Tiết 3- LTVC : LUYỆN TẬP VỀ CÂU GHÉP
I. Yêu cầu:
- HS hiểu thế nào là câu ghép
- Nêu được ví dụ về câu ghép
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc khái niệm câu ghép
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Luyện tập về câu ghép
* Nêu ví dụ về câu ghép:
- HS thảo luận nhóm, nêu ví dụ về câu ghép
- Trình bày kết quả
- GV và lớp nhận xét, sửa sai
* Phân tích câu ghép
- GV nêu yêu cầu
- Các nhóm phân tích các ví dụ của mình: các vế câu ghép, chủ ngữ và vị ngữ của mỗi vế
- GV nhận xét
3. Củng cố , dặn dò :
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm tốt
- Về nhà ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập về câu ghép
TUẦN 25 Thứ ba ngày 07 tháng 03 năm 2017 Ngày soạn :04/ 03 /2017 Ngày giảng:07/03/2017 Chiều Tiết 1-Toán: CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN I. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian. - Vận dụng giải bài toán đơn giản. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập làm bài tập 3. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Luyện tập Cộng số đo thời gian Bài 1: Giáo viên cho học sinh tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả. - Giáo viên hướng dẫn những học sinh yếu cách đặt tính và tính. Bài 2: Học sinh nêu cách làm. - Giáo viên chữa bài nhận xét. Bài giải Thời gian Lâm đi từ nhà đến viện bảo tàng là: 35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút Đáp số: 2 giờ 55 phút 3. Hướng dẫn về nhà : - Về nhà làm tiếp các bài tập còn lại. - Giáo viên nhận xét tiết học _______________________________________ Tiết 2- Mĩ thuật: TẬP MÔ TẢ, NHẬN XÉT KHI XEM TRANH I. Mục tiêu: - Học sinh tiếp xúc và làm quen với tác phẩm Bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ. - Học sinh tập mô tả, nhận xét khi xem tranh II. Chuẩn bị: - Một số tranh vẽ về Bác Hồ của các hoạ sĩ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Chấm một số bài vẽ tiết trước của HS. 2. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về học sĩ Nguyễn Thụ Giáo viên yêu cầu học sinh xem mục 1 SGK tìm hiểu về tác giả Nguyễn Thụ: Nơi sinh của hoạ sĩ Nguyễn Thụ Những tác phẩm nổi tiếng của ông. *Hoạt động 2: Xem tranh bác Hồ đi công tác - Giáo viên cho học sinh xem tranh và đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu bức tranh. - Dựa vào các ý trả lời của học sinh, giáo viên bổ sung làm rõ nội dung của bức tranh. *Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá - Giáo viên nhận xét chung tiết học - Sưu tầm một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách báo. 3. Củng cố, dặn dò: Sưu tầm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và một số kiểu chữ khác nhau ở sách, báo. Tiết 3- LTVC : LUYỆN TẬP VỀ CÂU GHÉP I. Yêu cầu: - HS hiểu thế nào là câu ghép - Nêu được ví dụ về câu ghép II. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nhắc khái niệm câu ghép 2. Bài mới : * Giới thiệu bài : Luyện tập về câu ghép * Nêu ví dụ về câu ghép: - HS thảo luận nhóm, nêu ví dụ về câu ghép - Trình bày kết quả - GV và lớp nhận xét, sửa sai * Phân tích câu ghép - GV nêu yêu cầu - Các nhóm phân tích các ví dụ của mình: các vế câu ghép, chủ ngữ và vị ngữ của mỗi vế - GV nhận xét 3. Củng cố , dặn dò : - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm tốt - Về nhà ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập về câu ghép Thứ tư ngày 08 tháng 03 năm 2017 Ngày soạn :05/ 03 /2017 Ngày giảng:08/03/2017 Sáng Tiết 1-Tập đọc: CỬA SÔNG I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy toàn bài thơ, giọng đọc nhẹ nhàng, thiết tha, giàu tình cảm. - Hiểu ý câu chuyện: Ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn. - Học thuộc bài thơ. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời câu hỏi. 2. Bài mới : *Giới thiệu bài : Cửa sông a. Giải nghĩa từ mới:cửa sông, bãi bồi, nước ngọt, song bạc đầu, nước lợ, tôm rảo b. Luyện đọc : - Một học sinh đọc toàn bài thơ - Một, hai HS khá , giỏi tiếp nối nhau đọc toàn bài thơ theo khổ. - HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài giọng kể chuyện chậm, trầm buồn ở đoạn đầu *Tìm hiểu bài : Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay? ( Là cửa nhưng không then khoá) Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào? ( là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ) Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “ tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn? ( Dù giáp mặt cùng biển rộng, cửa sông chẳng dứt cội nguồn) Cách sắp xếp các ý trong bài thơ có gì đặc sản? Nêu nội dung của bài?( Ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.) * Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc bài thơ: - 2 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài thơ. - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ. 3. Củng cố , dặn dò : - HS nhắc lại nội dung của bài thơ. - GV nhận xét tiết học. Tiết 2-Toán: TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian. - Vận dụng giải các bài toán đơn giản. II. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Học sinh làm bài tập 1a sgk trang 132. 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Trừ số đo thời gian a.Thực hiện phép trừ số đo thời gian: Ví dụ 1: Nêu ví dụ trong SGK, học sinh nêu phép tính tương ứng. 15 giời 55 phút – 13 giờ 10 phút = - Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm cách đặt tính. 15 giờ 55 phút 13 gời 10 phút 2 giờ 45 phút Ví dụ 2: Giáo viên cho học sinh đọc bài toán và nêu phép tính tương ứng. 3 phút 20 giây – 2 phút 45 giây - Giáo viên hướng dẫn học sinh 20 giây không trừ được 45 giây, nên lấy 1 phút đổi ra giây. - Học sinh nêu cách trừ số đo thời gian. b. Luyện tập: Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Giáo viên tự cho học sinh làm bài sau đó thống nhất kết quả. Bài 2: Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở. Giáo viên hướng dẫn học sinh yếu về cách đặt tính và tính, chú ý phần đổi đơn vị đo thời gian. Bài 3: Giáo viên cho học sinh đọc đề bài. Học sinh thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán. Sau đó học sinh tự tính và viết lời văn. 3.Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới. Tiết 3-Tập làm văn: TẢ ĐỒ VẬT ( Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: Học sinh viết một bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn các đề bài III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài mới: a. Hướng dẫn học sinh làm bài: - Học sinh đọc 5 đề bài trong SGK 1, Tả quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai của em. 2, Tả cái đồng hồ báo thức. 3, Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích. 4, Tả một đồ vật hoạc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. 5, Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát. b. Học sinh làm bài: 3. Củng cố , dặn dò : - GV nhận xét tiết học - Về nhà chuẩn bị bài sau. Tiết 4-Khoa học: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng. - Củng cố kiến thức về việc sử dụng điện. II. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Ôn tập: Vật chất và năng lượng. *Hoạt động 1: Quan sát và trả lời câu hỏi Tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình và trả lời câu hỏi SGK. - Các phương tiện máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động? - Năng lượng cơ bắp Năng lượng nước - Năng lượng chất đốt từ xăng Năng lượng chất đốt từ than đá - Năng lượng gió Năng lượng mặt trời *Hoạt động 3: Trò chơi “ Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện” Tiến hành: - Giáo viên tổ chức cho mỗi nhóm một bảng phụ. - Mỗi nhóm 5 -7 người đứng thành hàng một. Khi hô bắt đầu, học sinh đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới Chiều Tiết 1- Luyện Toán: TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian. - Vận dụng giải các bài toán đơn giản. II. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Giáo viên tự cho học sinh làm bài sau đó thống nhất kết quả. Bài 2: Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở. Giáo viên hướng dẫn học sinh yếu về cách đặt tính và tính, chú ý phần đổi đơn vị đo thời gian. Bài 3: Giáo viên cho học sinh đọc đề bài. Học sinh thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán. Sau đó học sinh tự tính và viết lời văn. 3.Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới. Tiết 2- Tập làm văn: TẢ ĐỒ VẬT ( Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: Học sinh viết một bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn các đề bài III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài mới: a. Hướng dẫn học sinh làm bài: - Học sinh đọc 5 đề bài trong SGK 1, Tả quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai của em. 2, Tả cái đồng hồ báo thức. 3, Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích. 4, Tả một đồ vật hoạc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. 5, Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát. b. Học sinh làm bài: 3. Củng cố , dặn dò : - GV nhận xét tiết học; Về nhà chuẩn bị bài sau. Tiết 3 - Âm nhạc: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca, biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Cảm nhận được những hình ảnh đẹp trong bài hát II. Chuẩn bị: - GV hát chuẩn xác bài hát - HS: Sách GK âm nhạc lớp 5 III. Các hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: - GV giới thiệu nội dung tiết học 2. Phần hoạt động Nội dung: Học hát bài: Em vẫn nhớ trường xưa. Hoạt động 1: Học hát - GV giới thiệu bài; GV hát mẫu; HS đọc lời ca - GV dạy hát từng câu Hoạt động 2: Hát kết hợp các hoạt động - Hát kết hợp gõ theo phách, theo nhịp - Hát kết hợp vận động tại chỗ 3. Phần kết thúc. - GVcho HS hát lại bài hát - Dặn HS ôn bài đã học và chuẩn bị bài học sau Thứ năm ngày 09 tháng 03 năm 2017 Ngày soạn :06/ 03 /2017 Ngày giảng:09/03/2017 Chiều Tiết 1- Luyện Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS: Rèn luyện kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế II. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh nêu cách cộng, trừ số đo thời gian - Làm bài tập ở vở bài tập 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Luyện tập Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập - học sinh làm bài vào vở - Giáo viên chữa bài nhận xét Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập - Thực hiện phép cộng số đo thời gian. - Giáo viên cho học sinh tự làm bài, cả lớp thống nhất kết quả Bài 3: Thực hiện phép trừ số đo thời gian Giáo viên cho học sinh tự làm bài, cả lớp thống nhất kết quả. Bài 4: Thực hiện bài tập tổng hợp - Giáo viên cho học sinh nêu cách tính sau đó tự giải. - Một học sinh lên bảng giải, cả lớp nhận xét 3. Củng cố dặn dò: Về nhà làm bài tập tiết sau luyện tập. Tiết 2 –LTVC: LUYỆN TẬP VỀ CÂU GHÉP I. Yêu cầu: - HS hiểu thế nào là câu ghép - Nêu được ví dụ về câu ghép II. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nhắc khái niệm câu ghép 2. Bài mới : * Giới thiệu bài : Luyện tập về câu ghép * Nêu ví dụ về câu ghép: - HS thảo luận nhóm, nêu ví dụ về câu ghép - Trình bày kết quả - GV và lớp nhận xét, sửa sai * Phân tích câu ghép - GV nêu yêu cầu - Các nhóm phân tích các ví dụ của mình: các vế câu ghép, chủ ngữ và vị ngữ của mỗi vế - GV nhận xét 3. Củng cố , dặn dò : - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm tốt - Về nhà ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập về câu ghép Tiết 3-Kỹ thuật: GIỚI THIỆU BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được cấu tạo của bộ lắp ghép mô hình - Rèn luyện tính cẩn thận khi ghép mô hình II. Chuẩn bị: - Bộ lắp ghép mô hình III. Lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Giới thiệu bộ lắp ghép mô hình *Hoạt động 1: Học sinh quan sát - Giáo viên trình bày bộ lắp ghép mô hinh cho HS quan sát - HS theo dõi *Hoạt động 2: - Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu bộ lắp ghép mô hình - Các mô hình trong bộ lắp ghép 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài - Về nhà học bài và xem bài mới. Thứ sáu ngày 10 tháng 03 năm 2017 Ngày soạn :07/ 03 /2017 Ngày giảng:10/03/2017 Sáng Tiết 1 - Địa lí: CHÂU PHI I. Mục tiêu: - Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi. - Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Phi. - Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật của châu Phi. II. Chuẩn bị: - Bản đồ tự nhiên châu Phi - Quả địa cầu III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu vị trí của châu Á, châu Âu? 