Giáo án lớp 5 tuần 34 - Nguyễn Tấn Tài

Giúp HS biết cách phòng tránh một số loại dịch bệnh thường gặp.

-HS biết cách xử lý và cách phòng tránh các bệnh nói trên

-Biết cách ngăn ngừa và phòng tránh bệnh.

II. Chuẩn bị:

Tranh minh họa, Phiếu học tập

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 28 trang Người đăng haroro Lượt xem 1200Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 34 - Nguyễn Tấn Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc.
-HS sửa BT
-HS nhắc lại cách đọc, cách vẽ biểu đồ, dựa vào các bước quan sát và hệ thống các số liệu.
	+ 	Chỉ số cây do học sinh trồng được.
	+	Chỉ tên của từng học sinh trong nhóm cây xanh.
Học sinh làm bài.
Chữa bài.
a. 5 học sinh (Lan, Hoà, Liên, Mai, Dũng).
b. Lan: 3 cây, Hoà: 2 cây, Liên: 5 cây, Mai: 8 cây, Dũng: 4 cây.
Học sinh dựa vào số liệu để vẽ tiếp vào các ô còn trống.
Học sinh làm bài.
Sửa bài.
Khoanh C.
Học sinh thi vẽ tiếp sức.
Điều chỉnh bổ sung : ..
..
..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT: Quyền và bổn phận
I. Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa của tiếng quyền để thực hiện đúng BT1; tìm được những từ ngữ chỉ bổn phận trong BT2; hiểu nội dung Năm điều bác Hồ dạy thiếu nhi Việt Nam và làm đúng BT3.
- Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
II. Chuẩn bị:
+ GV: - Từ điển học sinh, bút dạ + 3 , 4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng sau để học sinh làm bài tập 1
a
Quyền là những điều mà xã hội hoặc pháp luật công nhận cho được hưởng, được làm được đòi hỏi.
b
Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm.
III. Các hoạt động:
Nội Dung
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
v Hoạt động 2: Củng cố.
4. Tổng kết - dặn dò: 
Kiểm tra 2, 3 học sinh làm lại BT3, tiết Ôn tập về dấu ngoặc kép.
	Tiết học hôm nay sẽ giúp em mở rộng vốn từ về quyền và bổn phận. Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, các em cần có những hiểu biết này.
	Bài 1
Giáo viên phát riêng bút dạ và phiếu đã kẻ bảng phân loại (những từ có tiếng quyền) cho 3, 4 học sinh.
Giáo viên nhận xét.
Giáo viên nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng.
Giáo viên khuyến khích và giúp đỡ các em giải nghĩa các từ trên sau khi phân chúng thành 2 nhóm.
	Bài 2
Giáo viên nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng.
	Bài 3
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	Bài 4
Giáo viên hỏi:
	+ An-đrây-ca đã ân hận và suốt đời tự dằn vặt mình vì chuyện gì?
	+ Vì sao mẹ đã giải thích cậu không có lỗi vì cái chết của ông, An-đrây-ca vẫn không nghĩ như vậy, vẫn tự dằn vặt mình?
	+ Sự dằn vặt của An-đrây-ca nói gì về con người cậu?
Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
-Cho HS thi đua
Giáo viên tuyên dương những học sinh, nhóm học sinh làm việc tốt.
Yêu cầu học sinh hoàn chỉnh lại vào vở BT4.
Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu gạch ngang”.
- Nhận xét tiết học.
-2, 3 học sinh làm lại BT3,
1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Đọc thầm lại yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân, viết bài trên nháp.
Phát biểu ý kiến.
3, 4 học sinh làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
Sửa lại bài theo lời giải đúng, viết lại vào vở.
1 học sinh đọc yêu cầu BT2, lớp đọc thầm.
Đọc lại yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp – viết ra nháp hoặc gạch dưới (bằng bút chì) những từ đồng nghĩa với từ bổn phận trong SGK.
