Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2012-2013

Tiết 9 : Lịch sử

 ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN(TR/25)

A. :YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

 - Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh : Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình , là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.

B. CHUẨN BỊ :

 - Hình SGK

 - Phiếu học tập .

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 1. Kiểm tra bài cu :

 - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ?

 - Chiến thắng Bạch Dằng xảy ra vào thời gian nào có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ?

 2. Bài mới :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Giới thiệu bài :

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân .

Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân

Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất .

-Nói về buổi đầu độc lập : với các triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê.

- Yêu cầu HS đọc SGK/25

- Sau khi Ngô Quyền mất , tình hình nước ta như thế nào ?

- GV kết luận : Về tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất .

Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

- GV gợi ý câu hỏi :

* Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh ?

* Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ?

* Sau khi thống nhất đất nước , Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ?

- Giải thích các từ :

+ Hoàng : là Hoàng đế , ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa .

+ Đại Cồ Việt : nước Việt lớn .

+ Thái Bình : yên ổn , không có loạn lạc và chiến tranh .

- Dựa vào nội dung vừa tìm hiểu kể lại chiến công dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ?

Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm

- Chia lớp nhóm 6 và phát phiếu cho các nhóm làm việc .

- Yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi thống nhất theo mẫu

- GV nhận xét

- Lắng nghe.

- HS đọc SGK/25 và trả lời câu hỏi

* Triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng . quân thù lăm le ngoài bờ cõi .

(TB, yếu)

 - HS( Khá, giỏi) nhận xét.

- HS trao đổi trả lời câu hỏi :

* Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư , Gia Viễn Ninh Bình . Truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ có chí lớn .(Khá, giỏi)

* Lớn lên gặp buổi loạn lạc , Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng , đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân . Năm 968 ông đã thống nhất được giang sơn .(TB, yếu)

* Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Hoa Lư , đặt tên nước là Đại Cồ Việt , niên hiệu là Thái Bình .(TB, yếu)

- Cả lớp nhận xét. (Khá, giỏi)

- 2 HS (khá, giỏi) kể trước lớp

- Các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi thống nhất

- Đại diện các nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm trước lớp .(TB, yếu)

- Cả lớpnhận xét.( Khá, giỏi)

 

doc 53 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 một câu chuyện về ước mơ đẹp của chính mình hay bạn bè , người thân .
Hoạt động 1 : Tìm hiểu yêu cầu bài .
- Gạch dưới những từ ngữ quan trọng : ước mơ đẹp của em , của bạn bè , người thân 
- Nhấn mạnh : Câu chuyện các em kể phải là ước mơ có thực , nhân vật trong truyện chính là các em hoặc bạn bè , người thân .
Hoạt động 2 : Gợi ý kể chuyện. 
a) Các hướng xây dựng cốt truyện : 
- Mời 3 em nối tiếp nhau đọc gợi ý 2 SGK .
- Dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện ở bảng 
b) Đặt tên cho truyện : 
- Gọi HS đọc gợi ý 3 .
- Dán lên bảng dàn ý 
 - Lưu ý : Kể câu chuyện em đã chứng kiến 
* phải mở đầu câu chuyện ở ngôi thứ nhất .
 *Kể câu chuyện em trực tiếp tham gia , mỗi em phải là nhân vật trong câu chuyện ấy 
- Khen những em chuẩn bị tốt dàn ý cho bài KC ở nhà . 
Hoạt động 3 : Thực hành kể chuyện .
a) Kể theo cặp
- Đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn , góp ý .
b) Thi kể.
- Dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài KC : 
* nội dung : kể có phù hợp đề bài không?
* cách kể : có mạch lạc không?
* cách dùng từ , đặt câu , giọng kể ..
- Viết lần lượt lên bảng tên những em tham gia thi kể , tên truyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét , bình chọn .
- GV nhận xét tuyên dương.
- 1 em đọc đề bài .
-Nêu trọng tâm đề: kể một câu chuyện về ước mơ đẹp của em, của bạn bè , người thân(TB, Yếu)
-Theo dõi
- 1 Nối tiếp nhau đọc gợi ý 2 
(Khá, TB)ù 
- Cả lớp theo dõi .
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe .(khá)
- Tiếp nối nhau nói đề tài và hướng xây dựng cốt truyện của mình . 
Có HS (TB, Yếu)
- 1 em đọc gợi ý 3(TB)
- Suy nghĩ , đặt tên cho câu chuyện về ước mơ của mình , tiếp nối nhau phát biểu ý kiến . Có HS (TB, Yếu)
- HS chú ý dàn ý khi kể(Khá)
- Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện về ước mơ của mình .
(Khá, TB. Giỏi, Yếu)
- Vài em nối tiếp nhau thi kể trước lớp .Có HS (TB, Yếu)
- HS (TB, Yếu) kể 1 hoặc 2 đoạn.
- Cả lớp nhận xét nhanh về : nội dung , cách kể , cách dùng từ , đặt câu , giọng kể (Khá, giỏi)
- Bình chọn bạn có câu chuyện hay và kể chuyện hay nhất .
 3. Củng cố,dặn dò :
 - Khi KC Lời kể tự nhiên , chân thực , có thể kết hợp lời nói với cử chỉ , điệu bộ . 
 - Nhận xét tiết học.
 - Nhắc nhở những em yếu kém cố gắng luyện tập thêm phần KC 
 - Chuẩn bị Bàn chân kì diệu , xem trước tranh minh họa , đọc các gợi ý dưới tranh .
 Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2012
 Tiết 44 : Toán 
	 VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC(TR/50)
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước . 
 - Vẽ đường cao của hình tam giác .
B. CHUẨN BỊ :
 - Thước kẻ và ê-ke .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Nêu ví dụ 2 đường thẳng vuông góc với nhau 
 - Hai đường thẳng vuông góc tạo thành mấy góc vuông 
 - Gọi HS lên bảng vẽ hai đường thẳng vuông góc .
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : Vẽ hai đường thẳng vuông góc .
Hoạt động 1 : Nắm cách vẽ đường cao .
a)Hướng dẫn vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước : 
- Làm mẫu 2 cách vẽ ở bảng theo các bước như SGK đã trình bày rồi cho HS vẽ vào nháp 
- Theo dõi , uốn nắn thêm .
b) Hướng dẫn vẽ đường cao của hình tam giác :
- Yêu cầu HS vẽ hình tam giác ABC ở bảng . Nêu bài toán : Vẽ qua A một đường thẳng vuông góc với cạnh BC . Đường thẳng đó cắt cạnh BC tại H .
- Tô màu đoạn thẳng AH , cho HS nhận xét.
- Giới thiệu: Đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC . 
( hay) Độ dài đoạn thẳng AH là chiều cao của hình tam giác ABC .
- Một hình tam giác có mấy đường cao ?
Hoạt động 2 : Thực hành .
Bài 1/53 : Làm việc cá nhân 
-Yêu cầu HS lên bảng , lớp làm vào nháp.
Bài 2 / 53 : Thảo luận nhóm
-Chia lớp nhóm 4, nhóm vẽ 
- GV nhận xét. 
-Quan sát.
- Cả lớp thực hành BT1 / 52 vào nháp . 
- 2HS lên bảng.(TB, Yếu)
- HS(TB, Yếu) vẽ trên bảng.
- HS vẽ hình tam giác ABC .
-HS đọc lại đề bài và thực hiện bài làm trên bảng.
-Nhận xét.(Khá, giỏi)
- Nêu lại .
* Có 3 đường cao .(TB, yếu)
- Nêu yêu cầu bài.(TB)
-3 HS(TB, Yếu) lên bảng. Lớp làm bài vẽ vào SGK .
- HS nêu cách thực hiện .
- Đọc yêu cầu bài (TB)
- HS làm việc trong nhóm
(Khá, giỏi, TB, Yếu) 
- Dùng êke nhận xét chữa bài.(TB, yếu)
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
 3. Củng cố, dặn dò : 
 - Nêu lại cách vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước .
 - Nhận xét lớp. 
 - Làm lại bài tập 3 .
 - Chuẩn bị : Vẽ hai đường thẳng song song .
Tiết 18 : Tập đọc 
 ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT(TR/90)
A. , YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật ( lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt). Đọc trôi chảy rành mạch, biết ngát nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng các từ ngữ phù hợp.
 - Hiểu ý nghĩa : Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người .
B. CHUẨN BỊ :
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK
 - Bảng phụ viết đoạn hướng dẫn đọc diễn cảm .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ :
 - HS1 đọc đoạn 1 bài Thưa chuyện với mẹ , trả lời câu hỏi Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì ?
 - HS2 đọc đoạn 2 của bài , trả lời câu hỏi Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ?
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : 
-Yêu cầu quan sát tranh và mô tả những gì bức tranh thể hiện . 
-Tại sao ông vua lại khiếp sợ khi nhìn thấy thức ăn như vậy ? câu chuyệnĐiều ước của vua Mi-đát sẽ cho các em hiểu điều đó .
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Hướng dẫn phân đoạn. 
Đoạn 1 : Từ đầu  hơn thế nữa .
Đoạn 2 : Tiếp theo  được sống .
Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài ( 2 lượt ) 
Lượt 1 : Sửa lỗi phát âm những tên riêng nước ngoài ( Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn ) , chú ý đọc đúng câu khiến .
Lượt 2 : Giải nghĩa thêm : khủng khiếp , phán .
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp 
- Gọi HS đọc cả bài .
- Đọc mẫu cả bài 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Gọi HS đọc đoạn 1 , trao đổi trả lời câu hỏi :
* Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì ?
* Thoạt đầu , điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào ?
+ Nội dung đoạn này nói gì ?
- Gọi HS đọc đoạn 2 hỏi :
* Tại sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước?( chọn 1 trong 3 ý sau )
a/ Vì vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước .
b/Vì vua không thể ăn được gì .
c/ Vì vua không tham vàng .
- Giải nghĩa từ “ Khủng khiếp” là thế nào ?
+ Nội dung đoạn 2 nói gì ?
- Gọi HS đọc đoạn 3 : trả lời câu hỏi 
* Vua Mi-đát đã hiểu được điều gì ?
+ Nội dung đoạn 3 là gì ?
- Nêu nội dung chính của bài ?
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm :
- Gọi 3 HS đọc bài theo phân vai 
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai : Mi-đát bụng đói  ước muốn tham lam 
- GV nhận xét.
- Bức tranh vẽ cảnh trong một cung điện nguy nga , tráng lệ . Trước mắt ông vua là đầy đủ những thức ăn đủ loại . Tất cả đều loé lên ánh sáng rực rỡ của vàng . Như ng nét mặt nhà vua có vẻ hoảng sợ .(Khá, giỏi)
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn .
(TB, yếu) 
- Đọc phần chú thích để hiểu nghĩa các từ cuối bài .
- 2 HS cùng bàn luyện đọc. 
(Giỏi, Yếu. Khá, TB)
- 1 HS đọc cả bài .(khá, giỏi)
- 1 HS(Khá) đọc đoạn 1 , trả lời câu hỏi :
* Vua Mi-đát xin thần làm sao mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng .(TB, Yếu)
* Vua bẻ thử một cành sồi , ngắt thử một quả táo , chúng đều biến thành vàng . Nhà vua cảm thấy mình là người sung sướng nhất trên đời .(TB, Yếu)
+ Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện.(Khá, gioi)
- 1 HS(Khá) đọc bài 
- HS chọn đáp án a/ (TB, yếu)
- Khủng khiếp là rất sợ , sợ đến mức tột độ .(Khá, giỏi)
+ Vua Mi-đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước .(TB, Yếu)
* Hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam .(Khá, giỏi)
+ Vua Mi-đát rút ra bài học cho mình .
- Những điều ước tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người. (Khá, giỏi)
-
 Đọc theo lối phân vai , tìm đúng giọng đọc của bài.(khá, giỏi)
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
(khá, TB. Giỏi, Yếu)
- Thi đọc diễn cảm trước lớp . Tuỳ theo đối tượng (Khá, giỏi, TB, Yếu)
- Cả lớp nhận xét.(Khá, giỏi)
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Nhắc lại nội dung chính của bài .
 - Chọn tiếng “ ước” đứng đầu , đặt tên cho truyện theo ý nghĩa ? ( Ước muốn viển vông , ước ao dại dột , ước mơ tham lam , ước mơ kì quái ) (TB, Yếu)
 - Nhận xét tiết học- Về nhà đọc bài - Chuẩn bị Ôn tập .
Tiết 9 : Địa lí 
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ở TÂY NGUYÊN (tt)TR/90
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên.
 - Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất : cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý,
 - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
 - Biết được rừng rậm nhiệt đới ( rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng), rừng khộp( rùng rụng lá mùa khô).
 - Chỉ trên bản đồ ( lược đồ ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên : sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai.
 -BVMT: Khai thác sức nước và khai thác rừng một cách hợp lí kết hợp với trồng rừng phủ xanh đồi trọc nhằm góp phần bảo vệ môi trường .
 * SDNLTK&HQ: Tây nguyên có nhiều con sông chảy qua nhiều chảy qua nhiều vùng ở độ cao khác nhau , lame thác ghềnh . Vì vậy chúng ta can bảo vệ nguồn nước phục vụ cuộc sống. Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng phong phú , cuộc sống người dân nơi nay dưạ vào rừng , do đó giáo dục cho HS tầm quan trọng cuả việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng.
B. CHUẨN BỊ :
 - Bản đồ địa lí Tự nhiên VN. Hình SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ :
 - Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên.
 - Nêu thuận lợi và khó khăn trong việc trồng cây công nghiệp.
 - Nêu những thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi trâu bò.
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tt) .
Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm 
Khai thác sức nước .
-Chia lớp nhóm 4 , giao việc cho các nhóm phiếu học tập .
Nhóm 1 +2 : Quan sát lược đồ hình 4 hãy kể tên một số con sông chính ở Tây Nguyên . Chỉ 3 con sông trên bản đồ .
Nhóm 3 +4 : Đặc điểm dòng sông của các con sông ở đây như thế nào ? Điều kiện đó có tác dụng gì ?
Nhóm 5 + 6 : Các hồ chứa nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì ?
Nhóm 7 + 8 : Em biết những nhà máy thuỷ điện nổi tiếng nào ở Tây Nguyên . Chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện trên lược đồ hình 4 và cho biết nằm trên con sông nào ?
GV kết luận :Tây Nguyên là nơibắtnguồn của nhiều con sông . Địa hình với nhiều cao nguyên xếp tầng đã khiến cho các lòng sông lắm thác ghềnh, là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sức nước làm thuỷ điện .
* Người ta khai thác sức nước bằng cách đắp đập, ngăn sông tạo thành hồ lớn xây dựng nhà máy thủy điện, các hồ này còn có tác dụng giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người. Vì vậy các em phải biết giữ gìn và bảo vệ nguồn nước để phục vụ cuộc sống.
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân 
 Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên 
-Yêu cầu quan sát hình 6 , 7 và đọc mục 4 SGK để trả lời các câu hỏi.
* Tây Nguyên có những loại rừng nào ?
* Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau ?
* Quan sát hình 6 ,7 em hãy û rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp .
-GDMT: Rừng cho con người sản vật quí:gỗ cây làm thuốc, thú quí. Việc khai thác rừng bừa bãi làm xói mòn đất, hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng đến môi trường và sinh hoạt của con người. Vì thế cần phải bảo vệ , khai thác hợp lí rừng và tích cực tham gia trồng rừng..
Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp 
-Yêu cầu quan sát hình 8,9,10 và đọc mục 2 SGK để trả lời các câu hỏi .
* Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì ?
* Gỗ được dùng làm gì ?
* Kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ .
- GV kết luận : Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật , nhất là gỗ ...Tuy nhiên việc khai thác rừng bừa bải với nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang ảnh hưởng tới môi trường và con người .
* Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
* Tây NGuyên có nguồn tài nguyên rừng heat sức phong phú người dân nơi nay dựa vào rừng để sinh sống: củi đun, thực phẩm 
Vì vậy cần bảo vệ và khai thác rừng hợp lí. Đồng tích cực trồng rừng.ù 
- Giải thích thêm : 
* Du canh : hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì của đất chóng cạn kiệt, vì vậy phải luôn luôn thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này sang nơi khác . 
* Du cư : hình thức sinh sống , không có nơi cư trú nhất định
- Các nhóm làm việc 
(Khá, giỏi, TB, Yếu)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp .(TB, Yếu)
- Các nhóm nhận xét hoàn thiện phần trình bày .(Khá, giỏi)
* Các con sông chính ở Tây Nguyên là Xê -xan , Ba , Đồng Nai .
* Các con sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh . Người dân đã tận dụng sức nước chảy để chạy tua bin sản xuất ra điện .
* Các hồ chứa nước này còn có tác dụng giữ nước hạn chế những cơn lũ bất thường .
* Y-a-li nằm trên con sông Xê- xan .
- Quan sát hình 6 , 7 và đọc mục 4 SGK lần lượt trả lời các câu hỏi:
* Tây Nguyên có nhiều loại rừng . Có lượng mưa nhiều thì rừng rậm nhiệt đới phát triển ; rừng khộp ...(TB, yếu)
* Vì điều kiện đó phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên có hai mùa mưa và khô rõ rệt (TB, Yếu)
- HS (khá, giỏi)
* Rừng rậm nhiệt đới : rừng rậm rạp , rừng nhiều tầng với nhiều loại cây , xanh tươi quanh năm 
Rừng khộp : rừng thưa , rừng thường có` một loại cây , rừng rụng lá vào mùa khô .
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- HS đọc, quan sát hình và dựavốn hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi sau :
* Nhiều sản vật , nhất là gỗ , có những thứ quý như Cẩm lai , giáng hương , kìm kìm(TB, yếu)
* Đóng tủ, bàn ghế, cắt nha(TB, Yếu).
* Gỗ được khai thác và vận chuyển đến xưởng cưa , xẻ gỗ sau đó được đưa đến xưởng một để làm ra các sản phẩm đồ gỗ(Khá, giỏi).
- Bảo vệ và khai thác hợp lí rừng. Đồng thời tích cực tham gia trồng rừng. (khá, giỏi)
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Gọi HS đọc phần cuối bài học .(TB, Yếu)
- Nhận xét lớp. Chuẩn bị Thành phố Đà Lạt.
Tiết 17 : Tập làm văn 
 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (GT)
 Không dạy
A. . , YÊU CẦU CẦU CẦN ĐẠT:
 Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý SGK , bước đầukể lại được câu chuyện theo trình tự không gian .
B. CHUẨN BỊ :
 - Tranh minh họa vở kịch Yết Kiêu SGK 
 - Bảng phụ viết cấu trúc 3 đoạn của bài KC theo trình tự không gian. 	
 - 1 tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
 - SGK , VBT 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - HS1 : kể chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo trình tự thời gian .
 - HS2 : kể câu chuyện trên theo trình tự không gian .
 - HS3 : Nêu lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện . 
 2. Bài mới :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Giới thiệu bài : Luyện tập phát triển câu chuyện theo trình tự không gian từ đoạn kịch Yết Kiêu .
Bài 1/91 : ( HS đọc và tìm hiểu nội dung văn bản kịch )
- Đọc diễn cảm toàn vở kịch .
* Cảnh 1 có mấy nhân vật?
* Cảnh 2 có những nhân vật nào ?
* Yết Kiêu là người thế nào ?
* Cha Yết Kiêu là người như thế nào ?
* Những sự việc trong 2 cảnh của vở kịch diễn ra theo trình tự nào ?
-Chốt ý: Trình tự thời gian : 
* Giặc Nguyên xâm lược.
* Yết Kiêu xin cha lên đường đánh giặc. 
* Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông .
Bài 2 /92 : ( Kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý SGK ) 
-Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu BT.
- Treo bảng phụ đã viết tiêu đề 3 đoạn 
* Câu chuyện kể như gợi ý SGK là kể theo trình tự nào ?
-Chốt ý: Trình tự không gian : 
* Giặc Nguyên xâm lược.
* Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông .
* Cha Yết Kiêu nhớ con, nhớ câu chuyên giữa hai cha con lúc Yết Kiêu lên đường đánh giặc. 
-Tổ chức chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể theo trình tự thời gian đảo lộn .
- Nhận xét , gắn phiếu ghi 1 mẫu chuyển thể ở bảng .
- Lưu ý thêm về cách kể :
* Để câu chuyện hấp dẫn : cần hình dung thêm động tác , cử chỉ , nét mặt , thái độ của các nhân vật .
* Dùng 2 câu giới thiệu 2 cảnh của vở kịch làm câu mở đầu .
* Đoạn văn trước đến đoạn văn sau cần có câu chuyển tiếp để liên kết đoạn .
GV nhận xét tuyên dương HS kể tốt.
- 4 em(Khá) đọc theo lối phân vai . (Người dẫn đọc lời dẫn và phần chú thích)
- Trả lời các câu hỏi (TB, Yếu):
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
* Người cha và Yết Kiêu 
* Nhà vua và Yết Kiêu 
* Căm thù bọn giặc xâm lược , quyết chi diết giặc 
* Yêu nước , tuổi già , cô đơn , bị tàn tật vẫn động viên con đi đánh giặc .
* Theo trình tực thời gian Sư việc giặc Nguyên xâm lược nước ta , Yết Kiêu xin cha lên đường đánh giặc diễn ra trước . Sau đó mới đến cảnh Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông (Khá, giỏi)
- Đọc yêu cầu BT(TB) .
- Đọc tiêu đề 3 đoạn (Khá, giỏi)
* Theo trình tự không gian sự việc diễn ra ở kinh đô Thăng Long xảy ra sau lại được kể trước , sự việc diễn ra ở quê hương Yết Kiêu ..(Khá, giỏi)
- 1 em giỏi làm mẫu .
- Thực hành kể chuyện theo cặp .
(Khá, TB. Giỏi, Yếu)
- Thi kể chuyện trước lớp .Tuỳ theo đối tượng (Giỏi, khá, TB, Yếu)
- HS (TB, Yếu) kể 1 hoặc 2 đoạn.
- Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn kể đúng yêu cầu , hấp dẫn nhất .
 3. Củng cố,dặn dò 
 - Yêu cầu ghi nhớ cách phát triển câu chuyện.
 - Nhận xét lớp . 
 - Chuẩn bị: Luyện tập phát triển câu chuyện (tt) .
Tiết 45 : Toán 
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG(TR/51)
A. .YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước ( bằng thước kẻ và ê-ke)
B. CHUẨN BỊ :
 - Thước kẻ và ê-ke .
 - SGK, bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Vẽ hai đường thẳng vuông góc
 HS1 : Vẽ hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại E .
 HS2 : Vẽ hình tam giác ABC sau đó vẽ đường cao AH của hình tam giác này .
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : 
Vẽ hai đường thẳng song song 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với một đường thẳng cho trước .
- GV nêu bài toán rồi thực hiện các bước vẽ như SGK vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ 
-Yêu cầu HS vẽ như SGK / 53
- Gọi HS nêu trình tự các bước vẽ
(như SGK )
Hoạt động 2 : Thực hành .
Bài 1/53 : Vẽ được đường thẳng AB qua M và song song với đường thẳng CD
- GV nhận xét.
Bài 3/54 : 
- Nêu yêu cầu :
- Gọi HS lên bảng vẽ 
- Yều cầu kiểm tra .
GV nhận xét.
 M
 C__________E_______ D 
 ____________________
 A N B
- 2 HS(khá, giỏi) vẽ trên bảng , lớp vẽ vào nháp
- Nhận xét cách vẽ như SGK/53
(Khá, giỏi)
- HS (TB) nêu SGK 
- HS(TB, Yếu) vẽ trên bảng.
- Cả lớp vẻ vào vở
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- Nêu yêu cầu bài.(TB)
-3 HS (TB, Yếu) lên bảng. Lớp tự làm bài .
- Dùng êke nhận xét chữa bài.(TB, Yếu)
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- Nêu yêu cầu bài.
-Theo dõi yêu cầu , 2HS lên bảng 
(TB, Yếu), lớp vẽ vào nháp , SGK .
- Dùng êke nhận xét chữa bài.(TB, Yếu)
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Nêu lại cách vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước 
- Nhận xét lớp.
	- Chuẩn bị Thực hành vẽ hình chữ nhật..
Tiết 18 : Luyện từ và ca

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 09.doc