Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng

Tiết 5 : Đạo đức

Dành cho địa phương

Bài: Bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên

Bài tập 1: * Đọc truyện: Hãy cứu lấy rừng

 Hồi còn nhỏ, A Vừ thường theo bố vào rừng. Ngày ngày A Vừ tha hồ ngắm rừng đại ngàn và những con suối với nhiều cá, ốc .Em ước mơ mình mau lớn để được bắt cá, săn thú, đốn cây như người bố của mình.

 Năm qua năm, bỗng dưng một ngày đớn đau nhất trong đời A Vừ đã diễn ra. Đó là trận lũ lụt làm sạt lở đất đá và cướp đi người mẹ thân yêu nhất của mình và một số bà con ở làng A Vừ đang sinh sống. A Vừ cũng chưa biết vì sao tai họa lại xảy ra bất ngờ đến vậy.

 A Vừ đi học và được cô giáo giảng và phân tích về trận lũ lụt vừa qua. A Vừ hiểu và nhận thức được rằng: Lũ lụt diễn ra hằng năm gây biết bao thiệt hại cho người dân là do sự phá rừng làm nương rẫy và lấy gỗ bừa bãi của người dân.

 A Vừ hứa sẽ học tập thật giỏi và vận động bà con bản làng không nên chặt phá rừng bừa bãi để người dân không bị thiên tai như hồi nhỏ em đã chứng kiến.

b) Thảo luận các câu hỏi sau:

1) Hồi nhỏ A Vừ thường theo bố đi đâu và em có ước mơ gì ?

2)Thiên tai xảy ra đã gây thiệt hại gì cho gia đình A Vừ và bà con bản làng ?

3)Nguyên nhân gây ra lũ lụt là gì ?

4) Em học được điều gì qua câu chuyện trên ?

 

