Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 30 - Năm học 2016-2017

BÀI: ÔN TẬP

I.Mục tiêu: - Luyện đọc bài : “Trăng ơi.từ đâu đến?”, luyện đọc thuộc và bước đầu diễn cảm đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng , tình cảm.

- Luyện đọc bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất”, luyện đọc diễn cảm một đoạn.

- Nhận biết được hình ảnh so sánh.

Chuẩn bị: TLHDHTV, ND ôn.

II – Hoạt động học

Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc.

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1a.Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn luyện đọc bài : “Trăng ơi.từ đâu đến?”

 - Việc 1: Mỗi bạn đọc một khổ thơ nối tiếp, đọc cả bài.

 - Việc 2 : Luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu.

Lưu ý: Luyện đọc 3 khổ thơ đầu với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, ngắt nhịp thơ hợp lí, nhấn giọng ở một số từ ngữ biểu lộ sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp của trăng.

 - Việc 3: Luyện đọc thuộc bài thơ.

1b. Bài : Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.

- Việc 1: Mỗi bạn đọc một đoạn tiếp nối, đọc cả bài.Chú ý đọc đúng tên riêng nước ngoài, ngắt nghỉ hợp lí, nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả.

- Việc 2: Luyện đọc đoạn văn từ: “ Vượt Đại Tây Dương .ổn định được tinh thấn” với giọng kể chậm rãi, bộc lộ thái độ ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.

- Việc 3: Chọn bạn thi đọc ( thay phiên nhau).

2. Thi đọc trước lớp.

- BHT tổ chức cho các nhóm thi đọc.

- Chọn ra nhóm đọc đúng, hay và diễn cảm.

 3a. Bài : “ Trăng ơi.từ đâu đến?” có mấy khổ thơ sử dụng phép so sánh?Hãy chép lại các dòng thơ có hình ảnh so sánh.

b.Em hãy trao đổi với bạn nêu những phẩm chất của các nhà thám hiểm.

 - Chia sẻ trước

- Giáo viên chốt lại kết hợp giáo dục.

 HĐTQ làm việc

 

