Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 đến 14 - Năm học 2015-2016 Nguyễn Thị Thu Thủy

Khoa học

Tiết 17: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:

+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.

+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.

+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.

- Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.

- Rèn các kĩ năng: Xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân; t­ duy phê phán.

II. Đồ dùng dạy-học:

- Các hình minh hoạ trang 36, 37 / SGK (phóng to hình nếu có điều kiện).

- Câu hỏi thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.

- Phiếu ghi sẵn các tình huống.

III. Các hoạt động dạy-học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào ?

+ Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào?

 - GV nhận xét và đánh giá HS.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

 Mùa hè nóng nực, chúng ta thường hay đi bơi cho mát mẻ và thoải mái. Vậy làm thế nào để phòng tránh các tai nạn sông nước ? Bài học: “Phòng tránh tai nạn đuối nước” hôm nay sẽ giúp các em biết được điều đó.

b. Tìm hiểu bài:

Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước.

 - Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:

 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao?

+ Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước?

GV kết luận:

Hoạt động 2: Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi.

- GV cho hs hoạt động theo nhóm

 - Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37 / SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

+ Hình minh hoạ cho em biết điều gì?

+ Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?

+ Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?

- GV nhận xét các ý kiến của HS.

 * Kết luận: Các em nên bơi hoặc tập bơi ở nơi có người và phương tiện cứu hộ. Trước khi bơi cần vận động, tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút, cần tắm bằng nước ngọt trước và sau khi bơi. Không nên bơi khi người đang ra mồ hôi hay khi vừa ăn no hoặc khi đói để tránh tai nạn khi bơi hoặc tập bơi.

Hoạt động 3: Thảo luận hoặc đóng vai:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

- Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.

 - Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?

 + Nhóm 1: Cường và Dũng vừa đi đá bóng về. Dũng rủ Cường ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Cường em sẽ nói gì với bạn ?

 + Nhóm 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cúi xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì ?

+ Nhóm 3: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn ?

+ Nhóm 5: Tình huống 5: Nhà Linh và Lan ở xa trường, cách một con suối. Đúng lúc đi học về thì trời đổ mưa to, nước suối chảy mạnh và đợi mãi không thấy ai đi qua. Nếu là Linh và Lan em sẽ làm gì ?

 4. Củng cố:

- GV củng cố bài học

5. Dặn dò:

- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. Dặn HS luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện. - Hát

+ Người bệnh phải được ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng,

+ Phải cho uống dung dịch ô- rê- dôn hoặc nước cháo muối

- Nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

1. Biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước:

- Tiến hành thảo luận sau đó trình bày trước lớp.

1) + Hình 1: Các bạn nhỏ đang chơi ở gần ao. Đây là việc không nên làm vì chơi gần ao có thể bị ngã xuống ao.

+ Hình 2: Vẽ một cái giếng. Thành giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn đối với trẻ em. Việc làm này nên làm để phòng tránh tai nạn cho trẻ em.

+ Hình 3: Nhìn vào hình vẽ, em thấy các HS đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền. Việc làm này không nên vì rất dễ ngã xuống sông và bị chết đuối.

+ Chúng ta phải vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước. Trẻ em không nên chơi đùa gần ao hồ. Giếng phải được xây thành cao và có nắp đậy.

- HS đọc bài học.

2. Một số nguyện tắc khi tập hoặc đi bơi.

+ HS thảo luận nhóm.

- HS tiến hành thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận:

+ Hình 4: Minh hoạ các bạn đang bơi ở bể bơi đông người. Hình 5 minh họa các bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển.

+ Nên tập bơi hoặc đi bơi ở bể bơi nơi có người và phương tiện cứu hộ.

+ Trước khi bơi cần phải vận động, tập các bài tập để không bị cảm lạnh hay “chuột rút”, tắm bằng nước ngọt trước khi bơi. Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà bông và nước ngọt, dốc và lau hết nước ở mang tai, mũi.

- HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp lắng nghe.

- Nhận phiếu, tiến hành thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.

+ Em sẽ nói với Dũng là vừa đi đá bóng về mệt, mồ hôi ra nhiều, nếu đi bơi hay tắm ngay rất dễ bị cảm lạnh. Hãy nghỉ ngơi cho đỡ mệt và khô mồ hôi rồi hãy đi tắm.