doc 35 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à sau đó dán kết quả trên bảng .
- Lớp nhận xét, bổ sung .
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 22/04/2017
Ngày dạy: 25/04/2017
Tiết 4 : Khoa học
Tác động của con người đến
 môi trường rừng 
(Tích hợp GD-BVMT mức độ:Bộ phận)
A – Mục tiêu : Sau bài học , HS biết : 
 - Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá .
 - Nêu tác hại của việc phá rừng .
B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	- KN tự nhận thức những hành vi sai trái của con người đã gây hậu quả với MT rừng..
	- KN phê phán, bình luận phù hợp khi thấy MT rừng bị hủy hoại.
	- KN đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường rừng.
C/ Các PP/KT dạy hoc tích cực có thể sử dụng:
- Quan sát và thảo luận nhóm.
- Thảo luận và liên hệ thực tế.
- Đóng vai xử lí tình huống.
D – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV :.
 - Hình trang 134,135 SGK . 
 2 – HS : SGK.
E – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : “Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”
+ Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì ?
+ Môi trường tự nhiên nhận từ các hoạt động của con người những gì ?
 - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “Tác động của con người đến môi trường rừng” 
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : - Quan sát và thảo luận .
 *Mục tiêu: HS nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá .
 *Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm .
 - GV cho các nhóm quan sát các hình trang 134,135 SGK và trả lời các câu hỏi:
(Giúp HS hình thành KN tự nhận thức những hành vi sai trái của con người đã gây hậu quả với MT rừng..)
 + Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?
 + Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
 Bước 2: Làm việc cả lớp .
 GV theo dõi nhận xét
 Kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà đóng đồ dùng ,; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường ,
(GV vận dụng để Hướng cho các em biết cách tuyên truyền mọi người không nên đốt phá rừng ảnh hưởng rất lớn tới MT rừng)
 b) HĐ 2 :.Thảo luận .
*Mục tiêu: HS nêu được tác hại của việc phá rừng .
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm .
- GV cho các nhóm thảo luận câu hỏi: Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì? Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn 
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - GV theo dõi nhận xét
 Kết luận: 
* Hậu quả của việc phá rừng :
- Khí hậu bị thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên .
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu .
- Động vật & thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng & một số loài có nguy cơ tuyệt chủng .
(Hướng dẫn HS biết cách tuyên truyền mọi người phải biết cách bảo vệ và gìn giữ MT rừng, không tàn phá rừng làm nương rẩy và làm chất đốt – Tiết kiệm năng lượng)
 IV–Củng cố : Dặn HS sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về nạn phá rừng và hậu quả của nó.
(Giúp HS hình thành KN đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường rừng )
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Bài sau : “Tác động của con người đến môi trường đất” 
1/
4/
1/
15/
16/
2/
1/
- Hát 
- HS trả lời .
- HS nghe .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134,135 SGK và trả lời :
+ Đót rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng
 +Ngoài nguyên nhân rừng bị tàn phá do chính con người khai thác, rừng bị phá do những vụ cháy rừng
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình ..
- HS nghe
- HS quan sát các hình 5, 6,trang 135 SGK, và tham khảo các thông tin sưu tầm để trả lời
- Đại diện từng nhóm trình bày bình kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
(HS hình thành được KN phê phán, bình luận phù hợp khi thấy MT rừng bị hủy hoại)
- HS lắng nghe.
- HS sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về nạn phá rừng và hậu quả của nó. Từ đó có hình thức tuyên truyền thích hợp đến mọi người cùng nhau bảo vệ và giữ lấy rừng.
 - HS nghe
- HS xem bài trước .
Thứ tư ngày 26 tháng 04 năm 2017
Ngày soạn: 24/04/2017
Ngày dạy: 26/04/2017
 Tiết 1 : Toán 
 Tiết 163: Luyện tập chung
A – Mục tiêu :
 Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng tính thể tích và diện tích một số hình đã học.
B - Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ
 2 - HS : Vở làm bài.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
 -Thực hành luyện tập.
D - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I - Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS nêu cách tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
- Gọi 1 HS làm lại bài tập 3 .
 - Nhận xét, sửa chữa .
III - Bài mới : 
 1) Giới thiệu bài : Luyện tập chung
2) Hoạt động : 
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc đề bài. 
HS dưới lớp làm bài vào vở.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
+ Gọi HS khác nhận xét.
+ GV xác nhận kết quả.
 Bài 2:
- HS đọc đề bài và tóm tắt.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá, chữa bài. 
III - Củng cố :
- Gọi HS nêu cách tính diện, thể tích hình hộp chữ nhật, hình ập phương .
IV - Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung
4/
1/
15/
15/
3/
1/
- 1 HS nêu. 
- 1 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
HS đọc đề.
HS làm bài.
Bài giải:
Chiều dài của mảnh vườn là:
160 : 2 – 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vườn là:
50 x 30 = 1500 ( m2)
Số ki-lô-gam rau thu hoạch được là:
1500 : 10 x 15 = 2250 (kg)
Đáp số: 2250 kg
- HS nhận xét.
- HS thực hiện.
- HS làm bài.
Bài giải:
Chu vi đáy của hình hộp là:
(60 + 40) x 2 = 200 (cm)
Chiều cao hình hộp chữ nhật là:
6000 : 200 = 30 (cm)
Đáp số: 30cm
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 24/04/2017
Ngày dạy: 26/04/2017
Tiết 2 : Tập đọc
Sang năm con lên bảy 
A/ Mục tiêu :
 Kĩ năng : - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ gữ trong bài, nghỉ hơi đúng nhịp thơ .
 Kiến thức : Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ : Điều người cha muốn nói với con : Khi con lớn lên, giã từ thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính tay con gây dựng nên .
	- HS học thuộc lòng bài thơ .
 Thái độ : Giáo dục HS ý thức tự lập .
B/ Đồ dùng dạy học :
	-Tranh ảnh minh hoạ bài học .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não /Tự bộc lộ.
	- Đọc sáng tạo. 
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Kiểm tra bài cũ :
-Kiểm tra 2HS .
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II – Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một phát hiện rất thú vị về thế giới tuổi thơ của trẻ em .
2. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- GV Hướng dẫn HS đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài .
b) Tìm hiểu bài :
GV Hướng dẫn HS đọc.
* Khổ1 , 2:
H:Những câu thơ nào cho thấy thế giói tuổi thơ rất vui và đẹp ?
Giải nghĩa từ : lên bảy, lớn khôn 
* Khổ 2 ,3 :
H:Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên ?
Giải nghĩa từ : đi qua thời thơ ấu .
H: Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu ?
- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng .
c) Đọc diễn cảm :
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ 1 ,2.
+ GV đọc mẫu – H. dẫn cách đọc.
+ Cho HS luyện đọc.
-Hướng dẫn HS HTL .
-Hướng dẫn HS thi đọc thuộc lòng và đọc diễn cảm.
III – Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS nêu nội dung bài .
- GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc thuộc lòng .
- Chuẩn bị tiết sau :Lớp học trên đường .
4/
1/
12/
12/
9/
3/
- 2HS nối tiếp nhau đọc bài Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trả lời các câu hỏi .
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe .
-1HS đọc toàn bài .
-HS đọc thành tiếng nối tiếp .
-Đọc chú giải .
- HS lắng nghe .
- 1HS đọc + câu hỏi 
+ Đó là những câu thơ ở khổ 1và 2.
-1HS đọc lướt + câu hỏi .
+ Không còn sống trong thế giới thần tiên mà sống trong thế giới thực .
+ Tìm thấy Ở đời thật .
-HS nêu: Thế giới trẻ thơ rất vui và đẹp, khi lớn lên ta sẽ sống trong hạnh phúc do ta gây dựng nên .
-HS lắng nghe .
- HS đọc từng đoạn nối tiếp .
- HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
- HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm.
- HS đọc thuộc lòng .
- HS thi đọc thuộc lòng trước lớp .
-HS nêu: 
- HS lắng nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 24/04/2017
Ngày dạy: 26/04/2017
Tiết 3 : Lịch sử
Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
A – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 - Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
 - Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975.
B– Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : 
 - Bản đồ hành chính Việt nam (để chỉ địa danh liên quan đến các sự kiện được ôn tập).