doc 8 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 30 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30	 Thứ hai ngày 3 tháng 4 năm 2017
Tiết : 5 MÔN: ĐẠO ĐỨC 
Bài dạy: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (TIẾT 1)
I.Mục tiêu: : HS hiểu
- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm.
- Có ý thức bảo vệ môi trường. Đồng tình, ủng hộ, noi gương những người có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường. Không đồng tình với những người không có ý thức bảo vệ môi trường. 
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường . Tuyên truyền mọi người xung quanh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
*GDKNS:Kĩ năng trình bày các ý tưởng BVMT, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng bình luận, xác định các lựa chọn, giải pháp tốt để BVMT, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm BVMT.
.Chuẩn bị: TLHDH, sgk đạo đức, thông tin về môi trường ở Việt Nam.
II- Hoạt động học
- HĐTQ làm việc đầu giờ
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Trao đổi thông tin
Việc 1: Các nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc thông tin SGK / 42 và thảo luận các câu hỏi: 
 + Qua các thông tin trên em có nhận xét gì về môi trường mà chúng ta đang sống?
+ Theo em môi trường đang ở tình trạng như vậy là do những nguyên nhân nào?
+Tại sao môi trường bị ô nhiễm như vậy?
 + MT ô nhiễm có ảnh hưởng gì đến cuộc sống con người? 
+Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? 
Việc 2: BHT cho các nhóm chia sẻ.
* Lắng nghe cô nhận xét kết hợp giaó dục và GDKNS
Việc 3: Đọc ghi nhớ sgk.
2. Bày tỏ ý kiến 
- Việc 1: Các nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận : Những việc làm nào có tác dụng bảo vệ môi trường (Bài 1 SGK trang 43 Đạo đức 4)
- Việc 2:Đại diện nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung ý kiến và đánh giá kết quả. 
*GV kết luận, GDHS lựa chọn các giải pháp tốt để BVMT
3. Dự đoán xem điều gì có thể xảy ra với môi trường, với con người : (Bài 2 /44)
- Việc 1:Các nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động.
- Việc 2:Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*GV kết luận, GDHS kĩ năng phê phán những người không có ý thức BVMT.
B. HOAÏT ÑOÄNG ÖÙNG DUÏNG:
 Em hãy thực hành việc bảo vệ môi trường ở gia đình và trường học của em bằng những việc phù hợp với khả năng.
TUẦN: 30	 Thứ tư ngày 5 tháng 4 năm 2017
Tiết : 1 MÔN: LUYỆN TOÁN
BÀI: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
-Củng cố cho HS thực hiện các phép tính với phân số. 
-Củng cố cho HS cách thực hiện bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó” 
-Biết vận dụng các kiến thức đã học trong thực tế cuộc sống
Chuẩn bị: -Nội dung ôn tập, bảng con.
II- Hoạt động học
- Khởi động : HĐTQ làm việc.
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Bài 1 : Em làm lần lượt các phép tính sau vào bảng con : 
 + - x : 
 Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống:
a
3
10
6
2
b
5
20
10
6
Tỉ số của a và b 
Tỉ số của b và a 
Bài 3: Em đọc kĩ đề rồi giải bài toán sau vào vở : 
 a) Tổng của hai số là 150. Tỉ số của hai số đó là .Tìm hai số đó. 	
 b) Hiệu của hai số là 20. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
Bài 4: Em đọc kĩ đề bài rồi làm vào vở nháp:
 a) Bố hơn con 30 tuổi. Tuổi con bằng tuổi bố. Tính tuổi của mỗi người. 
 b) *Mẹ hơn con 27 tuổi. Sau 3 năm nữa tuổi mẹ sẽ gấp 4 lần tuổi con. Tính tuổi của mỗi người hiện nay. 
Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm.
B-HOAÏT ÑOÄNG ÖÙNG DUÏNG:
Em hãy xem và sửa lại các bài sai (nếu có)
TUẦN: 30	 Thứ tư ngày 5 tháng 4 năm 2017
Tiết : 2 MÔN: LUYỆN TIẾNG VIỆT
BÀI: ÔN TẬP
I.Mục tiêu: - Luyện đọc bài : “Trăng ơi...từ đâu đến?”, luyện đọc thuộc và bước đầu diễn cảm đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng , tình cảm.
- Luyện đọc bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất”, luyện đọc diễn cảm một đoạn.
- Nhận biết được hình ảnh so sánh.
Chuẩn bị: TLHDHTV, ND ôn.
II – Hoạt động học
Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1a.Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn luyện đọc bài : “Trăng ơi...từ đâu đến?”
 - Việc 1: Mỗi bạn đọc một khổ thơ nối tiếp, đọc cả bài.
	- Việc 2 : Luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu.
Lưu ý: Luyện đọc 3 khổ thơ đầu với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, ngắt nhịp thơ hợp lí, nhấn giọng ở một số từ ngữ biểu lộ sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp của trăng.
	- Việc 3: Luyện đọc thuộc bài thơ.
1b. Bài : Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.
- Việc 1: Mỗi bạn đọc một đoạn tiếp nối, đọc cả bài.Chú ý đọc đúng tên riêng nước ngoài, ngắt nghỉ hợp lí, nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả.
- Việc 2: Luyện đọc đoạn văn từ: “ Vượt Đại Tây Dương.ổn định được tinh thấn” với giọng kể chậm rãi, bộc lộ thái độ ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.
- Việc 3: Chọn bạn thi đọc ( thay phiên nhau).
2. Thi đọc trước lớp.
- BHT tổ chức cho các nhóm thi đọc.
- Chọn ra nhóm đọc đúng, hay và diễn cảm.
3a. Bài : “ Trăng ơi...từ đâu đến?” có mấy khổ thơ sử dụng phép so sánh?Hãy chép lại các dòng thơ có hình ảnh so sánh.
b.Em hãy trao đổi với bạn nêu những phẩm chất của các nhà thám hiểm.
- Chia sẻ trước 
- Giáo viên chốt lại kết hợp giáo dục.
 HĐTQ làm việc
B – HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 Qua bài tập đọc: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” ,em hãy nói cho người thân nghe những phẩm chất của các nhà thám hiểm.Em học được điều gì nơi các nhà thám hiểm?
TUẦN: 30	 Thứ tư ngày 5 tháng 4 năm 2017
Tiết : 3 MÔN: LUYỆN TIẾNG VIỆT
BÀI: ÔN TẬP
I.Mục tiêu: 
- Học sinh viết đúng đẹp bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất ( Đoạn 1,2)
- Phân biệt được v/d/gi. Ôn tập về vốn từ: Du lịch –Thám hiểm.
HSĐC: viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch.
 HSTC: viết chữ đẹp, đúng mẫu chữ hiện hành.
Chuẩn bị: TLHDHTV, ND ôn.
II – Hoạt động học
Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
- Nghe viết đúng chính tả bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất ( Đoạn 1,2)
* Lưu ý tên riêng nước ngoài và một số từ khó: Xê-vi-la, Ma-gien-lăng giong buồm, mỏm...
 2. Đổi vở cho nhau để soát và sửa lỗi, tự đánh giá bài viết.
3. Thi tìm và viết các từ ngữ (HĐ 3b/TLHDHTV/25)
a
ong
ông
ưa
v
M: va ( va chạm, va đầu, va vấp)
d
M: da ( da thịt, da trời, giả da)
gi
M : gia ( gia đình, tham gia, gia vị)
4. Đặt câu với một số từ ngữ :
 Phong cảnh, du lịch, lều trại, thú dữ,mạo hiểm.
Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm.
Chia seû cuûa giaùo vieân
 HĐTQ làm việc
C. HOAÏT ÑOÄNG ÖÙNG DUÏNG:
Em hãy cùng anh ( chị) tìm thêm các từ ngữ bắt đầu bằng r/v/d/gi.
TUẦN 30	 Thứ năm ngày 6 tháng 4 năm 2017
Tiết : 1 MÔN: LUYỆN TOÁN
BÀI: ÔN TẬP
I.Mục tiêu: 
-Củng cố cho HS thực hiện các phép tính nhân, chia số tự nhiên; phép cộng, trừ phân số.
-Củng cố cho HS cách thực hiện tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. 
-Biết vận dụng các kiến thức đã học trong thực tế cuộc sống. 
Chuẩn bị: -Nội dung ôn tập, bảng con.
II- Hoạt động học
- Khởi động : HĐTQ làm việc.
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Bài 1: Em làm lần lượt các phép tính sau vào bảng con : 
 a) 2057 x 13 b) 7368 : 24 c) + d) - 
Bài 2: Viết số thich hợp vào ô trống
Hiệu 
23 
18 
56
108
Tỉ số của hai số 
2: 3 
3: 5 
 3: 7 
 7 : 3 
Số bé
Số lớn
Bài 3: Em đọc kĩ đề và giải bài toán sau vào vở : 
 Mẹ hơn con 26 tuổi. Tính tuổi của mỗi người biết rắng tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con. 
 Bài 4 : Em đọc kĩ đề và giải bài toán sau: 
 a)Một lớp học có 35 học sinh, trong đó số học sinh trai bằng số học sinh gái. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh gái? Bao nhiêu học sinh trai
b)*Hiệu của hai số là 738.Tìm hai số đó, biết rằng số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai.
Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm.
Chia seû cuûa giaùo vieân
 HĐTQ làm việc
C. HOAÏT ÑOÄNG ÖÙNG DUÏNG:
 Em hãy xem và sửa lại các bài sai ( nếu có)
TUẦN 30	 Thứ năm ngày 6 tháng 4 năm 2017
Tiết : 2
 MÔN: LUYỆN TIẾNG VIỆT
BÀI: ÔN TẬP
I.Mục tiêu: 
-Luyện tập cho HS lập dàn ý bài văn miêu tả con vật.
-Luyện tập cho học sinh viết một đoạn văn miêu tả các bộ phận của con vật.
-Biết thương yêu, quý mến các loài vật.
Chuẩn bị: -Nội dung ôn tập. -Tranh ảnh một số cuộc.on vật quen th
II- Hoạt động học
- Khởi động : HĐTQ làm việc.
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Ôn tập Lập dàn ý bài văn miêu tả con vật 
 Đề bài: Em hãy lập dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà (gà, mèo, chó, lơn, trâu, bò,)
 -Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
 -Nội dung từng phần 
 -Theo dõi, giúp đỡ HS lập dàn ý. 
 -Đại diện HS đọc dàn ý trước lớp.
 -Nhận xét, sửa chữa, bổ sung. 
 2. Luyện viết đoạn văn : 
Đề bài : Em hãy dựa vào dàn ý vừa lập, viết một đoạn văn miêu tả các bộ phận của con vật đó. 