+ Em sẽ bảo các em không cố lấy bóng nữa, đứng xa bờ ao và nhờ người lớn lấy giúp. Vì trẻ em không nên đứng gần bờ ao, rất dễ bị ngã xuống nước khi lấy một vật gì đó, dễ xảy ra tai nạn.

+ Em sẽ bảo Minh mang rau vào nhà nhặt để vừa làm vừa trông em. Để em bé chơi cạnh giếng rất nguy hiểm. Thành giếng xây cao nhưng không có nắp đậy rất dễ xảy ra tai nạn đối với các em nhỏ.

+ Em sẽ trở về trường nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo hay vào nhà dân gần đó nhờ các bác đưa qua suối.

- HS cả lớp.

 

doc 195 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 đến 14 - Năm học 2015-2016 Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GV nêu yêu cầu: Vẽ một hình vuông có diện tích là 1cm. 
+ 1cm là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu xăng- ti- mét?
2. Giới thiệu đề- xi- mét vuông (dm)
- GV treo hình vuông có diện tích là 1dm lên bảng và giới thiệu: Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn vị là đề- xi- mét vuông. 
- Hình vuông trên bảng có diện tích là 1dm. 
- Yêu cầu HS thực hiện đo cạnh của hình vuông. 
+ Vậy 1dm chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm. 
+ Dựa vào kí hiệu xăng- ti- mét vuông, nêu cách viết kí hiệu đề- xi- mét vuông? (GV ghi bảng)
- GV viết lên bảng các số đo diện tích: 2cm, 
3dm, 24dm và yêu cầu HS đọc các số đo trên. 
* Mối quan hệ giữa cm và đề- xi- mét vuông 
- Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 10cm. 
- 10 cm bằng bao nhiêu đề- xi- mét?
** Vậy hình vuông cạnh 10cm có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 1dm. 
- Hình vuông có cạnh 1dm có diện tích là bao nhiêu?
- Vậy 100cm = 1dm. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ để thấy hình vuông có diện tích 1dm bằng 100 hình vuông có diện tích 1cmxếp lại. 
- GV yêu cầu HS vẽ HV có diện tích 1dm. 
4. Luyện tập, thực hành: 
Hoạt động 2: Cá nhân: 
 Bài 1: Đọc
GV ghi bảng và gọi HS đọc. 
- Nhận xét, đánh giá. 
Bài 2: Viết theo mẫu: 
- GV lần lượt đọc các số đo diện tích có trong bài và các số đo khác, yêu cầu HS viết theo đúng thứ tự đọc. 
- GV chữa bài. 
 Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 
GV hướng dẫn HS làm bài. 
48 dm= . . . . cm
Ta có 1dm = 100cm
Nhẩm 48 x 100 = 4800
+ Vì đề- xi- mét vuông gấp 100 lần xăng- ti- mét vuông nên khi thực hiện đổi đơn vị diện tích từ đề- xi- mét vuông ra đơn vị diện tích xăng- ti- mét vuông ta nhân số đo đề- xi- mét vuông với 100 (thêm hai số 0 vào bên phải số đo có đơn vị là đề- xi- mét vuông). 
4. Củng cố: 
- GV gọi HS nêu cách viết kí hiệu đề- xi- mét vuông.
5. Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. + Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng làm bài, 
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét. 
- HS nghe. 
- HS vẽ ra giấy kẻ ô. 
- 1cm là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm. 
- Cạnh của hình vuông là 1dm. 
- Là kí hiệu của đề- xi- mét viết thêm số 2 vào phía trên, bên phải (dm). 
- Một số HS đọc trước lớp. 
- HS tính và nêu: S= 10cm x 10cm = 100cm
- HS: 10cm = 1dm. 
- Là 1dm. 
- HS đọc: 100cm = 1dm. 
- HS vẽ vào giấy HV: 1dm x 1dm. 
- HS thực hành đọc 
+ 32dm; ba mươi hai dm vuông
+ 911dm; chín trăm mười một dm vuông. 
+ 1952dm ; một nghìn chín trăm năm mươi hai dm vuông
+ 492 000dm bốn trăm chín mươi hai nghìn đề - xi mét vuông. 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
+ 812dm ; 1969dm; 2812dm
- HS nhận xét 
- HS tự điền vào VBT: 
1dm=100cm 
2000cm= 20dm
100cm = 1dm 
1997 dm = 199700 cm
48dm = 4800cm 
9900 cm= 99 dm
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
Luyện từ và câu (Tiết 22)
TÍNH TỪ
I. Mục đích yêu cầu: 
- Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái, (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (đoạn a hoặc đoạn b, BT1, mục III), đặt được câu có dùng tính từ (BT2).
