A. MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại. Tốc độ đọc 75 tiếng/15 phút.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài:
+ Hiểu nội dung: Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quí để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng học nghề rèn kiếm tiền giúp đỡ gia đình.
B. CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ bài học (nếu có).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. ổn định tổ chức.
II. Bài cũ:
- Đọc và nêu ý chính bài: Đôi giày ba ta màu xanh.
III. Bài mới:
Bắt đầu bằng tiếng mơ + Mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng... c. Bài số 3: - Cho HS đọc yêu cầu bài tập. Lớp đọc thầm - Bài tập yêu cầu gì? - Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá về những ước mơ cụ thể. - Cho HS làm bài tập theo nhóm + HS thảo luận nhóm 2,3. Đại diện các nhóm trình bày - GV đánh giá chung. + Đánh giá cao Lớp nhận xét - bổ sung. - Ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng; (ước mơ nho nhỏ) + Đánh giá không cao + Đánh giá thấp - Ước mơ nho nhỏ - Ước mơ viển vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột. d. Bài số 4: -Bài tập yêu cầu gì? - Nêu ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ nói trên. - Cho HS trao đổi theo nhóm: - HS thảo luận nhóm 2, 3 Mỗi em nêu ví dụ về một loại ước mơ. + Ước mơ được đánh giá cao VD: Ước mơ trở thành một bác sĩ. - Ước mơ về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc, không có chiến tranh. + Ước mơ được đánh giá không cao + Ước muốn có truyện đọc; có xe đạp; có đôi giày mới. + Ước mơ bị đánh giá thấp. + Ước mơ viển vông của chàng Rít trong truyện : Ba điều ước. + Ước mơ thể hiện lòng tham vô đáy của vợ ông lão đánh cá. đ. Bài số 5: - Em hiểu các thành ngữ sau ntn? - Cầu được ước thấy - Ước sao được vậy - Ước của trái mùa - Đạt được điều mình ước mơ. - Đồng nghĩa với câu trên. - Muốn những điều trái với lẽ thường. IV. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại ND bài. - Nhận xét giờ học. - VN ôn bài + chuẩn bị bài sau. Khoa học Tiết 17 : Phòng tránh tai nạn đuối nước A. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể: - Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước. - Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi. - Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước, vận động các bạn cùng thực hiện. B. Chuẩn bị: - Hình trang 36, 37 SGK. C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức. II. Bài cũ: - Nêu chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường? III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Giảng bài: a. HĐ1: Các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước. - Cho HS làm việc theo nhóm. - Nên và không nên làm gì để phòng tránh duối nước trong cuộc sống hàng ngày? + HS thảo luận nhóm 2,3. - Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây dựng thành cao, có nắp đậy. Chum vại, bể nước phải có nắp đậy. - Cho đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS việc nào nên và không nên. - GV nhận xét và chốt lại ý đúng. - Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão. b. Hoạt động 2: Một số nguyên tắc khi tập bơi và đi bơi: - Nên tập bơi và đi bơi ở đâu? - ở bể bơi. - Nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ. - Khi tập bơi hoặc đi bơi các em cần lưu ý điều gì? + Không xuống nước bơi lội khi đang ra mồ hôi. + Trước khi xuống nước phải vận động cơ thể để tránh cảm lạnh "chuột rút". - Đến bể bơi phải tuân thủ điều gì? - Phải tuân thủ nội quy của bể bơi: Tắm