 - Phiếu học tập. 
 2 – HS : SGK .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Kể chuyện sáng tạo.
	- Động não.
	- Trình bày 1 phút.
D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : “Xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình”.
 + Trên công trường xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào ?
+ Những đóng góp của nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với đất nước ta như thế nào ?
 * Nhận xét kết quả KTBC.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX dến nay”.
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp .
 - GV dùng bảng phụ, HS nêu ra 4 thời kì lịch sử đã học ? 
- GV chốt lại và yêu cầu HS năm được những mốc quan trọng.
 b) HĐ 2 : Làm việc theo nhóm .
-Chia lớp thành 4 nhóm học tập. Mỗi nhóm nguyên cứu, ôn tập một thời kì theo 4nội dung:
 + Nội dung chính của thời kì.
 + Các niên đại quan trọng.
 + Các sự kiện lịch sử chính.
 + Các nhân vật tiêu biểu. 
- GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc .
IV – Củng cố : GV nhắc lại nội dung chính của bài.
V – Nhận xét – dặn dò : 
- GV nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần học tập của HS .
- Dặn HS về nhà học bài – Xem và chuẩn bị trước bài tiếp theo.
1/
4/
1/
12/
19/
2/
1/
- Hát TT 
- HS trả lời.
- HS nghe .
- HS nghe .
- HS nêu: Từ năm 1858 đến năm 1945.
- Từ năm 1945 đến 1954.
- Từ năm 1954 đến 1975. 
- Từ 1975 đến nay. 
-N.1: Từ năm 1958 đến năm 1945.
- N.2 : Từ năm 1945 đến 1954.
- N.3 Từ năm 1954 đến 1975. 
- N4 : Từ 1975 đến nay. 
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình 
(Trình bày 1 phút)
- HS nghe.
- HS lắng nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 24/04/2017
Ngày dạy: 26/04/2017
Tiết 4 : Tập làm văn
Ôn tập về tả người
A/ Mục đích yêu cầu : 
 1) Ôn luyện, củng cố kỷ năng lập dàn ý của bài văn tả người, lập dàn ý cho một bài văn tả người, một dàn ý gồm có 3 phần, các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS.
 2) Ôn luyện kỷ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người, trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
B/ Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ viết 3 đề văn .
	 03 bảng nhóm cho HS lập dàn ý .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Thảo luận nhóm.
	- Viết tích cực.
	- Rèn luyện theo mẫu. 
D/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I/ Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
II/ Bài mới :
1 / Giới thiệu bài :
 Từ tuần 12, các em đã học về văn tả người, dạng bài miêu tả phức tạp nhất. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn tập văn tả người, luyện tập lập dàn ý, làm văn miệng theo 3 đề đã nêu trong SGK.
2 / Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài tập 1: Chọn đề bài .
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 .
+ GV treo bảng phụ ghi sẵn 3 đề văn.
- Cho HS phân tích từng đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng .
a) Tả cô giáo hoặc thầy giáo đã từng dạy dỗ em .
b) Tả một người ở địa phương em
c) Tả một người em mới gặp một lần nhưng  những ấn tượng sâu sắc .
- GV cho HS nêu đề bài các em đã chọn .
 + Lập dàn ý :
- Cho HS đọc gợi ý 1, 2 SGK .
-GV: Dựa vào gợi ý 1, các em lập dàn ý bài văn. GV phát giấy cho 3HS có đề bài khác nhau .
- Cho HS trình bày kết quả .
- GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn ý.
* Bài tập 2 :
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV nhắc lại yêu cầu: Dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình trong nhóm (tránh cần dàn ý đọc)
- Cho HS thi trình bày bài văn trước lớp .
- GV nhận xét, bổ sung và tuyên dương .
III / Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học .
-Về nhà viết lại dàn ý cho hoàn chỉnh chuẩn bị cho tiết viết hoàn chỉnh văn tả người .
1/ 
01/
25/
10/
02/
- Trình bày lên bàn
- HS lắng nghe.
- 01 HS đọc, lớp theo dõi SGK .
- Theo dõi bảng phụ .
- HS phân tích từng đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng .
- HS nói bài mình sẽ chọn.
- 01 HS đọc, lớp theo dõi SGK .
- HS lập dàn ý vào vở .
- 03 HS lập dàn ý vào giấy .
- Lần lượt HS trình bày. 03 HS dán bài làm trên bảng .
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- HS tự sửa dàn ý của mình .
- 01 HS đọc yêu cầu bài tập 2, lớp đọc thầm.
- HS trình bày trước nhóm, nhóm góp ý, bổ sung.
- Đại diện nhóm thi trình bày .
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Thứ năm ngày 27 tháng 04 năm 2017
Ngày soạn: 25/04/2017
Ngày dạy: 27/04/2017
 Tiết 1: Toán
 Tiết 164: Một số dạng bài toán đã học 
A – Mục tiêu : Giúp HS 
 - Ôn tập, hệ thống một số dạng toán đặc biệt đã học.
 - Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 5 (chủ yếu là phương pháp giải toán).
B - Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ
 2 - HS : Vở làm bài.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Thảo luận nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
 -Thực hành luyện tập.
D - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II - Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS nêu cách tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
- Gọi 1 HS làm lại bài tập 2 .
 - Nhận xét, sửa chữa .
III - Bài mới : 
 1) Giới thiệu bài : Một số dạng toán đặc biệt đã học 
2) Hoạt động : 
* H Đ 1: Ôn tập, nhận dạng và phân biệt các cách giải của các bài toán.
- HS thảo luận nhóm đôi kể tên các dạng toán đặc biệt đã học.
- Lần lượt gọi đại diện các nhóm trình bày, bổ sung.
- GV treo bảng phụ ghi các dạng toán.
- Gọi 1 HS nhắc lại toàn bộ các dạng toán đã học, nêu cách giải bài toán về tỉ số phần trăm; về chuyển động đều, bài toán tính chu vi, diện tích, thể tích.
* H Đ 2: Thực hành – Luyện tập
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc đề bài. 
Hướng dẫn HS giải bằng hệ thống câu hỏi.
HS dưới lớp làm bài vào vở.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
+ Gọi HS khác nhận xét.
+ GV xác nhận kết quả.
 Bài 2:
- HS đọc đề bài và tóm tắt.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
- Gọi HS nhắc lại cách giải tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GV đánh giá, chữa bài.
IV - Củng cố :
- Gọi HS nhắc lại : cách giải bài toán tìm số trung bình cộng.
+ Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
V - Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
1/
4/
1/
12/
18/
3/
1/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
- 1 HS nêu. 
- 1 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
HS thảo luận.
- Tìm số trung bình cộng.
- Tìm hai số biết tổng và hiệu hai số đo.
- Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đo.
HS nhắc lại.
- HS đọc đề.
- Trả lời.
- HS làm bài.
Bài giải:
Quãng đường người đi xe đạp đi trong giờ thứ ba là:
(12 + 18) : 2 = 15 (km)
Trung bình mỗi giờ người đó đi được quãng đường là:
(12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km)
Đáp số: 15 km.
- HS nhận xét.
- HS thực hiện.
- HS làm bài.
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật (tổng chiều dài và chiều rộng) là:
120 : 2 = 60 (m)
Hiệu của chiều dài và chiều rộng là 10m. 
- Vẽ sơ đồ. Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
( 60 + 10 ) : 2 = 35 (m)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:
35 – 10 = 25 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
35 x 25 = 875 (m2)
Đáp số: 875 m2
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- HS chữa bài.
- 1 HS nhắc lại cách tính
- 2 HS nêu.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 25/04/2017
Ngày dạy: 27/04/2017
Tiết 2: Địa lý
Ôn tập cuối năm
A - Mục tiêu : Học xong bài này, HS:
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
 - Nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của các châu lục kể trên.
 - Chỉ được trên Bản đồ Thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam. B- B - Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : - Bản đồ thế giới (Hoặc Quả Địa cầu.)
 2 - HS : SGK.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não.
	- Trình bày 1 phút. 
D - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I - Ổn định lớp : 
II - Kiểm tra bài cũ : “Các đại dương trên Thế giới”.
 + Nêu tên và tìm 4 đại dương trên quả Địa cầu ?
 + Mô tả từng đại dương theo trình tự : vị trí địa lí, diện tích, độ sâu .
 - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
III - Bài mới : 
 1 - Giới thiệu bài : “ Ôn tập cuối năm”
 2. Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : (làm việc cá nhân hoặc cả lớp)
 Bước 1: 
 + GV gọi một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu.
 + GV tổ chức cho HS chơi trò: “Đối đáp nhanh” (tương tự như ở bài 7) để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào. Ở trò chơi này mỗi nhóm gồm 8 HS.
Bước 2: GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
b) HĐ2: (làm việc theo nhóm)
Bước1: HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b trong SGK. (nếu có điều kiện, GV có thể in bảng ở câu 2b vào giấy A3 và phát cho từng nhóm).
 Bước 2: 
 + GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng và giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng 
 Lưu ý: Ở câu 2b, có thể mỗi nhóm điền đặc điểm của cả 6 châu lục, nhưng cũng có thể chỉ điền 1 hoặc 2 châu lục để đảm bảo thời gian.
IV - Củng cố: Gọi một số HS đọc lại nội dung chính của bài.
V - Nhận xét - dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về xem và chuẩn bị cho bài sau 
1/
3/
1/
12/
15/
2/
1/
- Hát TT 
-HS trả lời
- HS nghe.
- HS nghe .
+ Một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu.
+ HS chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS làm việc theo nhóm để hoàn thành bảng ở câu 2b trong SGK.
+ Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp.
+ HS lên bảng điền.
- Một vài HS đọc .
- HS nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 25/04/2017
Ngày dạy: 27/04/2017
Tiết 3: Luyện từ và câu 
Ôn tập về dấu câu
( Dấu ngoặc kép )
A/ Mục tiêu :
 Kiến thức: HS củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép, nêu được tác dụng .
 Kĩ năng : Làm đúng bài tập thực hành để nâng cao kĩ năng sử dụng .
 Thái độ : Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt .
B/ Đồ dùng dạy học :
 - Bút dạ + Bảng phụ để ghi ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Lập sơ đồ tư duy.
	- Hỏi đáp trước lớp.
 - Luyện tập/Thực hành.
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I - Kiểm tra :
- Kiểm tra 2HS .
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II - Bài mới :
1. Giới thiệu bài :Hôm nay chúng ta cùng HS củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép, nêu được tác dụng. Làm đúng bài tập thực hành để nâng cao kĩ năng sử dụng .
2. Hướng dẫn HS ôn tập :
 * Bài 1 :
 - GV Hướng dẫn HS làm BT 1.
 - Mời HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép. GV dán tờ giấy đã viết nội dung ghi nhớ.
 - Nhắc HS: Đoạn văn đã có những chỗ phải điền dâu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp. Để làm đúng bài tập, các em phải đọc kĩ đề, phát hiện chỗ nào để điền cho đúng .
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng .
*Bài 2 :
- GV Hướng dẫn HS làm BT2.
- Nhắc HS chú ý : Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa đặt trong dấu ngoặc kép. Nhiệm vụ của các emlà đọc kĩ và phát hiện để làm bài .
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng .
*Bài 3 :
- GV Hướng dẫn HS làm BT3.
- Nhắc HS : Để viết đoạn văn đúng yêu cầu, dùng dấu ngoặc kép đúng : Khi thuật lại một phần cuộc họp của tổ, các em phải dẫn lời nói trực tiếp của các thành viên trong tổ, dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt .
- GV phát bút dạ và phiếu cho HS .
- Nhận xét, chấm điểm cho HS .
III- Củng cố, dặn dò :
- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng .
- GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện dùng dấu ngoặc kép. Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận .
3/
1/
33/
3/
- 2 HS làm lại bài 2 ,4 tiết trước.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe .
- HS đọc nội dung Bt1 .
- Nhăc lại tác dụng trên bảng .
- HS lắng nghe và điền đúng .
- Lên bảng dán phiếu và trình bày .
- Lớp nhận xét .
- HS đọc nội dung Bt2 .
- Nhăc lại tác dụng trên bảng .
- HS lắng nghe và điền đúng .
- Lên bảng dán phiếu và trình bày .
- Lớp nhận xét .
- HS đọc nội dung Bt3.
- HS theo dõi .
- Suy nghĩ và viết vào vở, HS làm phiếu lên bảng dán phiếu, trình bày kết quả, nói rõ tác dụng của dấu ngoặc kép .
- Lớp nhận xét .
- HS nêu .
- HS lắng nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 25/04/2017
Ngày dạy: 27/04/2017
Tiết 4 : Khoa học
 Tác động của con người đến 
môi trường đất 
(Tích hợp GD-BVMT mức độ: Bộ phận)
A – Mục tiêu : Sau bài học, HS biết :
 Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá .
B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 - KN lựa chọn, xử lý thông tin để biết được một trong các nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do đáp ứng những nhu cầu phục vụ con người; do những hành vi không tốt của con người đã để lại hậu quả xấu với môi trường đất.
 - KN hợp tác giữa các thành viên nhiều nhóm để hoàn thành nhiệm vụ của đội “chuyên gia”.
 - KN giao tiếp, tự tin với ông/ bà, bố/ mẹ,  để thu thập thông tin, hoàn thiện phiếu điều tra về môi trường đất nơi em sinh sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 33.doc