* HS năng khiếu thực hiện được toàn bộ BT1 (mục III).
- RÌn c¸c kÜ n¨ng: X¸c ®Þnh gi¸ trÞ; tù nhËn thøc vÒ b¶n th©n; t­ duy phª ph¸n...
II. Đồ dùng dạy-học:
Bảng lớp kẻ sẵn từng cột ở bài tập2. 
III. Các hoạt động dạy-học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ. 
- Nhận xét chung và đánh giá HS. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về tính từ và cách sử dụng tính từ để khi nói, viết câu văn có hình ảnh hơn, lôi cuốn và hấp dẫn người đọc người nghe hơn. 
b. Tìm hiểu bài: 
Hoạt động 1: Cả lớp: 
- Gọi HS đọc truyện Cậu học sinh ở Ác- boa. 
- Gọi HS đọc phần chú giải. 
+ Câu chuyện kể về ai?
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2. 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và làm bài. 
- Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn. 
- Kết luận các từ đúng. 
a/. Tính tình, tư chất của cậu bé Lu- i: chăm chỉ, giỏi. 
b/. Màu sắc của sự vật: 
 - Những chiếc cầu: trắng phau. 
 - Mái tóc của thầy Rơ- nê: xám. 
c/. Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật. 
- Thị trấn nhỏ. 
- Vườn nho con con. 
- Những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính. 
- Dòng sông hiền hoà
- Da của thầy Rơ- nê nhăn nheo. 
- Những tính từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu- i hay chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điển của sự vật được gọi là tính từ. 
Bài 3: 
- GV viết cụm từ: đi lại vẫn nhanh nhẹn, lên bảng. 
+ Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- Từ nhanh nhẹn diễn tả dáng đi như thế nào?
** Những từ ngữ vừa tìm được ở trên là tính từ. 
- Thế nào là tính từ?
c. Ghi nhớ: Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 
 4. Luyện tập – thực hành: 
Hoạt động 2: Cá nhân: 
Bài 1: Tìm tính từ trong đoạn văn sau. 
- Yêu cầu HS trao đổi và làm bài. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. 
- Kết luận lời giải đúng. 
Bài 2: Hãy viết một câu có dùng tính từ: 
- GV hướng dẫn HS: 
Câu a. Em có thể đặt câu với các tính từ: ngoan, hiền, hiền dịu, chăm chỉ, lười biếng,. . (tư chất) thông minh, giỏi giang, khôn ngoan,. . . (vẻ mặt) xinh đẹp, ủ rũ, tươi tỉnh,. . . (hình dáng) gầy, béo, lùn,. . . 
Câu b: Đặt câu với những tính từ miêu tả về màu sắc, hình dáng, kích thước các đặc điểm của sự vật. 
- Yêu cầu HS viết bài vào vở. 
4. Củng cố: 
- GV củng cố bài học. 
5. Dặn dò:
Dặn HS về nhà học ghi ghớ và chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Ý chí – nghị lực . 
- Nhận xét tiết học. 
- HS hát . 
- 2 HS lên bảng viết. 
- Nhận xét bài của bạn. 
- HS lắng nghe. 
- 2 HS đọc truyện. 
- 1 HS đọc. 
+ Câu chuyện kể về nhà bác học nổi tiếng người Pháp tên là Lu- i Pa- xtơ. 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, dùng bút chì viết những từ thích hợp. 2 HS lên bảng làm bài. 
- Nhận xét, chữa bài cho bạn trên bảng. 
- Lắng nghe. 
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại. 
+ Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi hoạt bát nhanh trong bước đi. 
- Tính từ là từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. 
- 2 HS đọc phần ghi nhớ trang 111 SGK. 
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- HS làm bài , lớp làm VBT. 
- Nhận xét, bổ sung. 
Đáp án: 
a. Gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc triết, rõ ràng. 
b. Sạch bong, xma, trắng, xanh, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh. 
+ HS đọc thành tiếng. 
+ HS nối tiếp đọc câu văn mình đặt. 
- Mẹ em dịu dàng. 
- Em trai em học hành chăm chỉ và thông minh. 
- Con méo của bà em rất tinh nghịch. 
- Bồn hoa nhà em vì được chăm sóc nên rất xanh tốt . 
- Nhà em vừa xây còn mới tinh. 
- HS chép bài vào vở. 
Khoa học (Tiết 22)
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THỀ NÀO?