- Em đọc kĩ đề bài rồi làm bài vào vở .
 +HSĐC: Viết được đoạn văn miêu tả các bộ phận của con vật, biết cách lựa chọn hình ảnh, sử dụng từ ngữ chính xác. 
 +HSTC :Viết được đoạn văn miêu tả các bộ phận của con vật. Biết lựa chọn hình ảnh, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn người đọc. Biết viết câu mở đoạn, câu kết đoạn.
-HS trong nhóm đọc bài, tìm bài văn hay nhất của nhóm mình.
-Đại diện cá nhân HS đọc trước lớp bài làm hay nhất trong nhóm.
-HS theo dõi, bổ sung, nhận xét, đánh giá , tuyên dương.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG : 
Đọc bài văn em vừa viết cho người thân nghe.
TUẦN 30	 Thứ năm ngày 6 tháng 4 năm 2017
Tiết : 3 MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
 TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
Chủ đề 6: AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY ( T2)
 I -Mục tiêu: 
HS biết được đi lại trên sông, nước là rất nguy hiểm nên cần chú ý đề phòng tai nạn.
Biết được một số hành động để đảm bảo an toàn khi tham giao thông đường thủy.
Biết vận dụng vào thực hành trong cuộc sống.
 Chuẩn bị: - SGK
II – Hoạt động học
Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1a.Ôn lại ghi nhớ
Nhóm trưởng ch các bạn nhắc lại phần ghi nhớ trang 31.
Chia sẻ xem mình đã vận dụng thực hành được điều gì?
b. Bài tập 1/31
 - Nhóm trưởng yêu cầu cá nhân đọc và tự khoanh trước ý thể hiện văn hóa giao thông.
 - Chia sẻ trong nhóm.
2. Bài tập 2,3/28
Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn quan sát và thảo luận ảnh trong sách và đưa ra nhận xét về hành vi của các bạn ngồi trên thuyền trong 2 ảnh .
Việc 2: Chia sẻ trong nhóm
- Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
3. Liên hệ thực tế:
 Em đã từng tham gia giao thông đường thủy chưa? Khi tham gia em có thực hiện đường luật an toàn giao thông đường thủy không? Hãy kể lại những hành vi chưa an toàn mà em chứng kiến (nếu có)
Ban học tập cho cả lớp chia sẻ .
Giáo viên chốt kết hợp giáo dục các em thực hiện các hành vi văn hóa giao thông khi tham gia giao thông.
HĐTQ làm việc
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG : 
Em hãy tham gia các hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông đường thủy khi nhà trường tổ chức ( vẽ tranh, thi tìm hiểu, trò chơi an toàn giao thông.)
Tuần: 30 Thứ sáu ngày tháng 7 năm 2017
Tiết: 5 
Môn: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP-TÌM HIỂU VỀ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG VÀ NGÀY 30-4
 I .Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động tuần 30 và phương hướng cho tuần 31
- Tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch và ngày 30/4, ngày giải phòng miền Nam thống nhất đất nước.
- Tích cực trong các hoạt động.
 Chuẩn bị: - Nội dung sinh hoạt.
Sổ theo dõi thi đua của các nhóm.
II – Hoạt động học
Khởi động: Hội đồng tự quản làm việc.
 A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Nhóm trưởng nhật xét các hoạt động của nhóm trong tuần
+Đạo đức: Các bạn đã ngoan, lễ phép, biết chào hỏi, đoàn kết, giúp đỡ nhau . Tuy nhiên một số bạn vẫn còn nói leo, nói trống không khi xưng hô với thầy cô.
+Học tập: Hoàn thành HĐƯD , tuy nhiên một số em làm bài chưa cẩn thận, một số em làm sơ sài, chưa thực sự cố gắng, còn quên vở.
+ Đồ dùng học tập: Biết gìn giữ, bảo quản, song một số em vẫn còn quên và mất vở, quăn mép.
+Vệ sinh cá nhân: 1 số bạn nam chưa đóng thùng, quần áo luộm thuộm.
+ Vệ sinh trường lớp: tương đối sạch sẽ xong khi uống nước môt số bạn còn làm đổ nước ra làm bẩn lớp.
+ Thi đua: Tham gia các phong trào, hoạt động sôi nổi.
+ Nề nếp : Xếp hàng , thể dục giữa giờ, 15 phút đầu giờ: tương đối.
- HĐTQ nhận xét chung cả lớp và rút ra những mặt làm được, chưa được của lớp. Tổng kết thi đua tuần 30, phát động thi đua tuần 31.
- Tuyên dương, nhắc nhở các cá nhân và nhóm thực hiện tốt, chưa tốt.
3.Thảo luận phương hướng tuần tới.
- Tiếp tục thi đua học tập tốt.
- Khắc phục những mặt chưa tốt trong tuần vừa qua, phát huy những gì đã làm được.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, quét sân theo lịch đã phân công.
 4. Tìm hiểu về ngày Giỗ tổ Hùng vương 10/3 âm lịch và ngày 30/4, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Nêu các ngày lễ trong tháng?
- Các em biết gì về các ngày lễ này, chia sẻ cho cả lớp cùng biết.
- Lắng nghe cô giáo giới thiệu về các ngày lễ, GV kết hợp giáo dục các em lòng tự hào về dân tộc, những truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_lop_tuan_30_vnen.doc