nhw tàu hỏa, ô tô, máy bay, tầu thủy,
Hoạt động 4: Làm việc với vật thật (10p)
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát một số đồ dùng bằng nhôm và mô tả màu sắc, độ sáng, tính dẻo, tính cứng của các đồ dùng đó.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- Kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt, đồng.
Hoạt động 5: Làm việc với SGK (12p)
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn ở mục thực hành và ghi kết quả vào phiếu.
- Gọi một số HS trình bày kết quả, các HS khác bổ sung.
- Kết luận: - Nhôm là kim loại.
- Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần lưu ý không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu, vì nhôm dễ bị a-xít ăn mòn.
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò: (2p)
- Hệ thống bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Đá vôi
I. Mục tiêu:
- Kể được tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.
- Nêu được ích lợi của đá vôi.
- Biết làm thí nghiệm dể biết được tính chất của đá vôi.
II. Đồ dùng dạy – học:
- một vài mẫu đá vôi, đá cuội, giấm.
- Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi.
II. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Nêu tính chất của nhôm.
+ kể tên một số đồ dùng được làm từ nhôm và hợp kim của nhôm.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được (15p)
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: Viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của chúng vào giấy khổ to.
- Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử người trình bày.
Kết luận: 
- Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng.
- Có nhiều loại đá vôi, được dùng vào những việc khác nhau như lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất phấn, sản xuất xi măng, tạc tượng
Hoạt động 4: Làm việc với mẫu vật hoặc quan sát hình (18p)
- HS làm việc theo nhóm: thực hành theo hướng dẫn ở mục thực hành hoặc quan sát hình 4,5 trang 55 và ghi vào bảng sau:
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ sát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội.
- Trên mặt đá vôi, chỗcọ sát vào đá cuội bị mài mòn.
- Trên mặt đá cuội, chỗ cọ sát vào đá vôi vụn ra dính vào.
- Đá vôi mềm hơn đá cuội (đá cuội cứng hơn đá vôi)
2. Nhỏ vài giọt giấm lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội.
- Khi bị giấm chua (hoặc a-xít loãng) nhỏ vào:
+ Trên hòn đá vôi bị sủi bọt và có khí bay lên.
+ Trên hòn đá cuội khống có phản ứng gì, giấm (hoặc a-xít) bị chảy đi.
- Đá vôi tác dụng với giấm (hoặc a-xít loãng) tạo thành một chất khác và các-bô-nic sủi lên
- Đá cuội không có phản ứng với a-xít
- Đại diện từng nhóm trình bày.
Kết luận: Đá vôi không cứng lắm. dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi bị sủi bọt.
Hoạt động 5: 
- Hệ thống bài: Yêu cầu một HS nhắc lại xem làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 5 tháng 12năm 2006
Khoa học
 Gốm xây dựng: Gạch, ngói
I. Mục tiêu:
- Kể được tên 1 số đồ gốm, 1 số loại gạnh, ngói và công dụng của chúng.
- Phân biệt được gạch ngói với các loại đồ sành, sứ.
- Biết làm thí nghiệm để biết một số tính chất của gạch, ngói.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Sưu tầm thông tin và tranh ảnh về đồ gốm.
- Một vài viên gạch ngói khô, chậu nước.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Làm thế nào để biết được một hòn đá có phải là đá vôi hay không?
Họat động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Thảo luận (10p)
- Làm việc theo nhóm: sắp xếp các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được về các loại đồ gốm vào giấy khổ to.
- Các nhóm treo sản phẩm và cử người lên thuyết trình.
+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
+ Gạch, ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào?
Kết luận: - Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét.
 - Gạch, ngói hoặc nồi đất,được làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao và không tráng mem. đồ sành, sứ đều là đồ gốm được tráng men. Đặc bệt đồ sứ được làm bằng đất sét trắng, cách làm tinh xảo.
