Giáo án lớp 5 - Tuần 1 - Nguyễn Công Sanh

I. Mục tiêu:

 Biết địc nhấn giọng những từ ngữ khó trong bài.

Hiểu nội dung bức thư;Bác hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

Trả lời được các câu hỏi nội dung bài.

Học thuộc lòng đoạn: “ Sau 80 năm.công học tập của các em”

II. Đồ dùng dạy học;

- Bảng phụ viết đoạn 1 của bài.

III. Các hoạt đông dạy học:

A. Mở đầu :

B. Dạy bài mới :

1. Giới thiệu bài :

Giáo viên giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng.

2. Hướng dẫn học sinh :

a. Luyện đọc :

- Một HS khá, giỏi đọc toàn bài.

- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, đọc 2-3 lượt.

Đoạn 1 : Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao ?

Đoạn 2 : Phần còn lại.

GV kết hợp sửa lỗi cho HS, giúp HS hiểu các từ ngữ cơ đồ, hoàn cầu, những cuộc chuyển biến khác thường : giời, giở.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc 28 trang Người đăng honganh Lượt xem 1155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 1 - Nguyễn Công Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Tìm được từ đồng nghĩa theo BT 1, BT2 SGK.
- Đặt câu với mỗi cặp từ đồng nghĩa BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẳn nội dung đoạn văn của BT1. 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài : 
2. Nhận xét : 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1. 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1, GV giao việc. 
- Ở câu a so sánh nghĩa của từ xây dựng với từ kiến thiết; ở câu b từ vàng hoe với từ vàng lịm, vàng xuộm. 
- HS trình bày kết quả làm bài; GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Lời giải : câu a : cùng chỉ 1 hoạt động; câu b : cùng chỉ 1 màu. 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
Cho HS đọc yêu cầu của BT2, HS làm bài cá nhân; HS trình bày kết quả. 
3. Lời giải đúng : 
a. Có thể thay đổi vị trí các từ vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn. 
b. Không thay đổi được vì nghĩa của các từ không giống nhau hoàn toàn. 
3. Ghi nhớ : Cho HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK. 
4. Luyện tập : 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1, HS đọc yêu cầu BT. 
HS trình bày : nhóm từ đồng nghĩa là : xây dựng - kiến thiết và trông mong- chờ đợi. 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2. 
- Cho HS đọc yêu cầu BT, HS trao đổi theo cặp; HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng với từ đẹp, to lớn, học tập. 
5. Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và làm BT3
Tiết 3:	Lịch sử:
 Bài 1: “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH
I. Mục tiêu:
- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì.
- Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: Không theo lệnh vua cùng nhân dân chống Pháp.
+ Biết được quê của Trương Định Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859).
+ Triều đình kí hòa ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Đinh phải giải tán lực lượng kháng chiến.
+ Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
- Biết các đường phố, trường học mang tên Trương Định.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình trong SGK.
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Phiếu học tập HS.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sách vở,Đ DHT và nhắc nhở nHS thực hiện tốt nội quy học tập.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài mới: 
GV giới thiệu bài và kết hợp dùng bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh Miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam kì. (SGV)
2. Dạy học bài mới:
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải
băn khoăn suy nghĩ?
+Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
+Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
