Tiết 5 : Đạo đức
Dành cho địa phương
Bài: Giữ gìn truyền thống, bản sắc
văn hóa dân tộc
Bài tập 1: Xử lí tình huống
Làng em tổ chức lễ hội văn hóa. Ban tổ chức yêu cầu người đi dự lễ hội phải mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình để dự lễ khai mạc.
Trong khi tất cả mọi người đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc, riêngHà nói với Hằng:
Này, trang phục truyền thống của dân tộc mình bây giờ đã lỗi thời, lại còn xấu. Thôi tớ và cậu không mặc mà chọn trang phục khác đẹp hơn đi.
Theo em,bạn Hằng sẽ làm gì ? Vì sao ?
Bài tập 2: Hãy thảo luận và đóng vai tình huống sau.
Giới thiệu với bạn bè các nước về truyền thống, bản sắc của dân tộc mình.
Bài tập 3: Hãy điền các từ: truyền thống, tôn vinh, tự hào, giữ gìn, trách nhiệm vào các chỗ chấm trong các câu sau:
a) Dân tộc ta có. . . . . . . . . . . . .yêu nước nồng nàn.
b) . . . . . . . . . . truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc là . . . . . . . . . . . . . . . . của mỗi người Việt Nam.
c) Càng yêu nước, yêu dân tộc mình, em càng . . . . . . . . . . về truyền thống của dân tộc mình cũng như của người Việt Nam.
Bài tập 4: Em có tán thành các ý kiến dưới đây không ? Vì sao ?
a)Chỉ cần giữ gìn truyền thống, bản sắc của dân tộc H’re
b)Tôn trọng truyền thống của mọi dân tộc trên đất nước.
c)Những người có ý thức giữ gìn truyền thống, bản sắc của dân tộc sẽ được mọi người tôn trọng.
d) Giữ gìn truyền thống, bản sắc của dân tộc là trách nhiệm của người lớn.
e)Giữ gìn truyền thống, bản sắc là việc làm khó khăn không thể thực hiện được.
Bài tập 5: Điền vào ô trống chữ Đ trước việc làm đúng, chữ S trước việc lamg sai.
a) Vận động mọi người cùng giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
b) Rủ bạn đến chơi và phá, vẽ bậy trên nhà văn hóa.
c) Tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương.
d) Tìm hiểu, giữ gìn truyền thống tốt đẹpcủa các dân tộc.
e) Tự hào về truyền thống của dân tộc mình.
Ghi nhớ:
Truyền thống, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc khác nhau. Vậy chúng ta phải tự hào và giữ gìn truyền thống, bản sắc của dân tộc mình cũng như giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa của người Việt Nam.
người Đến môi trường không khí và nước (Tích hợp GD-BVMT mức độ:Bộ phận) A – Mục tiêu : Sau bài hoc, HS biết : - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí & nước bị ô nhiễm (Trong đó có MT biển) chủ yếu là do hoạt động của con người. - Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước & không khí ở địa phương . - Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí & nước . B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - KN phân tích, xử lí các thông tin và kinh nghiệm bản thân để nhận ra những nguyên nhân dẫn đến MT không khí và nước bị ô nhiễm. - KN phê phán, bình luận phù hợp khi thấy tình huống MT không khí và nước bị hủy hoại. - KN đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng trong việc bảo vệ MT không khí và nước. C/ Các PP/KT dạy hoc tích cực có thể sử dụng: - Quan sát và thảo luận nhóm. - Thảo luận và liên hệ thực tế. - Đóng vai xử lí tình huống. D – Đồ dùng dạy học : 1 – GV :.Hình trang 138 , 139 SGK . 2 – HS : SGK. E – Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh I – Kiểm tra bài cũ : “Tác đông của con người đến môi trường đất” + Nguyên nhân đát trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá. - Nhận xét, KTBC II – Bài mới : 1 – Giới thiệu bài : “Tác động của con người đến môi trường không khí & nước” 2 – Hoạt động : a) HĐ 1 : - Quan sát & thảo luận . * Mục tiêu: HS biết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí & nước bị ô nhiễm . * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm . - GV cho nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các công việc sau: - Quan sát các hình trang 138 SGK và thảo luận câu hỏi: + Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm không khí và nước. (Qua đó GV giúp HS hình thành KN phân tích, xử lí các thông tin và kinh nghiệm bản thân để nhận ra những nguyên nhân