Giáo án Lớp 5 - Tuần 10

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: - Ôn lại các bài văn miêu tả trong 3 chủ điểm: Việt Nam, Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình. Con người với thiên nhiên, trao dồi kỹ năng đọc. Hiểu và cảm thụ văn học.

 2. Kĩ năng:- Biết đọc diễn cảm một bài văn miêu tả thể hiện cảm xúc, làm nổi bật những hình ảnh được miêu tả trong bài.

 3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, con người, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt.

II. Đồ dùng dạy – học :

 + GV: Tranh vẽ mọi người dân đủ màu da đứng lên đấu tranh.

 + HS: Vẽ tranh về nạn phân biệt chủng tộc.

III. Các hoạt động dạy – học :

 A. Kiểm tra bài cũ :

 - Học sinh đọc từng đoạn.

 - GV nhận xét cho điểm.

 B. Bài mới :

 1. Giới thiệu bài : Ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của HS trong 9 tuần đầu HKI. .

 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng : ( Khoảng ¼ số HS trong lớp ) .

 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại các bài văn miêu tả trong 3 chủ điểm: Việt Nam, Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình. Con người với thiên nhiên, trau dồi kỹ năng đọc. Hiểu và cảm thụ văn học (đàm thoại).

 

doc 35 trang Người đăng honganh Lượt xem 5647Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV đọc bài “Nỗi niềm giữ nước giữ rừng”.
- Nêu tên các con sông cần phải viết hoa và đọc thành tiếng trôi chảy 2 câu dài trong bài.
- Nêu đại ý bài?
- GV đọc cho HS viết.
- GV chấm một số vở.
- Sông Hồng, sông Đà. 2 câu dài trong bài “Ngồi trong lòng trắng bọt”, “Mỗi năm lũ to” giữ rừng”.
- Nỗi niềm trăn trở, băn khoăn của tác giả về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn cuộc sống bình yên trên trái đất.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập sổ tay chính tả.
Phương pháp: Thực hành, bút đàm.
- GV yêu cầu HS quan sát cách đánh dấu thanh trong các tiếng có ươ/ ưa.
- HS chép vào sổ tay những từ ngữ em hay nhầm lẫn.
- GV nhận xét và lưu ý HS cách viết đúng chính tả.
- HS đọc các từ đã ghi vào sổ tay chính tả.
+ Lẫn âm cuối.
 Đuôi én.
 Chén bát – chú bác.
+ Lẫn âm ư – â.
 Ngân dài.
 Ngưng lại – ngừng lại.
 Tưng bừng – bần cùng.
+ Lẫn âm điệu.
 Bột gỗ – gây gổ
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Thi đua.
Đọc diễn cảm bài chính tả đã viết.
Giáo viên nhận xét.
	C. Củng cố - dặn dò: 
Chép thêm vào sổ tay các từ ngữ đã viết sai ở các bài trước.
Chuẩn bị: “Luật bảo vệ môi trường”.
- Nhận xét tiết học. 
_________________________________________
Khoa học . Tiết 19
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - HS nêu được một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
	2. Kĩ năng: - HS có kỹ năngthực hiện một số biện pháp để đảm bảo an toàn giao thông.
	3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
II. Đồ dùng dạy – học :
 + GV: Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông.
 Hình vẽ trong SGK trang 40, 41 .
 + HSø: SGK, sưu tầm các thông tin về an toàn giao thông.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
	Giáo viên bốc thăm số hiệu, chọn học sinh trả lời.
	- Nêu một số quy tắc an toàn cá nhân?
 - Nêu những người em có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bị xâm hại?
 Giáo viên nhận xét, cho điểm.
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : “Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ”
	2. Giảng bài :
v	Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Phương pháp: Thảo luận, trực quan, đàm thoại.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình 1, 2 , 3 , 4 trang 40 SGK, chỉ ra những vi phạm của người tham gia giao thông trong từng hình.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong nhóm khác trả lời.
- Chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông?
• Tại sao có vi phạm đó?
• Điều gì có thể xảy ra đối với người tham gia giao thông?
- Giáo viên kết luận :
- Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ (vỉa hè bị lấn chiếm, đi không đúng phần đường quy định, xe chở hàng cồng kềnh).
v Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