 Hoạt động 2: HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành nhiệm vụ học tập
HS nêu được: 
 + Băn khoăn suy nghĩ của Trương Định
 + Nghĩa quân và ND suy tôn Trương Định làm “Bình Tây...”
 + Cảm kích trước tấm lòng nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng ND chống Pháp.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận – GV kết luận nhấn mạnh những kiến thức cần nắm. HS nhắc lại.
3. Củng cố dặn dò:
- HS trả lời nhanh câu hỏi:
+ Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình?
+ Em biết gì thêm về Trương Định?
+ Em có biết đường phố, trường học nào mang tên Trương Định?
- GV nhận xét giờ hoc, tuyên dương những em, nhóm học tốt.
Dặn dò: Nắm chắc bài-chuẩn bị bài 2.
Tiết 4: 	Kể chuyện: 
LÝ TỰ TRỌNG 
I.Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẳn lời thuyết minh cho 6 tranh. 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài :
- Giáo viên giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng. 
2. GV kể chuyện: 
HĐ1 GV kể lần 1 (không sử dụng tranh).
- GV giải nghĩa từ khó : sáng dạ, mít tinh, luật sư, thành niên, quốc tế ca. 
HĐ2: GV kể lần 2 (sử dụng tranh)
3. Hướng dẫn HS kể chuyện : 
HĐ1: HS tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh. 
- Cho HS đọc yêucầu của câu 1; GV nêu yêu cầu: dựa vào nộidung câu chuyện cô kể, dựa vào tranh minh hoạ trong SGK, các em hãy tìm cho mỗi tranh 1,2 câu thuyết minh. 
- Cho HS trình bày kết quả (Xem SGV - T14) - GV nhận xét
HĐ2: HS kể lại cả câu chuyện. 
- Cho HS kể từng đoạn; HS thi kể theo lời nhân vật, GV nhận xét, khen những HS kể hay. 
4. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
HĐ1: GV gợi ý cho HS tự nêu câu hỏi. 
- Có thể đặt câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện. 
HĐ2:GV đặt câu hỏi cho HS ? 
H : Vì sao người coi ngục gọi Trọng là "Ông Nhỏ" 
H : Vì sao thực dân Pháp xử bắn anh khi anh chưa đến tuổi vị thành niên ? 
H: Câuchuyện giúp em hiểu điều gì ? Xem SGV T15.
5. Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học,bình chọn HS kể chuyện hay nhất. 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện bằng cách nhập vai nhân vật khác nhau. 
THỨ TƯ:
 Ngày soạn: 16/8/2010.
 Ngàygiảng: Thư tư 18/8/2010.
Tiết 1: 	Tập đoc:
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng. 
- Trả lời được các câu hỏi trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm những bức ảnh có màu sắc về quang cảnh và sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa. 
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra 2-3 HS đọc thuộc lòng đoạn văn (đã xácđịnh) trong "Thư gửi các học sinh"; trả lời 1-2 câu hỏi (Trang 11-SGK). 
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài :
GV giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng. 
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc : 
- Một HS khá đọc toàn bài. 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn (2-3 lượt). 
Phần 1: câu mở đầu. 
Phần 2: Tiếp theo, đến như những chuổi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. 
Phần 3: tiếp theo, đến qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. 
Phần 4 : những câu còn lại. 
Khi HS đọc, GV kết hợp sửa lổi, phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng. 
Giải nghĩa từ (cây) lụi, kéo đá, hợp tác xã. 
HS luyện đọc theo cặp, một hoặc hai HS đọc cả bài. 
GV đọc diễn cảm toàn bài. 
b. Tìm hiểu bài : 
Câu 1 : Thảo luận nhóm đôi, kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng (HS trả lời). 
Câu 2 : Mỗi HS chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì ? (HS trả lời). 
=> Rút ý 1 của bài văn (màu sắc của làng quê vào ngày mùa). 
Câu 3 : HS nhóm 4 trả lời câu hỏi. 
- Những chi tiết nào về thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động ? (HS Trả lời )