dẫn đến MT không khí và nước bị ô nhiễm) Quan sát các hình trang 139 SGK và thảo luận câu hỏi: + Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ? (Qua việc nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí & nước bị ô nhiễm (Trong đó có MT biển) chủ yếu là do hoạt động của con người qua đó GV liên hệ để GD cho các em ý thức sử dụng tiết kiệm các năng lượng góp phần BVMT – trong đó có MT biển đảo ) + Tại sao một số cây trong hình 5 trang 139 SGK bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa môi trường không khí với ô nhiễm moi trường đất và nước. Bước 2: Làm việc cả lớp . - GV theo dõi nhận xét. Kết luận: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí & nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các nghành công nghiệp khai thác tài nguyên & sản xuất ra của cải vật chất . b) HĐ 2 :.Thảo luận . * Mục tiêu: Giúp HS : - Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước & không khí ở địa phương . - Nêu được tác hại của việc ô nhiễm không khí & nước . * Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: + Liên hệ những việc làm của người dân địa phương dân đến việc gây ô nhiểm môi trường không khívà nước + Nêu tác hại của ô nhiểm không khí và nước. IV Củng cố : Gọi HS đọc mục bạn cần Biết tr.139 SGK - Dựa vào bài học GV giáo dục HS ý thức BVMT không khí và nước đồng thời tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện. (Qua đó hình thành cho HS Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng trong việc bảo vệ MT không khí và nước). V – Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Bài sau: “Một số biện pháp bảo vệ môi trường”. 4/ 1/ 15/ 17/ 3/ 1/ - HS trả lời . - HS nghe . - HS nghe . - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các công việc sau: - Quan sát các hình trang 138 SGK và thảo luận câu hỏi: + Khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiẹn gây ra. Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, bón phân hoá học chảy ra sông biển - Quan sát các hình trang 139 SGK và thảo luận câu hỏi: + Tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ dẫn đến hiện tượng biển bị ô nhiểm làm chết những động vật, thực vật sống ở biển và chết cả loài chim kiếm ăn trên biển. + Trong không khí chứa nhiều chất hải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp. Khi trời mưa cuốn theo cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ô nhiểm môi trường môi trường nước khiến cho cây cối ở những vùng đó bị trụi lá và chết. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.Các nhóm khác bổ sung. - HS nghe - Cả lớp thảo luận và trả lời: + Như đun than tổ ong gây khói, công việc sản xuất tiểu thủ công Những việc làm gây ô nhiễm nước như vứt rác xuống ao, hồ + Làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người (Qua đó HS tự hình hành KN phê phán, bình luận phù hợp khi thấy tình huống MT không khí và nước bị hủy hoại.) - 2 HS đọc - HS lắng nghe và áp dụng vào thực tế để thực hiện. - HS lắng nghe. - HS xem bài trước . Thứ tư ngày 03 tháng 05 năm 2017 Ngày soạn: 02/05/2017 Ngày dạy: 03/05/2017 Tiết 1 : Toán Tiết 168 : Ôn tập về biểu đồ A – Mục tiêu : - Giúp HS củng cố kĩ năng đọc số liệu trên biểu đồ, tập phân tích số liệu từ biểu đồ và bổ sung tư liệu trong một bản thống kê số liệu B - Đồ dùng dạy học : 1 - GV : Bảng phụ kẻ các biểu đồ. 2 - HS : Vở làm bài. C – Các PP/KT dạy học: - Thảo luận nhóm. - Động não. - Rèn luyện theo mẫu. -Thực hành luyện tập. D - Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh I - Ổn định lớp : II - Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS nêu cách tính chu vi, diện tích các hình đã học. - Gọi 1 HS làm lại bài tập 1 . - Nhận xét, sửa chữa . III - Bài mới : 1) Giới thiệu bài : Ôn tập về biểu đồ 2) Hoạt động : * HĐ 1: Ôn các dạng biểu đồ - Gọi HS nêu tên các dạng biểu đồ đã học. + Hãy nêu tác dụng của biểu đồ (biểu đồ dùng làm gì?) + Hãy nêu cấu tạo của biểu đồ (gồm những phần nào?). - Gọi HS nhận xét. - GV xác nhận và giải thích thêm. * HĐ 2: Thực hành – Luyện tập Bài 1: - GV gắn tranh