Giáo án Lớp 5 - Tuần 5

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: - Hiểu được các từ ngữ trong đoạn bài, diễn biến câu chuyện.

 - Ý chính: qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.

 2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát toàn bài.

 - Đọc đúng các từ ngữ: A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc.

 - Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.

 - Đọc đúng lối đối thoại, thể hiện giọng nói của từng nhân vật.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị.

II. Đồ dùng dạy – học :

 + GV : Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình.

 + HS : Vẽ tranh (SGK). Sưu tầm tranh ảnh.

III. Các hoạt động dạy – học :

 

doc 45 trang Người đăng honganh Lượt xem 5215Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trầm lắng 
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải.
- Yêu cầu 1 HS đọc khổ 1
 + Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li 
- GV giảng tâm trạng của anh Mo-ri-xơn .
- Yêu cầu HS đọc khổ 2
- Qua lời của chú Mo-ri-xơn, em hãy cho biết vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ?
Ÿ GV chốt bằng những hình ảnh của đế quốc Mỹ 
- Yêu cầu nêu ý khổ 2
Ÿ GV chốt lại cách đọc: nhấn mạnh các từ ngữ thể hiện tội ác của Mỹ
- Yêu cầu HS đọc khổ 3 
+Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt ?
Ÿ GV chốt lại
- Yêu cầu HS nêu ý 3
- Yêu cầu HS nêu cách đọc khổ 3
- Yêu cầu học sinh đọc khổ 4
- Câu thơ “Ta đốt thân ta/ Cho ngọn lửa sáng loá/ Sự thật “ thể hiện mong muốn gì của chú Mo-ri-xơn?
- Yêu cầu học sinh nêu ý khổ 4
+ Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
+ Lời nhắn nhủ dặn dò
+ Sự hồn nhiên, ngây thơ của con gái
® lời vĩnh biệt xúc động khi phải từ giã vợ con (nhấn mạnh câu hỏi của Ê-mi-li). Sự ngây thơ hồn nhiên 
- Hành động của đế quốc Mỹ tàn ác, vô nhân đạo, máy bay B52 - ném bom napan - hơi độc - giết hại - đốt phá - tàn phá.
- B52 - napan - nhân danh - Giôn-xơn. 
* Hàng loạt tội ác của Mỹ đựơc liệt kê.
- Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được . Chú dặn con : ..
* Hướng đến người thân - con mất cha - vợ mất chồng - cảnh trời đêm - hy sinh hạnh phúc của mình cho mọi người được hạnh phúc.
* Lời từ biệt của chú Mo-ri-xơn vào giây phút ngọn lửa sắp bùng lên.
- Vạch trần tội ác - nhận ra sự thật về cuộc chiến phi nghĩa - hợp sức ngăn chận chiến tranh. 
* Vạch trần tội ác của đế quốc Mỹ - kêu gọi mọi người hợp sức
v	Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
- Thi đọc diễn cảm khổ thơ em thích nhất?
- GV nhận xét – tuyên dương. 
	3. Củng cố – dặn dò :
- Học thuộc khổ 2 – 3 .
- Chuẩn bị: “Sự sụp đổ của chế độ A-pac-thai” 
- Nhận xét tiết học .
__________________________________________
Toán . Tiết 23 
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố các đơn vị đo độ dài, đo khố lượng, và các đơn vị đo diện tích đã được học. 
	2. Kĩ năng: - Tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
	- Tính toán trên các số đo độ dài, đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan.
	- Vẽ hình chữ nhật theo điều kiện đã cho trước.
	3. Thái độ:	Giúp HS thích học toán, thích làm các bài tập về đổi đơn vị đo khối lượng. 
II. Đồ dùng dạy – học :
 + GV: Phấn màu, bảng phu.
 + HS: Vở bài tập, bảng con, SGK, nháp.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra tên gọi, mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng 
- HS làm bài tập.
- GV nhận xét , ghi điểm.
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Hôm nay, chúng ta củng cố, ôn tập các bài tập về đổi đơn vị đo khối lượng và giải bài tập cơ bản liên quan về diện tích qua tiết “Luyện tập”
	2. Luyện tập : 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố lại cách tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông, cách đổi các đơn vị đo độ dài, đo diện tích, đo khối lượng. 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não. 
* Bài 1 : 
- Nêu tóm tắt
- GV yêu cầu HS thảo luận tìm cách giải
- Học sinh giải 
- Hoạt động nhóm đôi 
1/ Giải 
Đổi : 1 tấn 300 kg = 1 300 kg 
 2 tấn 700 kg = 2 700 kg 
Số giấy vụn cả hai trường thu gom được là : 
