Giáo Án Lớp 5 - Tuần 1 - Nguyễn Văn Ba - Trường THCS Hoàng Hoa Thám

I.Mục tiêu:

- Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.

- Biết thực hành các phép tính thành thạo. b1,2,3,4 t/3

- Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ làm bài.

II. Đồ dùng dạy học: Tấm bìa cắt và vẽ như SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng honganh Lượt xem 1128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lớp 5 - Tuần 1 - Nguyễn Văn Ba - Trường THCS Hoàng Hoa Thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ca , 
Ai là tác giả bài Quốc ca?
Lớp đứng nghiêm hát bài hát .
Em yêu hoà bình
-Ai là tác giả? 
-GV giới thiệu lời ca của bài hát.
Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách.
-Lớp hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Từng tổ trình bày bài hát. 
 Chúc mừng
Bài Chúc mừng là của nhạc sĩ nào?
-Giới thiệu lời ca của bài hát.
-Lớp hát kết hợp gõ theo phách.
-Hst kết hợp vỗ tay, có phách mạnh, phách nhẹ. Trình bày theo tổ.
Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- HS hát nhiều lần 4 bài hát trên 
B ) Nội dung 2 : ôn tập một số ký hiệu ghi nhạc
* Hoạt động 1 : Câu hỏi 
- Lớp 4 các em đã được học những ký hiệu ghi nhạc gì ? ( Khuông nhạc , khoá son )
- Em hãy kể tên các nốt nhạc ?
( Đô Rê Mi Pha Son La Si Đô )
- Em biết những hình nốt nhạc nào ?
( Nốt trắng , nốt đen , nốt móc đơn , móc kép )
* Hoạt động 2 : 
- HS tập nói tên các nốt nhạc trên khuông nhạc
 HS tập viết nốt nhạc trên khuông nhạc
HS lắng nghe và ghi nhớ
HS ghi bài
HS luyện thanh khởi động giọng
HS ôn tập các bài hát theo hướng dẫn của GV
HS ghi bài 
HS trả lời một số câu hỏi theo gợi ý của GV
HS tập nói tên nốt nhạc và tập viết nốt nhạc trên khuông nhạc theo hướng dẫn cũa GV
IV / Củng cố : 
	- Hệ thống hoá kiến thức đã học 
- Cả lớp hát 4 bài hát nhiều lần , kết hợp vỗ tay theo phách
V / Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học
	- Gợi ý cho HS trả lời câu hỏi trong SGK
	- Học thuộc bài và chuẩn bị bài cho tiết sau ./.
----------------------------------------------------------------------------------------
Mỹ thuật: tiết 1 (giáo viên bộ môn).
----------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 24 tháng 8 năm 2012
Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG NGHĨA
IMục tiêu:
- Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Vận dụng hiểu biết tìm từ đồng nghĩa (BT1-2) hai trong số 3 từ, đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa theo mẫu (BT3), HS khá, giỏi đặt 2 , 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được.
- Có khả năng trong việc sử dụng từ đồng nghĩa trong khi nói và viết.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn từ in đậm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới
:*Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
* Hoạt động 2: Phần nhận xét:
Bài 1: Gọi HS đọc bài 1 và các từ in đậm ghi trên bảng: Xây dựng- kiến thiết.
- Yêu cầu HS so sánh các từ in đậm giống hay khác nhau.
- GV chỉnh sửa câu trả lời của HS.
+ Em có nhận xét gì về nghĩa các từ trên?
GV chốt ý: Những từ có nghĩa giống nhau gọi là từ đồng nghĩa.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
GV hướng dẫn: 
+ Cùng đọc đoạn văn.
+ Thay đổi vị trí các từ in đậm trong từng đoạn văn.
+ Đọc lại đoạn văn sau khi đã thay đổi.
+ So sánh ý nghĩa từng câu trong đoạn văn trước và sau khi thay đổi
-Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
GV chốt ý: Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế cho nhau. Còn vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay nhau vì nghĩa không giống nhau hoàn toàn.
+ Thế nào là từ đồng nghĩa?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
*Hoạt động 3: Phần ghi nhớ.
- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ và cho ví dụ
* Hoạt động 4: Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và từ in đậm.
-Yêu cầu HS làm bài và lên bảng sửa.
- Gọi HS nhận xét.
- GV kết luận kết quả đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV phát giấy khổ to cho HS làm theo nhóm tìm từ đồng nghĩa.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét kết luận từ đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt riêng HS, khá, giỏi đặt câu với 2 đến 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được.
- GV nhận xét từng câu. Khen HS đặt hay và cho điểm.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò:
Tại sao ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Cho ví dụ? 