vẽ biểu đồ trong bài 1 lên bảng. HS quan sát. Hướng dẫn HS giải bằng hệ thống câu hỏi. -HS thảo luận nhóm đôi: lần lượt 1 HS đặt câu hỏi, 1 HS trả lời theo nội dung bài 1 SGK Chữa bài. + Gọi 5 nhóm trình bày kết quả thảo luận. + Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. + GV nhận xét. H: Đây là loại biểu đồ gì? Gọi 1 HS nêu cách đọc biểu đồ hình cột. Bài 2a: - HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS tự làm ý a) vào sách; 1 HS lên làm bảng phụ. - Trình bày bài: + Y/ c HS lên trình bày bài làm của mình (mô tả bảng: ý nghĩa, cấu tạo, gồm) - Khuyến khích HS dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn, khai thác thông tin từ bảng bằng hệ thống câu hỏi. Bài 3: HS đọc đề bài. HS tự làm bài vào vở (chỉ ghi đáp án). Gọi 1 HS đọc bài làm, HS khác nhận xét. GV nhận xét, kiểm tra xác nhận. IV - Củng cố : - Gọi HS nhắc lại: 2 loại biểu đồ được dùng phổ biến. V - Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Về nhà làm bài tập . - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung. 1/ 4/ 1/ 12/ 18/ 3/ 1/ - Hát TT - 2 HS nêu. - 2 HS làm bài. - HS nghe . - HS nghe . - Biểu đồ dạng tranh. - Biểu đồ dạng hình cột. - Biểu đồ dạng hình quạt. + Biểu đồ tương quan về dạng số lượng giữa các đối tượng hiện thực nào đó. + Biểu đồ gồm: Tên biểu đồ, nêu ý nghĩa của biểu đồ; đối tượng được biểu diễn; các giá trị được biểu diễn và thông qua hình ảnh biểu diễn. Lắng nghe. - HS quan sát. - Trả lời. - HS thảo luận. - HS chữa bài. - HS nhận xét. - HS nghe . + Biểu đồ hình cột. - HS nêu. - HS thực hiện. - HS làm bài theo y/c. - HS lên bảng trình bày. - HS thực hiện. - HS đọc. - HS làm bài. - Khoanh vào câu 1. - Biểu đồ dạng cột và biểu đồ hình quạt. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. Ngày soạn: 02/05/2017 Ngày dạy: 03/05/2017 Tiết 2 : Tập đọc Nếu trái đất thiếu trẻ con A - Mục tiêu : Kĩ năng :-Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài bài thơ thể tự do . Kiến thức: + Hiểu các từ ngữ trong bài . + Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thê giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Thái độ : Giáo dục yêu quý trẻ thơ . B - Đồ dùng dạy học : - Tranh ảnh minh hoạ bài học . C – Các PP/KT dạy học: - Hỏi đáp trước lớp. - Động não /Tự bộc lộ. - Đọc sáng tạo. D - Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên TL Hoạt động của học sinh I - Kiểm tra : - Kiểm tra 2HS . - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài. II - Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về thế giới trẻ thơ quan trọng như thê nào đối với người lớn . 2. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài : a) Luyện đọc : - GV Hướng dẫn HS đọc. - GV Hướng dẫn HS đọc. - Luyện đọc các từ khó : Pô - pốp, sáng suốt, lặng người, vô nghĩa . - GV đọc mẫu toàn bài . b) Tìm hiểu bài : - GV Hướng dẫn HS đọc toan bài . H:Nhân vật "tôi","Anh"trong bài thơ là ai ? H:Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào ? + Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh? - Giải nghĩa từ: Pô-pốp, sáng suốt, lặng người, vô nghĩa . c) Đọc diễn cảm : - GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm . - GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn : " Pô - pốp bảo tôi: những -đứa- trẻ -lớn -hơn". - Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm . III/ Củng cố, dặn dò : - GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài . - GV nhận xét tiết học. 4/ 1/ 10/ 12/ 10/ 3/ - 2HS nối tiếp nhau đọc bài Lớp học trên đường, trả lời câu hỏi . - Lớp nhận xét . - HS lắng nghe . - 1HS đọc toàn bài thơ. - HS đọc thành tiếng nối tiếp . - Đọc chú giải + Giải nghĩa từ : - HS lắng nghe . - 1HS đọc + câu hỏi + Nhà thơ Đỗ Trung Lai và Pô- pốp + Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem! Ngạc nhiên, vui sướng. + Hình ảnh của Pô - pốp lạ. Ngựa, khăn quàng lạ . - 1HS đọc lướt các từ vừa giải thích. - HS lắng nghe . -HS đọc từng đoạn nối tiếp . - HS đọc cho nhau nghe theo cặp . - HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm. - HS thi đọc diễn cảm trước lớp . -HS nêu: Tình cảm yêu mến, trân trọng trẻ thơ. - HS lắng nghe. Ngày soạn: 02/05/2017 Ngày dạy: 03/05/2017 Tiết 3 : Lịch sử Ôn tập học kỳ I A/. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1954 đến nay. - Ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975. - Giáo dục HS tự học về truyền thống dân tộc. B/ Đồ dùng dạy – học: - GV: Bản đồ hành chính Việt Nam (Để ghi các địa danh liên quan đến các sự kiện được ôn tập), phiếu học tập. - HS: Sưu tầm các tranh ảnh liên quan đến kiến thức của bài. C/ Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (3phút) - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Dạy bài mới: (37pht) * Hoạt động 1: Học sinh nhắc lại những bài lịch sử đã học từ đầu học kì II. - Gọi học sinh nhắc lại. - Cả lớp đóng góp, bổ sung. GV chốt ý đúng. * Hoạt động 2: Học sinh hoạt động theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi. - Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV và cả lớp nhận xét bổ sung. + Vì sao đất nước ta nhân dân ta, phải chịu đau nỗi đau chia cắt? (Đế quốc Mĩ tàn sát đồng bào ta, âm mưu chia cắt đất nước ta lâu dài...) + Nêu ý nghĩa của phong trào đồng khởi Bến Tre? (Mở ra thời kì mới cho đấu tranh của nhân dân miền Nam, nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.) + Đường Trường Sơn ra đời vào ngày tháng năm nào? Tại sao lại có tên là đường Hồ Chí Minh? (Đường Trường Sơn ra đời vào ngày 19 – 5 – 1959. Vì đường TRường Sơn ra đời vào đúng ngày sinh của Bác Hồ nên đường Trường Sơn được mang tên là đường Hồ Chí Minh.) + Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968? + Tại sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của nhân dân miền Bắc là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không? + Hiệp định Pa-ri được kí kết vào ngày tháng năm nào? + Trình by nội dung chủ yếu của Hiệp định Pa-ri? + Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa như thế nào với lịch sử của dân tộc ta? + Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975? + Nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên, Quốc hội khóa VI, Quốc hội thống nhất? + Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội chung trên cả nước? 3. Củng cố – dặn dò: (2phút) - Hệ thống bài. - Ôn tập chuẩn bị thi định kì. Ngày soạn: 02/05/2017 Ngày dạy: 03/05/2017 Tiết 4 : Tập làm văn Trả bài văn tả cảnh A / Mục đích yêu cầu : 1 / Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cảnh theo 04 đề bài đã cho (tiết 32) : bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày . 2 / Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được GV chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi GV yêu cầu; tự viết lại 1 đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn . B/ Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ ghi 4 đề bài của tiết kiểm tra, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp . C – Các PP/KT dạy học: - Hỏi đáp trước lớp. - Thảo luận nhóm. - Viết tích cực. - Rèn luyện theo mẫu. D/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV TL Hoạt động của HS I/ Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS II/ Bài mới : 1 / Giới thiệu bài :Trong tiết học hôm nay, thầy sẽ trả bài viết về văn tả cảnh mà các em vừa kiểm tra tuần trước. Để nhận thấy mặt ưu, khuyết của bài làm của mình, thầy đề nghị các em nghiêm túc chú ý lắng nghe và có hình thức sửa chữa lỗi cho đúng . 2 / Nhận xét kết quả bài viết của HS : - GV treo bảng phụ đã viết sẵn 04 đề bài tả cảnh của tiết kiểm tra . + GV hướng dẫn HS phân tích đề bài (Thể loại, kiểu bài ) a/ GV nhận xét kết quả bài làm của cả lớp + Ưu điểm: Xác định đúng đề bài, có bố cục hợp lý, viết đúng chính(Có ví dụ cụ thể ) + Khuyết điểm: Một số bài chưa có bố cục chặc chẽ, còn sai lỗi chính tả (Có ví dụ cụ thể ) b/ Thông báo điểm số cụ thể . 