Hoạt động 4: Quan sát (10p)
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các bài tập ở mục quan sát trang 56, 57 và ghi lại kết quả vào bảng sau:
Hình
Công dụng
Hình 1
Dùng để xây tường
Hình 2a
Dùng để lát sân hoặc vỉa hè
Hình 2b
Dùng để lát nhà
Hình 2c
Dùng để ốp tường
Hình 4
Dùng để lợp mái nhà
Kết luận: Có nhiều loại gạch, ngói. Gạch dùng để xây tường, lát sân, lát vỉa hè, lát sàn nhà. Ngói dung để lợp mái nhà.
Hoạt động 5: Thực hành: (10p)
- Nhóm trưởng điểu khiển nhóm mình quan sát một viên gạch hoặc ngói khô rồi nhận xét. ( thấy có nhiều lỗ nhỏ li ti)
- Thực hành thả một viên gạch, ngói vào chậu nước, nhận xét hiện tượng xảy ra. Giải thích hiện tượng đó.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết qủa.
- GV nêu câu hỏi: + Điểu gì sẽ xẩy ra nêu ta đánh rơi viên gạ
+ Nêu tính chất của viên gạch, ngói.
Kết luận: Gạch ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ. Vì vậy cần lưu ý khi vận chuyển để tránh khỏi bị vỡ.
Hoạt động 6: - Hệ thống bài. Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
 Xi măng
I. Mục tiêu:
- Kể được tên các vật liệu dùng để sản xuất ra xi măng.
- Nêu được tính chất và công dụng của xi măng.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Một ít xi măng.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Kể tên một số đồ gốm mà em biết?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Thảo luận: (10p)
- Gv yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:
+ ở địa phương em xi măng được dùng làm gì?
+ Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta.
Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin (20p)
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi trong các câu hỏi đó.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Đáp án:
+ Tính chất: Xi măng có màu xám xanh (hoặc nâu trắng). Xi măng không tan khi trộn nước mà trở nên dẻo quánh; khi khô, kết thành tảng, cứng như đá.
+ Cần bảo quản xi măng ở những nơi khô, thoáng khí vì nếu để nơi ẩm hoặc để nước thấm vào, xi măng sẽ kết thành tảng, cứng như đá không dùng được nữa.
+ Tính chất của vữa xi măng: Khi mới trộn, vữa xi măng dẻo; khi khô vữa xi măng trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay.
+ Các vật liệu tạo thành bê tông: Xi măng, cát, sỏi (hoặc đá) trộn đều với nước. Bê tông chịu nên, dùng để lát đường.
+ Bê tông cốt thép: Trộn đều xi măng, cát, sỏi (hoặc đá) với nước rồi đổ vào khuôn bê tông có cốt thép. Bê tông cốt thép chịu được các lựu kéo, nén và uốn, được dùng để xây nàh cao tầng, cầu, đập nước,
- GV yêu cầu HS trả lời: Xi măng được là từ những vật liệu nào?
Kết luận: Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng từ những công trình đơn giản đến những công trình phức tạp đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo và sức đẩy cao như câu, đường, nhà cao tầng, các công trình thủy điện,
Hoạt động 5: (2p)
- Hệ thông bài.
- Chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2006
Khoa học:
 Thuỷ tinh
I. Mục tiêu:
- Phát hiện được một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường.
- Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh.
- Nêu tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao.
II. Đồ dùng dạy – học:
Một số mẫu thủy tinh.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Xi măng có tính chất gì?
+ Kể tên các chất dùng để chế tạo xi măng?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận (15p)
- Yêu cầu HS quan sát hình 60 SGK và dựa vào câu hỏi trong SGK để hỏi và trả lời theo cặp.
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.
Kết luận: Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng đế sản xuất chai lọ. Li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng,
Hoạt động 4: Thực hành sử lí thông tin ( 15p)
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận theo các câu hỏi trong SGK trang 61.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
 Đáp án: 
1. Tính chất của thủy tinh: Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.
2. Tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao: rất trong; chịu được nóng lạnh, bề, khó vỡ, được dùng làm chia lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm,
3. Cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh: Trong khi sử dụng hoặc lau rửa cần phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh.
Kết luận:
Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số loại chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao được dùng để làm các đồ dùng và dụng cụ dừng trong phòng y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao.
Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Chuẩn bị bài sau. 
 Khoa học
 Cao su
I. Mục tiêu:
- Biết làm thực hành để nhận ra tính chất đặc trưng của cao su.
- Kể được tên các vật liệu để chế ra cao su.
- Nêu tính chất công dụng và cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
II. Đồ dùng dạy – học: 
- Sưu tậm một số đồ dùng bằng cao su.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3p)
- Thủy tinh có tính chất gì ?
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Thực hành: (15p)
- Các nhóm thực hành theo chỉ dẫn SGK trang 63.
- Đại diện một số nhóm báo cao kết quả.
Kết luận: Cao su có tính đàn hồi.
Hoạt động 4: Thảo luận (18p)
- HS đọc nội dung mục “Bạn cần biết” và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Gọi một số HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
+ Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su cón có tính chất gì?
+ Cao su được sử dụng để làm gì?
+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su?
- HS nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Có hai loại cao su: Cao su tự nhiên và cao su nhân tạo.
- Cao su có tính đàn hồi tốt; ít bị biển đổi khi gặp nóng, lạnh; cách nhiệt, cách điện, không tan trong nước, tân trong một số chất lỏng khác.
- Cao su được làm săm lốp xe, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
- Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở những nơi có nhiệt độ cao quá hoặc ở những nơi có nhiệt độ thấp quá. Không để các hóa chất dính vào cao su.
Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò
- Hệ thống bài.
- Chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2006
 Khoa học
 Chất dẻo
I. Mục tiêu:
- HS có khả năng nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
- Biết bảo quản và giữ gìn chất dẻo.
- Giáo dục HS ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Nêu tính chất và công dụng của cao su.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Quan sát: (15p)
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát một số đồ dùng bằng nhựa được đem đến lớp, kết hợp SGK để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng làm bằng chất dẻo.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
Hoạt động 4: Thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế. (18p)
- HS đọc thông tin để trả lời các câu hỏi SGK trang 65.
- Gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
Kết luận:
+ Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên, nó được làm ra từ than đá và dầu mỏ.
+ Chất dẻo có tính chất các điện, cách nhiệt, nhẹ, bên, khó vỡ. 
+ Các đồ dùng bằng chất dẻo dùng xong cần được lau chùi cho hợp vệ sinh.
+ Ngày nay các sản phẩm bằng chất dẻo có thể thay thế cho các sản phẩm làm băng gỗ, da, thủy tinh, vải và kim loại vì chúng bền, nhẹ, sạch, nhiều màu sắc đẹp và giẻ.
- Tổ chức cho HS chơi: Thi kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo..
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò (3p)
- Hệ thống bài.
- Chuẩn bị bài sau.
 Khoa học
Tơ sợi
I. Mục tiêu:
- Kể được tên một số loại tơ sợi.
- Biết làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
- Nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo hoặc sản phẩm làm ra từ các loại tơ sợi đó; bật lởa hoặc bao diêm. Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Chất dẻo có tính chất gì?
+ Kể tên một số đồ dùng được làm ra từ chất dẻo.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận. (10p)
- Nhóm trưởng điểu khiển nhóm QS và trả lời câu hỏi trong SGK trang 66.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả (mỗi nhóm trình bày một hình).
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Hình 1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay.
+ Hình 2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông.
+ Hình 3: Liên quan đến việc làm ra tơ tằm.
+ Các sợi có nguồn gốc từ thực vật: sợi bông, sợi lanh, sợi đay, sợi gai.
+ Các sợi có nguồn gốc từ động vật: tơ tằm.
- GV giảng: + Các sợi có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên.
+ Tơ sợi được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo.
Hoạt động 4: Thực hành: (10p)
- Làm theo nhóm: Thực hành theo chỉ dẫn ở mục thực hành trang 67 SGK. 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm thực hành của nhóm mình.
 Kết luận: + Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro.
 + Tơ sợi nhân tạo : Khi cháy thì vón cục lại.