Phương pháp: Thảo luận, trực quan, giảng giải.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 3, 4, 5 trang 37 SGK và phát hiện những việc cầm làm đối với người tham gia giao thông được thể hiện qua hình.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Một số HS trình bày kết quả thảo luận
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các biện pháp an toàn giao thông.
® Giáo viên chốt.
+ H 5 : Thể hiện việc HS được học về Luật Giao thông đường bộ
+ H 6: Một bạn đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm
+ H 7: Những người đi xe máy đi đúng phần đường quy định
	c. Hoạt động3 : Củng cố .
 - Thi đua (2 dãy) Trưng bày tranh ảnh tài liệu sưu tầm và thuyết trình về tình hình giao thông hiện nay.
 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
	3. Củng cố - dặn dò: 
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Ôn tập: Con người và sức khỏe.
- Nhận xét tiết học ________________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 31 tháng 10 năm 2007
Tập đọc . Tiết 20 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I
( Tiết 4 )
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Ôn lại các bài văn miêu tả trong 3 chủ điểm: Việt Nam, Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình. Con người với thiên nhiên, trao dồi kỹ năng đọc. Hiểu và cảm thụ văn học.
	- Nắm được tính cách của các nhân vật trong vở kịch “Lòng dân”; thể hiện đúng tính cách nhânvật 
	2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm một bài văn miêu tả thể hiện cảm xúc, làm nổi bật những hình ảnh được miêu tả trong bài.
	3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, con người, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy – học :
 + GV: Tranh vẽ mọi người dân đủ màu da đứng lên đấu tranh.
 + HS: Vẽ tranh về nạn phân biệt chủng tộc.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Ôn tập và kiểm tra
	2. Ôn tập :
	a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại các bài văn miêu tả trong 3 chủ điểm: Việt Nam, Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình. Con người với thiên nhiên, trau dồi kỹ năng đọc. Hiểu và cảm thụ văn học (đàm thoại).
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải.
 * Bài 1:
Phát giấy cho học sinh ghi theo cột thống kê. Học sinh ghi lại những chi tiết mà nhóm thích nhất trong mỗi bài văn .
Giáo viên yêu cầu nhóm dán kết quả lên bảng lớp. Đại diện nhóm trình bày kết quả. Học sinh đọc nối tiếp nhau nói chi tiết mà em thích.
Giáo viên nhận xét bổ sung.
Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn kết quả làm bài. 1, 2 học sinh nhìn bảng phụ đọc kết quả.
	* Bài 2:
 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm vở kịch “Lòng dân”.
 - Tổ chức thảo luận phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch
	 - Mỗi nhóm chọn diễn mọt đoạn kịch
	 - Cả lớp nhận xét và bình chọn 
	b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết đọc diễn cảm một bài văn miêu tả thể hiện cảm xúc, làm nổi bật những hình ảnh được miêu tả trong bài (đàm thoại).
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải.
Thảo luận cách đọc diễn cảm.
Đại diện nhóm trình bày có minh họa cách đọc diễn cảm. 
Các nhóm khác nhận xét.
	c. Hoạt động 3: Thi đua: Ai hay hơn? Ai diễn cảm hơn (2 dãy)
 - Mỗi dãy cử một bạn, chọn đọc diễn cảm một đoạn mình thất nhất.
 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
	3. Củng cố - dặn dò: 
	- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm.
	- Chuẩn bị: “Chuyện một khu vườn nhỏ”.
________________________________________
Toán . Tiết 48
CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.
 - Biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
	2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng hai số thập phân.
	3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy – học :
 + GV: Phấn màu. 
 + HS: Vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. kiểm tra bài cũ :
	- Học sinh sửa bài nhà (SGK).
	- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Cộng hai số thập phân
	2. Giảng bài :
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não.
- Giáo viên nêu bài toán dưới dạng ví dụ.
- Học sinh thực hiện.
- Giáo viên theo dõi ở bảng con, nêu những trường hợp xếp sai vị trí số thập phân và những trường hợp xếp đúng.