=> Rút ý (thời tiết và con người trong cảnh ngày mùa)
Câu 4: HS đọc lướt toàn bài trả lời. 
=> Rút ý 3 của bài văn (tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương).
c. Đọc diễn cảm.
- 4 HS đọc diễn cảm đoạn văn từ "Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại đến quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới".
- HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò : 
- HS nêu nội dung chính của bài văn 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; chuẩn bị "Nghìn năm văn hiến". 
Tiết 2: 	Toán: 
ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ.
I. Mục tiêu: 
- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự.
- Làm được các bài tập trong SGK.
II . Chuẩn bị:
Học sinh chuẩn bị bài tập ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ: 
GVgọi HS nhớ lại tính chất của phân số để rút gọn phân số sau: 6 .
 30
B. Bài mới:
1. Ôn tập cách so sánh hai phân số:
GVgọi HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, rồi tự nêu ví dụ như trong SGK. Khi nêu ví dụ, chẳng hạn một HS nêu < thì yêu cầu HS giải thích. 
Gv nên tập cho học sinh nhận biết và phát biểu. Chẳng hạn, Nếu: 
- Làm tương tự với trường hợp so sánh hai phân số khác mẫu số. 
 * Chú ý : GV giúp học sinh nắm được phương pháp chung để so sánh hai phân số là bao giờ cũng có thể làm cho chúng có cùng mẫu số rồi so sánh các tử số.
2. Thực hành:
Bài 1:
- Cho học sinh làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài GV nên cho học sinh đọc hoặc viết kết quả so sánh hai phân số và giải thích trình bày miệng hoặc viết.
Chẳng hạn: =, vì ==
Bài 2: Cho học sinh tự quy đồng mẫu số các phân số. GV theo dõi giúp đỡ những em làm bài còn chậm.
Bài 3: Cho học sinh làm bài rồi chữa bài. Kết quả là:
 ; ; ; ; ; 
3. Củng cố, hướng dẫn:
- GV nhận xét tiết hoc.
- Về nhà các em xem lại bài và chuẩn bị bài sau:
Ôn tập : So sánh hai phân số.
Tiết 3:	Tập làm văn: 
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH 
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài (nội dung ghi nhớ).
- Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẳn nội dung cần ghi nhớ. 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài : 
2. Nhận xét : 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc yêu cầu của BT1; HS thảo luận theo cặp. 
Đọc văn bản "Hoàng hôn trên sông Hương", chia đoạn văn bản đó, xác định nội dung của từng đoạn.
Các nhóm trình bày, GV kết luận SGV. 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2, thảo luận theo cặp; tìm ra sự giống và khác nhau về thứ tự miêu tả của 2 bài văn. 
- Rút ra nhận xét cấu tạo của bài văn tả cảnh; các nhóm trình bày kết quả bài làm. 
3. Ghi nhớ : HS đọc phần ghi nhớ trong SGK, nhắc lại kết luận đã rút ra khi so sánh 2 bài văn. 
4. Luyện tập : 
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập, HS làm việc cá nhân.
- Các em đọc thầm bài nắng trưa; nhận xét cấu tạo của bài văn, cho HS trình bày kết quả. 
- GV chốt lại lời iải đúng; bài văn gồm 3 phần : 
+ Phần mở bài : Lời nhận xét chung về nắng trưa.
+ Phần thân bài: Tả cảnh nắng trưa
+ Phần kết bài : Lời cảm thán: tình thương yêu mẹ của con. 
5. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ SGK, HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập.
Tiết 4: 	Mĩ thuật:
Bài 1:THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ 
I.Mục tiêu:
HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân.
HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II.Chuẩn bị:
Giáo viên:
SGK, SGV.- Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
- Sưu tầm thêm một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Học sinh:- SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ:
- GV giới thiệu chương trình học, phổ biến nội quy học tập môn Mĩ thuật.
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập môn Mĩ thuật.
B.Giới thiệu bài mới:
- GV giới thiệu một vài bức tranh đã chuẩn bị và yêu cầu HS khi xem tranh cần lưu ý:
+ Tên tranh.
+ Tên tác giả.
+ Các hình ảnh trong tranh.
+ Màu sắc.
+ Chất liệu của bức tranh.
- GV cho một vài HS nêu cảm nhận của mình về các bức tranh.
C.Dạy học bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân
GV nêu yêu cầu: Thảo luận nhóm đôi, các nhóm làm những công việc sau trong thời gian 5 phút:
+ Đọc mục 1 trang 3 SGK. 
+ Trả lời câu hỏi:
Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
- Đại diện vài nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận và bổ sung:
+ Tô Ngọc Vân là một họa sĩ tài năng, có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam. Ông tốt nghiệp khóa II ( 1926- 1931) Trường Mĩ thuật Đông Dương, sau đó trở thành giảng viên của trường. Những năm 1939- 1944 là giai đoạn sáng tác sung sức của ông với chất liệu chủ đạo là sơn dầu.
Những tác phẩm nổi bật ở giai đoạn này là: Thiếu nữ bên hoa huệ ( 1943), Thiếu nữ bên hoa sen (1944), Hai thiếu nữ và em bé ( 1944),...Đây là những tác phẩm thể hiện kỹ thuật vẽ sơn dầu điêu luyện của họa sĩ Tô Ngọc Vân và cũng là những tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật sơn dầu Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
+ Sau Cách mạng tháng Tám, họa sĩ Tô Ngọc Vân đảm nhận cương vị Hiệu trưởng Trường Mĩ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc. Tứ đó, ông đã cùng anh em văn nghệ sĩ đem tài năng và tình yêu nghệ thuật góp phần phục vụ cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Ở giai đoạn này, ông vẽ nhiều tranh về Bác Hồ, về đề tài kháng chiến như: Chân dung Hồ Chủ Tịch, Chạy giặc trong rừng, Nghỉ chân bên đồi, Đi học đêm, Cô gái Thái,...Trong sự nghiệp của mình, họa sĩ Tô Ngọc Vân không chỉ là một họa sĩ mà còn là nhà quản lý, nhà nghiên cứu lí luận mĩ thuật có uy tín. Ông đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc đào tạo đội ngũ họa sĩ tài năng cho đất nước. Ông hi sinh trên đường công tác trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 khi tài năng đang nở rộ. Năm 1996, ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật.
Hoạt động 2: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
GV nêu yêu cầu: Sinh hoạt nhóm 4, GV cử nhóm trưởng- thư kí. Các nhóm làm những công việc sau trong thời gian 7 phút:
+ Quan sát tranh Thiếu nữ bên hoa huệ trang 4 SGK. 
+ Trả lời câu hỏi:
Hình ảnh chính của bức tranh là gì? ( Thiếu nữ mặc áo dài trắng)
Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? ( Hình mảng đơn giản, chiếm diện tích lớn trong bức tranh)
Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa? ( Màu chủ đạo là trắng, xanh, hồng; hòa sắc nhẹ nhàng, trong sáng)
Tranh vẽ bằng chất liệu gì? ( Sơn dầu)
Em có thích bức tranh này không?
Đại diện nhóm lên trình bày( 3 nhóm), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sau đó, GV bổ sung và hệ thống lại nội dung kiến thức:
Bức tranh Thiếu nữ bên hoa hụê là một trong những tác phẩm tiêu biểu của học sĩ Tô Ngọc Vân. Với bố cục đơn giản, cô đọng; hình ảnh chính là một thiếu nữ thành thị trong tư thế ngồi nghiêng, dáng uyển chuyển, đầu hơi cúi, tay trái vuốt nhẹ lên mái tóc, tay phải nâng nhẹ cánh hoa.
 Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng: màu trắng, màu xanh, màu hồng chiếm phần lớn diện tích bức tranh. Màu trắng và ghi xám của áo, màu hồng của làn da, màu trắng và xanh nhẹ của những bông hoa kết hợp với màu đen của mái tóc tạo nên màu sắc nhẹ nhàng, tươi sáng. Ánh sáng lan tỏa trên toàn bộ bức tranh làm nổi bật hình ảnh thiếu nữ dịu dàng, thanh khiết. Bức tranh Thiếu nữ bên hoa hụê là một trong những tác phẩm đẹp, có sức lôi cuốn người xem. Bức tranh được vẽ bằng sơn dầu, một chất liệu mới vào thời đó, nhưng mang vẻ đẹp giản dị, tinh tế, gần gũi với tâm hồn người Việt Nam.
D.Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét chung tiết học.
Khen ngợi các nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
* Dặn dò:
Sưu tầm thêm tranh ảnh của họa sĩ Tô Ngọc Vân và tập nhận xét.
Quan sát màu sắc trong thiên nhiên và chuẩn bị cho bài học sau.
Tiết 5:	Thể dục:
Bài 1:GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH - TỔ CHỨC LỚP
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
I. Mục tiêu:
- Biết được những nội dung cơ bản của chương trình và một số qui định, yêu cầu trong các giờ học thể dục. 
- Ôn tập đội hình đội ngũ. 
II. Địa điểm phương tiện:
Địa điểm :Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập ,đảm bảo an toàn tập luyện .
Phương tiện :Chuẩn bị một còi .
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1 .Phần mở đầu :6-7 phút .
Tập hợp lớp ,phổ biến biến nhiệm vụ ,yêu cầu bài học:1-2 phút.
Đứng vỗ tay hát :1-2 phút.
2. Phần cơ bản : 18-22 phút :
a. Giới thiệu tóm tắt chương trình Thể dục lớp 5: 2-3 phút.01
b. Phổ biến nội quy ,yêu cầu tập luyện : 1- 2 phút.
Khi học tiết Thể dục, áo quần phải gọn gàng ,có tinh thần học tập nghiêm túc Khi nghỉ tập phải xin phép thầy cô giáo.
c. Biên chế tổ tập luyện :1-2 phút :
Chia theo tổ của lớp học . Mỗi tổ có một tổ trưởng để chỉ huy tổ mình .
d. Chọn cán sự thể dục lớp :1-2 phút .
Giáo viên dự kiến ,nêu lên để HS cả lớp quyết định.
e) Ôn đội hình đội ngũ :5- 6 phút:
Cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học .Cách xin phép vào lớp 
GV làm mẫu ,sau đó chỉ dẫn cho cán sự và cả lớp cùng tập.
 g. Trò chơi kết bạn:4-5 phút.
GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi kết hợp cho một nhóm HS làm mẫu, sau đó cho cả lớp chơi thử 1-2 lần,chơi chính thức 2-3 lần,có phạt những em phạm quy.
3 . Phần kết thúc: 4-6 phút
- GV cùng HS hệ thống bài: 1-2 phút.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà: 2-3 phút. 
THƯ Năm:
 Ngày soạn: 17/8/2010.
 Ngày giảng: Thứ năm 19/8/2010.
Tiết 1: 	Toán:
ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ. (Tiếp theo )
I.Mục tiêu:
- Biết so sánh phân số với đơn vị, so sánh hai phân số có cùng tử số.
- Làm được các bài tập trong SGK.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ: GVgọi HS nhớ lại tính chất của phân số để so sánh hai phân số. 
B. Bài mới:
 GV hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài tập rồi chữa bài, khi chữa bài sẽ kết hợp ôn tập và củng cố kiến thức đã học.
Bài 1: Cho HS làm bài rồi chữa bài. Khi Hs chữa bài, GV cho HS nêu nhận xét để nhớ lại đặc điểm của phân số bé hơn 1, lớn hơn 1, bằng 1. Chẳng hạn:
 <, vì phân số có tử số bé hơn mẫu số ( 3 < 5 )
> 1, vì phân số có tử số lớn hơn mẫu số ( 9 > 4 ).
 = 1, vì phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và đều bằng 2.
Sau đó nên cho HS nhắc lại, chẳng hạn: Nếu phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1; Nếu phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1; Nếu phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
Bài 2: Thực hiện như bài 1 và giúp học sinh nhớ được:
Trong hai phân số có tử số bằng nhau, phân số anò có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
Bài 3: Cho học sinh làm phần bài a và phần c rồi chữa bài.
Khi chữa bài c GV nên khuyến khích học sinh làm bằng các cách khác nhau.
Bài 4 : Cho học sinh nêu bài toán rồi giải bài toán. Chẳng hạn:
Bài giải
Mẹ cho chị số qủa quýt tức là chị được chị số quả quýt.
Mẹ cho em số qủa quýt tức là chị được chị số quả quýt.
Mà > , nên > 
GV chấm bài , sau đó gọi học sinh lên chữa bài.
3. Củng cố, hướng dẫn:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em làm bài đạt điểm cao.
- Về nhà : làm bài tập phần b của bài tập 3.
- Xem trước bài: Phân số thập phân.
Tiết 2:	 Luyện từ và câu: 
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA 
I.Mục tiêu:
- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc và đặt câu với mỗi từ vừa tìm được BT1, BT2.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học.
- chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Nội dung bài tập SGK.
III. Các hoạt động dạy học: 
A.KTBC: 2 HS: 
HS1: Thế nào là từ đồng nghĩa ? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ? Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toà ? 
HS2: Làm lại BT2.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài : 
Giáo viên giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng.
2. Luyện tập: 
HĐ1: HS làm việc 4 nhóm; cho 4 ừ xanh, đỏ, trắng, đen, tìm những từ đồng nghĩa với 4 từ đó. 
Các nhóm trình bày kết quả bài làm; GV nhận xét và chốt lại những từ đúng. 
HĐ2: Cho HS đọc yêu cầu của BT1; làm việc cá nhân. 
Chọn một trong số các từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó; cho HS trình bày kết quả; GV nhận xét. 
HĐ3: HS đọc yêu cầu bài tập; HS làm việc theo cặp; Đọc lại đoạn văn.
Dùng viết chì gạch những từ cho trong ngoặc đơn mà theo em là sai, chỉ giữ lại từ theo em là đúng. 
- Các nhóm trình bày kết quả. 
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Các từ đúng cần để lại lần lượt là : điên cuồng, tung lên, nhô lên, sáng rực, gầm vang, lao vút,chọc thủng, hối hả. 
Tiết 3: 	Khoa học:
BÀI 2: 	 NAM HAY NỮ?
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Hình trang 6,7 SGK.
- Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK.
- HS chuẩn bị hình vẽ ( đã giao từ tiết trước).
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản?
- Nếu con người không có khả năng sinh sản thì điều gì có thể ảy ra? 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV hỏi: Con người có những giới nào? ( HS trả lời). Sau đó GV giới thiệu: Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về những điểm giống và khác nhau giữa nam và nữ.
Hoạt động 1: THẢO LUẬN
* Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4, thời gian 5 phút.
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 1,2,3,trang 6 SGK và sử dụng tranh vẽ ở nhà.
Bước 2: Thảo luận cả lớp.
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.( 3 nhóm lên trình bày), các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt rồi đưa ra kết luận.
Kết luận: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ, bé trai và bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục.
Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. Ví dụ:
-Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.(Chỉ vào hình 2)
-Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.( Chỉ vào hình 3)
* GV hỏi : Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học? ( 2-3 HS trả lời )
Hoạt động 2: TRÒ CHƠI “ AI NHANH, AI ĐÚNG?”
* Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa và nữ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như gợi ý trong trang 8 SGK và hướng dẫn HS cách chơi như sau:
- Thi xếp các tấm phiếu vào bảng dưới đây:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
1.Lần lượt từng nhóm giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy. Các thành viên của nhóm khác có thể chất vấn, yêu cầu nhóm đó giải thích rõ hơn.
2. Cả lớp cùng đánh giá, tìm ra sự sắp xếp giống nhau hoặc khác nhau giữa các nhóm, đồng thời xem nhóm nào sắp xếp đúng và nhanh là thắng cuộc.
Bước 2: HS làm việc theo nhóm 4, thời gian 5 phút.
Các nhóm làm việc theo hướng dẫn của GV.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm trình bày và giải thích tại sao nhóm mình lại sắp xếp như vậy.
- Trong quá trình thảo luận với nhóm bạn, mỗi nhóm vẫn có quyền thay đổi lại sự sắp xếp của n

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1.doc