Hoạt động 3: làm việc với phiếu học tập (10p)
- Làm việc cá nhân: GV phát cho mỗi HS một phiếu học tập, yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin trang 67 SGK để hoàn thành bài tập:
 - Đại diện HS trình bày kết quả. HS khác bổ sung.
Loại tơ sợi
Đặc điểm chính
1. Tơ sợi tự nhiên:
- Sợi bông
- Tơ tằm
- Vải sợi bông có thể rất mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. Quần áo may bằng vải sợi bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
- Vải lụa tơ tăm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời nóng.
2. Tơ sợi nhân tạo:
Sợi ni lông
- Vải ni lông khô nhanh, không thấm nước, dai, bền và không nhàu.
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò: (3p)
- Hệ thống bài. Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2006
Khoa học
ôn tập học kì I
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố và hệ thống kiến thức về đặc điểm giới tính, một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân: tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
- Rèn cho HS thói quen thường xuyên ôn tập.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Nêu đặc điểm chính của tơ sợi tự nhiên, tơ sợi nhân tạo.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập (15p)
- HS làm việc theo nhóm: Làm các bài tập trang 68 SGK.
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
Câu 1: Bệnh AIDS lây qua đường sinh sản và đường máu.
Câu 2:
Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình
Phòng tránh được bệnh
Giải thích
Hình 1: nằm màn.
- Sốt xuất huyết
- Sốt rét
- Viêm não
Do muỗi đốt người bệnh hoặc động vật mang bệnh rồi truyền sang người lành và truyền vi rút gây bệnh sang người lành.
Hình 2: Rửa tay sạch (trước khi ăn và sau khi đại tiện)
- Viêm gan A
- Giun
Các bệnh đó lây qua đường tiêu hóa. Bàn tây bẩn có nhiều mần bệnh, nếu cầm vào thức ăn sẽ đưa mần bệnh vào miệng.
Hình 3: Uống nước đã đun sôi để nguội
- Viêm gan A
- Giun
- Các bệnh đường tiêu hóa khác (ỉa chảy, tả, lị,)
Nước lã chứa nhiều mần bệnh, trứng giun và các bệnh đường tiêu hóa khác. Vì vây cần uống nước đã đun sôi.
Hình 4: Ăn chín
- Viêm gan A
- Giun, sán
- Ngộ độc thức ăn
- Các bệnh đường tiêu hóa khác ( ỉa chảy, tả , lị,)
Trong thức ăn sống hoặc thức ăn ôi thiu, thứ ăn có ruồi, gián, chuột bò vào chứa nhiều mần bệnh. Vì vậy cần ăn thức ăn chín, sạch.
Hoạt động 4: Thực hành (15p)
- Chia 4 nhóm mỗi nhóm nêu tính chất,công dụng của 3 loại vật liệu.
+ Nhóm 1: Tre; sắt, các hợp kim của sắt; thủy tinh.
+ Nhóm 2: Đồng, đá vôi, tơ sợi.
+ Nhóm 3: Nhôm, gạch, ngói, chất dẻo.
+ Nhóm 4: Mây, song, xi măng, cao su.
Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò (2p): - Hệ thống bài. Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
 kiểm tra học kì I 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố được một số kiến thức về chủ đề “Con người và sức khỏe”.
- Học sinh nắm chắc kiến thức để vận dụng làm bài thành thạo.
- Giáo dục HS ý thức thường xuyên ôn tập.
II. Đồ dùng dạy – học:
 Học sinh ôn tập
III. Hoạt động dạy - học:
Đề chung toàn khối
Thứ ba ngày tháng năm 200
Khoa học
 Sự chuyển thể của chất
I. Mục tiêu:
- Phân biệt được ba thể của chất.
- Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- Kể tên một số chất ở thể răn, thể lỏng, thể khí.
- Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung của hoạt động 1.
- 2 bộ thể ghi tên các chất lỏng như SGK.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Trả bài kiểm tra, nhận xét.
Hoạt đông 2: Giới thiệu bài: trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức: “Phân biệt ba thể c

Tài liệu đính kèm:

  • docga 5.doc