1 300 + 2 700 = 4 000 (kg)
Đổi : 4 000 kg = 4 tấn 
4 tấn gấp 2 tấn số lần là :
4 : 2 = 2 (lần)
2 tấn giấy vụn thì sản xuất được 50 000 cuốn vở, vậy 4 tấn giấy vụn sẽ sản xuất được : 
50 000 ´ 2 = 100 000 (cuốn vở)
* Hoạt động 2: Thực hành 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não
* Bài 2 :
- HS đọc đề - Phân tích đề
- Nêu tóm tắt. 
- GV hướng dẫn HS đổi 120 kg = 120000 g
- HS giải và sửa bài 
* Bài 3 :
- HS đọc đề - Phân tích đề
- GV gợi mở hướng dẫn HS tính diện tích HCN ABCD và HV CEMN.
- HS nêu lại công thức tính diện tích HCN và HV- HS sửa bài
* Bài 4 : 
- HS đọc đề bài .
- HS thực hành, vẽ hình và tính diện tích ® thực hành câu b
- 2 HS lên bảng vẽ hình
- HS sửa bài
2/ Giải 
Đổi 120 kg = 120000 g
Đà điểu nặng gấp chim sâu số lần là : 
120 000 : 60 = 20 000 (lần)
Đáp số : 20 000 (lần)
3/ Giải 
6 m C 7m 
 B E
 14m
 M
 A D
Diện tích hình chữ nhật là ABCD là :
14 ´ 6 = 84 (m2)
Diện tích hình vuông CEMN là : 
7 ´ 7 = 49 (m2)
Diện tích mảnh đất có kích thước theo hình bên là : 
84 + 49 = 133 (m2)
Đáp số : 133 m2
4/ Giải 
Diện tích hình chữ nhật ABDC là : 
3 ´ 4 = 12 (m2)
Có thể vẽ hình chữ nhật có diện tích : 
2 ´ 6 = 12 (m2)
12 ´ 1 = 12 (m2)
 6cm
 2cm
 12cm
1cm
* Hoạt động 2: Củng cố 
- Nhắc lại nội dung vừa học
- Thi đua ghi công thức tính diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật.
	3. Củng cố – dặn dò :
- Chuẩn bị: “Đề-ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông” 
- Nhận xét tiết học 
_______________________________________
Kể chuyện . Tiết 5
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
Đề bài : 
 Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình,chống chiến tranh 
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức:Biết kể bằng lời nói của mình một câu chuyện đã đựơc nghe và đã được đọc đúng với chủ điểm hòa bình. 
	- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
	2. Kĩ năng: Kể tự nhiên, rõ ràng, giọng kể phù hợp với từng nhân vật. 
	3. Thái độ:	Yêu hòa bình, có ý thức đoàn kết với tập thể lớp.
II. Đồ dùng dạy – học : 
	+ GV : Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình 
	+ HS : Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình 
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	- 2 HS nối tiếp kể lại câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai”
	- GV nhận xét – ghi điểm.
	B. Bài mới :
	 	1. Giới thiệu bài : Các em đã được học rất nhiều bài về chủ điểm hòa bình. Trong tiết hôm nay, các em sẽ tập kể những chuyện đã nghe, đã đọc ngắn với chủ điểm hòa bình.
	2. Kể chuyện :
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của giờ học 
Phương pháp: Đ.thoại, giảng giải. 
- 1 HS đọc đề bài
- HS gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
- GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu đề bài. 
- Cả lớp đọc thầm toàn bộ phần đề bài và phần gợi ý - Truyện tham khảo.
- Lần lượt HS nêu lên câu chuyện em sẽ kể
- Nhắc các em chú ý kể chuyện theo trình tự.
- Ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh
- Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, Những con sếu bằng giấy ,
+ Giới thiệu với các bạn tên câu chuyện em chọn kể; cho biết em đã nghe, đọc truyện đó ở đâu, vào dịp nào.
+ Phần kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Kể tự nhiên, cố thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
v Hoạt động 2: HS thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Phương pháp: Kể chuyện, đàm thoại.
- GV hướng dẫn HS thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
- HS làm việc theo nhóm
- Từng HS kể câu chuyện của mình.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV hướng dẫn HS thi kể chuyện theo nhóm.
- Đại diện nhóm kể chuyện (Động tác, điệu bộ, giọng kể)
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện
- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét
v Hoạt động 3: Củng cố.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Suy nghĩ của bản thân khi nghe câu chuyện.
- Chọn câu chuyên yêu thích, vì sao?
	3. Củng cố – dặn dò :
- Về nhà tập kể lại chuyện 
- Chuẩn bị: Kể lại câu chuyện em đã là thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
