Giáo án Lớp 5 từ tuần 16 đến tuần 20 - Nguyễn Thị Nhàn - Trường Tiểu học Tùng Lâm

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện thái đé cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.

- Hiểu nội dung ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần cho HS luyện đọc diễn cảm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

1. KIỂM TRA BÀI CŨ

+ 1 HS đọc bài : Về ngôi nhà đang xây. Trả lời câu hỏi về nội dung bài.

2. BÀI MỚI:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

Hoạt động 2: Luyện đọc.

- 1 HS giỏi đọc cả bài 1 lần.

- GV HD HS chia đoạn: 3 đoạn.

- HS đọc tiếp nối.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.

- Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm 2 mẩu chuyện Lãn Ông chữa bệnh.

(?) Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài ?

+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ?

+ Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi ?

+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài ntn?

Hoạt động 4: Đọc diễn cảm

- GV đọc toàn bài 1 lần.

- GV đưa bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.

- Cho HS thi đọc diễn cảm.

 

doc 97 trang Người đăng honganh Lượt xem 1354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 từ tuần 16 đến tuần 20 - Nguyễn Thị Nhàn - Trường Tiểu học Tùng Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộn gia vị 
- Tiếp theo, GV cho HS phát biểu hỗn hợp là gì?
Kết luận:
- Muốn tạo ra một hỗn hợp, ít nhất có hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn nhau.
Hoạt động 2: Thảo luận 
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình trả lời câu hỏi trong SGK:
	- Không khí là một chất hay là một hỗn hợp?
	- Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết.
Bước 2: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 3: Trò chơi : tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
GV đọc câu hỏi (ứng với mỗi hình). Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng là thắng cuộc.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi
Hình 1: làm lắng
Hình 2: Sấy
Hình 3: Lọc
IV. Củng cố - dặn dò : GVnx tiết học . Dặn HS chuẩn bị bài sau .
 ..
 Luyện từ và câu 
Kiểm tra đọc- hiểu, luyện từ và câu.
Kiểm tra theo phiếu của Sở giáo dục
.
 Tập làm văn
 Kiểm tra tập làm văn, chính tả
 Kiểm tra theo đề của Sở GD.
chiều Toán :
Ôn tập về nhận dạng hình thang
các đặc điểm của hình thang .
I.Mục tiêu :Giúp HS:
Củng cố về nhận dạng hình thang , các đặc điểm của hình thang.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1 : Củng cố về lí thuyết 
+ Nêu đặc điểm của hình thang ?
 HS trả lời . GVnx củng cố .
Hoạt động 2 : HDHS lầm các bài tập 
Bài 1 :Trong các hình dưới đây hình nào là hình thang ?
Bài 2 : Trong các hình dưới đây , hình nào có 
Bốn cạnh và bốn góc ?
Hai cặp cạnh đối diện và song song ?
Chỉ có một cặp cạnh đối diện song song ?
Có bốn góc vuông ?
III.Củng cố - dặn dò 
GVnx tiết học 
Dặn HS chuẩn bị bài sau .
 .
 Kĩ thuật
Thức ăn nuôi gà ( Tiết 2)
I - Mục tiêu : Giúp HS:
- Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II - Đồ dùng dạy học :
 Một số mẫu thức ăn nuôi gà (lúa, ngô, tấm, đỗ tơng, vừng, thức ăn hỗn hợp,)
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ : 2 HS nhắc lại tên một số thức ăn nuôi gà .
B/ Dạy bài mới :
Hoạt động 1: Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp.
- Nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1.
- Lần lượt đại diện các nhóm còn lại lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- HS theo dõi, nhận xét.
- GV nêu tóm tắt tác dụng, cách sử dụng từng loại thức ăn theo nội dung trong SGK. 
- Nêu khái niệm và tác dụng của thức ăn hỗn hợp. 
- Kết luận : Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà. Có những thức ăn gà cần được ăn với lượng nhiều thức như thức ăn cung cấp chất bột đường, chất đạm, cũng có những vi-ta-min nhưng không thể thiếu được. Nguồn thức ăn cho gà rất phong phú. Có thể cho gà ăn thức ăn tự nhiên, cũng có thể cho ăn thức ăn đã qua chế biến tuỳ từng loại thức ăn và điều kiện nuôi gà.
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS làm bài tập.
- GV nêu đáp án để HS đối chiếu và tự đánh giá kết quả làm bài tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học .
- Hớng dẫn HS chuẩn bị các loại thức ăn của gà để thực hành bài “Phân loại thức ăn nuôi gà”.
 Học kì ii Tuần 19
 Sáng Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009 
Tập đọc