2, 3 học sinh lên bảng viết bài.
Làm bài vào vở theo lời giải đúng.
1 học sinh đọc yêu cầu BT3, lớp đọc thầm.
Học sinh đọc lại Năm điều Bác dạy, suy nghĩ, xem lại bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (tuần 32, tr.166, 167), trả lời câu hỏi.
Phát biểu ý kiến.
Đọc thuộc lòng Năm điều Bác dạy.
1 học sinh đọc toàn văn yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ.
+ Vì chuyện cậu đã mải chơi không mua thuốc về kịp để ông phải chết, khi ông còn có thể sống thêm được vài năm.
	+ Vì lương tâm cậu tự cắn rứt: ông ốm sắp chết mà cậu vẫn có thể mải chơi, quên mua thuốc cho ông.
	+ Học sinh phát biểu tự do. Những ý kiến như sau được xem là đúng, VD:
	§ 	An-đrây-ca rất yêu ông.
	§ 	An-đrây-ca là đứa cháu hiếu thảo, biết sống vì người khác.
	§	An-đrây-ca là cậu bé nặng tình, nặng nghĩa.
	§	An-đrây-ca là đứa trẻ có tình cảm sâu sắc.
	§	An-đrây-ca hiểu bổn phận và trách nhiệm của người con với bố mẹ, người cháu với ông bà.
Học sinh làm bài cá nhân, viết vào vở.
Lớp bình chọn người viết bài hay nhất, cảm động nhất.
Tìm từ ngữ thuộc chủ điểm.
Điều chỉnh bổ sung : ..
..
..
..
..
..
LỊCH SỬ
Ôn tập
I. Mục tiêu:
Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
- Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
II. Chuẩn bị:
- 5 Phiếu học tập
III. Các học động dạy học: 
Nội Dung
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GIAÙO VIEÂN 
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HOÏC SINH
1. Bài cũ.
2. Giới thiệu bài.
3. Phát triển bài.
4. Củng cố.
5. Dặn dò:
-Gọi 2 Hs nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30/04/1975.
Nhận xét
-Trực tiếp “Ôn tập cuối học kì II”
-Ghi bảng tựa bài.
-Gọi 2 HS đọc nội dung bài học tronh SGK.
GV kết luận: Lịch sử Việt nam từ năm 1858 là lịch sử chonh61 pháp, chống mỹ để dành, giữ độc lập tự do và tiến lên CNXH. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng CNXH, nhận dân Việt Nam đã không ngừng phấn đấu, sẳn sàng chấp nhận hi sinh .
-GV chia nhóm cho HS thảo luận nêu lại một số móc sự kiện lịch sử của nước ta.
-Nêu nội dung thảo luận.
-Cho HS thảo luận trong thời gian 10 phút.
-Quan sát và nhắc nhở HS.
-Cho đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Nhận xét
-GV chốt lại nội dung ôn tập của chương trình học kì II.
Về nhà ôn tập lại những kiến thức đã học chuẩn bị thi cuối kì II.
Nhận xét tiết học
-2 Hs nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30/04/1975.
-HS nhắc lại
-2 HS đọc nội dung bài học tronh SGK.
-Lằng nghe
-Chia lớp thành 5 nhóm thảo luận.
-Lắng nghe
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-Nhóm khác nhận xét bổ sung
-Lắng nghe
TẬP ĐỌC
Nếu trái đất thiếu trẻ con
I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. Chuẩn bị:
+ GV: 	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
	- Bảng phụ viết những câu văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: SGK
III. Các hoạt động:
Nội Dung
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng bài thơ.
v Hoạt động 4: Củng cố
4. Tổng kết - dặn dò: 
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc bài Lớp học trên đường, trả lời các câu hỏi.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
	Hôm nay, các em sẽ học bài thơ “Nếu trái đất thiếu trẻ em”. 
Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.