- Nhận xét tiết học. 
____________________________________________
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Lịch sử . Tiết 5
PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: HS biết : Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX. Phong trào Đông Du là 1 phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp.
	2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tóm tắt sự kiện và rút ra ý nghĩa lịch sử. 
	3. Thái độ:	Giáo dục học sinh yêu mến, kính trọng, biết ơn Phan Bội Châu. 
II. Đồ dùng dạy – học :
	+ GV: Ảnh trong SGK - Bản đồ thế giới - Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đgâ Du. 
	+ HS: SGK, sưu tầm tư liệu về Phan Bội Châu. 
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	- Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì về mặt kinh tế?
	- Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, XHVN có những chuyển biến gì về mặt XH?
	- Cuộc sống của tầng lớp nào, giai cấp nào không hề thay đổi?
	- GV nhận xét, ghi điểm. 
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
	2. Giảng bài :
v Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Phương pháp: Giảng giải, đàm thoại. 
- Em biết gì về Phan Bội Châu?
- GV nhận xét + giới thiệu thêm về Phan Bội Châu (kèm hình ảnh)
- Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp?
* GV kết luận .
- Ông sinh năm 1867, trong một gia đình nhà nho nghèo, tại làng Đan Nhiệm, nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An .
+ Phan Bội Châu (1867 - 1940) quê ở làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp đô hộ. 17 tuổi đã hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông là người thông minh, học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Chủ trương lúc đầu của ông là dựa vào Nhật để đánh Pháp.
+ Năm 1924, Phan Bội Châu từng tiếp xúc với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và toan theo đường lối XHCN nhưng chưa kịp thi hành thì bị Pháp bắt.
- Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước nguy cơ mất nước, Nhật Bản đã tiến hành cải cách và trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng: Nhật cũng là một nước Châu Á nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp.
* Phan Bội Châu là người có ý chí đánh đuổi Pháp và chủ trương của ông là dựa vào Nhật vì Nhật cũng là một nước Châu Á.
v Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. 
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận. 
- GV giới thiệu. 
- GV phát phiếu học tập
- Phong trào bắt đầu lúc nào? Kết thúc năm nào?
- Phong trào Đông du do ai khởi xướng và lãnh đạo?
- Mục đích?
- Phong trào diễn ra như thế nào?
- HS Việt Nam ở Nhật học những môn gì? Những môn đó để làm gì?
- Ngoài giờ học, họ làm gì? Tại sao họ làm như vậy?
- Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào?
Ÿ GV nhận xét - rút lại ghi nhớ
- Một hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu là tổ chức cho thanh niên Việt Nam sang học ở Nhật, gọi là phong trào Đông Du. 
- Bắt đầu từ 1905, chấm dứt năm 1908
- Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo
- Cử người sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài cứu nước.
- 1905: 9 người sang Nhật nhờ chính phủ Nhật đào tạo
- Phan Bội Châu viết “Hải ngoại huyết thư” vận động:
+ Thanh niên yêu nước sang Nhật du học.
+ Kêu gọi đồng bào quyên tiền ủng hộ phong trào.
- 1907: hơn 200 người sang Nhật học tập, quyên góp được hơn 1 vạn đồng.
- 1908: lo ngại trứơc phong trào Đông Du, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống lại phong trào ® Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất thanh niên Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản.
vHoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Động não, hỏi đáp.
- HS 2 dãy thi đua thảo luận trả lời 
- Tại sao chính phủ Nhật thỏa thuận với Pháp chống lại phong trào Đông Du?
® Rút ra ý nghĩa lịch sử : - Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta
 - Giúp người Việt hiểu phải tự cứu sống mình
® Giáo dục tư tưởng: yêu mến, biết ơn Phan Bội Châu
	3. Củng cố – dặn dò :
- Học ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước 