Học sinh nhận xét kết quả 4,29 m từ đó nêu cách cộng hai số thập phân.
- Giáo viên giới thiệu ví dụ 2.
Học sinh làm bài, nhận xét .
Học sinh sửa bài – Nêu từng bước làm.
Học sinh rút ra ghi nhớ.
+
Ví dụ 1 : 1,84 m = 	184 cm
 2,45 m =	245 cm
	 429 cm
	 =	 4,29 m
+
	1,84 
	2,45
	3,26 
+
Ví dụ 2 : 15,9
 8,75
 24,65
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau
	+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau .
	+ Cộng như cộng các số tự nhiên .
	+ Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng .
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành phép cộng hai số thập phân, biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, động não.
	Bài 1 .
 Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
	Bài 2 .
- 3 HS lên bảng, mỗi HS thực hiện 1 con tính 
- HS cả lớp làm vào vở bài tập .
	Bài 3 .
- HS đọc đề và tự thực hiện .
1/ 
+
+
a) 58,2 b) 19,36
	 24,3 4,08 
 82,5 23,44
+
+
c) 75,8 d) 0,995
 249,19 0,868
 324,99 1,863
2/ 
a) b) c) 
+
+
+
 7,8 34,82 57,648
 9,6 9,75 35,37	
 17,4	 44,57 93,018
3/ Bài giải 
Tiến cân nặng là :
32,6 + 4,8 = 37,4 (kg)
 Đáp số : 37,4 kg
v	Hoạt động 3: Củng cố
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Nhắc lại kiến thức vừa luyện tập.
	3. Củng cố – dặn dò : 
Dặn dò: Làm bài nhà, chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị: Luyện tập. 
- Nhận xét tiết học	
_______________________________________________
Kể chuyện . Tiết 10
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I
( Tiết 5 )
I. Mục tiêu : 
	- Kiểm tra đọc lấy điểm ( yêu cầu như tiết 1 ) .
	- Xác định được tính cách của từng nhân vật trong vở kịch Lòng dân, phân vai diễn lại vở kịch .
II. Đồ dùng dạy – học :
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 .
	- Trang phục để diễn kịch .
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
	Tiến hành tương tự tiết 1 .
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học .
	2. Hướng dẫn làm bài tập .
	Bài 2 .
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS đọc lại vở kịch. Cả lớp theo dõi, xác định tính cách của từng nhân vật .
- Gọi HS phát biểu .
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng .
- Yêu cầu HS diễn kịch trong nhóm .
- Tổ chức cho HS thi diễn kịch .
- GV cùng cả lớp tham gia bình chọn .
- Khen ngợi, trao phần thửơng (nếu có) cho HS vừa đoạt giải .
- Dì Năm : bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ .
	An : thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ thù không nghi ngờ .
	Chú cán bộ : bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân .
	Lính : hống hách .
	Cai : xảo quyệt, vòi vĩnh .
- Nhóm kịch diễn giỏi nhất .
	Diễn viên đóng kịch giỏi nhất .
	3. Củng cố – dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Khen ngợi những HS diễn kịch hay, khuyến khích các nhóm diễn kịch luyện tập thêm .
_______________________________________________
Lịch sử . Tiết 10 
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Học sinh biết: Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch HCM đọc “Tuyên ngôn độc lập”.
	- Đây là sự kiện lịch sử trọng đại: khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 2/ 9 là ngày Quốc Khánh của nước ta.
	2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để rút ra ý nghĩa.
	3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu kính, biết ơn Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy – học :
 + GV: Hình ảnh SGK: Aûnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
 + HS: Sưu tầm thêm tư liệu, ảnh tư liệu.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ : 
HS trả lời câu hỏi .
Tại sao nước ta chọn ngày 19/ 8 làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám 1945?
Ý nghĩa của cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945?
Giáo viên nhận xét bài cũ.
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử trọng đại này của dân tộc ta qua bài Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập .
	2. Giảng bài :
v	Hoạt động 1: Thuật lại diễn biến buổi lễ “Tuyên ngôn Độc lập”.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, trực quan.
	- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK, đoạn “Ngày 2/ 9/ 1945. Bắt đầu đọc bản “Tuyên ngôn Đọc lập”.