Giáo viên ghi bảng tên phi công vũ trụ Pô-pốp.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc vắt dòng, ngắt nhịp đúng – cho trọn ý một đoạn thơ.
2 nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ.
Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc toàn bài.
Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải từ mới.
Giáo viên cùng các em giải nghĩa từ.
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em.
Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi trong SGK.
Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng các khổ thơ 1, 2.
	+	Nhân vật “tôi” trong bài thơ là ai? Nhân vật “Anh” là ai? Vì sao viết hoa chữ “Anh”.
	+	Nhà thơ và anh hùng Pô-pốt đi đâu?
	+	Cảm giác thích thú của vị khác về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
	+	Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
	+ Nét vẽ ngộ nghĩnh của các bạn chứa đựng những điều gì sâu sắc?
Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng khổ thơ cuối.
	+	Ba dòng thơ cuối là lời nói của ai?
	+	Em hiểu ba dòng thơ này như thế nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đọc diễn cảm bài thơ.
Giáo viên đọc mẫu đoạn thơ.
Yêu cầu nhiều học sinh luyện đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng.
Giáo viên hỏi học sinh về ý nghĩa của bài thơ.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét tiết học.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
-Lắng nghe
-1 học sinh đọc toàn bài.
-Lắng nghe
-2 nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ.
-1, 2 học sinh đọc toàn bài.
Cả lớp đọc đồng thanh.
	+	Pô-pốt, sáng suốt, lặng người, vô nghĩa.
Cả lớp đọc thầm theo.
	+	Nhân vật “tôi” là tác giả – nhà thơ Đỗ Trung Lai. “Anh” là phi công vũ trụ Pô-pốt. Chữ “Anh” được viết hoa để bày tỏ lòng kính trọng phi công vũ trụ Pô-pốt đã hai lần được phong tặng Anh hùng Liên Xô.
	+	Vào cung thiếu nhi ở thành phố Hồ Chí Minh để xem trẻ em vẽ tranh thao chủ đề con người chinh phụ vũ trụ.
	+	Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức: Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem!
	+	Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng: Có ở đâu đầu tôi to được thế? Và thế này thì “ghê gớm” thật : Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt – Các em tô lên một nửa số sao trời!
	+	Qua vẻ mặt: vừa xem vừa sung sướng mỉm cười.
Đọc thầm khổ thơ 2
	+	Đầu phi công vũ trụ Pô-pốp rất to.
	+	Đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó có rất nhiều sao.
	+	Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa.
	+	Mọi người đều quàng khăn đỏ.
	+	Các anh hùng trông như những đứa trẻ lớn.
	+ Vẽ nhà du hành vũ trụ đầu rất to, các bạn có ý nói trí tuệ của anh rất lớn, anh rất thông minh.
	+	Vẽ đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đôi mắt chứa một nửa số sao trời, các bạn muốn nói mơ ước của anh rất lớn. Đó là mơ ước chinh phục các vì sao>
	+	Vẽ cả thế giới quàng khăn đỏ, các anh hùng chỉ là những đứa trẻ lớn hơn, các bạn thể hiện mong muốn người lớn gần gũi với trẻ em, hoặc người lớn hồn nhiên như trẻ em; cũng có tâm hồn trẻ trung như trẻ em; hiểu được trẻ em; cùng vui chơi với trẻ em; người lớn giống như trẻ em, chỉ lớn hơn mà thôi.
	+	Lời anh hùng Pô-pốp nói với nhà thơ Đỗ Trung Lai.
	+	Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới sẽ vô nghĩa.
	+	Người lớn làm mọi việc vì trẻ em.
	+	Trẻ em là tương lai của thế giới.
	+	Trẻ em là tương lai của loài người.
	+	Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa.
	+	 Vì trẻ em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những đỉnh cao.
	Pô-pốp bảo tôi:
“- Anh hãy nhìn xem:
Có ở đâu đầu tôi to được thế? //
Anh hãy nhìn xem!