sạch trước và sau khi bơi để giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân. - Để đảm bảo sức khoẻ khi đi bơi em cần làm gì? - Không bơi khi vừa no hoặc quá đói. * Kết luận: - Nêu một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi. * Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định về bể bơi, khu vực bơi. c. Hoạt động 3: Thảo luận (hoặc đóng vai). - GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận các tình huống. - HS thảo luận a) Lan thấy em mình đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đang cúi xuống để lấy. Nếu bạn là Lan bạn sẽ làm gì? b) Trên đường đi học về trời đổ mưa ta và nước suối chảy xiết. Mỵ và các bạn của Mỵ nên làm gì? - Các nhóm thảo luận và nêu ra mặt lợi và hại của các phương án để tìm ra các giải pháp an toàn phòng tránh tai nạn sông nước. - Lớp nhận xét - bổ sung. IV. Củng cố – Dặn dò: - Nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống? - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Lịch sử Tiết 9: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân A. Mục tiêu: Sau bài học học sinh nêu được: - Sau khi Ngô Quyền mất đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, do các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực gây ra chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. - Đinh Bộ Lĩnh đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước vào năm 968. B. Chuẩn bị: - Bản đồ Việt Nam. C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức II- Bài cũ: - Nêu tên 2 giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử nước ta. Mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào đến năm nào? - Khởi nghĩa hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và ý nghĩa ntn đối với lịch sử dân tộc. III- Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu bài: a) HĐ1: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân: + Cho HS đọc SGK và thảo luận nhóm - Đinh Bộ Lĩnh là người như thế nào? - HS thảo luận nhóm 2. - Là người cương nghị, có mưu cao, chí lớn, là người chỉ huy quân sự có tài, được nhân dân yêu mến - Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì? - Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng ở quê nhà (Hoa Lư) - Đem quân đi đánh dẹp 12 sứ quân. - Thống nhất được giang sơn. - Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? - Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng. - Đóng đô ở Hoa Lư, Đặt tên nước là Đại Cồ Việt niên hiệu là Thái Bình - GV giải nghĩa các từ: + Hoàng: Hoàng Đế + Đại Cồ Việt: Nước Việt lớn. + Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc, chiến tranh. - Cho HS quan sát hình 2 và bản đồ. - HS quan sát cảnh Hoa Lư ngày nay. * Kết luận: b) Hoạt động 2: Cho HS lập bảng so sánh về tình hình đất nước trước và sau khi thống nhất. - HS trao đổi theo nhóm lập bảng và nêu, lớp nx: Tgian Các mặt Trước khi thống nhất Sau khi thống nhất - Đất nước - Bị chia thành 12 vùng - Đất nước quy về một mối. - Triều đình - Lục đục - Được tổ chức lại quy củ. -Đ/s của nhân dân - Làng mạc, đồng lúa bị tàn phá. - Đồng ruộng trở lại xanh tươi, ngược xuôi buôn bán. IV. Củng cố - Dặn dò: - Cho HS đọc ghi nhớ. - NX giờ học. - VN ôn bài + Cbị bài sau. Kể chuyện Tiết 9: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia A. Mục tiêu: 1/ Rèn kn nói: - Học sinh chọn được một câu chuyện về mơ ước đẹp của mình hoặc của bạn bè người thân. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện. - Lời kể tự nhiên chân thực, có thể kết hợp với lời nói,cử chỉ, điệu bộ. 2/ Rèn kỹ năng nghe: - Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. B. Chuẩn bị: - Viết sẵn hướng xây dựng cốt truyện. + Dàn ý của bài kể chuyện. C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức. II. Bài cũ: - HS kể 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ đẹp nói ý nghĩa câu chuyện. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện. Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân. - GV viết đề bài. - GV gạch dưới những chỗ quan trọng của đề - 2 đến 3 học sinh đọc đề và đọc gợi ý. - HS nêu yêu cầu đề bài. - Câu chuyện các em kể phải ntn? - Phải là ước mơ có thực. - Nhân vật trong chuyện là ai? - Là các em hoặc bạn bè, người thân. 3. Gợi ý kể chuyện: a. Giúp học sinh hiểu các hướng xây dựng cốt truyện. - GV dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện. - 1đ 2 học sinh đọc gợi ý 2 - Cho HS nói về đề tài KC và hướng XD cốt truyện của mình. - VD: Tôi muốn kể một câu chuyện giải thích vì sao tôi ước mơ trở thành cô giáo? - Tôi muốn trở thành nghệ sĩ chơi đàn Vi-ô-lông... b. Đặt tên cho câu chuyện. + Cho HS đọc gợi ý 3. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến; đặt tên cho câu chuyện. - Đặt tên cho câu chuyện: VD: Một ước mơ nho nhỏ; Mơ ước như bố; Trở thành nhà thiết kế thời trang.... - T dán lên bảng dàn ý. - 1 HS nêu dàn ý. 4. Thực hành kể chuyện: a. Kể theo nhóm: - HS kể trong nhóm 2, 3 b. Thi kể trước lớp. - GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài KC. - HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp. Lớp nghe và có thể trao đổi với người kể về nội dung, câu hỏi,... - GV ghi tên HS tham gia kể và tên câu chuyện rồi cho HS bình chọn. - HS bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất và kể chuyện hay nhất. VD: Tôi mơ ước trở thành Bác sĩ từ năm lớp 2. Hồi ấy nhà chúng tôi có bậc lên xuống rất cao. Tôi rất thích đi lò cò một chân dọc theo chiều dài mỗi bậc. Lần ấy tôi vô ý, bị ngã, máu chảy ướt cả cổ áo. Mẹ phải đưa tôi đến bệnh viện khâu 6 mũi trên trán. Tối ấy, biết tôi đau, khó ngủ, mẹ trò chuyện cùng tôi, hỏi tôi lớn lên muốn làm nghề gì.... IV. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại ND bài. - Nhận xét giờ học. - Về nhà kể lại cho người thân nghe.Chuẩn bị bài sau:Bàn chân kì diệu. Ngày soạn: 3 / 10 / 2010 Ngày dạy: Thứ tư 6 / 10 / 2010 Tập đọc Tiết 18: Điều ước của vua Mi - đát A. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai. Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi-đát. Đọc phân biệt lời các nhân vật. Tốc độ đọc 75 tiếng /1phút. - Hiểu ý nghĩa các từ ngữ mới: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. B. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. C. Các hoạt động dạy - học. I. ổn định tổ chức. II. Bài cũ: - Gọi 2 HS đọc tiếp nối bài: Thưa chuyện với mẹ và nêu ý chính. III. Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài: a. Luyện đọc - 1 HS đọc và chia đoạn - 3 HS đọc tiếp nối lần 1 - GV hướng dẫn phát âm - 3 HS đọc tiếp nối lần 2 - GV giúp HS hiểu ý nghĩa các từ chú thích - HS đọc theo cặp - 1đ 2 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu b. Tìm hiểu bài - Vua Mi-đát xin thần Mi-ô-ni-dốt điều gì? - Xin thần mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng. - Thoạt đầu tiên điều ước được thực hiện tốt đẹp ntn? - Vua bẻ thử 1 cành sồi, ngắt thử 1 quả táo, nhà vua cảm thấy mình là người sung sướng nhất trên đời. ị Nêu ý 1 * Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện - Vì sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước? - Vì nhà vua đã nhận ra sự khủng khiếp của điều ước. ị Nêu ý 2 * Vua Mi-đát nhận ra điều khủng khiếp của điều ước. - Vua Mi-đát đã hiểu được điều gì? - Hạnh phúc không thể xây dựng bằng lòng tham. ị Nêu ý 3 * Vua Mi-đát rút ra được bài học cho mình * ý chính: MT. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm - 3 HS đọc tiếp nối - Cho HS nhận xét và nêu cách diễn đạt của từng đoạn. - Lời của Mi-đát: Từ phấn khởi, thoả mãn chuyển sang hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận. - Lời phán của thần Đi-ô-ni-dốt: Điềm tĩnh, oai vệ. - 3 H đọc lại như nhận xét và hướng dẫn. - GV hướng dẫn đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai. - HS nghe T hướng dẫn đọc đoạn 3 - Cho HS nêu những từ cần nhấn giọng: - Cồn cào; cầu khẩn; tha tôi; phán; rửa sạch; thoát khỏi - Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV nhận xét. - Lớp nhận xét - bình chọn. IV. Củng cố - Dặn dò: - Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì? - Nhận xét giờ học. - VN đọc diễn cảm bài TĐ. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 19 Toán Tiết 42: Vẽ hai đường thẳng vuông góc A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết sử dụng thước thẳng và ê-ke để vẽ một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với đường thẳng cho trước. - Biết vẽ đường cao của tam giác. B. Chuẩn bị: - Thước thẳng và ê-ke. C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức. II. Bài cũ : - Nêu đặc điểm của hai đường thẳng song song? III- Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu bài: C O E A D 2. Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. + GV vừa thao tác vừa nêu cách vẽ. - Đặt một cạnh của góc vuông ê-ke trùng với đường thẳng AB. - Chuyển dịch ê-ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê-ke gặp điểm E. - H quan sát: Vạch 1 đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. - Cho HS thực hành vẽ - HS vẽ đường thẳng AB bất kì. lấy điểm E trên đường thẳng AB hoặc nằm ngoài đường thẳng AB. - GV nhận xét - đánh giá , hướng dẫn những em chưa vẽ được. ( Điểm E nằm trên đường thẳng AB) C E A D ( Điểm E nằm ngoài đường thẳng AB) 3. Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác: - GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC - Cho HS đọc tên tam giác - Cho HS vẽ đường thẳng đi qua điểm A A H CDA B và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác. - Tam giác ABC - HS thực hiện - Khi ta vẽ đường thẳng vuông góc với BC, cắt cạnh BC tại H ta gọi đoạn thẳng AH là đường cao của ABC - Cho HS vẽ đường cao hạ từ đỉnh B; đỉnh C của tam giác. - HS dùng ê-ke để vẽ. - Một hình tam giác có mấy đường cao? - Có 3 đường cao 4. Luyện tập: a. Bài số 1: - Bài tập yêu cầu gì? - Cho HS nhận xét và nêu cách vẽ đường thẳng AB của mình. - 3 HS lên bảng, mỗi H vẽ 1 trường hợp. Lớp vẽ vào vở. b. Bài số 2: - Bài tập yêu cầu gì? - Vẽ đường cao AH của hình tam giác ABC trong các trường hợp khác nhau. - Đường cao AH của hình ABC là đường thẳng đi qua đỉnh nào của hình tam giác ABC? Vuông góc với cạnh nào của hình ABC? - Đường cao AH là đường thẳng đi qua đỉnh A của tam giác ABC và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC tại điểm H. - Cho 3 HS lên bảng vẽ hình. Lớp nhận xét - bổ sung. c. Bài số 3: - Bài tập yêu cầu gì? - Vẽ đường thẳng qua E DC tại G. - Cho HS nêu tên các hình chữ nhật có trong hình. - Hình chữ nhật: ABCD; QEGD; EBCG IV. Củng cố - Dặn dò: - Một tam giác có mấy đường cao? - Nhận xét tiết học giờ học. - Nhắc HS về nhà ôn bài và chuẩn bị mbài sau. Tập làm văn Tiết 