Người công dân số một
I- Mục tiêu: Giúp HS:
1. Biết đọc đúng một văn bản kịch:
- Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
II - Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
iii- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Một HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch.
- GV đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch .
- GV viết lên bảng các từ phắc -tuya, Sa-xơ-lu Lô -ba, Phú Lãng Sa để cả lớp luyện đọc.
Chia đoạn trích thành các đoạn như sau: 
 + Đoạn 1 (từ đầu đến Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?),
 + Đoạn 2 (từ Anh Lê này! đến không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa),
 + Đoạn 3 (phần còn lại).
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong phần trích vở kịch
GV kết hợp hướng dẫn HS đọc để hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài. HS phát hiện thêm những từ các em chưa hiểu, GV giải nghĩa những từ đó 
- HS luyện đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.
Hoạt động 3. HDHS tìm hiểu bài
+ Chia lớp thành các nhóm để HS cùng nhau đọc (đọc thầm, đọc lướt) và trả lời các câu hỏi. Sau đó, đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. 
Anh Lê giúp anh Thành việc gì? (tìm việc làm ở Sài Gòn)
-Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước? 
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích tại sao như vậy.?
(Những chi tiết cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau:
+ Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
+ Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại:
- HS nêu ND ,ý nghĩa đoạn trích .
Hoạt động 4 .HDHS đọc diễn cảm
- GV mời 3 HS đọc đoạn kịch theo hai cách phân vai: anh Thành, anh Lê, người dẫn chuyện GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng lời các nhân vật 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1-2 đoạn kịch tiêu biểu theo cách phân vai. 
Hoạt động5. Củng cố, dặn dò 
- GV hỏi HS về ý nghĩ của trích đoạn kịch.
-GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc đoạn kịch; chuẩn bị dựng lại hoạt cảnh trên; đọc trước màn 2 của vở kịch Người công dân số Một
Toán
 Diện tích hình thang
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Chuẩn bị mảnh bìa có dạng như hình vẽ SGK
HS: Chuẩn bị kéo , thước kẻ, giấy kẻ ô vuông.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Kiểm tra bài cũ: 1 HS nhắc lại cách tính diện tích hìng tam giác. 
2/ Bài mới
Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình thang
- GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang đã cho.
- GV dẫn dắt để HS xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời hình tam giác ABM; sau đó ghép lại như hướng dẫn SGK để được hình tam giác ADK.
- HS nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
- GV yêu cầu hS nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK (như trong SGK)
- HS nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang.
- GV kết luận và ghi công thức tính diện tích hình thang lên bảng.
- GV gọi HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
Hoạt động 2 :Thực hành
Bài 1: Giúp HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang.
 GV cho HS vận dụng công thức tính diện tích của từng hìnhthang rồi gọi
một số HS nêu kết quả tìm được.
Bài 2: HS vận dụng công thức tính diện tích hình thnag và hình thang vuông.
 GV yêu cầu HS tự làm phần a) sau đó HS đổi bài làm cho nhau và chấm chéo. 
Bài 3: Yêu cầu HS biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải toán.
- GV yêu cầu HS nêu hưóng giải bài toán , sau đó GV kết luận: Trước hết phải tìm chiều cao của hình thang.
- GV yêu cầu 1 HS tự giải bài toán, HS khác nhận xét . GV đánh giá bài làm của HS và chữa bài.
Chiều cao của hình thang là:
(110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
(110 + 90,2) x 100,1 : 2 = 10020,01 (m2)
IV. Dặn dò. Về làm bài tập trong SGK.
 ....................................................................
Khoa học: dung dịch
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
	- Cách tạo ra một dung dịch
	- Kể tên một sô dung dịch 
	- Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch.
II.Đồ dùng dạy - học
- Hình trang 76,77 SGK.
- Một ít đường ,nước sôi để nguội, một cốc thuỷ tinh, thìa nhỏ có cán dài.
III.Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Thực hành -Tạo ra một dung dịch”
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