Và thế này thì “ghê gớm” thật :
Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt
Các em tô lên một nửa số sao trời!” //
Pô-pốp vừa xem vừa sung sướng mỉm cười
Nụ cười trẻ nhỏ. //
Lời Pô-pốp đọc với giọng nhanh, ngạc nhiên, hồn nhiên, vui sướng; lời nhận xét của tác giả đọc chậm lại.
Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài thơ.
Học sinh thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ.
¨ Bài thơ ca ngợi trẻ em ngộ nghĩnh, sáng suốt, là tương lai của đất nước, của nhân loại. Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa. Vì trẻ em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những đỉnh cao.
Điều chỉnh bổ sung : ..
..
..
..
..
..
TOÁN
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
Biết giải bài toán có nội dung hình học.
 - Bài tập cần làm : Bài 1, bài 3 (a, b)
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
+ HS: VBT, SGK, xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động:
Nội Dung
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
2. Giới thiệu bài:
3. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Ôn kiến thức.
v Hoạt động 2: Luyện tập.
v Hoạt động 3: Củng cố.
4. Tổng kết – dặn dò:
Luyện tập.Gọi 2 HS lên sửa bài tập
Nhẫn xét.
 GV giới thiệu bài trực tiếp: “Luyện tập”.
® Ghi tựa.
Nhắc lại các công thức, qui tắc tính diện tích, thể tích một số hình.
Lưu ý học sinh trường hợp không cùng một đơn vị đo phải đổi đưa về cùng đơn vị ở một số bài toán.
 Bài 1:Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Đề toán hỏi gì?
Nêu cách tìm số tiền lát nên nhà?
Muốn tìm số viên gạch?
 Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Nêu dạng toán.
Nêu công thức tính.
 Bài 3:
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Đề hỏi gì?
Nêu công thức tính diện tích hình thang, tam giác, chu vi hình chữ nhật.
Gọi nhiều HS Nhắc lại nội dung đă ôn ṭp.
Làm bài 4, 5/ 88.
Chuẩn bị: 
Nhận xét tiết học.
-2HS ln bảng sửa.
-Lắng nghe
Học sinh nhắc lại.
Học sinh đọc đề.
Lát hết nền nhà bao nhiêu tiền.
Lấy số gạch cần lát nhân số tiền 1 viên gạch.
Lấy diện tích nền chia diện tích viên gạch.
Học sinh làm vở.
Học sinh sửa bảng.
	Học sinh đọc đề.
Tổng – hiệu.
Học sinh nêu.
Học sinh làm vở.
Học sinh sửa bảng.
-Học sinh đọc đề.
Chu vi hình chữ nhật, diện tích hình thang, tam giác.
	P = (a + b) ´ 2
	S = (a + b) ´ h : 2
	S = a ´ h : 2
Học sinh nêu
Học sinh giải.
Học sinh sửa.
- HS Nhắc lại nội dung đă ôn ṭp.
Điều chỉnh bổ sung : ..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
KHOA HỌC
Một số biện pháp bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
GV: - Hình vẽ trong SGK trang 130, 131.
 - Sưu tầm những hình ảnh và thông tin về các biện pháp bảo vệ 
 môi trường. 
 - HS: - Giấy khổ to, băng dính hoặc hồ dán, SGK.
III. Các hoạt động:
Nội Dung
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới:
3. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
v Hoạt động 2: Triển lãm.
v Hoạt động 3: Củng cố.
4. Tổng kết - dặn dò: 
Tác động của con người đến với môi trường không khí và nước.
® Giáo viên nhận xét.
GT trực tiếp: Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
-Cho HS quan sát các h́nh trong SGK và trả lời câu hỏi.
Mỗi hình, Giáo viên gọi học sinh trình bày.