MƯA TỪ ĐÂU RA?
I. Mục tiêu:
Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
- RÌn c¸c kÜ n¨ng: X¸c ®Þnh gi¸ trÞ; tù nhËn thøc vÒ b¶n th©n; t­ duy phª ph¸n...
II. Đồ dùng dạy-học:
- Các hình minh hoạ trang 46, 47 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- HS chuẩn bị giấy A4, bút màu.
III. Các hoạt động dạy-học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Em hãy cho biết nước tồn tại ở những thể nào? Ở mỗi dạng tồn tại nước có tính chất gì?
+ Em hãy trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước?
 - GV nhận xét và đánh giá HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
- Khi trời nổi giông em thấy có hiện tượng 
g?
Vậy mây và mưa được hình thành từ đâu? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó. 
b. Tìm hiểu bài: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. 
Bước 1: GV tổ chức và hướng dẫn: 
+ GV yêu cầu HS làm việc theo cặp. Từng HS nghiên cứu câu chuyện” Cuộc phiêu lưu của giọt nước” (trang 46,47) sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn bên cạnh
Bước 2: Làm việc cá nhân
Bước 3: Làm việc theo cặp
Bước 4: Làm việc cả lớp: 
+ Mây được hình thành như thế nào?
+ Nước mưa từ đâu ra? 
*Mưa tuyết: ở những vùng lạnh dưới 00C, có những đám mây đen mọng nước khi rơi xuống gặp không khí lạnh dưới 00C nên thành những tinh thể băng (tuyết)
*** Gọi HS đọc mục Bạn cần biết. 
+ Em hãy phát biểu vòng tuần hoàn của nước trong thiân nhiên?
Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là ai?” 
- GV chia lớp thành 5 nhóm đặt tên là: Nước, Hơi nước, Mây trắng, Mây đen, Giọt mưa, 
- Yêu cầu các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình sau đó giới thiệu về mình với các tiêu chí sau: 
1) Tên mình là gì?
2) Mình ở thể nào?
3) Mình ở đâu?
4) Điều kiện nào mình biến thành người khác?
- GV gọi các nhóm trình bày, sau đó nhận xét từng nhóm. 
- Nhận xét, khen. 
4. Củng cố: 
- GV củng cố bài học. 
5. Dặn dò: 
- HS học bài và Chuẩn bị bài “ Sơ đồ. . . ” 
- Nhận xét tiết học. 
+ Nước tồn tại ở ba thể,. . . 
+ HS vẽ sơ đồ. 
+ Nhận xét, bổ sung. 
- Gió to, mây đen kéo mù mịt và trời đổ mưa. 
1. Sự hình của thành mây, nước mưa từ đâu ra: 
- HS quan sát hình vẽ, đọc chú thích và tự trả lời 2 câu hỏi SGK. Tự vẽ minh hoạ và kể lại với bạn
+ Hai HS trình bày với nhau về kết quả làm việc. 
*** HS trả lời câu hỏi. 
- Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí. Càng lên cao, gặp không khí lạnh hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ đó kết hợp với nhau tạo thành mây. 
+ Các đám mây được bay lên cao hơn nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh. Các hạt nước nhỏ kết hợp thành những giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. 
- Khi hạt nước trĩu nặng rơi xuống gặp nhiệt độ thấp dưới 00C hạt nước sẽ thành tuyết. 
*** HS đọc ghi nhớ. SGK. 
+ Hiện tượng nước biến đổi thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
- Vẽ và chuẩn bị lời thoại. Trình bày trước nhóm để tham khảo, nhận xét, tìm được lời giới thiêu hay nhất. 
- Nhóm cử đại diện trình bày hình vẽ và lời giới thiệu. 
1) Nhóm Giọt nước: Tôi là nước ở sông (biển, hồ). Tôi là thể lỏng nhưng khi gặp nhiệt độ cao tôi thấy mình nhẹ bỗng và bay lên cao vào không khí. Ở trên cao tôi không còn là giọt nước mà là hơi nước. 
2) Nhóm Hơi nước: Tôi là hơi nước, tôi ở trong không khí. Tôi là thể khí mà mắt thường không nhìn thấy. Nhờ chị Gió tôi bay lên cao . Càng lên cao càng lạnh tôi biến thành những hạt nước nhỏ li ti. 
 3) Nhóm Mây trắng: Tôi là Mây trắng. Tôi trôi bồng bềnh trong không khí. Tôi được tạo thành nhờ những hạt nước nhỏ li ti. Chị Gió đưa tôi lên cao, ở đó rất lạnh và tôi biến thành mây đen. 
 4) Nhóm Mây đen: Tôi là Mây đen. Tôi ở rất cao và nơi đó rất lạnh. Là những hạt nước nhỏ li ti càng lạnh chúng tôi càng xích lại gần nhau và chuyển sang màu đen. Chúng tôi mang nhiều nước và khi gió to, không khí lạnh chúng tôi tạo thành những hạt mưa. 
 5) Nhóm giọt mưa: Tôi là Giọt mưa. Tôi ra đi từ những đám mây đen. Tôi rơi xuống đất liền, ao, hồ, sông, biển, Tôi tưới mát cho mọi vật và ở đó có thể tôi lại ra đi vào không khí, bắt đầu cuộc hành trình. 
Ngoại ngữ
GIÁO VIÊN BỘ MÔN SOẠN GIẢNG
Thứ sáu, ngày 14 tháng 11 năm 2014
ĐỒNG CHÍ GIANG SOẠN GIẢNG
Ký duyệt của tổ chuyên môn
Nguyễn Thị Thu Thuỷ
TUẦN 12
Thứ hai, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Tập đọc (Tiết 23)
“VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).
* HS năng khiếu trả lời được CH3 (SGK).
- RÌn c¸c kÜ n¨ng: X¸c ®Þnh gi¸ trÞ; tù nhËn thøc vÒ b¶n th©n; t­ duy phª ph¸n...
II. Đồ dùng dạy-học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 115, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy-học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ. 
- Nhận xét và đánh giá HS. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
+ Em biết gì về nhân vật trong tranh minh họa. 
- Câu chuyện về vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi như thế nào? Các em cùng học bài để biết về nhà kinh doanh tài ba- một nhân vật nổi tiếng trong giới kinh doanh Việt Nam- người đã tự mình hoạt động vươn lên thành người thành đạt. 
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
Hoạt động1: Luyện đọc: 
- GV hoặc HS chia đoạn: 4 đoạn. 
+ Đoạn 1: Bưởi mồ côi cha  đến ăn học. 
+ Đoạn 2: năm 21 tuổi đến không nản chí. 
+ Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi  đến Trưng Nhị. 
+ Đoạn 4: Phần còn lại. 
*Toàn bài đọc chậm rãi, giọng kể chuyện ở đoán, 2 thể hiện hoàn cảnh và ý chí của Bạch Thái Bưởi. Đoạn 3 đọc nhanh thể hiện Bạch Thái Bưởi cạnh tranh và chiến thắng các chủ tàu nước ngoài. Đoạn 4 đọc với giọng sảng khoái thể hiện sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi. 
*Nhấn giọng những từ ngữ: mồ côi, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí, độc chiếm, thịnh vượng, ba mươi, bậc anh hùng, 
+ GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp hướng dẫn đọc câu văn dài khó. 
- GV giải nghĩa một số từ khó: 
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
Hoạt động2: Tìm hiểu bài: 
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người có chí?
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài?
+ Em hiểu thế nào là vị anh hùng kinh tế?
+ Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
Hoạt động3: Luyện đọc diễn cảm: 
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 1, 2 
+ Đọc mẫu đoạn văn. 
+ Theo dõi, uốn nắn. 
4. Củng cố: 
+ Liên hệ giáo dục. 
- Có những bậc anh hùng không phải trên chiến trường. Bạch Thái Bưởi đã cố gắng vuợt lên những khó khăn để trở thành con người lừng lẫy trong kinh doanh. 
+ Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì? Nêu ý nghĩa của bài?
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài Vẽ trứng. - Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số. 
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu. 
+ Nhận xét, bổ sung. 
- Đây là ông chủ công ty Bạch Thái Bưởi người được mệnh danh là ông vua tàu thuỷ. 
- Lắng nghe. 
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc từ khó. 
- Tiếp nối nhau đọc lần 2. 
- HS đọc chú giải. 
- Luyện đọc theo cặp (báo cáo kết quả)
- 1 HS đọc toàn bài. 
+ Đọc thầm đoạn 1, 2 để trả lời các câu hỏi: 
+ Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau khi được họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi học Bạch và cho ăn học. 
+ Năm 21 tuổi ông làm thư kí cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ, 
+ Chi tiết: Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí. 
+ Đọc thầm đoạn còn lại để trả lời các câu hỏi: 
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông của miền Bắc. 
+ Bạch Thái Bưởi đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt: cho người đến các bến tàu để diễn thuyết kêu gọi khách hàng với khẩu hiệu “Người ta thì đi tàu ta”. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông, rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, kĩ sư giỏi trông nom. 
+ Là những người dành được những thắng lợi to lớn trong kinh doanh. / Là những người đã chiến thắng trong thương trường. /Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh. /Là những người kinh doanh giỏi, mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia, dân tộc
+ Bạch thái Bưởi thành công nhờ ý chí, nghị lực, có chí trong kinh doanh: biết khơi dậy lòng tự hào của khách người Việt Nam, ủng hộ chủ tàu VN;giúp kinh tế Việt Nam phát triển: Bạch Thái Bưởi là người có đầu óc, biết tổ chức công việc kinh doanh. - 4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài. 
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp. 
+ Bình chọn người đọc hay. 
Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một câu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực, có ý chí vươn lên để trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy. 
Toán (Tiết 56)
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. Mục tiêu:
Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
* Bài 1, bài 2 a) 1 ý; b) 1 ý, bài 3
- RÌn c¸c kÜ n¨ng: X¸c ®Þnh gi¸ trÞ; tù nhËn thøc vÒ b¶n th©n; t­ duy phª ph¸n...
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1 (nếu có).
III. Các hoạt động dạy-học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
a. Giới thiệu bài: 
- GV: Gìờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một tổng theo nhiều cách khác nhau. 
b. Tìm hiểu bài: 
Hoạt động 1: Cả lớp: 
1. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: 
- GV viết lên bảng 2 biểu thức: 
4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên 
*Vậy giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào so với nhau?
- Vậy ta có: 
4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
- GV chỉ vào biểu thức: 4 x (3 + 5) là nhân một số với một tổng. Biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 
trong đó tích 4 x 3 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với một số hạng của tổng, tích thứ hai 4 x 5 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với số hạng còn lại của tổng. 
* Như vậy biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức với các số hạng của tổng. 
- Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm thế nào?
+ Từ cách thực hiện trên, em hãy nêu công thức tính, và quy tắc?
 4. Luyện tập, thực hành
Hoạt động 2: Cá nhân: 
 Bài 1: Tính giá trị của. . . 
- GV Đính bảng phụ lên vàhướng dẫn HS cách làm. 
- Nhận xét, đánh giá. 
Bài 2: Tính bằng hai cách: 
- Bài tập a yêu cầu chúng ta làm gì?
* Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách ta phải áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng. 
- Nhận xét và đánh giá HS
 Bài 3: Tính giá trị biểu thức. 
- Giá trị của 2 biểu thức như thế nào với nhau?
- Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào?
- Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào?
- Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số, ta có thể làm thế nào?
4. Củng cố: 
- GV củng cố bài học. 
- GV gọi HS nhắc lại quy tắc nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
5. Dặn dò: 
- GV dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài cho tiết sau. Nhận xét tiết học 
- HS nghe. 
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. 
 4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
- Bằng nhau. 
- Lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau. 
 a x (b + c) = a x b + a x c
+ HS phát biểu quy tắc. 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS lên bảng. Lớp làm VBT. 
a
b
c
a x (b + c)
a x b + a x c
4
5
2
4 x (5 + 2) = 28
4 x 5 + 4 x 2 = 28
3
4
5
3 x (4 + 5) = 27
3 x 4 + 3 x 5 = 27
6
2
3
6 x (2 + 3) = 30
6 x 2 + 6 x 3 = 30
+ Nhận xét, bổ sung. 
- Tính giá trị của biểu thức theo 2 cách. 
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 
 a. 36 x (7 + 3) 36 x 7 + 36 x 3
= 36 x 10 = 252 + 108
= 360 = 360
b. 5 x 38 + 5 x 62 5 x 38 + 5 x 62
 = 190 + 310 = 5 x (38 + 62)
 = 500 = 5 x 100 = 500
- Nhận xét, bổ sung. 
+ HS lên bảng. Lớp làm VBT. 
 (3 + 5) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4
= 8 x 4 = 12 + 20
= 32 32
- Giá trị của 2 biểu thức bằng nhau. 
- Có dạng một tổng nhân với một số. 
- Là tổng của 2 tích. 
- Có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau. 
Khoa học (Tiết 23)
SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
- RÌn c¸c kÜ n¨ng: X¸c ®Þnh gi¸ trÞ; tù nhËn thøc vÒ b¶n th©n; t­ duy phª ph¸n...
II. Đồ dùng dạy-học:
- Hình minh hoạ trang 48, 49 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Các tấm thẻ ghi:
	 Hơi nước Mưa Mâyï 
- HS chuẩn bị giấy A4, bút màu.
III. Các hoạt động dạy-học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
+ Hãy trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
- GV nhận xét và đánh giá HS. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- Bài học hôm nay sẽ củng cố về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ. 
b. Tìm hiểu bài: 
Hoạt động 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 
- Yêu cầu HS quan sát hình 48 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi: 
 1) Những hình nào được vẽ trong sơ đồ?
2) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì?
3) Hãy mô tả lại hiện tượng đó?
- Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, 
- Gọi 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét. 
- Ai có thể viết tên thể của nước vào hình vẽ mô tả vòng tuần hoàn của nước?
- GV nhận xét, khen HS viết đúng. 
 * Kết luận: Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bay lên cao, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo thành những đám mây trắng. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đẫt, tạo thành mưa. . . . 
Hoạt động 2: Em vẽ: “Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. 
- GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. 
- Hai HS ngồi cùng bàn thảo luận, quan sát hình minh hoạ trang 49 và thực hiện yêu cầu vào giấy A4. 
- GV giúp đỡ các em gặp khó khăn. 
- Gọi các đôi lên trình bày. 
- GV nhận xét, khen các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay. 
- Gọi HS lên ghép các tấm thẻ có ghi chữ vào sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trên bảng. 
- GV gọi HS nhận xét. 
 4. Củng cố: 
- GV củng cố bài học. 
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà vẽ lại sơ đồ vòng tuần hoàn của nước. 
- Dặn HS mang cây trồng từ tiết trước để chuẩn bị bài 24. 
- Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh. . . 
- Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ. . . 
+ Nhận xét, bổi sung. 
1. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- HS hoạt động nhóm. 
- HS vừa trình bày vừa chỉ vào sơ đồ. 
1) + Dòng sông nhỏ chảy ra sông lớn, biển. 
 + Hai bên bờ sông có làng mạc, cánh đồng. 
 + Các đám mây đen và mây trắng. 
 + Những giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống đỉnh núi và chân núi. Nước từ đó chảy ra suối, sông, biển. 
 + Các mũi tên. 
2) Bay hơi, ngưng tụ, mưa của nước. 
3) Nước từ suối, làng mạc chảy ra sông, biển. Nước bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Các giọt nước 

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL4-T9.doc