Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2016-2017 - Sanh

Tiết 3-LTVC: LUYỆN TẬP VỀ CÂU GHÉP

I. Yêu cầu:

- HS hiểu thế nào là câu ghép. Nêu được ví dụ về câu ghép

II. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS nhắc khái niệm câu ghép

2. Bài mới :

* Giới thiệu bài : Luyện tập về câu ghép

* Nêu ví dụ về câu ghép:

- HS thảo luận nhóm, nêu ví dụ về câu ghép

- Trình bày kết quả

- GV và lớp nhận xét, sửa sai

* Phân tích câu ghép

- GV nêu yêu cầu

- Các nhóm phân tích các ví dụ của mình: các vế câu ghép, chủ ngữ và vị ngữ của mỗi vế

- GV nhận xét

3. Củng cố , dặn dò :

- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm tốt

- Về nhà ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập về câu ghép

 

doc 16 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2016-2017 - Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ bản đó, người ta có thể sáng tạo ra rất nhiêu kiểu chữ khác nhau như chúng ta vẫn thấy.
+ Các em đã biết đặc điểm và cách kẻ kiểu chữ nét đều, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và tập kẻ kiểu chữ nét thanh, nét đậm.
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiểu chữ in nét thanh, nét đậm
+ GV giới thiệu trên trực quan một số con chữ đơn giản được kẻ bằng kiểu nét thanh, nét đậm và đề nghị học sinh nhận xét.
- Các nét ở vị trí nào trong con chữ là nét thanh?
- Các nét ở vị trí nào trong con chữ là nét đậm?
+ GV kẻ con chữ A , B bằng kiểu nét đều lên bảng và gọi 1 học sinh lên bảng vẽ hình mũi tên ở các nét chỉ nét lên, nét xuống, nét ngang của con chữ A,B.
+ GV đề nghị HS quan sát các nét thanh và đậm ở con chữ A, B và hình mũi tên chỉ nét lên, nét xuống, nét ngang, rút ra nhận xét của nét thanh, nét đậm trong con chữ A, B.
- Mũi tên đi lên: nét thanh
- Mũi tên đi xuống, múi tên đi từ trái sang phải là nét đậm
- Mũi tên đi ngang: nét thanh.
+ GV kết luận lại đặc điểm của kiểu chữ nét thanh, nét đậm.
- Là kiểu chữ in có các nét thanh, nét đậm khác nhau trong một con chữ trong đó nét đậm là những nét đi từ trên xuống, những nét đi từ trái qua phải
- Kiểu chữ nét thanh nét đậm còn là kiểu chữ có chân nhọn
- GV giới thiệu 1 số con chữ nét thanh, nét đậm đựơc vẽ có chân nhọn.
 - Muốn vẽ chân nhọn, người ta vẽ chân cho các nét và cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách vẽ chân cho con chữ nét thanh, nét đậm ở những bài học sau.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh thực hành.
Học sinh kẻ 2 con chữ A, B vào vở bài tập theo kiểu chữ in nét thanh nét đậm.
- HS dùng thước kẻ để vẽ các con chữ.
- GV hướng dẫn HS sắp xếp các con chữ đó trong trang vở sao cho tạo thành bố cục cân đối.
- Kẻ các nét tạo thành con chữ.
- Tô màu cho các con chữ đó
- HS có thể tô màu cho các con chữ trong vở tuỳ theo ý thích của mình.
- Màu tô cho các con chữ phải đều, mịn và dày, bởi vì kẻ chữ là một công việc của trang trí.
Hoạt động 3. Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài tập đẹp trình bày trên bảng và nhắc nhở động viên ý thức học tập của lớp.
Dặn dò bài tập giờ sau
Tiết 3-LTVC: LUYỆN TẬP VỀ CÂU GHÉP
I. Yêu cầu:
- HS hiểu thế nào là câu ghép. Nêu được ví dụ về câu ghép
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nhắc khái niệm câu ghép
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Luyện tập về câu ghép
* Nêu ví dụ về câu ghép:
- HS thảo luận nhóm, nêu ví dụ về câu ghép
- Trình bày kết quả
- GV và lớp nhận xét, sửa sai
* Phân tích câu ghép
- GV nêu yêu cầu
- Các nhóm phân tích các ví dụ của mình: các vế câu ghép, chủ ngữ và vị ngữ của mỗi vế
- GV nhận xét
3. Củng cố , dặn dò :
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm tốt
- Về nhà ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập về câu ghép 
Thứ tư ngày 15 tháng 02 năm 2017
Ngày soạn :12/ 02 /2017
 Ngày giảng:15/02/2017
Tiết 1-Tập đọc CAO BẰNG
I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lòng yêu mến của tác giả với đất đai và những người dân Cao Bằng đôn hậu.
- Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi Cao Bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương Tổ Quốc.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bản đồ Việt Nam để GV chỉ vị trí Cao Bằng cho HS.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 HS đọc bài Lập làng giữ biển và trả lời câu hỏi về nội dung bài
2. Bài mới :
*Giới thiệu bài : Cao Bằng
*Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a. Luyện đọc :