Yêu cầu cả lớp thảo luận xem trong các biện pháp bảo vệ môi trường, biện pháp nào ở mức độ: thế giới, quôc gia, cộng đồng và gia đình.
Giáo viên cho học sinh thảo luận câu hỏi.
Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
® Giáo viên kết luận:
Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới.
 Giáo viên đánh giá kết quả, tuyên dương nhóm làm tốt.
Đọc lại toàn bộ nội dung ghi nhớ.
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập môi trường và tài nguyên”.
Nhận xét tiết học.
Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời.
Học sinh làm việc cá nhân, quan sát các hình vả đọc ghi chú xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
- cả lớp thảo luận
Học sinh trả lời.
Nhóm trưởng điều khiển sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
Từng cá nhân tập thuyết trình.
Các nhóm treo sản phẩm và cử người lên thuyết trình trước lớp.
-Lắng nghe.
Điều chỉnh bổ sung : ..
..
..
..
..
..
TẬP LÀM VĂN
Trả bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu:
Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ ghi các đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh (tuần 32, tr.175) ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý  cần chữa chung trước lớp. Phấn màu.
+ HS: Vở
III. Các hoạt động:
Nội Dung
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài mới: 
2. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
v	Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
3. Củng cố - dặn dò: 
	Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết Trả bài văn kể chuyện.
a) Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh (tuần 32); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
b) Nhận xét về kết quả làm bài:
* Những ưu điểm chính:
	+	Xác định đề: đúng nội dung, yêu cầu (tả ngôi nhà của em; tả cánh đồng lúa quê em vào ngày mùa; tả một đường phố đẹp; một khu vui chơi, giải trí).
	+	Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ, phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng).
Có thể nêu một số ví dụ cụ thể kèm tên học sinh.
* Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một vài ví dụ cụ thể, tránh nêu tên học sinh.
c) Thông báo điểm số cụ thể (số điểm giỏi, khá, trung bình, chưa đạt).
* Chú ý: Với những học sinh viết bài chưa đạt yêu cầu, giáo viên không ghi điểm vào số mà yêu cầu học sinh về nhà viết lại bài để nhận kết quả tốt hơn.
Giáo viên trả lời cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình.
b) Hướng dẫn chữa lỗi chung.
Giáo viên chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
Giáo viên chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai). Học sinh chép bài chữa vào vở.
c) Hướng dẫn chữa lỗi trong bài.
Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc.
 Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của một số học sinh.
Giáo viên nhận tiết học, biểu dương những học sinh viết bài đạt điểm cao và những học sinh đã tham gia chữa bài tốt. Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để nhận đánh giá tốt hơn.
Nhắc học sinh về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc; đọc lại bài Cấu tạo của Tiếng. (Tiếng Việt 4, tập một, tr.6, 7, 11, 12) để chuẩn bị học tốt tiết 1, tuần 34 _ Ôn tập và kiểm tra cuối bậc Tiểu học.
-Lắng nghe
-Lắng nghe
1 học sinh đọc thành tiếng mục 1 trong SGK _ “Tự đánh giá bài làm của em”. Cả lớp đọc thầm lại.
Học sinh xem lại bài viết của mình, tự đánh giá ưu, khuyết điểm của bài dựa theo hướng dẫn.
Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
Học sinh cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
Đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, đọc những chỗ thầy (cô) chỉ lỗi trong bài, sử lỗi vào lề vở hoặc dưới bài viết.
Đổi bài làm cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
1 học sinh đọc thành tiếng mục 3 trong SGK (Học tập những đoạn văn, bài văn hay).
Học sinh trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, rút kinh nghiệm cho mình.
Mỗi học sinh chọn một đoạn trong bài của mình viết lại theo cách hay hơn. Khi viết, tránh những lỗi diễn đạt đã phạm phải.
Điều chỉnh bổ sung : ..
..
..
..
..
..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)
I. Mục tiêu:
Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1); tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng (BT2).