GV cho HS làm việc theo nhóm như hướng dãn trong SGK. Nhóm trưởng điều khiển nhóm của mình làm các nhiệm vụ sau:
a) Tạo ra một dung dịch đường (hoặc dung dịch muối), tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định và ghi vào bảng sau:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch
..
b) Thảo luận các câu hỏi:
- Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
- Dung dịch là gì?
- Kể tên một số dung dịch mà bạn biết.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm nêu côngthức pha dung dịch đường (hoặc dung dịch muối) và mời các nhóm khác nếm thử nước đường hoặc nước muối của nhóm mình.
- Các nhóm nhận xét, so sánh độ ngọt hoặc mặn của dung dịch do mỗi nhóm tạo ra.
- Tiếp theo, GV cho HS nói dung dịch là gì và kể tên một số dung dịch khác. Ví dụ: dung dịch nước và xà phòng ; dung dịch giấm và đường hoặc giấm và muối,
*Kết luận: 
 - Muốn tạo ra một dung dịch ít nhất phải có hai chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong chất lỏng đó.
- Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi là dung dịch.
Hoạt động 2: Thực hành
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt làm các công việc sau:
- Đọc mục hướng dẫn thực hành trang 77 SGK và thảo luận, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi trong SGK.
- Tiếp theo cùng làm thí nghiệm: úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng 1 phút rồi nhấc đĩa ra.
- Các thành viên trong nhóm đều nếm thử những giọt nước trên đĩa, rồi rút ra nhận xét. So sánh với kết quả dự đóan ban đầu.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm thí nghiệm và thảo luận của nhóm 
mình. Các nhóm khác bổ sung.
(Gợi ý trả lời câu hỏi trong SGK:
những giọt nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối. Muối vẫn còn lại trong cốc).
- Tiếp theo, GV hỏi HS:
qua thí nghiệm trên, theo các em, ta có thể làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
- Nếu HS không trả lời được câu hỏi trên, GV có thể giảng hoặc cho HS đọc mục Bạn cần biết trang 77 SGK.
Kết luận:
- Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất..
- Trong thực tế, người ta sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác cần nước thật tinh khiết.
IV . Củng cố - dặn dò 
 GVnx tiết học – Dặn HS chuẩn bị bài sau .
chiều Chính tả( Nghe- viết )
 Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
I- Mục tiêu: Giúp HS:
1. Nghe – viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
2. Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/ gi hoặc âm thanh o/ ô dễ viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
II - Đồ dùng dạy - học
- GV chép lên bảng những dòng thơ (câu văn) có chữ cần điền.
iii- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: 
 GV nêu MĐ, yêu cầu của tiết học
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nghe viết 
- GV đọc bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực .Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV hỏi: Bài chính tả cho em biết điều gì? 
- HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc các em chú ý những tên riêng cần viết hoa những từ ngữ dễ viết sai chính tả .
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu đọc 2 lượt.
- GV đọc lại bài chính tả cho HS rà soát lỗi.
- GV chấm chữ từ 7 đến 10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể đối chiếu SGK tự sửa lại những chữ viết sai bên lề trang vở.
- GV nhận xét chung.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2- GV nêu yêu cầu của BT2, nhắc HS ghi nhớ:
+ ô 1 là chữ r, d hoặc gi
+ ô 2 là chữ o hoặc ô
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, tự làm bài hoặc trao đổi theo cặp.
- GV chia lớp thành 4-5 nhóm, các nhóm thi tiếp sức..
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả làm bài của mỗi nhóm. Mỗi chữ cái điền đúng được 1 điểm. Nhóm nào điền xong trước và được nhiều điểm, nhóm ấy thắng cuộc.
- Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng:
Bài tập 3- Cách tổ chức tương tự BT2.
- Hai, ba HS đọc lại mẩu chuyện vui và câu đố sau khi đã điền chữ hoàn chỉnh.’
a) Ve nghĩ mãi không ra, lại hỏi:
Bác nông dân ôn tồn giảng giải
Nhà tôi còn bố mẹ già. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS nhớ để kể lại được câu chuỵện Làm việc cho cả ba thời 
 ..
 Tiếng Việt
ÔN tập đọc , luyện viết 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng đọc diễn cảm bài Người công dân số một .
- Luyện viết một đoạn trong bài vừa luyện đọc .
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1 : Luyện đọc bài Người công dân số một
- GV lần lượt cho HS đọc lại bài tập đọc mà các em đã học 
- Mỗi em đọc 1 đoạn– GV lắng nghe và sửa nếu HS đọc sai để giúp các em đọc đúng.
- Sau mỗi bài HS đọc xong GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về nội dung của bài để khắc sâu nội dung bài.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm 1 đoạn trong một bài tự chọn mà các em thích dưới hình thức:
+ HS luyện đọc diễn cảm theo đoạn.
+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp
Hoạt động 2 : HDHS luyện viết 
- GV cho HS viết bài Người công dân số một đoạn từ Anh Lê ạ .công dân nước Việt 
- GVđọc – HS viết vào vở 
- Nhắc nhở HS viết đẹp , tránh các lỗi chính tả .
- GV chấm một số bài – nx .
III.Củng cố - dặn dò : Dặn HS ôn tập tiếp .
.
Toán
Ôn tập về tính diện tích hình thang
I.Mục tiêu :Tiếp tục Giúp HS củng cố về tính diện tích hình thang .
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1 : Ôn tập lí thuyết 
GV y/c HS trả lời :
+ Nêu cách tính diện tích hình thang ?
HS trả lời – GV củng cố .
Gọi 1 HS lên bảng viết công thức .
Hoạt động 2 : HDHS làm các bài tập .
Bài 1 . Tính diện tích của hình thang biết :
Độ dài hai đáy lần lượt là 13cm và 11cm, chiều cao là 15cm.
Độ dài hai đáy lần lượt là 14,3 dm và 12,5 dm , chiều cao là 23,4dm.
Bài 2 . Tính diện tích của hình thang S, biết :
a, a = 45cm; b = 34dm ; h = 1,5m 
b, a = 2,15 m ; b = 23 dm ; h = 18 dm.
 .......................................................................
 Đạo đức
Em yêu quê hương(Tiết 1)
I - Mục tiêu :Giúp HS biết:
- Mọi người phải yêu thương quê hương.
- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi , việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II- Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em
1. Đọc truyện Cây đa làng em trang 28, SGK.
2. HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong SGK.
3. Đại diện nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, bổ sung.
4. GV kết luận: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
1. GV yêu cầu từng cặp HS thảo luận để làm bài tập 1.
2. Hs thảo luận.
3. đại diện một số nhóm trình bầy, các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
4. GV kết luận: Trường hợp (a), (b), (c), (d), (e) thể hiện tình yêu quê hương.
5. GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3:Liên hệ thực tế
1. GV yêu cầu HS trao đổi với nhau theo các gợi ý sau:
- Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
- Bạn đã làm được những gì để thể hiện tình yêu quê hương?
2. HS trao đổi.
3.Một số HS trình bày trước lớp; các em khác nêu câu hỏi về những vần đề mà mình quan tâm.
4. GV Kết luận và khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
*Hoạt động tiếp nối
- Mỗi HS vẽ 1 bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh, ảnh về quê hương mình.
- Các nhóm HS chuẩn bị các bài thơ, bài hát, nói về tình yêu quê hương.
 Thứ ba ngày 22 tháng 21 năm 2009
 Toán: Luyện tập
Mục tiêu:Giúp HS:
 Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Kiểm tra bài cũ
 -HS phát biểu quy tắc và nêu công thức tính diện tích hình thang.
 -1 HS chữa bài tập 2 .
2/ Thực hành
Bài 1: HS vận dụng công thức tính diện tích hình thang và củng cố kĩ năng tính toán trên các số tự nhiên, phân số và số thập phân.
- GV yêu cầu tất cả HS tự làm sau đó đổi vở kiểm tra chéo cho nhau. 1HS TB đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét .
 - GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2: HS Vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải toán.
 GV yêu cầu HS nêu cách tính theo các bước:
+ Tìm độ dài đáy bé và chiều cao của thửa ruộng hình thang.
+ Tính diện tích của thửa ruộng.
+ Từ đó tính số ki-lô-gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó.
 GV yêu cầu HS tự giải bài toán, gọi 1HS TB trình bày bài giải , các HS khác nhận xét. GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 3: Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ kết hợp với sử dụng công thức tínhdiện tích hình thang và kĩ năng ước lượng để giải bài toàn về diện tích:
- GV yêu cầu mỗi HS quan sát và tự giải bài toán, đổi vở kiểm tra bài làm của bạn.
- GV gọi 1 HS khá lên chữa bài .
- GV đánh giá bài làm của HS.
3/ Củng cố,dặn dò: Về làm bài tập trong VBT.
	 .. 
	 Luyện từ và câu
 Câu ghép
I- Mục tiêu : Giúp HS:
1. Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản
2.Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế trong câu ghép; đặt được câu ghép.
II - Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở mục I để hướng dẫn HS nhận xét.
iii- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học
Hoạt động 2. Phần nhận xét 
- Hai HS tiếp nối nhau đọc toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Đoàn Giỏi, lần lượt thực hiện từng yêu cầu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV.
Yêu cầu 1: đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn; xác định chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) trong từng câu.
- HS đánh số thứ tự 4 câu trong Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai).
- HS gạch một gạch chéo (/) ngăn cách CN và VN (hoặc một gạch dưới bộ phận CN, gạch hai gạch dưới bộ phận VN). GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi: Ai?Con gì?Cái gì? (để tìm CN);Làm gì? Thế nào?(để tìm VN)
- HS phát biểu ý kiến, GV mở bảng phụ đã viết đoạn văn, HS gạch dưới bộ phận CN,VN trong mỗi câu văn theo lời phát biểu của HS; chốt lại lời giải đúng:
V
C
Mỗi lần dời nhà đi,bao giờ con khỉ / cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to
C
V
C
Hễ con chó/ đi chậm, con khỉ / cấu hai tai chó giật giật
V
V
V
C
V
 Con chó/ chạy sải thì khỉ / gò lưng như người phi ngựa
C
V
Chó/ chạy thong thả, khỉ / buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc
C
C
+Yêu cầu 2:Xếp 4 câu trên vào 2 nhóm : câu đơn, câu ghép
+ Yêu cầu 3: Có thể tách mỗi cụm C-V trong các câu ghép trên thành 1 câu đơn được không? Vì sao? (không được, vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tách mỗi vế thanh một câu đơn (kể cả trong trường hợp bỏ quan hệ từ hễ.,thì)sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa.)
GV :Vậy câu ghép là câu như thế nào ? ( HS nêu – GV chốt KT như phần ghi nhớ. Hoạt động 3. Phần Ghi nhớ 
- Hai, ba HS đọc nội dung Ghi nhớ trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một, hai HS xung phong nhắc lại nội dung Ghi nhớ 
Hoạt động 4. Phần Luyện tập 
Bài tập 1:- Một HS đọc thành tiếng yêu cầu của BT1
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi theo cặp. GV phát bút dạ và phiếu đã kẻ bảng cho 3-4 HS .-HS khác làm vào VBT
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
STT
Vế 1
Vế 2
C
V
C
V
C
V
C
V
C
V
C
V
V
C
Câu 1
Trời / xanh thẳm,
biển / cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch.
Câu 2
Trời /rải mây nắng nhạt,
biển / mơ màng dịu hơi sương.
Câu 3
Trời / âm u, mây mưa,
biển / xám xít, nặng nề.
C
V
C
V
V
C
Câu 4
Trời / ầm ầm dông gió,
biển / đục ngầu, giận dữ.
Câu 5
Biển / nhiều khí rất đẹp
ai / cũng thấy như thế.
Bài tập 2:HS đọc yêu cầu của BT2, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: Không thể tách mỗi vế câu ghép nói trên thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế câu khác.
Bài tập 3:- HS đọc yêu cầu của BT3.- HS tự làm bài. 
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ những phương án trả lời khác.
+Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
+Mặt trời mọc, sương tan dần.
+ Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì tham lam, lười biếng.
+ Vì trời mưa to nên đường ngập nước.
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ.
-GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về câu ghép.
 .......................................................................
 Địa lí :Châu á
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhớ tên các châu lục, đại dương.
- Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ, nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu á.
- Nhận biết được độ lớn và sự da dạng của thiên nhiên châu á.
- Đọc được tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của châu á.
- Nêu được một số cảnh thiên nhiên châu á và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu á.
II -Đồ dùng dạy học 
 Bản đồ thế giới, quả địa cầu.
III - các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Kiểm tra bài cũ : 1HS chỉ nước Việt Nam trên bản đồ thế giới.
B/ Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài : GV dùng bản đồ giới thiệu bài
2/ Hoạt động 1 : Tìm hiểu về vị trí địa lí , giới hạn 
a) HS quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi SGK về tên các châu lục, đại dương trên Trái đất; về vị trí địa lí, giới hạn châu á.
-GV hướng dẫn HS: Đọc đủ tên 6 châu lục và 4 đại dương; Cách mô tả vị trí, giới hạn của châu á; Nhận xét về vị trí địa lí, giớ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16-20.doc