3 / Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài : - GV trả bài cho học sinh . a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung : + GV ghi các lỗi cần chữa lên bảng phụ . - Cho các HS lần lượt chữa từng lỗi . - GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu . b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài : + Cho HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi. - Cho HS đổi bài bạn bên cạnh để rà soát lỗi . c)H. dẫn HS học tập đoạn văn, bài văn hay: - GV đọc 1 số đoạn văn hay, bài văn hay. - Cho HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn hay. d) Cho HS viết lại 1 đoạn văn hay trong bài làm . - Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại. III/ Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học . -Về nhà viết lại những đoạn văn chưa đạt - Cả lớp luyện đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng để chuẩn bị tốt cho tuần ôn tập và kiểm tra cuối năm 01/ 01/ 12/ 22/ 02/ -HS lắng nghe. - HS đọc đề bài, cả lớp chú ý bảng phụ . - HS phân tích đề - HS chú ý lắng nghe. - Nhận bài . - 1 số HS lên bảng chữa lỗi, cả lớp sửa vào giấy nháp. - HS theo dõi trên bảng. - HS đọc lời nhận xét, tự sửa lỗi. - HS đổi bài cho bạn soát lỗi. - HS lắng nghe. - HS trao đổi thảo luận để tìm ra được cái hay để học tập . - Mỗi HS tự chọn ra 1 đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn và trình bày đoạn văn vừa viết. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. Thứ năm ngày 04 tháng 05 năm 2017 Ngày soạn: 02/05/2017 Ngày dạy: 04/05/2017 Tiết 1: Toán Tiết 169: Luyện tập chung A– Mục tiêu : Giúp HS tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính cộng, trừ; vận dụng để tính giá trị biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán về chuyển động cùng chiều. B - Đồ dùng dạy học : 1 - GV : Bảng phụ 2 - HS : Vở làm bài. C – Các PP/KT dạy học: - Động não. - Rèn luyện theo mẫu. -Thực hành luyện tập. D - Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh I – Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể. II - Kiểm tra bài cũ : - Gọi 1 HS làm lại bài tập 3 . - Nhận xét, sửa chữa . III - Bài mới : 1) Giới thiệu bài : Luyện tậpchung 2) Hoạt động : Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài. HS dưới lớp làm bài vào vở. Gọi 3 HS làm bảng phụ. Chữa bài: + Gọi HS đọc bài làm. + HS khác nhận xét và chữa đáp số vào vở. + GV xác nhận kết quả . - Y/c HS ở trường hợp b): đổi cả ra số thập phân. Bài 2: - HS đọc đề bài. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. - Chữa bài: - Gọi HS nhận xét và đổi vở chữa đáp số. + GV kiểm tra một số HS cách trình bày khác. Bài 3: HS đọc đề bài. Gọi 1 HS lên tóm tắt; 1 HS làm bảng phụ; HS dưới lớp làm vào vở. Chữa bài: + Gọi HS khác nhận xét. - Nhận xét, chữa bài. IV - Củng cố : - Gọi HS nhắc lại : + Nêu cách cộng, trừ, nhân, chia các phân số. V - Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập . - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung 1/ 4/ 1/ 10/ 10/ 10/ 3/ 1/ - Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát - 1 HS làm bài. - HS nghe . - HS nghe . - HS đọc đề . HS làm bài. - HS chữa bài. Đáp số: a) 52 778 b) 0,85 c) 515,97 - HS nhận xét. - HS thực hiện. - HS làm bài. - HS nhận xét và chữa bài. Đáp số: a) x = 3.5 b) x= 13,6 HS đọc. HS làm bài. HS nhận xét. - HS chữa bài. + HS nêu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. Ngày soạn: 02/05/2017 Ngày dạy: 04/05/2017 Tiết 2: Địa lý Ôn tập học kì II ( Tổ chức cho HS Ôn tập để chuẩn bị KTĐK – CKII theo đề của tổ chuyên môn trong nhà trường ) Ngày soạn: 02/05/2017 Ngày dạy: 04/05/2017 Tiết 3: Luyện từ và câu Ôn tập về dấu câu ( Dấu gạch ngang ) A/ Mục tiêu : Kiến thức: HS củng cố , khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang . Kĩ năng : Làm đúng bài tập thực hành để nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang Thái độ : Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt . B/ Đồ dùng dạy học : - Bút dạ + Bảng phụ ghi ghi nhớ về tác dụng của dấu gạch ngang. C – Các PP/KT dạy học: - Làm việc theo nhóm - Lập sơ đồ tư duy. - Hỏi đáp trước lớp. - Luyện tập/Thực hành. D/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên TL Hoạt động của học sinh I - Kiểm tra : - Kiểm tra 2HS . - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài. II - Bài mới : 1. Giới thiệu bài :Hôm nay chúng ta cùng HS củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu gạch ngang, nêu được tác dụng. Làm đúng bài tập thực hành để nâng cao kĩ năng sử dụng . 2. Hướng dẫn HS ôn tập : * Bài 1 : - GV Hướng dẫn HS làm BT 1. - Mời HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu gạch ngang. GV dán tờ giấy đã viết nội dung ghi nhớ. - Nhắc HS : Đoạn văn đã có những chỗ phải điền dấu gạch ngang để đánh dấu: + Lời nói trực tiếp của nhân vật . + Phần chú thích trong câu. + Các ý trong một đoạn liệt kê. Để làm đúng bài tập, các em phải đọc kĩ đề, phát hiện chỗ nào để điền cho đúng . - GV nhận xét, chốt lời giải đúng . *Bài 2 : - GV Hướng dẫn HS làm BT2. - Nhắc HS chú ý yyêu cầu của bài tập 2 : + Tìm dấu gạch ngang trong mẫu chuyện cái bếp lò. + Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp. -GV nhận xét, chốt lời giải đúng . III- Củng cố , dặn dò : - Hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng. - GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện dùng dấu gạch ngang xem và chuẩn bị trước bài Ôn tập CKII 4/ 1/ 16/ 16/ 3/ - 2 em đọc đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh ở tiết trước. - Lớp nhận xét. - HS lắng nghe . - HS đọc nội dung Bt1 . - Nhăc lại tác dụng trên bảng . - HS lắng nghe và điền đúng . - Lên bảng dán phiếu và trình bày . - Lớp nhận xét . - HS đọc nội dung Bt2 . - Nhăc lại tác dụng trên bảng . - HS lắng nghe và điền đúng . - Lên bảng dán phiếu và trình bày . - Lớp nhận xét . - HS nêu . - HS lắng nghe . - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. Ngày soạn: 02/05/2017 Ngày dạy: 04/05/2017 Tiết 4 : Khoa học Một số biện pháp bảo vệ môi trường (Tích hợp GD-BVMT mức độ: Toàn phần) A – Mục tiêu : Sau bài học, HS biết : - Xác định một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng & gia đình . - Gương mẫu thực hiện nếp sốmg vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường. - Trình bày biện pháp bảo vệ môi trường . B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - KN tự nhận thức về vai trò của bản thân mỗi người trong việc bảo vệ môi trường. - KN đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng có những hành vi ứng xử phù hợp với MT đất, rừng, không khí và nước. C/ Các PP/KT dạy hoc tích cực có thể sử dụng: - Quan sát và thảo luận. - Làm việc nhóm. - Trưng bày triển lãm. D – Đồ dùng dạy học : 1 – GV :.- Hình & thông tin trang 140,141 SGK . - Giấy khổ to, băng dính hoặc hồ dán . 2 – HS : SGK. E – Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh I – Kiểm tra bài cũ : “Tác động của môi trường đến môi trường nước & không khí”. + Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và nước. + Không khí và nước bị ô nhiễm sẽ gây ra tác hại gì? - Nhận xét, KTBC III – Bài mới : 1 – Giới thiệu bài : “ Một số biện pháp bảo vệ môi trường “ 2 – Hoạt động : a) HĐ 1 : - Quan sát . * Mục tiêu: Giáo dục cho HS : - Xác định được một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mớc độ quốc gia, cộng đồng & gia đình. - Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân. GV theo dõi. Bước 2: Làm việc cả lớp . - GV gọi một số HS trình bày.Các HS khác có thể chữa nếu bạn làm sai. - GV yêu cầu cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp ộ nào sau đây : Quốc gia, cộng đồng, gia đình. + Bạn có thể làm gì để bảo vệ môi trường. Kết luận: Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi ngườ trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa tuổi, công việc & nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường . b) HĐ 2 :.Triển lãm . * Mục tiêu: Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường . * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm . GV theo dõi nhận xét. Bước 2: Làm việc cả lớp . GV đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt. IV – Củng cố : Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 141 SGK. - Dựa vào bài học GV giáo dục HS ý thức BVMT đất, rừng, không khí và nước đồ
Tài liệu đính kèm: