Giáo án Lớp 5 từ tuần 6 đến tuần 10 - Nguyễn Thị Nhàn - Trường Tiểu học Tùng Lâm

I - MỤC TIÊU: Giúp HS:

1. Đọc trôi chảy toàn bài: đọc đúng các từ phiên âm (A-pác-thai), tên riêng (Nen-xơn Man-đê-la), các số liệu thống kê (1/5, 9/10, 3/4.)

 Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.

2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

A.Kiểm tra bài cũ: 1 HS đọc thuộc lòng bài Ê - mi - li, con và nêu nội dung của bài

 B. Bài mới:

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc

- 1 HS đọc toàn bài. GV giới thiệu ảnh cựu Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và tranh minh hoạ toàn bài.

- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) GV kết hợp.

- Giới thiệu với HS về Nam Phi: Quốc gia ở cực nam Châu Phi, diện tích

1 219 000km2, dân số trên 43 triệu người, thủ đô là Prê-tô-ri-a, rất giàu khoáng sản .

- Ghi bảng: A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la cho HS cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh: HDHS đọc đúng các số liệu thống kê

- Hướng dẫn HS hiểu nghĩa của các từ khó ghi ở cuối bài

- HS luyện tập theo cặp

- Một, hai HS đọc lại cả bài

- GV đọc diễn cảm bài văn .

 

doc 106 trang Người đăng honganh Lượt xem 1448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 từ tuần 6 đến tuần 10 - Nguyễn Thị Nhàn - Trường Tiểu học Tùng Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tôi đi con tốt..
 - Ca nô đi nhanh hơn thuyền.
 b, Chạy: -Cầu thủ chạy đón quả bóng.
 - Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại
 - Tàu chạy trên đường ray.
 - Nhà ấy chạy ăn từng bữa.
 - Con đường mới mở chạy qua làng tôi. 
 Bài 3: Với mỗi nghĩa dưới đay của từ mũi,hãy đặt một câu:
 a) Bộ phận trên mặt người và động vật.
 b) Bộ phận có đầu nhọn,nhô ra phía trươc của một số vật.
 c) Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.
3. Củng cố dặn dò : 
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS luyện viét thêm ở nhà 
 	 đạo đức : Nhớ ơn tổ tiên ( Tiết 2)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (bài tập 4, SGK) 
* Mục tiêu: Giáo dục HS ý thức hướng về cội nguồn.
* Cách tiến hành
1. Đại diện các nhóm HS lên giới thiệu các tranh ảnh, ảnh, thông tin mà các em thu thập được về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
2. Thảo luận cả lớp theo các gợi ý sau:
- Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các thông tin trên?
- Việc nhân dân ta tổ chức Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng ba hằng năm thể hiện điều gì?
3. GV kết luận về ý nghĩa của Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (bài tập 2, SGK)
* Mục tiêu: HS biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống đó.
* Cách tiến hành:
1. GV mời một số HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình của dòng họ mình.
2.GV chúc mừng các HS đó và hỏi thêm:
- Em có tự hào về các truyền thống đó không?
- Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó?
3. GV kết luận: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó.
Hoạt động 3: HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề Biết ơn tổ tiên (bài tập 3, SGK)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài học
* Cách tiến hành
1. Một số HS trình bày .
2. Cả lớp trao đổi, nhận xét.
3. GV khen các em đã chuẩn bị tốt phần sưu tầm.
4. GV mời 1-2 HS đọc lại phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc để cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài văn.
 Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009.
 Toán: So sánh số thập phân
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại).
II. Chuẩn bị
- Vở BT, SGK 
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
B. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, chẳng hạn so sánh 5, 1 và 4,98
- Nêu HS không tự tìm được cách so sánh 5,1 và 4,98m, rồi thực hiện như SGK để có: 510cm > 498cm, tức là: 5,1m > 4,98m, như vậy: 5,1 > 4,98.
- Giúp HS tự nêu được nhận xét: Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn.
- GV (hoặc HS) nêu các ví dụ (như SGK) và cho HS giải thích, chẳng hạn, vì sao 736,01 > 735,89.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, phần thập phân khác nhau, chẳng hạn so sánh 35,7 và 35,698.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tự nêu cách so sánh hai số thập phân và giúp HS thống nhất nêu như SGK.
Chú ý: - GV có thể tổ chức, hướng dẫn HS tự so sánh hai số thập phân bằng cách dựa vào so sánh hai phân số thập phân tương ứng (đã có cùng mẫu số). Chẳng hạn, để so sánh 5,1 và 4,98 có thể dựa vào so sánh và .
- Nên tập cho HS tự nêu cách so sánh hai số thập phân, tự nêu và giải thích các ví dụ minh hoạ (như trong SGK)
Hoạt động 4: Thực hành
GV hướng dẫn HS tự làm bài tập và chữa bài.
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS giải thích vì sao đặt 
dấu thích hợp vào chỗ chấm, chẳng hạn: 81,01 = 81,010 vì 81,010 là 81,01 viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải ...
Bài 2: HS tự làm và nêu kết quả
5,673; 	0,219; 	5,763; 	6,01; 	6,1.
Bài 3: HS tự làm bài 
Đổi vở để kiểm tra lẫn nhau
0,291; 	0,219; 	0,19; 	0,17; 	0,16
Bài 4: Kết quả là:
a. 2,507 8,658
c. 95,60 = 95,60; 	d. 42,080 = 42,08
IV. Dặn dò. 
Về làm bài tập trong SGK.
 ............................................................................
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: thiên nhiên
I - Mục tiêu
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên: làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên nói về những vấn đề của đời sống, xã hội.
2. Nắm được một số từ ngữ miêu tả thiên nhiên
II- Đồ dùng dạy - học
 - Từ điển học sinh, hoặc một vài trang phô tô phục vụ bài học
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại BT 4 của tiết LTVC trước.
B. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài tập 1
- HS đọc YC BT.
- HS thảo luận nhóm đôi – trình bày miệng –HS khác NX – GV chốt bài làm đúng Lời giải: ý b - Tất cả những gì không do con người tạo ra.
 - HS nhấc lại lời giải nghĩa đúng của từ thiên nhiên
Bài tập 2
- HS đọc YC BT
- HS hoạt động cá nhân , sau đó trình bày miệng – HS khác NX – GV chốt lời giảI đúng :
 Lời giải: (từ ngữ được in đậm):
- GV giải thích các thành ngữ, tục ngữ
Lênthácxuống ghềnh
Góp gió thành bão
Nước chảy đá mòn
Khoai đất lạ, mạ
 đất quen
Gặp nhiều gian lao, vất vả trong cuộc sống
Tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn
Kiên trì, bền bỉ thì việc lớn cũng làm xong
Khoai phải trồng ở đất lạ, mạ phải trồng ở đất quen mới tốt (một kinh nghiệm dân gian). Chú ý: Khoai và mạ là những sự vật vốn có trong thiên nhiên. Dù con người có trống, cấy ra thì đó cũng không phải là những vật nhân tạo
- HS thi thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
Bài tập 3- GV cho các nhóm làm việc.thư kí nhóm liệt kê nhanh những từ ngữ miêu tả không gian cả nhóm tìm được. Mỗi thành viên đặt 1 câu (trình bày miệng) 
với một trong số từ ngữ tìm được.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Sau đó, HS trong nhóm nối tiếp nhau đặt câu với từ vừa tìm được.
 - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm thực hiện tốt cả 2 yêu cầu: tìm từ và đặt câu.VD:
 + Tìm từ ngữ:
Tả chiều rộng
Tả chiều dài (xa)
Tả chiều cao
Tả chiều sâu
- bao la, mênh mông, bát ngát
- (xa) tít tắp, tít, tít mù khơi, muôn trùng, thăm thẳm, vời vợi, ngút ngát..
- (dài) dằng dặc, lê thê
- chót vót, chất ngất, vòi vọi, vời vợi
- hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm..
GV lưu ý HS: Có những từ ngữ tả được nhiều chiều như: (xa) vời vợi, (cao) vời vợi
+ Đặt câu
 Biển rộng mênh mông
 Chúng tôi đi đã mỏi chân, nhìn phía trước, con đường vẫn dài dằng dặc.
 Bầu trời cao vời vợi.
 Cái hang này sâu hun hút.
Bài tập 4
- Cách thực hiện như BT 3
- Tìm từ ngữ:
Tả tiếng sóng
ì ầm, ầm ầm, ầm ào, ào ào, ì oạp, lao xao, thì thầm
lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, trườn lên, bò lên, đập nhẹ lên
Cuồn cuộn, trào dâng, cuộn trào, điên cuồng, điên khùng, dữ tợn, dữ dội, khủng khiếp
Đặt câu, VD:
+ Tiếng sóng vỗ vào bờ ầm ầm
+ những làn sóng trườn nhẹ (đập nhẹ) lên bờ cát/Những gợn sóng lăn tăn trên mặt nước.
+ những đợt sóng hung dữ xô vào bờ, cuốn trôi tất cả mọi thứ trên bãi biển.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS viết thêm vàovở những từ ngữ tìm được ở BT3, 4: thực hành nói, viết những từ ngữ đó.
 .........................................................
ĐỊA LÍ : DÂN SỐ NƯỚC TA
I - MỤC TIấU : Học xong bài này,HS : 
- Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dõn và đặc điểm tăng dõn số ở nước ta.
- Biết được nước ta cú dõn số đụng, gia tăng dõn số nhanh.
- Nhớ số liệu dõn số của nước ta ở thời điểm gần nhất.
- Nờu được một số hậu quả do dõn số tăng nhanh và thấy được sự cần thiết của việc sinh ớt con trong một gia đỡnh.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản số liệu về dõn số cỏc nước Đụng Nam Á năm 2004 phúng to.
- Biểu đồ tăng dõn số Việt Nam.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
A.Kiểm tra bài cũ :
- Chỉ và nờu vị trớ giới hạn nước ta trờn BĐ?
- Nờu vai trũ của đất, rừng đối với đời sống SX của nd ta?
- Chỉ và mụ tả vựng biển Việt Nam?
B. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : Dõn số 
Bước 1 :HS quan sỏt bảng số liệu dõn số cỏc nước Đụng nam Á năm 2004 và trả lời cõu hỏi 1 – SGK.
Bước 2 : HS trỡnh bày trước lớp kết quả – nhận xột.
GV kết luận.
Hoạt động 2 : Gia tăng dõn số
Bước 1 : HS quan sỏt biểu đồ dõn số qua cỏc năm, trả lời cõu hỏi ở mục 2 – SGK.
Bước 2 : HS trả lời cõu hỏi; HS khỏc bổ sung; GV sửa chữa kết luận.
Hoạt động 3 : Làm việc theo nhúm bàn
Bước 1: HS dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết, nờu một số hậu quả do dõn ssố tăng nhanh.
Bước 2 : HS trỡnh bày kết quả – nhận xột – Kết luận.
* Bài học SGK
C. Củng cố, dặn dũ : 
- HS trả lời 2 cõu hỏi – SGK.
- Về nhà học bài và đọc trước bài 9/8
 Sáng Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2009.
Toán : Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- So sánh hai số thập phân; sắp xếp các số thập phan theo thứ tự đã xác định.
- Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của các số thập phân.
II. Chuẩn bị
- Vở BT, SGK 
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
B. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Luyện tập
 Cho HS nêu cách so sánh số thập phân.
Bài 1: HS làm bài, gọi HS nêu kết quả
Bài 2: HS đọc đề .Giải thích cách làm
HS tự làm bài.
a. Khoanh vào 5,964
b. Khoanh vào 9,32
- Khi chữa bài nên cho HS giải thích cách làm, chẳng hạn, phần a cả bốn số đều có phần nguyên là 5, ta thấy: 5,946; 5,96; 5,964 đều lớn hơn 5,694 (vì chữ số hàng phần mười của 5,694 bé hơn chữ số ở hàng phần mười của các số kia: 6 5,960 (4> 0). Vậy 5,964 là số lớn nhất.
Bài 3 : Có thể cho HS làm cả hai bài hoặc chỉ làm tại lớp một bài. Cách làm tương tự như các bài 2; 3 của tiết học trước.
Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a. 9,6x < 9,62	x = 0 	x = 1
b. 25,x4 > 25,74	x = 8	x = 9
Chú ý: - Khi chữa bài cho HS nên thay số tìm được vào x để thử lại.
- Nên khuyến khích HS giỏi giải thích cách tìm x. Chẳng hạn: hai số thập phân 9,6x và 9,62 có phần nguyên và chữ số ở hàng phần mười như nhau, muốn cho 9,6x < 9,62 thì x phải là chữ số bé hơn 2, vậy x = 0; x = 1.
Bài 5: HS tự làm
IV. Dặn dò. 
Về làm bài tập trong SGK.
 lịch sử : Xô Viết Nghệ - Tĩnh
I. Mục tiêu
 Học song bài này, HS biết:
- Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của cách mạng Việt Nam trong những năm 
1930 - 1931.
- Nhân dân một số địa phương ở Nghệ - Tĩnh đã đấu trang giành quyền làm chủ thôn xã, xây dựng cuộc sống mới văn minh tiến bộ.
II. Đồ dùng học tập
- Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện)
- Lược đồ hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh hoặc bản đồ Việt Nam.
- Phiếu học tập cảu HS
- Tư liệu lịch sử liên quan đến thời kì 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu nội dung cần ghi nhớ của bài trước.
B. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp)
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ -Tĩnh trong những năm 1930 - 1931 (tiêu biểu cho sự kiện 12 - 9 - 1930).
+ Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng.
+ ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
- GV cho HS đọc SGK, sau đó GV tường thuật và trình bày lại cuộc biểu tình ngày 
12 - 9 - 1930 ; nhấn mạnh: Ngày 12 - 9 là ngày Xô viết Nghệ - Tĩnh.
- GV nêu sự kiện theo diễn ra trong năm 1930.
Hoạt động 4: (làm việc cá nhân hoặc theo nhóm)
- GV nêu câu hỏi: Những năm 1930 - 1931, trong các thon xã ở Nghệ - Tĩnh có chính quyền Xô Viết đã diễn ra điều gì mới ?
- HS đọc SGK, sau đó ghi kết quả vào phiếu học tập.
- GV yêu cầu một vài học sinh dựa vào kết quả làm việc của mình để trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:
+ Không hề xảy ra trộm cướp
+ Chính quyền cách mạng bãi bỏ những phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan để áp phá nạn rượu chè, cờ bạc,...
- GV trình bày tiếp:
Bọn đế quốc phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh hết sức dã man, chúng điều thêm binh lính về đàn áp, triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sỹ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết, đến giữa 1931, phong trào lắng xuống.
Hoạt động 5: (làm việc cả lớp)
- GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận: Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh có ý nghĩa gì? 
- GV tổ chức cho HS trao đổi để đi đến kết luận:
+ Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động.
+ Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS học bài ở nhà.
 Chiều: Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I - Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện) đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện, biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn: tăng cường ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy - học
- Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên; truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 5 (nếu có)
- Bảng lớp viết đề bài.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ: HS kể 1 - 2 đoạn của câu chuyện: Cây cỏ nước Nam
B. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện 
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề :
- Một HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ quan trọng trong đề bài (đã viết sẵn trên bảng lớp): Kể một câu chuyện em đã nghe hayu đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Một HS đọc gợi ý 1, 2, 3 trong SGK. Cả lớp theo dõi.
- GV nhắc HS: những truyện đã nêu ở Gợi ý 1 (cóc kiện trời, Con chó nhà hàng xóm, Người hàng xóm..) là những chuyện đã học, có tác dụng giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài. Các em cần kể chuyện ngoài SGK.
- Một số HS nói tên câu chuyện sẽ kể (kết hợp giới thiệu những truyện các em 
mang đến lớp - nếu có)
 VD: Tôi muốn kể câu chuyện về anh Trương Cảm ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, rất có tài gọi chim. Truyện này tôi đã đọc trên báo an ninh thế giới - tháng 6, năm 2005 vừa qua (HS giới thiệu tờ báo)/ Tôi muốn kể câu chuyện về một chú chó tài giỏi, rất yêu quý chủ, đã nhiều lần cứu chủ thoát chết. Tôi đọc truyện này trong cuốn Tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn Giắc Lơn-đơn.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện, trả lời câu hỏi: “Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?”
- GV nhắc HS chú ý kể chuyện tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong Gợi ý 2: với những câu chuyện dài, các em chỉ cần kể 1 - 2 đoạn.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện. GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em.
- Thi KC trước lớp:
 + Các nhóm cử đại diện thi kể 
 + Mỗi HS kể chuyện xong đều trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa 
chuyện.
(VD: Vì sao chú chó trong câu chuyện của bạn rất yêu thương ông chủ, sẵn sàng xả thân cứu chủ? Chi tiết nào trong câu chuyện khiến bạn cảm động nhất? Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?)
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm: bình chọn bạn tìm được chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 .
 Toán: so sánh hai số thập phân
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại).
II.Các hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài tập ở nhà của HS.
 - Nhận xét.
 B. Ôn tập:
Bài 1: So sánh hai số thập phân
 48,97 và 51,02 ; 96,4 và 96,38 ; 0,7 và 0,65
 - 3 HS yếu làm bài trên bảng. Cả lớp cùng GV nhận xét – chữa bài.
 Bài 2 : Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn
 6,375 ; 9,01 ; 8,72 ; 6,735 ; 7,19
 Cả lớp làm bài vào vở , 1HS trung bình làm bài trên bảng. Cả lớp cùng GV nhận xét – chữa bài.
 Bài 3 : Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn 
 0,1 ; 0,02 ; 0,004 ; 0,095.
 Cả lớp làm bài vào vở , 1 HS khá làm bài trên bảng. Cả lớp cùng GV nhận xét – chữa bài.
cùng GV nhận xét – chữa bài.
.C. Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS ôn bài ở nhà.
 Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2009.
Tập đọc
Trước cổng trời
I - Mục tiêu
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.
Biết đọc diễn cảm thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng, vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh vùng cao.
2. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao - nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cũng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
3. Thuộc lòng một số câu thơ
II- Đồ dùng dạy - học
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại bài Kì diệu rừng xanh và trả lời các câu hỏi sau bài đọc.
B. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc 
- chia bài làm 3 đoạn để đọc nối tiếp :
 + Đoạn 1: 4 dòng đầu
 + Đoạn 2: tiếp theo đến Ráng chiều như hơi khói.
 + Đoạn 3: Phần còn lại
- GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó được chú giải sau bài (nguyên sơ, vạt nương, triền..); giải nghĩa thêm từ áo chàm (áo nhuộm màu lá chàm, màu xanh đen mà đồng bào miền núi thường mặc); nhạc ngựa (chuông con, trong có hạt, khi rung kêu thành tiếng, đeo ở cổ ngựa), thung (thung lũng).
- HS đọc theo cặp .
- Một ,hai HS đọc toàn bàI 
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài 
HS đọc khổ 1 và cho biết :
- Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”? Gọi nơi đây là cổng trời vì đó là một đèo cao giữa 2 vách đá: từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.
- Đọc khổ thơ 2 và Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.. (Các em có thể miêu tả lần lượt từng hình ảnh thơ hoặc miêu tả theo cảm nhận, không nhất thiết theo đúng trình tự)
 VD: Từ cổng trời nhìn ra, qua màn sương khói huyền ảo có thể thấy cả một không gian mênh mông, bất tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa, những vạt nương, những lòng thung lúa đã chín vàng màu mật đọng, khoảng trời bồng bềnh mây trôi, gió thoảng. Xa xa kia là thác nước trắng xoá đổ xuống từ triền núi cao, vang vọng, ngân nga như khúc nhạc của đất trời. Bên dòng suối mát trong uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong soi bóng mình xuống đáy nước. Không gian nơi đây gợi vẻ nguyên sơ, bình yên như thể hàng ngàn năm nay vẫn như vậy, khiến ta có cảm giác như được bước vào cõi mơ.
- Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
(Em thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng, mây trôi, tưởng như đó là cổng đi lên trời, đi vào thế giới của truyện cổ tích/Em thích những hình ảnh hiện ra qua màn sương khói huyền ảo; những sắc màu cỏ hoa, con thác réo ngân nga, đàn dê soi đáy suối. Những hình ảnh đó thể hiện sự thanh bình, ấm no, hạnh phúc của vùng núi cao..)
- Điều gì đã khiến cảnh rừng sương giá ấy như ấm lên? GV gợi ý nếu HS lúng túng.
- Bức tranh trong bài thơ nếu vắng hình ảnh con người sẽ thế nào?
(Cảnh rừng sương giá như ấm lên bởi có hình ảnh con người, ai nấy tất bật, rộn ràng với công việc: người Tây từ khắp các ngả đi gặt lúa, trồng rau; người Giáy, người Dao đi tìm măng, hái nấm; tiếng xe ngựa vang lên suốt triền rừng hoang dã; những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ:
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2 (từ Nhìn ra xa ngút ngát đến như hơi khói) chú ý đọc với giọng sâu lắng, ngân nga, thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của vùng cao.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng những câu thơ em thích; có thể thuộc lòng đoạn 2; thi đọc thuộc lòng.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
 GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoạc thuộc các đoạn hoặc cả bài thơ.
 ........................................................................
 Toán : Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Đọc, viết, so sánh các số thập phân.
- Tính nhanh giá trị của biểu thức.
II. Chuẩn bị
- Vở BT, SGK 
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
B. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Ôn tập
Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài, nếu cần thiết, GV giúp HS ôn tập về các hàng của số thập phân. Chẳng hạn, số “không đơn vị, năm phần nghìn” có thể nêu trong bảng sau:
Đơn vị
Phần mười
Phần trăm
Phần nghìn
Viết số
0
0
0
5
0,005
Bài 2: Cho HS tự làm bài rôi chữa bài. Có thể chọn một số trong các phân số thập phân của bài 2 để HS chuyển thành số thập phân.
Bài 3: HS tự làm
Gọi HS nêu cách làm.
74,296; 	74,692; 	74,926; 	74,962
Bài 4: HS thảo luận trong bàn để tìm giá trị của x 
gọi HS nêu kết quả
x = 1,401; x = 1,402; 1,403....
Bài 5:GV ghi đề lên bảng
HS quan sát tử số và mẫu số để nêu cách rút gọn
GV chữa chung câu a, câu b HS tự làm
a. 
b. 
IV. Dặn dò. Về làm bài tập trong SGK.
 .......................................................................
 Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I - Mục tiêu
1. Biết lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh đẹp của địa phương.
2. Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh (thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh, cảm xúc của người tả đối với cảnh)
II- Đồ dùng dạy - học : 
 Một số tranh, ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước (đã viết ở tiết TLV trước, về nhà các em đã viết lại hoàn chỉnh). GV nhận xét, chấm điểm
B. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập 
Bài tập 1
- GV nhắc HS: 
+ Dựa trên những kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đủ ba phần mở bài - thân bài - kết bài.
+ nếu muốn xây dựng dàn ý tả từng phần của cảnh, có thể tham khảo bài quang cảnh làng mạc ngày mùa (SGK tr.10); nếu muốn xây dựng dàn 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6-10.doc