-Nhận xét tiết học, khen HS hiểu bài. Dặn về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
-1 HS đọc, cà lớp theo dõi.
- HS nối tiếp phát biểu ý kiến.
- Nghĩa giống nhau.
- Vài HS nhắc lại.
-1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cạnh làm việc.
- HS phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung.
- 3 HS nối nhau trả lời.
-2 HS đọc, cả lớp đọc thuộc.
-2 HS nối nhau đọc.
- Cả lớp làm bài, 1 HS lên bảng làm.
Nước nhà – non sông; hoàn cầu – năm châu.
-1 HS đọc.
- HS trao đổi theo nhóm và ghi kết quả vào giấy dán lên bảng.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Đẹp: xinh đẹp, đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh xắn, xinh tươi, xinh đẹp, tươi đẹp, mĩ lệ, tráng lệ, lộng lẫy.
+ To lớn: to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ
+ Học tập: học hành, học hỏi
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đặt câu vào bảng phụ sau đó trình bày bài của mình.
+ Bé Nga rất xinh xắn với chiếc nơ hồng xinh xinh trên đầu.
+ Quang cảnh nơi đây thật mĩ lệ.
+ Chúng em thi đua học tập
- HS nối nhau đọc, cả lớp theo dõi nhận xét.
----------------------------------------------------------------------------------------
Toán
 ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Biết sắp xếp ba phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. BT: b1,2 tr/6.
- Rèn tính cẩn thận, tư duy khi làm bài.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Ôn tập cách so sánh hai phân số:
- GV viết lên bảng 2 phân số:
 và ; và
- Yêu cầu HS lên bảng so sánh.
- Gọi HS nhận xét và nêu cách tính.
- Ở bài 2 muốn so sánh ta làm sao? 
- Cho HS nhắc lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
* Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu, sau đó cho HS tự làm vào vở.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2: Đề bài yêu cầu ta làm gì?
- Muốn xếp từ bé đến lớn ta làm sao?
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- GV đánh giá cho điểm.
* Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò:
- Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số ta làm sao?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm lại các bài đã làm sai và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
-HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp.
 < ; * x * x 
 Vì > nên > 
- HS nêu: Bài 1 cùng mẫu số, bài 2 khác mẫu số.
- Ta qui đồng – so sánh.
- Vài HS nhắc lại.
-1 HS đọc, cả lớp làm bài.
- 1 HS đọc bài của mình trước lớp, cả lớp theo dõi chữa bài và kiểm tra bài của mình.
- Xếp phân số từ bé đến lớn.
- Ta so sánh các phân số với nhau.
 2 HS lên bảng làm bài.
 a) b) 
- Cả lớp nhận xét
Kĩ thuật
ĐÍNH KHUY HAI LỖ (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được ít nhất một khuy. Khuy đính tương đối chắc chắn.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu khuy, vải, khuy, chỉ, kim, phấn vạch.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vật liệu, dụng cụ.
3.Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Quan sát, nhạn xét mẫu
- GV đem một số loại khuy khác nhau (SGK) và đặt câu hỏi về hình dạng, kính thước, màu sắc.
- Cho HS quan sát khuy đính trên áo các em đang mặc về khoảng cách, vị trí, lỗ khuyết giữa các khuy.
- GV chốt ý: Khuy có nhiều màu sắc, hình dạng, kính thước khác nhau và được đính vào vải.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
 - Yêu cầu HS đọc (SGK) và nêu qui trình đính khuy, cách vạch dấu, các điểm.
- Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác 1.
- GV sử dụng khuy lớn để hướng dẫn cách đặt khuy vào điểm vạch dấu, đính khuy.
- Các khuy còn lại gọi HS lên bảng thực hiện.
- GV đặt câu hỏi để HS nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy.
- Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác.
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại các thao tác đính khuy hai lỗ.
- GV cho HS gấp nẹp, khâu lượt nẹp, vạch dấu các điểm vào nháp.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết tới thực hành trên vải.
-HS quan sát và trả lời.
-HS quan sát và nêu trước lớp.
- HS khác nhận xét.
-HS đọc sách và phát biểu.
-1 HS lên thực hiện bước 1.
- HS quan sát GV đính khuy.
-2 HS lên bảng đính khuy, HS khác theo dõi.
-HS nêu cách quấn chỉ và kết thúc đính khuy.
- HS lên bảng làm.
Kể chuyện
LÝ TỰ TRỌNG
I.Yêu cầu:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
- Hiểu: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
- HS khá, giỏi kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe kể và nhớ chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung sáu tranh.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
+ Hoạt động 2: GV kể chuyện.