II. Chuẩn bị:
+ GV:	 Bảng phụ, phiếu học tập.
+ HS: Nội dung bài học.
III. Các hoạt động:
Nội Dung
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
3. Phát triển các hoạt động:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
v	Hoạt động 2: Củng cố.
4. Tổng kết - dặn dò:
MRVT: Quyền và bổn phận.
Giáo viên kiểm tra bài tập 4 của học sinh.
Nhận xét bài cũ.
Ôn tập về dấu câu _ Dấu gạch ngang.
Bài 1
Giáo viên mời 2 học sinh nêu ghi nhớ về dấu gạch ngang.
® Đưa bảng phụ nội dung ghi nhớ.
Giáo viên phát phiếu bảng tổng kết cho từng học sinh.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý xếp câu có dấu gạch ngang vào ô thích hợp sao cho nói đúng tác dụng của dấu gạch ngang.
® Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2
Giáo viên giải thích yêu cầu của bài: đọc truyện ® tìm dấu gạch ngang ® nêu tác dụng trong từng trường hợp.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3 Trong các mẫu câu đã nêu, dấu gạch ngang được dùng với tác dụng gì?
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
Nêu tác dụng của dấu gạch ngang?
Thi đua đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang.
® Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Học bài.
Chuẩn bị: Ôn tập.
Nhận xét tiết học.
Hát
Học sinh sửa bài.
1 học sinh đọc yêu cầu.
2 – 3 em đọc lại.
Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập ® suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi.
Học sinh phát biểu đại diện 1 vài nhóm.
® 2 nhóm nhanh dán phiếu bài làm bảng lớp.
® Lớp nhận xét.
® Lớp sửa bài.
1 học sinh đọc yêu cầu.
Lớp làm bài theo nhóm bàn.
1 vài nhóm trình bày.
Học sinh sửa bài.
1 học sinh đọc toàn yêu cầu.
Đánh dấu phần chú thích trong câu.
Học sinh làm bài cá nhân.
3, 4 học sinh làm bài phiếu lớn ® đính bảng lớp.
® Lớp nhận xét.
® Học sinh sửa bài.
Học sinh nêu.
Theo dãy thi đua.
Điều chỉnh bổ sung : ..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
TOÁN
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Biết thực hiện phép cộng, phép trừ; biết vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
 - Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2, bài 3
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội Dung
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GIAÙO VIEÂN 
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HOÏC SINH
1. Bài cũ:
2. Giới thiệu bài:
3. Phát triển các hoạt động.
+Hoạt động 1: Luyện tập.
+Hoạt động 2: Củng cố.
4. Dặn dò.
-Gọi 2 HS lên bảng sửa bài tập.
Nhận xét
-Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em ôn lại cách tính phần trăm và tính diện tích của một số hình đã học.-Ghi tựa.
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và tóm tắc bài toán.
(GV sử dụng hệ thống câu hỏi cho học sinh tìm hiểu đề bài. )
-Cho HS làm bài vào vở
-Gọi 1 HS lên bảng sửa.
Nhận xét
Bài tập 2. Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và tóm tắc bài toán.
(GV sử dụng hệ thống câu hỏi cho học sinh tìm hiểu đề bài. )
-Cho HS làm bài vào vở
-Gọi 1 HS lên bảng sửa.
Nhận xét
Bài tập 3: Gọi 1 HS đôc yêu cầu bài tập.
-GV treo bảng phụ vẽ sẳn hình lên bảng.
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và tóm tắc bài toán.
(GV sử dụng hệ thống câu hỏi cho học sinh tìm hiểu đề bài. )
-Cho HS làm bài vào vở
-Gọi 1 HS lên bảng sửa.
Nhận xét
-Gọi 3-4 HS nhắc lại công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang
-Về nhà học bài và xem bài tiếp theo.
Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng sửa ba

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 1 TUAN 34 CHUAN(1).doc