- Hướng dẫn học sinh giải nghĩa các từ mới.
- 1 HS đọc bài thơ.
- HS đọc nối tiếp bài thơ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng kể chuyện chậm, trầm buồn ở đoạn đầu.
b.Tìm hiểu bài :
- Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng ?( hỏi – đáp).
- Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng ?( hoạt động nhóm tổ điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong khổ thơ 2,3. Các từ điền khuyết: dịu dàng, mận ngọt, rất thương, rất thảo, hiền như suối trong, lành như hạt gạo).
- Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân cao bằng?( hoạt động nhóm đôi).
- GV: Không thể đo hết chiều cao của núi non Cao Bằng cũng như không thể đo hết lòng yêu nước đất nước rất sâu sắc mà giản dị, thầm lặng của người Cao Bằng.
- Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì ?( Chọn đáp án đúng nhất)
 A. Cao Bằng rất xa.
 B. Cao Bằng có vị trí quan trọng, người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- 2 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm đoạn văn tiêu biểu, chú ý những chỗ nhấn giọng, ngắt giọng, nhấn giọng tự nhiên giữa các dòng thơ.
Sau khi qua Đèo gió
Ta lại vượt Đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng . . .
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nội dung bài thơ: Ca ngợi Cao Bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương Tổ Quốc.
3. Củng cố, dặn dò :
- HS nhắc ý nghĩa của bài thơ và học thuộc lòng bài thơ
- GV nhận xét tiết học .
_______________________________________
Tiết 2-Toán: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu:
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Vận dụng công thức để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập Toán 5, tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới: Luyện tập 
- Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh avf diện tích toàn phần của hình lập phương.
- HS làm bài tập
Bài 1: Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương để củng cố các quy tắc tính.
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- 2 em nêu cách làm và đọc kết quả
- HS khác nhận xét – Gv nhận xét bài làm.
Bài 2: Củng cố biểu tượng về hình lập phương và diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.
- HS tạ làm và đọc kết quả
- GV đánh giá bài làm của HS, nêu kết quả bài toán
Bài 3: HS liên hệ công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương và dựa trên kết quả tính hoặc nhận xét về độ dài cạnh của hình lập phương để so sánh diện tích
- HS rút ra kết luận
- HS đọc kết quả và giải thích cách làm. GV nhận xét bài làm của HS
3. Củng cố, dặn dò:
- Lưu ý để HS nhận ra rằng:
- Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương không phụ thuộc vào vị trí đặt hộp
- Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật phụ thuộc vào vị trí đặt hộp
- Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật không phụ thuộc vào vị trí đặt hộp.
_______________________________________
Tiết 3 -TLV: ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong chuyện và ý nghĩa của câu chuyện.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung tổng kết bài tập 1.
- Giấy khổ to viết các câu hỏi trắc nghiệm của bài tập 2.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Ôn tập văn kể chuyện.
* Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài
- HS các nhóm làm bài.
- Đại diện nhóm trìnhbày kết quả
- Cả lớp và Gv nhận xét, góp ý
 - GV mở bảng phụ ghi sẵn nội dung tổng kết
Thế nào là kể chuyện ?
Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối; liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.
Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
Tính cách của nhân vật thể hiện qua:
- Hành động của nhân vật
- Lời nói, ý nghĩ của nhân vật
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu
Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?
có cấu tạo 3 phần
- Mở đầu: Trực tiếp hoặc gián tiếp
- Thân bài: Diễn biến
- Kết thúc: Không mở rộng hoặc mở rộng
 Bài 2: HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài
- Đọc câu hỏi trắc nghiệm
- Cả lớp đọc thầm nội dung, suy nghĩ làm bài vào vở hoặc VBT
- GV dán 3-4 tờ phiếu đã viết các câu hỏi trắc nghiệm lên bảng.
- HS lên làm xem ai nhanh, ai đúng
- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu chuyện trên có mấy nhân vật ?
Hai	Ba 	Bốn
Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?
Lời nói 	Hành động 	Cả lời nói và hành động
Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì ?
- Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt
- Khuyên người ta tiết kiệm
- Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện vừa ôn luyện, chuẩn bị tiết sau viết bài văn kể chuyện.
Tiết 4-Khoa học: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ
 VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
 I. Mục tiêu: 
Học sinh nêu được ví dụ về sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong đời sống sản xuất
- Sử dụng năng lượng gió điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió.
- Sử dụng năng lượng nước chảy quay guồng nước, chạy máy phát điện.
 II. Chuẩn bị:
- Hình ảnh trang 90, 91.
- Các hình ảnh sưu tâm, mô hình tuốc bin.
- Bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận.
III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thảo luận, thực hành, hỏi đáp.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 + Chúng ta cần lưu ý gì khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy.
Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu về năng lượng gió
- HS hoạt động nhóm, các nhóm đọc sách và dựa trên kiến thức thực tế tìm câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi.
- Hệ thống câu hỏi:
+ Vì sao có gió, nêu 1 số tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên?
+ Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì ?
- Đại diện các nhóm trình bày, kết hợp chỉ vào hình minh hoạ SGK.
Ví dụ: Hình 1: Gió thổi buồm làm thuyền di chuyển.
Hình 3: Bà con vùng cao tận dụng năng lượng gió trong sàng sẩy thóc.
*Kết luận: Năng lượng gió trong tự nhiên thật dồi dào. Từ xưa, con người đã biết sử dụng nguồn năng lượng này.
- Vậy năng lượng nước chảy được dùng như thế nào, ta sang HĐ 2.
Hoạt động 2: Thảo luận tìm hiểu về năng lượng nước chảy.
- HS thảo luận nhóm, tập hợp các tranh ảnh và thảo luận theo các câu hỏi:
+ Nêu 1 số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
+ Con người sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì ? Liên hệ.
- Đại diện các nhóm trình bày, GV hỏi thêm 1 số em:
- Các hình minh hoạ nói lên đièu gì ?
- Ví dụ: Hình 4: Đập nước của nhà máy thuỷ điện Sông Đà: Nước từ trên hồ xả xuống từ một độ cao lớn sẽ làm quay tua bin dưới chân đập và sinh ra dòng điện.
- Kể tên 1 số nhà máy thuỷ điện mà em biết ?
*Kết luận: Năng lượng nước trong tự nhiên cũng thật dồi dào, con người có thể sử dụng năng lượng nước chảy trong việc chở hàng hoá xuôi dòng, làm quay tua bin máy phát điện...
Hoạt động 3: Thực hành làm quay tua bin
- GV cho HS quan sát kĩ mô hình tua bin, suy nghĩ xem làm thế nào để tua bin quay được.
- GV: Muốn tua bin quay cần đổ nước từ trên cao xuống.
3. Củng cố, dặn dò:
- Khi sử dụng hai nguồn năng lượng này có ô nhiễm môi trường không ?
- Hai HS đọc ghi nhớ SGK.
- Về nhà học bài, bài sau : Đọc trước bài: Sử dụng năng lượng điện
Buổi chiều:
Tiết 1 – Luyện toán: LUYỆN TẬP 
I.Mục đích yêu cầu:
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Vận dụng công thức để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập Toán 5, tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
2. Luyện tập:
Bài 1: Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương để củng cố các quy tắc tính.
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- 2 em nêu cách làm và đọc kết quả
- HS khác nhận xét – Gv nhận xét bài làm.
Bài 2: Củng cố biểu tượng về hình lập phương và diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.
- HS tạ làm và đọc kết quả
- GV đánh giá bài làm của HS, nêu kết quả bài toán
Bài 3: HS liên hệ công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương và dựa trên kết quả tính hoặc nhận xét về độ dài cạnh của hình lập phương để so sánh diện tích
- HS rút ra kết luận
- HS đọc kết quả và giải thích cách làm. GV nhận xét bài làm của HS
3. Củng cố, dặn dò:
- Lưu ý để HS nhận ra rằng:
- Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương không phụ thuộc vào vị trí đặt hộp
- Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật phụ thuộc vào vị trí đặt hộp
- Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật không phụ thuộc vào vị trí đặt hộp.
Tiết 2 – TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong chuyện và ý nghĩa của câu chuyện.
II.Đồ dùng: - Bảng phụ; Vở viết văn.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thực hành, hỏi đáp.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ : YCHS đọc đoạn kết bài viết theo yêu cầu bài tập 2 tiết trước. +Nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Ôn tập văn kể chuyện.
* Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài
- HS các nhóm làm bài.
- Đại diện nhóm trìnhbày kết quả
- Cả lớp và Gv nhận xét, góp ý
 - GV mở bảng phụ ghi sẵn nội dung tổng kết
Thế nào là kể chuyện ?
Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối; liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.
Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
Tính cách của nhân vật thể hiện qua:
- Hành động của nhân vật
- Lời nói, ý nghĩ của nhân vật
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu
Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?
có cấu tạo 3 phần
- Mở đầu: Trực tiếp hoặc gián tiếp
- Thân bài: Diễn biến
- Kết thúc: Không mở rộng hoặc mở rộng
 Bài 2: HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài
- Đọc câu hỏi trắc nghiệm
- Cả lớp đọc thầm nội dung, suy nghĩ làm bài vào vở hoặc VBT
- GV dán 3-4 tờ phiếu đã viết các câu hỏi trắc nghiệm lên bảng.
- HS lên làm xem ai nhanh, ai đúng
- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu chuyện trên có mấy nhân vật ?
Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?
Lời nói 	Hành động 	Cả lời nói và hành động
Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì ?
- Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt
- Khuyên người ta tiết kiệm
- Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện vừa ôn luyện, chuẩn bị tiết sau viết bài văn kể chuyện.
Tiết 3-Âm nhạc: ÔN TẬP BÀI HÁT TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC
 TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 6 
I. Mục tiêu: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ họa 
- Biết đọc bài TĐN số 6
II. Chuẩn bị:
- GV: Đọc bài tập đọc nhạc Số 6; HS: Sách GK âm nhạc lớp 5
III. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu:
- GV giới thiệu nội dung tiết học
2. Phần hoạt động
Nội dung1: Ôn bài hát Tre ngà bên lăng Bác
- HS ôn bài hát theo nhóm – dãy- cá nhân hát
- HS hát kết hợp vận động phụ họa 
- Nội dung 2: Học bài tập đọc nhạc số 6
- GV ? Bài TĐN số 6 được trích ra từ bài hát nào? có những hình nốt gì? có bao nhiêu nhịp?
- GV cho HS nhận xết bài TĐN số 6 về nhịp, cao độ , trường độ 
 - GV cho Hs luyên tập cao độ , đọc thang âm:
 ĐÔ- RÊ- MI –SON –LA –ĐÔ 
- Luyện tập tiết tấu: đen đen- đen đơn đơn -đen đen - trắng
- GV hướng dẫn HS đọc từng câu. HS đọc nhạc kết hợp gõ phách
- Ghép lời ca(một dãy đọc nhạc – một dãy ghép lời)
3. Phần kết thúc.
- GVcho HS đọc lại bài TĐN số 6 
- Dặn HS ôn bài đã học và chuẩn bị bài học sau 
Thứ năm ngày 16 tháng 02 năm 2017
Ngày soạn :13/ 02 /2017
 Ngày giảng:16/02/2017
Buổi chiều:
Tiết 1 – Luyện toán: LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục đích yêu cầu:
- Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Vận dụng các quy tắc tính diện tích để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập Toán 5, tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Bài 1: Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương có các số đo không cùng. Đơn vị đo.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Một học sinh nêu cách tính đọc kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm
Bài 2: Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và kĩ năng tính toán với phân số, số thập phân.
- HS tự làm bài
Bài 3: Phát huy kĩ năng phát hiện nhanh và tính nhanh diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.
- HS tự làm bài
- GV đánh giá bài làm của HS
3. Củng cố, dặn dò:
Về nhà chuẩn bị bộ đồ dùng học toán 5 để tiết sau học.
Tiết 2 –LT&CÂU: LUYỆN TẬP VỀ CÂU GHÉP
I. Yêu cầu:
- HS hiểu thế nào là câu ghép; Nêu được ví dụ về câu ghép
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nhắc khái niệm câu ghép
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Luyện tập về câu ghép
* Nêu ví dụ về câu ghép:
- HS thảo luận nhóm, nêu ví dụ về câu ghép
- Trình bày kết quả
- GV và lớp nhận xét, sửa sai
* Phân tích câu ghép
- GV nêu yêu cầu
- Các nhóm phân tích các ví dụ của mình: các vế câu ghép, chủ ngữ và vị ngữ của mỗi vế
- GV nhận xét
3. Củng cố , dặn dò :
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm tốt
- Về nhà ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập về câu ghép 
c. Phần luyện tập
Bài 1: HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài
- HS làm việc cá nhân
- GV phát bút dạ và Phiếu