- Em biết gì về anh Lý Tự Trọng?
-GV kể lần 1 giọng kể chậm rải, thong thả ở đoạn 1 và phần đầu đoạn 2 đặc biệt ở đoạn anh Trọng nhanh trí, gan dạ, bình tĩnh, dũng cảm trước những tình huống nguy hiểm.GV viết lên bảng các nhân vật: Lý Tự Trọng, tên đội Tây, mật thám Lơ-grăng, luật sư và kết hợp giải nghĩa từ: Sáng dạ, mít tinh, luật sư, thành niên, Quốc tế ca.
- GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to trên bảng.
- Yêu cầu HS giải nghĩa từ: sáng dạ, mít tinh, luật sư, thành niên, Quốc tế ca. 
- GV nêu câu hỏi giúp HS nhớ nội dung chuyện:
+ Câu chuyện có những nhân vật gì?
+ Lý Tự Trọng được cử ra nước ngoài học khi nào? Anh về nước làm nhiệm vụ gì?
+ Hành động dũng cảm nào của anh Trọng làm em nhớ nhất?
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn viết lời thuyết minh.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài 1 và làm việc theo nhóm trao đổi về nội dung từng tranh
- Gọi các nhóm trình bày.
 GV kết luận và dán lời thuyết minh từng tranh.
+ Hoạt động 4: HS kể chuyện.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh và lời thuyết minh kể lại từng đoạn và cả câu chuyện theo nhóm sau đó trao đổi ý nghĩa.
- Gọi đại diện nhóm thi kể trước lớp.
- Yêu cầu HS hỏi bạn về nội dung truyện
- GV cho lớp bình chọn bạn kể hay nhất, tự nhiên nhất.
+ Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu gì về con người Việt Nam?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Là một thanh niên yêu nước. Anh tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn ít tuổi. Anh hi sinh năm 17 tuổi
-HS nghe kể.
-HS nghe và quan sát tranh.
- HS nối nhau giải nghĩa từ.
- Lý Tự Trọng, tên đội Tây, mật thám Lơ-grăng, luật sư.
- Năm 1928. Về nước anh làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tau biển.
- HS nối nhau nêu.
- 4 HS tạo thành nhóm trao đổi lời thuyết minh.
- Đại diện nhóm trình bày.
Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được 
cử ra nước ngoài học tập.
Tranh 2: Về nước, anh được giao nhiệm
vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các tổ chức đảng bạn qua đường tàu biển.
Tranh 3: Anh Trọng rất nhanh trí, gan dạ 
và bình tĩnh trong công việc.
Tranh 4: Trong một buổi mít tinh, anh đã 
bắn chết tên mật thám, cứu đồng chí và bị giặt bắt.
Tranh 5: Trước tòa án của giặc, anh hiên
 ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.
Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng 
vẫn hát vàng bài Quốc tế ca.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lần lượt từng em trong nhóm kể từng đoạn, HS khác lắng nghe, nhận xét.
- Đại diện nhóm thi kể từng đoạn trước lớp, HS khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi về nội dung truyện mà các bạn dưới lớp hỏi.
+ Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là “Ông nhỏ”?
+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
+ Hành động nào của anh Trọng khiến bạn khâm phục nhất?
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay 
Lịch sử
“BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH
I.Mục tiêu: HS biết:
	- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. 
 + Trương Địnhquê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (1859)
 + Triều đình ký hòa ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định giải tán lực lượng.
 + Trương Dịnh không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp. 
Biết được các đường phố, trường học, ở địa phương mang tên Trương Định.
Giáo dục lòng yêu nước, ca ngợi anh hùng Trương Định.
II Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
- GV treo bản đồ chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì và nêu:
* Sáng 1/9/1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâ lược nước ta.Tại đây, Pháp phải chống trả quyết liệt của quân và dân ta nên chúng không thực hiện được kế hoạch.
* Năm sau, Pháp đánh vào Gia Định, nhân dân Nam Kì đứng lên chống Pháp, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định.
¯Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp làm 3 nhóm và phát phát phiếu học tập rồi yêu cầu các nhóm đọc SGK thảo luận câu hỏi:
+ Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định điều gì? 
+ Khi được lệnh vua có điều gì làm Trương Định lo nghĩ?
+ Trước những băn khoăn đó nghĩa quân và dân chúng làm gì?
+ Trương Định làm gì để đáp lại lòng dân?
-GV chốt ý đúng.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK và nêu suy nghĩ thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh vua mà ở lại cùng nhân dân chống Pháp.
- Em biết thêm gì về Trương Định. 
- Em biết đường phố, trường học nào mang tên Trương Định?
- GV chốt lại ý kiến của HS. 
Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò:
- HS đọc ghi nhớ- Em có biết đường phố, trường học nào mang tên Trương Định.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS theo dõi và lắng nghe
-Các nhóm đọc SGK và cử thư kí ghi kết quả vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Phải giải tán lực lượng và thăng chức cho ông làm Lãnh binh và đi An Giang nhận chức.
- Trương Định băn khoan khoăn giữa vua và nghĩa quân không biết làm sao cho phải lẽ.
- Nghĩa quân và nhân dân suy tôn ông làm: “Bình Tây Đại nguyên soái”.
- Cảm kính trước tấm lòng của nghĩa quân và dân chúng ông đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống Pháp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
-HS quan sát hình và lần lượt nêu ý kiến.
Vì Trương Định yêu nước muốn đánh đưổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước ta.
- Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (1859)
- HS nối nhau trả lời.
------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 25 tháng 8 năm 2012
Thể dục
Bài 2
------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
(GDBVMT: KHAI THÁC GIÁN TIẾP)
I.Yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm toàn bài, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả màu vàng của cảnh vật
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng.
.- Hiểu: Bức tranh làng quê vào mùa thật đẹp.
- Có thái độ yêu thích môn học.
GDMT:
 * Biết nét đẹp của phong cảnh làng quê lúc vào mùa
* Chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ cảnh đẹp đó.
* Yêu thiên nhiên và phong cảnh làng quê Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, tranh minh họa có màu sắc quang cảnh làng mạc ngày mùa.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
GV nhận xét cho điểm.
3. Dạy bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS nối nhau đọc 4 phần của bài.
- GV khen HS đọc đúng kết hớp sửa lỗi, giọng đọc.
- Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó: cây lụi, kéo đá, hợp tác xã.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
 b. Tìm hiểu bài:
Gọi HS đọc theo phần và lần lượt trả lời câu hỏi.
1. Nêu những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng của sự vật đó?
-Giảng: Mỗi sự vật đều được tác giả quan sát rất tỉ mỉ và tinh tế. Bao trùm lên cả làng quê vào ngày mùa là màu vàng, những màu vàng rất khác nhau. Sự khác nhau của sắc vàng cho ta những cảm nhận riêng về đặc điểm của từng cảnh vật.
2. Mỗi màu vàng gợi cho em cảm giác gì? Hãy chọn một sự vật và nêu cảm giác màu vàng đó? Giảm tải
3. Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
Giảng: Thời tiết ngày mùa rất đẹp, nó không gợi cho ta cảm giác hanh hao, héo tàn của ngày cuối thu bước sang đông. Trời không nắng, không mưa như ủng hộ con người trong ngày mùa. Con người đã làm cho bức tranh sinh động ta như cảm nhận được không khí vui tươi, tấp nập của ngày mùa. Mọi người ai cũng chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc. 
* GDMT: Phong cảnh làng quê thật đẹp nhất là lúc vào mùa, do đó ta phải yêu quí và bảo vệ môi trường làng quê thêm đẹp.
4. Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
- Gọi HS rút ra nội dung bài.
 c. Đọc diễn cảm:
- GV cho HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV đọc mẫu 1 đoạn.
- Gọi HS đọc theo cặp.
- Gọi HS thi đọc trước lớp.
 GV nhận xét tuyên dương HS đọc hay.
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Theo em nghệ thuật tạo nên nét đặc sắc của bài văn là gì?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
2 HS đọc thuộc đoạn văn “Thư gửi các HS” kết hợp trả lời nội dung thư.
-1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- 4 HS nối nhau đọc(2 lượt)
+ Đoạn 1: Mùa đông rất khác nhau
+ Đoạn 2: Có lẽ bắt đầu treo lơ lửng
+ Đoạn 3: Từng chiếc lá mít quả ớt đỏ chói.
+ Đoạn 4: Tất cả đượm là ra đồng ngay.
- HS phát âm lại lỗi đã đọc sai.
-HS đọc chú giải SGK
-2 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc.
- 1 HS đứng tại chỗ đọc.
- HS theo dõi giọng đọc.
-HS đọc theo đoạn và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.