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Châu Phi Phần 1: Vị trí địa lí, giới hạn Bước 1: Học sinh dựa vào bản đồ treo tường, lược đồ và kênh chữ trong SGK, TLCH của mục một trong SGK. Bước 2: Học sinh trình bày kết quả, chỉ bản đồ và vị trí, giới hạn của Châu Phi. - Giáo viên chỉ trên bản đồ vị trí địa lí của châu Phi và nhấn mạnh để học sinh thấy rõ châu Phi có vị trí Phần 2: Đặc điểm tự nhiên *Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm Bước 1: Học sinh dựa vào SGK, lược đồ tự nhiên Châu Âu và tranh ảnh: Địa hình châu Phi có đặc điểm gì? Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác các châu lục khác? Vì sao? Bước 2: Học sinh trình bày kết quả, mỗi nhóm trình bày một nội dung các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: SGK 3.Củng cố và dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới. Tiết 2-Tập làm văn: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI I. Yêu cầu: - Dựa theo trình độ của học sinh để ra yêu cầu II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ III. Các kĩ năng sống cần giáo dục. -Thể hiện sự tự tin(đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp). -Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch) IV. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học. - Gợi tìm, kích thích suy nghĩ sáng tạo của HS. - Trao đổi trong nhóm nhỏ. - Đóng vai(bộc lộ bản thân) V. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Viết một đoạn văn đối thoại. Bài 1: Một học sinh đọc nội dung - Cả lớp đọc thầm Bài 2: ba học sinh nối tiếp nhau đọc nội dung - Cả lớp đọc thầm - Giáo viên nhắc học sinh: Dựa vào gợi ý khi viết chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật. - Một học sinh đọc lại 7 gợi ý về lời đối thoại. - Các nhóm làm vào phiếu. - Đại diện các nhó tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình - Cả lớp và giáo viên nhận xét Bài 3: Một học sinh đọc yêu cầu của bài. - Giáo viên nhắc học sinh ccó thể chọn hình thức đọc phân vai, học sinh mỗi nhóm tự phân vai, từng nhóm học sinh tiếp nối nhau thi đọc lại hoặc diễn thả màn kịch trước lớp 2. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3-Toán: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. - Vận dụng vào giải các bài toán thực tế II.Các hoạt động dạy học: 1. Ôn định lớp: 2. Bài mới: a. Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số: Ví dụ 1: Giáo viên cho học sinh đọc bài toán HS nêu phép tính tương ứng: 1 giờ 10 phút x 3 = ? GV cho HS nêu cách đặt tính rồi tính: 1 giờ 10 phút x 3 3giờ30 phút Vậy: 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút. Ví dụ 2: Giáo viên cho học sinh đọc bài toán x 3 giờ 15 phút 5 15 giờ 75 phút HS nêu phép tính tương ứng: 3 giờ 15 phút x 5 = ? GV cho HS tự đặt tính rồi tính: - HS trao đổi, nhận xét kết quả và nêu ý kiến: cần đổi 75 phút ra giờ và phút 75 phút = 1 giờ 15 phút Vậy 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút. - GV cho HS nêu nhận xét: Khi nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhan từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề. b. Luyện tập: Bài 1: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài Bài 2: GV cho HS đọc đề bài, nêu cách giải sau đó tự giải.GV chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách nhân số đo thời gian. - Làm tiếp các bài tập còn lại ở nhà, bài sau: - Chia số đo thời gian. Tiết 4 - HĐTT: SINH HOẠT ĐỘI I. Mục tiêu: - Đánh giá tình hình học tập, nề nếp của học sinh trong tuần qua. - Nêu kế hoạch của tuần tới. II. Lên lớp: 1. Lớp trưởng nhận xét: Học sinh có ý kiến. 2. Giáo viên đánh giá chung: *Ưu điểm: Đi học đầy đủ đúng giờ. - Giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ, tác phong gọn gàng. - Một số học sinh có ý thức vươn lên trong học tập: Quàn; Nghiếu; Tội. *Khuyết điểm: - Một số em chưa có ý thức học tập. - Ngồi trong lớp còn nói chuyện nhiều: Phơ; Châu. 3. Kế hoạch tới: - Tổ chức vệ sinh trường lớp. - Hạn chế việc nghỉ học không có lí do.
Tài liệu đính kèm: