Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 19 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017

Tiết 4: TOÁN

BÀI 59: KI-LÔ-MÉT VUÔNG (T2)

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm

 1m2 = 100dm2 530dm2 = 53 000cm2

 84 600cm2 = 846dm2 9 000 000m2 = 9km2

 3km2200m2 = 3 000 200m2 32m249dm2 = 3249dm2

 10km2 = 10 000 000m2

 300dm2 = 3m2

 13dm229cm2 = 1329cm2

2. Tính diện tích khu đất hình chữ nhật, biết khu đất có :

 a) Diện tích là: 5 x 2 = 10 (km2)

 b) Đổi 8000m = 8km

 Diện tích là: 8 x 4 = 32 (km2)

 c) Chiều rộng là: 9 : 3 = 3 (km)

 Diện tích là: 9 x 3 = 27 (km2)

3. Cho biết diện tích của ba thành phố (theo số liệu năm 2009) là :

Thành phố Hà Nội Đà Nẵng Thành phố Hồ Chí Minh

Diện tích 3325km2 1283km2 2095km2

a) – Diện tích Hà Nội rộng hơn diện tích Đà Nẵng.

 – Diện tích Đà Nẵng hẹp hơn diện tích Thành phố Hồ Chí Minh.

 – Diện tích Thành phố Hồ Chí Minh hẹp hơn diện tích Hà Nội.

b) – Thành phố Đà Nẵng có diện tích bé nhất.

 – Thành phố Hà Nội có diện tích lớn nhất.

4. Dựa vào biểu đồ, em hãy trả lời những câu hỏi sau: (Sách HD)

a) Thành phố có mật độ dân số lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Thành phố có mật độ dân số nhỏ nhất là: Thành phố Hải Phòng.

 

doc 9 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 529Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 19 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19: 
Ngày soạn:08/01/2017
Thứ hai ngày 09 tháng 01 năm 2017 
Tiết 2+3: TIẾNG VIỆT 
BÀI 19A: SỨC MẠNH CỦA CON NGƯỜI (T1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 
1. Cùng nhau xem tranh và nói về các bạn được vẽ trong tranh : 
a) Bàn tay của bạn đứng cạnh gốc cây có móng tay rất dài và khỏe.
b) Đôi tai của bạn mặc quần áo xanh rất to.
c) Bàn tay của bạn mặc áo nâu rất to, trông rất khỏe. Bạn còn lại trông bình thường.
3. Nối từ ngữ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B :
A
B
1. Chõ xôi
a. hiểu rõ, biết làm thành thạo.
2. Cẩu Khây (tiếng Tày)
b. con vật tưởng tượng, có nhiều phép thuật, rất độc ác.
3. Tinh thông
c. nồi nấu xôi.
4. Yêu tinh
d. chín chõ xôi.
5. Em làm các bài tập sau: 
1) 
A
B
1. Cẩu Khây
a. Lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. 
2. Nắm Tay Đóng Cọc 
b. Dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập, mỗi quả đấm làm cọc thụt sâu hàng gang tay.
3. Lấy Tai Tát Nước
c. Ăn một lúc hết chín chõ xôi, mười tuổi sức bàng trai mười tám, mười năm tuổi tinh thông võ nghệ. 
4. Móng Tay Đục Máng 
d. Lấy vành tai tát nước lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.
2) Điều gì xảy ra với quê hương khiến Cẩu Khây quyết chí lên đường ? 
 a. Một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật xuất hiện. 
3) Bốn người bạn rủ nhau cùng làm việc gì ?
 b. Lên đường diệt trừ yêu tinh.
*********
6. Tìm hiểu chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? 
 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
1) Những câu nào trong đoạn trích là câu kể Ai làm gì ? 
Trả lời : + Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
 + Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. 
 + Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến. 
 + Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.
 + Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết. 
2) Trong mỗi câu kể Ai làm gì ? vừa tìm được, từ ngữ nào là chủ ngữ ? 
Trả lời : Câu thứ nhất : Một đàn ngỗng
	 Câu thứ hai : Hùng 
	 Câu thứ ba : Thắng
	 Câu thứ tư : Em 
 	 Câu thứ năm : Đàn ngỗng
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 
1. Đọc đoạn văn trong sách HD và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới:
a) Tìm các câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sách viết. 
b) Gạch dưới chủ ngữ của từng câu vừa tìm được.
Trả lời : - Trong rừng, chim chóc hót véo von. 
	 - Thanh niên lên rẫy. 
	 - Phụ nữ giặt giũ bên giếng nước. 
	 - Em nhỏ vui đùa trước nhà sàn.
 - Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.	 
2. Đặt câu theo mẫu Ai làm gì ? với các từ ngữ sau làm chủ ngữ : 
a) Các cô nông dân : Các cô nông dân đang cấy lúa. 
b) Các bạn học sinh : Các bạn học sinh đang đi học.
c) Chú lái máy cày : Chú lái máy cày đang cày ruộng.
d) Đàn chim : Đàn chim đang cất cánh bay lượn giữa bầu trời.
Tiết 4: TOÁN 
BÀI 59: KI-LÔ-MÉT VUÔNG (T2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 
1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
 1m2 = 100dm2	 	530dm2 = 53 000cm2	
 84 600cm2 = 846dm2	9 000 000m2 = 9km2
 3km2200m2 = 3 000 200m2	 	32m249dm2 = 3249dm2	
 10km2 = 10 000 000m2
 300dm2 = 3m2
 13dm229cm2 = 1329cm2
2. Tính diện tích khu đất hình chữ nhật, biết khu đất có : 
 a) Diện tích là: 5 x 2 = 10 (km2)
 b) Đổi 8000m = 8km
 Diện tích là: 8 x 4 = 32 (km2) 
 c) Chiều rộng là: 9 : 3 = 3 (km) 
 Diện tích là: 9 x 3 = 27 (km2)
3. Cho biết diện tích của ba thành phố (theo số liệu năm 2009) là :
Thành phố 
Hà Nội 
Đà Nẵng 
Thành phố Hồ Chí Minh 
Diện tích 
3325km2
1283km2
2095km2
a) – Diện tích Hà Nội rộng hơn diện tích Đà Nẵng.
 – Diện tích Đà Nẵng hẹp hơn diện tích Thành phố Hồ Chí Minh.
 – Diện tích Thành phố Hồ Chí Minh hẹp hơn diện tích Hà Nội. 
b) – Thành phố Đà Nẵng có diện tích bé nhất.
 – Thành phố Hà Nội có diện tích lớn nhất.
4. Dựa vào biểu đồ, em hãy trả lời những câu hỏi sau: (Sách HD)
a) Thành phố có mật độ dân số lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Thành phố có mật độ dân số nhỏ nhất là: Thành phố Hải Phòng.
Ngày soạn: 08/01/2017
Thứ ba ngày 10 tháng 01 năm 2017
Tiết 1: TIẾNG VIỆT 
BÀI 19A: SỨC MẠNH CỦA CON NGƯỜI (T3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
4. Thi ghép nhanh tiếng tạo từ ngữ (chọn a hoặc b)
a) Sinh vật, sa mạc, xinh đẹp, xa lạ, sử dụng.
b) Hiểu biết, việc làm, viết thư, chiếc lá, xanh biếc.
Tiết 2: TOÁN 
BÀI 60: HÌNH BÌNH HÀNH 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
3. Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành ?
- Hình số 1, 2, 5, là hình bình hành.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
1. H1: Hình chữ nhật; H2: Tứ giác; H3: Tam giác; H4: Hình tròn; H5: Hình bình hành; H6: Hình vuông
2. Hình có hai cặp cạnh đối diện và song song với nhau là hình: MNPQ
3. Vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hình bình hành : 
a)	 b) 
Tiết 3: KHOA HỌC
BÀI 19: GIÓ, BÃO (TIẾT 2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2. Ba việc có thể làm để giảm thiểu thiệt hại khi có bão xảy ra:
+ Thường xuyên theo dõi thời tiết.
+ Bảo vệ, giữ cho nhà cửa kiên cố.
+ Chặt, tỉa cành cây to xung quanh nhà.
Tiết 4: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Đ/C Quỳnh Trang dạy
Ngày soạn: 09/01/2017
Thứ tư ngày 11 tháng 01 năm 2017
Tiết 1+2: TIẾNG VIỆT 
BÀI 19B: CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI (T1+2)
‘
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Xem ảnh, nói cảm nghĩ về anh Ních Vôi-chếch (Nick Vujicic) :
- Anh là một người rất giỏi và có nghị lực trong cuộc sống.
4. Thảo luận để trả lời các câu hỏi sau về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người :
1) Trong Chuyện cổ tích về loài người, ai là người được sinh ra đầu tiên?
- Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất.
2) Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời ?
- Để trẻ nhìn cho rõ.
3) Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ ?
- Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc.
4) Bố giúp trẻ những gì?
- Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy cho trẻ biết nghĩ.
5) Thầy giáo giúp trẻ những gì? 
- Dạy trẻ học hành.
6) Theo em, ý nghĩa của bài thơ này là gì?
- Những điều tốt đẹp nhất trên đời đều dành cho trẻ em.
********
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
1. Viết mở bài theo kiểu trực tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em:
 Chiếc bàn học sinh này là người bạn ở trường thân thiết với tôi gần hai năm nay. 
2. Viết mở bài theo kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em:
 Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi. Ở đó, tôi có bố mẹ và em trai thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi.
3. Đọc bài viết của bạn trong nhóm và bình chọn mở bài hay nhất.
Tiết 3: TOÁN
BÀI 61: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH (T1)
Tiết 4: LỊCH SỬ
BÀI 6: NHÀ HỒ
 (Từ năm 1400 đến năm năm 1407) (TIẾT 2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
1. Làm bài tập
1.1. Nối tên các nhân vật với nhận định phù hợp.
	1 – b ; 2 – c ; 3 – a 
1.2. Tên nước ta thời nhà Hồ là: C. Đại Ngu
1.3. Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách: B, C
1.4. Viết đoạn văn giới thiệu về nước ta thời Trần
- Vua , quan: bắt dân đào hồ lớn trong Hoàng thành, chất đá giữa hồ làm núi, chở nước mặn từ biển đổ vào nuôi hải sản.
- Đời sống nhân dân: Đê điều không được quan tâm. Nhiều năm xảy ra lụt lội, mất mùa, cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực.
2. Tổ chức đóng vai
- HS đóng vai theo kịch bản.
Ngày soạn: 10/01/2017
Thứ năm ngày 12 tháng 01 năm 2017
Tiết 1: TIẾNG VIỆT 
BÀI 19B: CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI (T3)
5. Mỗi em dựa vào tranh để tập kể 1 đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần.
- Tranh 1: Bác đánh cá kéo được một chiếc bình to bằng đồng, miệng gắn chì kín mít.
- Tranh 2: Bác cạy nắp bình để xem bên trong có gì.
- Tranh 3: Từ trong bình, một làn khói đen kịt tuôn ra rồi tụ lại thành một con quỷ.
- Tranh 4: Con quỷ đe dọa, đòi giết bác đánh cá.
- Tranh 5: Bác dánh cá lừa con quỷ chui lại vào bình, đậy nắp bình rồi quẳng xuống biển.
6. Các nhóm thi kể một phần hoặc toàn bộ câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần. 
Tiết 2: TOÁN
BÀI 61: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH (T2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
1. Tính diện tích hình bình hành:
a) Đổi 4dm = 40cm
 40 x 34 = 1360 (cm2)
b) Đổi 4m = 40dm
 40 x 13 = 520 (dm2)
2. Nêu tên các cặp cạnh đối diện trong mỗi hình sau: (Sách HD)
- Hình 1: + AB đối diện với DC ; + AD đối diện với BC
- Hình 2: + EK đối diện với GH ; + EG đối diện với KH
- Hình 3: + MQ đối diện với NP
3. Viết vào ô trống (theo mẫu) :
Độ dài đáy 
7cm
14dm
23m
Chiều cao
16cm
13dm
16m
Diện tích hình bình hành
7 x 16 = 112 (cm2)
14 x 13 = 182 (dm2)
23 x 16 = 368 (m2)
4. Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b.
a) P = (8 + 3) x 2 = 22(cm)
b) P = (10 + 5) x 2 = 30(dm)
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Đồng chí Hoàng Hải dạy
Tiết 4: ĐỊA LÍ
BÀI 7: THỦ ĐÔ HÀ NỘI (TIẾT 2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
1. Làm bài tập:
- Câu đúng: a1, a2, a3, a4.
2. Hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU BÀI TẬP
So sánh khu phố cổ và khu phố mới ở Hà Nội theo bảng sau:
Khu phố cổ
Khu phố mới
Tên phố
Hàng Đào, Hàng Mã, 
Hàng Bạc, Hàng Chiếu,...
Hai Bà Trưng, Trần Duy Hưng, Lê Chí Thanh,...
Nhà cửa
Nhà thấp, mái ngói, 
cổ kính, ...
Nhà cao tầng, kiến trúc hiện đại,...
Đường phố
Hẹp, nhỏ,...
To, rộng rãi, hiện đại,...
3. Chơi trò chơi “ô chữ bí ẩn”:
1. THỦ ĐÔ
2. HÀNG
3. SÔNG HỒNG
4. NỘI BÀI
5. ĐẠI LA
* Ô chữ màu vàng: HÀ NỘI
Ngày soạn: 11/01/2017
Thứ sáu ngày 13 tháng 01 năm 2017
Tiết 1+ 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 19C: TÀI NĂNG CỦA CON NGƯỜI (T1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
2. Dựa vào nghĩa của tiếng tài, viết các từ dưới đây vào nhóm A hoặc nhóm B trong phiếu bài tập.
tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa, tài chính.
A
B
Tài có nghĩa là "có khả năng hơn người bình thường"
Tài có nghĩa là "tiền của"
M : tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.
M : tài nguyên, tài trợ, tài sản.
3. Đặt câu với một từ trong nhóm A ở trên.
 VD: Bùi Xuân Phái là một họa sĩ tài hoa.
4. Câu tục ngữ sau ý nói gì ? 
Nước lã mà vã nên hồ 
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
b. Ca ngợi những người từ tay không đã làm nên việc lớn nhờ có tài, có ý chí.
*******
5. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi. (Sách HD)
a) Đâu là phần kết bài của bài Cái nón ?
- Phần kết bài: Từ Má bảo đến méo vành.
b) Bài Cái nón có kết bài kiểu nào (mở rộng hay không mở rộng)
- Bài có kết bài mở rộng.
c) Phần kết bài của bài Cái nón nói về điều gì ?
- Nói về lời căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
d) Kết bài mở rộng trong bài văn tả đồ vật thường nêu nội dung gì ?
- Kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật thường nêu cảm nghĩ đối với đồ vật đã tả.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
1. Viết thêm phần kết cho bài văn dưới đây: (Sách HD)
 Bác cần trục đúng là một nhân viên tích cực. Bác đã giúp nhiều người không phải mệt nhọc trước những gói hàng to lớn. Em yêu quý, thán phục bác vì bác là người có công sức lớn trong việc vận chuyện hàng.
2. Đọc bài của các bạn trong nhóm và bình chọn kết bài hay nhất.
3. Cả lớp nghe đọc những bài đã được các nhóm chọn để trao giải. 
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MĨ THUẬT
Đ/C Lê Thương dạy
Tiết 4: TOÁN
BÀI 62: PHÂN SỐ
TUẦN 20:
 Ngày soạn: 14/01/2017
Thứ hai ngày 16 tháng 01 năm 2017
Tiết 2: TIẾNG VIỆT
Bài 20A: CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI TÀI GIỎI (tiết 1+2)
5. Sắp xếp các các thẻ theo đúng trình tự các chi tiết trong truyện.
Thứ tự đúng là :
a. Cẩu Khây hé cửa, yêu tinh thò đầu vào.
g. Nắm Tay Đóng Cọc đấm gãy gần hết hàm răng của yêu tinh.
d. Yêu tinh bỏ chạy, bốn anh em Cẩu Khây đuổi theo.
e. Cẩu Khây nhổ cây quật yêu tinh.
b. Yêu tinh phun nước làm ngập cả cánh đồng.
c. Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng ngăn nước, tát nước, khoét máng cho nước chảy đi.
h. Yêu tinh núng thế, phải quy hàng.
6. Trả lời câu hỏi.
1) Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
c. Vì họ có sức khỏe và rất đoàn kết.
2) Câu chuyện có ý nghĩa gì ? 
Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng và tinh thần đoàn kết của anh em Cẩu Khây đã chiến thắng yêu tinh.
Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2017
Tiết 1: TOÁN 
BÀI 61: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH (T1)
I. MỤC TIÊU:
- Cách tính diện tích của hình bình hành.
- Vận dụng quy tắc tính diện tích hình bình hành để giải toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Chơi trò chơi “Thi cắt, ghép hình” :
2. Đọc kĩ nội dung và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn.
3. Tính diện tích mỗi hình bình hành:
a) 
Bài giải 
Diện tích của hình bình hành là :
9 x 5 = 45 (cm2)
Đáp số : 45cm2.
b)
Bài giải 
Diện tích hình bình hành là :
13 x 4 = 52 (cm2)
Đáp số : 52cm2.
c) 
Bài giải 
Diện tích hình bình hành là :
7 x 9 = 63 (cm2)
Đáp số : 63cm2.
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
GV CHUYÊN DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 19.doc