- Lúa: vàng xuộm; nắng vàng hoe; quả xoan vàng lịm; lá mít vàng ối; tàu đu đủ, lá sắn héo vàng tươi; quả chuối chín vàng; bụi mía vàng xọng; rơm, thóc vàng giòn; con gà, con chó vàng mượt; mái nhà rơm vàng mới; tất cả màu vàng trù phú, đầm ấm
- Vàng xuộm: là vàng đậm, vàng hoe: là vàng nhạt, vàng lịm: quả chín, vàng ối: vàng đậm, vàng tươi: vàng của lá,sáng , vàng xọng: vàng mọng nước, vàng giòn: màu được phơi nắng tạo cảm giác giòn, vàng mượt: vàng của con vật có bộ lóng óng ả, vàng mới: màu vàng và mới.
- Thời tiết và con người ở đây gợi cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động. Thời tiết đẹp, gợi ngày mùa no ấm, con người cần cù lao động.
- Tác giả yêu làng quê Việt Nam.
-2 HS nêu nội dung bài.
4 HS nối nhau đọc, cả lớp theo dõi và nêu cách đọc cần nhấn giọng: màu vàng, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, chin vàng, vàng xọng, vàng giòn, vàng mượt, vàng mới, màu vàng trù phú, đầm ấm, không nắng, không mưa, mải miết
- HS theo dõi giọng đọc.
- 2 HS ngồi cạnh luyện đọc.
- 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm toàn bài.
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Chính là cách dùng từ chỉ màu vàng khác nhau
Tập làm văn
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
(KHAI THÁC TRỰC TIẾP)
I.Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài (nội dung ghi nhớ)
- Chỉ rõ cấu tạo ba phần của bài văn nắng trưa.
.
- Bước đầu biết cách quan sát một cảnh vật.
GDMT:
* Biết được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên trên sông Hương và cái nắng gay gắt của buổi trưa.
* Biết bảo vệ môi trường thiên nhiên thêm đẹp và đội nón khi đi đường vào buổi trưa
* Tự hào về cảnh quan thiên nhiên trên đất nước ta.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi phần ghi nhớ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Phần nhận xét:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và toàn bài Hoàng hôn trên sông Hương và đọc phần giải nghĩa từ khó.
-GV giải nghĩa thêm từ “Hoàng hôn”.
- Sông Hương là dòng sông thơ mộng, hiền hòa chảy qua thành phố Huế. 
- Cho cả lớp đọc thầm bài văn và xác định mở bài, thân bài, kết bài.
- GV chốt lại kết quả đúng.
* GDMT: Thiên nhiên luôn đem đến cho con người cảm giác dễ chịu, vơi đi những nhọc nhằn đời thường. Bởi thế ta phải luôn bảo vệ cảnh quan thiên nhiên thêm đẹp.bảo vệ thiên nhiên là yêu quê hương, yêu tổ quốc .
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài và đọc lướt bài văn rồi trao đổi theo nhóm về thứ tự miêu tả bài trên có gì khác bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa sau đó nhận xét về cấu tạo.
-GV chốt ý: Bài quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh. Bài hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
- GV đặt câu hỏi rút ra bài học.
+ Bài văn tả cảnh gồm có những phần nào?
+ Nhiệm vụ chính của từng phần trong bài văn tả cảnh là gì?
* Hoạt động 3: Ghi nhớ
- Gọi HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
* Hoạt động 4: Luyện tập
- Gọi HS đọc bài văn “Nắng trưa”.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp chỉ rõ cấu tạo ba phần của bài.
- GV chốt ý:
 Mở bài: Nhận xét chung về nắng trưa.
Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa.
Kết bài: Cảm nghĩ về mẹ.
* GDMT: Cái nắng gay gắt, dữ đội vào buổi trưa làm cho ta cảm nhận được cái nóng bức, do đó khi đi nắng vào buổi trưa ta cần đội nón kẽo bị bệnh cảm nắng.
*Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò:
- Bài văn tả cảnh có cấu tạo như thế nào?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ cấu tạo bài văn tả cảnh và chuẩn bị bài sau.
-3 HS nối nhau đọc, cả lớp theo dõi.
- Hoàng hôn là thời gian cuối buổi chiều, khi mặt trời mới lặn.
- Cả lớp đọc bài văn và trao đổi với bạn bên cạnh 
-HS phát biểu ý kiến.
+ Mở bài (đoạn 1): Lúc hoàng hôn, Huế đặc biệt yên tĩnh.
+ Thân bài (đoạn 2 và 3): Sự thay đổi sắc mà của sông Hương từ lúc hoàng hôn đến lúc lúc thành phố lên đèn.
+ Kết bài: Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
- Cả lớp nhận xét.
-Các nhóm đọc lướt hai bài văn sau đó đại diện trình bày kết quả.
+ Giống: Cùng nêu nhận xét, giới thiệu chung về cảnh vật rồi miêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 1.doc