- Nhận xét tiết học. 
__________________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 27 tháng 09 năm 2007
Tập làm văn . Tiết 9
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức:Biết thống kê kết quả học tập trong tuần của bản thân; biết trình bày kết quả bằng bảng thống kê thể hiện kết quả học tập của từng học sinh trong tổ, của cả tổ. 
	2. Kĩ năng: Hiểu tác dụng của việc lập bảng thống kê: làm rõ kết quả học tập của mỗi học sinh trong sự so sánh với kết quả học tập của từng bạn trong tổ; thấy rõ số điểm chung. 
	3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. 
II. Đồ dùng dạy – học : 
	+ GV: Số điểm của lớp hoặc phiếu ghi điểm từng HS - Một số mẫu thống kê đơn giản. 
	+ HS: Bút dạ - Giấy khổ to 
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra bài văn tả cảnh trường học
- GV theo dõi chấm điểm
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Luyện tập làm báo cáo thống kê.
	2. Luyện tập :
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS biết thống kê kết quả học tập trong tuần của bản thân; biết trình bày kết quả bằng bảng thống kê thể hiện kết quả học tập của từng HS trong tổ.
Phương pháp: Thảo luận.
* Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm
- 1 HS tự ghi điểm của từng môn mà bản thân em đã đạt được ghi vào phiếu.
- HS thống kê kết quả học tập trong tuần . 
- GV nêu bảng mẫu thống kê. Viết sẵn trên bảng, yêu cầu HS lập thống kê về việc học của mình trong tuần.
- HS nhận xét về ý thức học tập của mình
1/ 
- Điểm trong tuần của ..
- Số điểm từ 0 đến 4
5 - 6 : 1
7 - 8 : 3
9 -10 : 2
- Dựa vào bảng thống kê trên nói rõ số điểm trong tuần
Điểm giỏi (9 - 10) : 2
Điềm khá (7 - 8) : 3
Điểm TB (5 - 6) : 1
Điểm K (0 - 4) : không có
v Hoạt động 2: Giúp HS hiểu tác dụng của việc lập bảng thống kê: làm rõ kết quả học tập của mỗi HS trong sự so sánh với kết quả học tập của từng bạn trong tổ; thấy rõ số điểm chung.
Phương pháp: Phân tích. 
* Bài 2 : 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS đặt tên cho bảng thống kê
- HS ghi. 
- HS xác định số cột dọc: STT, Họ và tên, Loại điểm
- HS xác định số cột ngang - mỗi dòng thể hiện kết quả học tập của từng HS (xếp theo thứ tự bảng chữ cái)
- Đại diện nhóm trình bày bảng thống kê. Vừa trình bày vừa ghi. Nhận xét chung về việc học của cả tổ. Tiến bộ ở môn nào? Môn nào chưa tiến bộ? Bạn nào học còn chậm?
- Cả lớp nhận xét. 
- GV nhận xét – chốt lại . 
2/ 
- Dựa vào kết quả thống kê để lập bảng thống kê. 
- Bảng thống kê kết quả học tập trong tuần, tháng của tổ. 
Bảng thống kê kết quả học tập 
(Tổ  tháng )
Stt
Họ và tên
Số điểm
1 – 4 
5 – 6 
7 – 8 
9 - 10
1
2
3
TCộng
* Hoạt động 3: Củng cố
Phương pháp: Thi đua.
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- GV nhận xét, đánh giá. 
	3. Củng cố – dặn dò : 
- Nhắc nhở các bạn cùng học tốt hơn nữa 
- Chuẩn bị : Bài văn tả cảnh 
- Nhận xét tiết học 
_____________________________________________
RÚT KINH NGHIỆM
Toán . Tiết 24
ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: 
	- Hình thành được biểu tượng ban đầu về Đềcamet vuông và Héctômét vuông
	- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đềcamét vuông và héctômét vuông.
	- Nắm được mối quan hệ giữa đềcamét vuông và mét vuông, giữa héctômét vuông và đềcamét vuông, biết đồi đúng các đơn vị đo diện tích (trường hợp đơn giản) .
	2. Kĩ năng:	Rèn HS nhận biết, đọc, viết, mối quan hệ giữa 3 đơn vị vừa học nhanh, chính xác. 
	3. Thái độ:	Giúp HS thích môn học, thích làm những bài tập về giải toán liên quan đến bảng đơn vị đo diện tích.
II. Đồ dùng dạy – học :
	+ GV: Chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1dam; 1m -Phấn màu, bảng phụ 
 + HS: Vở bài tập, giấy nháp, SGK ø.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
- HS sửa bài tập
Ÿ GV nhận xét - cho điểm
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Đềcamét vuông. Héctômét vuông.
	2. Giảng bài :
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hình thành các biểu tượng về đơn vị đo diện tích đềcamét vuông và héctômét vuông.
Phương pháp: Đàm thoại, bút đàm. 
1- Giới thiệu đơn vị đo diện tích đềcamét vuông