	® GV gọi 3, 4 em thuật lại đoạn đầu của buổi lễ tuyên bố độc lập.
	® GV nhận xét + chốt + giới thiệu ảnh “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập”.
	- HS đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe đoạn đầu của buổi lễ tuyên bố độc lập.
v	Hoạt động 2: Nội dung của bản “Tuyên ngôn độc lập”.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
- Trình bày nội dung chính của bản “Tuyên ngôn độc lập”?
- Thuật lại những nét cơ bản của buổi lễ tuyên bố độc lập.
- Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập , Bác Hồ thay mặt nhân dân VN khẳng định điều gì?
Gồm 2 nội dung chính.
	+ Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc VN.
	+ Dân tộc VN quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
- Đoạn đầu.
	+ Bác Hồ đọc “ Tuyên ngôn Độc lập”.
	+ Buổi lễ kết thúc trong không khí vui sướng và quyết tâm của nhân dân: đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập dân tộc.
- Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam .
v	Hoạt động 3: Củng cố. 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu ý kiến về:
	+ Ý nghĩa của buổi lễ tuyên bố độc lập.
	+ Nêu cảm nghĩ, kỉ niệm của mình về ngày 2/ 9.
- Học sinh nêu + trưng bày tranh ảnh sưu tầm về Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập” tại quảng trường Ba Đình
+ Ngày 2/ 9/ 1945 trở thành ngày lễ Quốc Khánh của dân tộc ta, đánh dấu thời điểm VN trở thành 1 nước độc lập.
	3. Củng cố - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập.”
- Nhận xét tiết học ________________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 01 tháng 11 năm 2007
Tập làm văn . Tiết 19
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I
( Tiết 6 )
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: - Ôn lại các bài văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm: Việt Nam – Tổ Quốc em: Cánh chim hòa bình; Con người với thiên nhiên.
	2. Kĩ năng: - Rèn HS biết cách lập dàn ý (Mở bài – Thân bài – Kết luận).Xác định đúng trọng tâm và miêu tả có thứ tự. Xác định cách viết bài văn, đoạn văn.
	3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước và say mê sáng tạo.
II. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
	- Học sinh đọc bài 3a.
	- Cả lớp nhận xét.
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học .
	2. Ôn tập :
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại các bài văn miêu tả đã học.
Phương pháp: Bút đàm.
	- Giáo viên cho học sinh đọc nội dung trong SGK.
	- Yêu cầu học sinh đọc lại các bài tập đọc.
	+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
	 + Kì diệu rừng xanh.
	 + Đất Cà Mau
	- 1 học sinh đọc nội dung bài 1.
	- Lập dàn ý.
	- Học sinh sửa bài (Phần thân bài có mấy đoạn).
	- 1 học sinh đọc nội dung bài 2.
	- Lập dàn ý.
	- Học sinh sửa bài (Phần thân bài có mấy đoạn, ý từng đoạn).
	- 1 học sinh đọc nội dung bài 3.
	- Lập dàn ý.
	- Học sinh sửa bài (Phần thân bái có mấy đoạn).
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết cách lập dàn ý (Mở bài – Thân bài – Kết luận), xác định đúng trọng tâm và miêu tả có thứ tự, xác định cách viết bài văn, đoạn văn.
Phương pháp: Bút đàm.
	- Yêu cầu học sinh lập dàn ý tả cảnh đẹp quê hương em.
	- Viết 1 đoạn văn mà em chọn dựa vào dàn ý.
	- Yêu cầu học sinh viết cả bài dựa vào dàn ý vừa lập.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Thi đua.
	- Đọc đoạn văn hay.
	- Phân tích ý sáng tạo.
	3. Củng cố – dặn dò :
Làm hoàn chỉnh yêu cầu 3.
Chuẩn bị: “Kiểm tra”.
- Nhận xét tiết học. 
_________________________________________________
Toán . Tiết 49 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Củng cố kỹ năng cộng số thập phân.
	- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
	2. Kĩ năng: Rèn học sinh đặt tính chính xác, thực hành cộng nhanh. Nắm vững tính chất giao hoán của phép cộng.
	3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế. 
II. Đồ dùng dạy – học :
 + GV: Phấn màu. 
 + HS: Vở bài tập, bài soạn.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
	- Học sinh sửa bài.
	- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Trong tiết học toán này chúng ta cùng luyện tập về phép cộng các số thập phân, nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân, giải các bài toán có nội dung hình học và bài toán liên quan đến số trung bình cộng .
	2. Luyện tập :
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố kỹ năng cộng số thập phân, nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành, động não.
	Bài 1 .
- GV yêu cầu HS đọc đề và nêu yêu cầu .
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở .
a
5,7 
14,9
0,53
b
6,24
4,36
3,09
a + b
5,7 +6,24 = 11,94 
14,9 + 4,36 = 19,26
0,53 + 3,09 = 3,62
b + a
6,24 + 5,7 = 11,94 
4,36 + 14,9 = 19,26 
3,09 + 0,53 = 3,62
	Bài 2 .
- HS đọc đề , 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập .
2/ a) b) c)
+
+
+
 9,46 45,08	0,07
	 3,8 	 24,97	0,09
 13,26	 70,05 0,16
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhận biết tính chất cộng một số với 0 của phép cộng các số thập phân, và dạng toán trung bình cộng.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não.
Dãy A tìm hiểu bài 3.
Dãy B tìm hiểu bài 4.
*Bước 1: Đọc đề, tóm tắt đề.
*Bước 2: Nêu cách giải.
Các nhóm khác bổ sung.
Giáo viên chốt ý: nêu cách giải phù hợp nhất.
Giáo viên tổ chức sửa bài thi đua cá nhân.
	Bài 3 .
- HS đọc đề toán và tự làm bài .
	Bài 4 .
- HS đọc đề bài, tìm hiểu đề và tự thực hiện .
3/ Bài giải 
Chiều dài của hình chữ nhật là .
16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
Chu vi hình chữ nhật là 
(16,34 + 24,66) x 2 = 82 (m)
Đáp số : 82 m
4/ Bài giải 
Tổng số mét vải bán được trong cả hai tuần lễ là : 314,78 + 525,22 = 840 (m)
Tổng số ngày bán hàng trong hai tuần lễ là :
 7 x 2 = 14 (ngày )
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số 
mét vải là .
 840 : 14 = 60 (m)
 Đáp số : 60 m
v	Hoạt động 3: Củng cố
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung vừa học.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua giải nhanh.
Giáo viên nhận xét.
	3. Củng cố – dặn dò :
Dặn dò : Học sinh về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
Chuẩn bị: Xem trước bài tổng nhiều số thập phân.
- Nhận xét tiết học .
_____________________________________________
Khoa học. Tiết 20
ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
( T.1 )
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: - Xác định được giai đọan tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh .
	- Vẽ hoặc viết được sơ đồ cách phòng tránh : Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/ AIDS.
	2. Kĩ năng: - Vận động các em vẽ tranh phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện (hoặc xâm hại trẻ em hoặc HIV/ AIDS, hoặc tai nạn giao thông.
	3. Thái độ:- Giáo dục HS bảo vệ sức khỏe và an toàn cho bản thân và cho mọi người
II. Đồ dùng dạy – học : 
 + Giáo viên: - Các sơ đồ trang 42 , 43 / SGK.
 	 - Giấy khổ to và bút dạ đủ dùng.
 + Học sinh : - SGK. 
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
Học sinh tự đặt câu hỏi và trả lời về phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ .
Học sinh nêu ghi nhớ.
® Giáo viên nhận xét, cho điểm.
	B. Ôn tập :
	1. Giới thiệu bài : Ôn tập con người và sức khỏe.
	2. Ôn tập :
v	Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại. 
 * Bước 1: Làm việc cá nhân.
- Giáo viên yêu cầu quan học sinh làm việc cá nhân theo yêu cầu bài tập 1, 2 , 3 trang 42/ SGK.
- Vẽ lại sơ đồ và đánh dấu giai đoạn dậy thì ở con gái và con trai, nêu đặc điểm giai đoạn đó.
* Bước 2: Làm việc theo nhóm
Cá nhân trình bày với các bạn trong nhóm sơ đồ của mình, nêu đặc điểm giai đoạn đó.
Các bạn bổ sung.
- Mỗi nhóm cử một bạn đem sơ đồ dán lên bảng và trình bày trước lớp.
- GV kết luận .
	 20tuổi
Mới sinh	 trưởng thành
Ví dụ:	 20 tuổi
Mới sinh 10 dậy thì15 trưởng thành	 Sơ đồ đối với nữ.
v Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng “
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải
* Bước 1: Tổ chức hướng dẫn.
- Hướng dẫn học sinh tham khảo sơ đồ cách phòng bệng viêm gan A ở trang 43/ SGK.
- Phân công các nhóm: chọn một bệnh để vẽ sơ đồ về cách phòng tránh bệnh đó.
- Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Nhóm nào xong trước và đúng là thắng cuộc .
 * Bước 2: 
Giáo viên đi 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 10.doc