- HS lên bảng trình bày
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Tiết 3-Kĩ thuật: LẮP XE CẦN CẨU
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
- Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẳn
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:	
Tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
Nêu tác dụng của vệ sinh phòng bệnh cho gà?
 2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Lắp xe cần cẩu
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu
- GV cho học sinh quan sát xe cần cẩu đã lắp sẳn
Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên các bộ phận đó? ( Cần lắp 5 bộ phận : giá đỡ cẩu, cần cẩu, ròng rọc, dây tời, trục bánh xe)
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước sau
a, Hướng dẫn chọn các chi tiết
b, Lắp từng bộ phận
c, Lắp ráp xe cần cẩu
d, Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố dặn dò: 
- Gv nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau 
Thứ sáu ngày 17 tháng 02 năm 2017
Ngày soạn :14/ 02 /2017
 Ngày giảng:17/02/2017
Tiết 1-Địa lí: CHÂU ÂU
I. Mục tiêu:
- Biết mô tả sơ lược vị trí địa lý, giới hạn của lãnh thổ Châu âu: nằm ở phía Tây châu HS nêu được một số đặc điểm địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu.
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lượt đồ để nhận biết vị trí địa lý giới thiệu địa lí Châu Âu.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của Châu Âu trên bản đồ.
- Sử dụng tranh ảnh bản đồ để nhận biết được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân Châu Âu.
II. Đồng dùng dạy học:
- Bản đồ tự nhiên Châu Âu. Quả địa cầu.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: phân tích, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
HS đọc tên thủ đô của ba nước Campuchia, Lào, Trung Quốc.
3.Bài mới: 
*Giới thiệu bài: Châu Âu
Phần 1: Vị trí địa lý, giới hạn.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- HS quan sát hình 1 SGK và bảng số liệu về diện tích của các châu lục và trả lời câu hỏi:
- Vị trí địa lý, giới hạn, diện tích châu Châu Âu
- So sánh diện tích của Châu Âu và Châu Á.
- HS báo cáo kết quả làm việc
- GV bổ sung: Châu Âu và Châu Á gắn với nhau tạo thành đại lục á-Âu chiến gần hết phần đông của bán cầu Bắc
- GV kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây Châu Á, 3 phía giáp biển và đại dương.
Phần 2: Đặc điểm tự nhiên.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- HS quan sát hình 1 SGK và đọc tên các dãy núi, đồng bằng lớn của Châu Âu.
- HS trình bày kết quả
- GV bổ sung: về mùa đông tuyết phỉ tạo nên nhiều nơi chơi thể thao mùa đông trên các dãy núi của Châu Âu.
- Châu Âu chủ yếu nằm ở đới khí hậu ôn hoà, có rừng lá kim và rừng lá rộng. Mùa đông, gần hết lãnh thổ Châu Âu phủ tuyết trắng
- GV kết luận Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
Phần 3: Dân cư và hoạt động kinh tế ở Châu Âu.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- HS quan sát bảng số liệu về dân số châu âu
- Nhận biết nét khác biệt của người dân châu âu với người dân châu Á?
- Châu âu đứng thứ 4 trong số các châu lục trên thế giới và gần bằng 1/5 dân số châu á; dân cư châu âu da trắng, mũi cao, tóc vàng hoặc nâu.
- Châu Âu có những hoạt động sản xuất như: sản xuất hoá chất, ô tô
- GV kết luận: đa số dân châu âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
4. Củng cố dặn dò:
- HS nắm rõ nội dung bài học
- Nhìn bản đồ biết được vị trí địa lý của Châu Âu.
- Xem trước bài: Một số nước ở Châu Âu.
Tiết 2-TLV: KỂ CHUYỆN (KIỂM TRA VIẾT)
I. Mục tiêu:
- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý SGK. bài văn rõ cốt chuyện, nhân vật, ý nghĩa lời kể tự nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Bảng lớp ghi tên 1 số truyện đã đọc, vài truyện cổ tích.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Tiết trước các em đã ôn văn KC, tiết này sẽ kiểm tra viết về văn KC theo một trong ba đề ở SGK.
b. Hướng dẫn HS làm bài:
- Một HS đọc ba đề bài ở SGK.
- GV: Đề 3 yêu cầu các em KC theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích, cácem cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc , nói tên đề bài em chọn, chẳng hạn : Tôi rất thích chuyện Thạch Sanh, tôi sẽ kể lại câu chuyện này theo lời nhân vật Thạch Sanh cho các bạn nghe nhé.
- GV giải đáp thêm những thắc mắc của HS.
c. HS làm bài, GV quan sát, theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22 S.doc