a) Hình thành biểu tượng đềcamét vuông 
- HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học
- HS quan sát hình vuông có cạnh 1dam
- Đềcamét vuông là gì?
- HS ghi cách viết tắt. 
b) Mối quan hệ giữa dam2 và m2
- GV hướng dẫn HS chia mỗi cạnh 1dam thành 10 phần bằng nhau 
- Hình vuông 1dam2 bao gồm bao nhiêu hình vuông nhỏ?
- HS thực hiện chia và nối các điểm tạo thành hình vuông nhỏ 
- HS đếm theo từng hàng,1 hàng có? ô vuông
- HS tính 
- HS kết luận
2- Giới thiệu đơn vị đo diện tích héctômét vuông: - Tương tự như phần b
- Cả lớp làm việc cá nhân. 
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
-diện tích hình vuông có cạnh là 1dam
1 đềcamét vuông viết tắt là 1dam2
10 hàng x 10 ô = 100 ô vuông nhỏ
- Diện tích 1 hình vuông nhỏ . 1m2. Diện tích 100 hình vuông nhỏ: 100m2 
1dam2 = 100m2
1hm2 = 100dam2
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đềcamét vuông vá héctômét vuông
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não
* Bài 1 :
- HS làm miệng .
* Bài 2 :
HS tự làm, sau đó đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo và sửa bài. 
* Bài 3 :
- Yêu cầu HS tự tìm hiểu đề bài rồi giải.
* Bài 4 :
- HS tiếp tục thực hiện. 
1/ 
2/ 
171 dam2 
18 954 dam2
603 hm2
34 620 hm2
3/
a) 2 dam2 = 200 m2 
 30 hm2 = 3 000 dam2 
 3 dam2 15 m2 = 315 m2 
 12 hm2 5 dam2 = 1 205 dam2 
 200 m2 = 2 dam2 
 760 m2 = 7 dam2 60 m2 
b) 1 m2 = dam2 1 dam2 = hm2 
3 m2 = dam2 8 dam2 = hm2 
27 m2 = dam2 15 dam2 = hm2 
4/ 
16 dam2 91 m2 
= 16 dam2 + dam2 = 16 dam2
32 dam2 5 m2 
= 32 dam2 + dam2 = 32 dam2
	3. Củng cố – dặn dò :
- Làm bài nhà + học bài
- Chuẩn bị: Milimét vuông - Bảng đơn vị đo diện tích 
- Nhận xét tiết học 
_______________________________________
Khoa học . Tiết 10
THỰC HÀNH : NÓI “KHÔNG !” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: HS sưu tầm, xử lí thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc là và ma tuý; trình bày được những thông tin đó.	 
	2. Kĩ năng: Thực hiện kỹ năng từ chối không sử dụng các chất gây nghiện. 
	3. Thái độ:	Giáo dục HS không sử dụng các chất gây nghiện để bảo vệ sức khoẻ và tránh lãng phí. 
II. Đồ dùng dạy – học :
	+ GV: Các hình ảnh trong SGK trang 19	
 Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được 
	 Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý
	+ HSø: SGK
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
- Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc những bệnh ung thư nào?
- Nêu tác hại của rượu, bia, đối với tim mạch?
- Nêu tác hại của ma túy đối với cộng đồng và xã hội?
Ÿ GV nhận xét và cho điểm
- Ung thư phổi, miệng, họng, thực quản, tụy, thận, bàng quan...
- Tim to, rối loạn nhịp tim ...
- XH phải tốn tiền nuôi và chạy chữa cho người nghiện, sức lao động của cộng đồng suy yếu, các tội phạm hình sự gia tăng...
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Thực hành: Nói “Không !” đối với các chất gây nghiện (tt)
	2. Giảng bài :
v	Hoạt động 1: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” 
Phương pháp: Trò chơi, đàm thoại, thảo luận. 
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- HS nắm luật chơi. 
- Sử dụng ghế của GV chơi trò chơi này.
- Chuẩn bị thêm 1 khăn phủ lên ghế để chiếc ghế trở nên đặc biệt hơn
- Nêu luật chơi.
+ Bước 2:
- GV yêu cầu cả lớp đi ra ngoài hành lang. HS thực hành chơi
- GV để ghế ngay giữa cửa ra vào và yêu cầu cả lớp đi vào.
+ Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
+ Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế?
+ Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
+ Tại sao khi bị xô đẩy có bạn cố gắng tránh né để không ngã vào ghế?
Ÿ GV chốt . 
- “Đây là một chiếc ghế nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị chết”. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết. Chiếc ghế này được đặt ở giữa cửa, khi từ ngoài cửa đi vào cố gắng đừng chạm vào ghế. Bạn nào không chạm vào ghế nhưng chạm vào người bạn đã đụng vào ghế cũng bị điện giật. 
+ Có em cố gắng không chạm vào ghế
+ Có em cố ý đẩy bạn ngã vào ghế
+ Có em cảnh giác, né tránh bạn đã bị chạm vào ghế ...
- Rất lo sợ
-

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 5.doc