17: Luyện tập phát triển câu chuyện A. Mục tiêu: - Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK. Biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian. B. Chuẩn bị: - Viết sẵn cấu trúc 3 đoạn của bài kể chuyện Yết Kiêu. VD về cách chuyển lời thoại trong văn bản kịch. C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức. II Bài cũ: - 1 HS kể chuyện ở vương quốc Tương Lai theo trình tự thời gian. - 1 HS kể theo trình tự không gian. III- Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: a. Bài tập 1: + Cho HS đọc bài. - Lớp đọc thầm. - 2 HS đọc nối tiếp văn bản kịch. - GV đọc mẫu - Cảnh 1 có những nhân vật nào? - Cảnh 2 có những nhân vật nào? - Yết Kiêu là người ntn? - Người cha và Yết Kiêu. - Nhà vua và Yết Kiêu. - Căm thù bọn giặc xâm lược, quyết chí diệt giặc. - Cha Yết Kiêu là người ntn? - Yêu nước, tuổi già, cô đơn tị tàn tật. - Những sự việc trong 2 cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào? - Theo trình tự thời gian: Giặc Nguyên xâm lược nước ta đYết Kiêu xin cha lên đường đánh giặc đYết Kiêu yết kiến vua Trần. b. Bài tập 2: - Bài tập yêu cầu gì? - Dựa vào đoạn trích hãy kể lại câu chuyện theo gợi ý sau: + Đ1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta. + Đ2: Yết Kiêu tới kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. + Đ3: Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa 2 cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường. - Kể theo gợi ý trên là kể theo trình tự nào? - Theo trình tự không gian. Sự việc ở Đ2 xảy ra sau lại được kể trước Đ3. - Khi kể chuyện có những câu đối thoại của nhân vật ta có thể làm ntn? - Giữ nguyên văn dưới dạng lời dẫn trực tiếp, đặt trong dấu ngoặc kép sau dấu hai chấm. - Nêu ví dụ: VD: Khi Yết Kiêu chỉ xin vua 1 chiếc dùi sắt nhà vua rất ngạc nhiên, câu trả lời của Yết Kiêu có thể giữ nguyên: Để thần dùi thủng chiếc thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước. - Cho 1 HS thực hiện - HS chuyển thể từ ngôn ngữ kịch sang lời kể. Lớp nhận xét - bổ sung. - GV nhận xét chung + Cho HS thực hành kể chuyện - HS kể trong nhóm - Thi kể trước lớp - Lớp nhận xét - bổ sung - GVđánh giá chung - Cho HS bình chọn người kể chuyện đúng yêu cầu và hấp dẫn nhất. VD: Đ1: Năm ấy, giặc Nguyên xâm lược nước Đại Việt ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược kiến lòng dân vô cùng oán hận. Đ2: Chàng trai Yết Kiêu làm nghề đánh cá, nổi tiếng về tài bơi lặn, rất căm thù giặc, quyết chí lên kinh đô Thăng Long để yết kiến vua Trần Nhân Tông, xin nhà vua cho đi đánh giặc.... IV. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - VN hoàn chỉnh việc chuyển thể trích đoạn kể chuyện viết vào vở. - Chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: 3 / 10 / 2010 Ngày dạy: Thứ năm 7 / 10 / 2010 Toán Tiết 43 : Vẽ hai đường thẳng song song A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết sử dụng thước thẳng và ê-ke để vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước. B. Chuẩn bị: - Thước thẳng và ê-ke. C. Hoạt động dạy và học: I. ổn định tổ chức. II Bài cũ: - Cho 2 học sinh lên bảng vẽ 2 đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại E. III. Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước: - GV vừa vẽ vừa nêu cách vẽ cho H cả lớp quan sát. - GV vẽ một đường thẳng AB lấy 1 điểm E ngoài đường thẳng AB. - Cho HS vẽ đường MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. - HS quan sát C M D E A B - Vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với đường thẳng MN vừa vẽ. Gọi tên đường thẳng đó là CD. N - Em có nhận xét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB? - GV nhắc lại trình tự các bước vẽ. - 2 đường thẳng này song song với nhau. 2. Luyện tập: a. Bài số 1: - GV vẽ lên bảng đường thẳng CD. Lấy một điểm M nằm ngoài CD. - HS quan sát - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Vẽ đường thẳng đi qua M và song song với đường thẳng CD. - Để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và // với đường thẳng CD trước tiên chúng ta vẽ gì? - GV cho HS vẽ hình. - GV nhận xét - Vẽ đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng CD. - 1 HS thực hành trên bảng - lớp vẽ vào vở - lớp nhận xét. b. Bài số 2: - 1 HS đọc đề bài. - HS vẽ theo hướng dẫn của T y A X D B C H - Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 - Hướng dẫn HS vẽ đường thẳng đi qua A và vuông góc với cạnh BC. + Vẽ đường thẳng AH đi qua A vuông góc với BC +Vẽ đường thẳng đi qua A và vuông góc với AH đó chính là AX - GV hướng dẫn T2 với đường thẳng CY//AB - Cho HS nêu tên các cặp cạnh // với nhau trong tứ giác ABCD. - Các cặp cạnh // với nhau có trong hình tứ giác ABCD là AD và BC, AB và DC c. Bài số 3: + Cho H đọc yêu cầu của bài tập. - Cho HS nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD. 1 HS lên bảng vẽ - lớp vẽ vào vở. C B E A D Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA có là góc vuông hay không? - Là góc vuông - Hình tứ giácBEDA là hình gì? Vì sao? - Là hình chữ nhật vì có 4 đỉnh, ở đỉnh đều là góc vuông. - Kể tên các cặp cạnh // với nhau. Các cặp cạnh với nhau. - AB // DC; BE//AD. BHAD; ADDE; DEEB; EBBA IV. Củng cố - Dặn dò: - Hai đường thẳng song song có đặc điểm gì? - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu Tiết 18 : Động từ A. Mục tiêu: - Nắm được ý nghĩa của động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, sự vật, hiện tượng. - Nhận biết được động từ trong câu. B. Chuẩn bị: Ghi sẵn bài 2. C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức. II. Bài cũ: - T treo nội dung bài 2b yêu cầu H lên gạch 1 gạch dưới danh từ chung, 2 gạch dưới danh từ riêng. - Danh từ chung: Thần, vua, cành, sồi, vàng, quả, táo, đồi. - Danh từ riêng: Đi-ô-ni-dốt; Mi-đát. III. Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: a. Bài số 1: + Cho HS đọc đoạn văn. - 2 HS thực hiện b. Bài số 2: - Bài tập yêu cầu gì? + Các từ chỉ hoạt động của anh chiến sỹ hoặc của thiếu nhi trong đoạn văn là những từ nào? - HS nêu - Các từ chỉ hoạt động. + Của anh chiến sĩ: nhìn, nghĩ + Của thiếu nhi: thấy - Chỉ trạng thái của các sự vật: + Của dòng thác: đổ xuống. + Của lá cờ: bay ị Em có nhận xét gì về các từ ngữ trên? - Các từ ngữ nêu trên đều chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật. Kết luận: Những từ như vậy được gọi là động từ ị Động từ là gì? - HS nhắc lại 3. Ghi nhớ: - 3 đ 4 HS đọc SGK - T cho H lấy ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái. - Nhảy, chạy, đi - Đứng, ngồi, nằm 4. Luyện tập: a. Bài số 1: - Bài tập yêu cầu gì? - Viết nhanh ra nháp tên hoạt động mình thường làm ở nhà, ở trường và gạch dưới động từ trong cụm động từ chỉ hoạt động ấy. - Cho HS thực hành - HS làm bài tập đ Nêu miệng VD: + Hoạt động ở nhà: + Đánh răng, rửa mặt, đánh cốc chén, trông em, quét nhà, tưới cây, tập thể dục, cho ngà lợn ăn, chăn vịt, nhặt rau, đãi gạo, đun nước, pha chè,nấu cơm, đọc truyện, xem ti vi... + Hoạt động ở trường + Học bài, làm bài, nghe giảng, đọc sách, trực nhật lớp, chăm sóc cây hoa trước lớp, tập nghi thức đội, sinh hoạt văn nghệ, chào cờ... - GV nhận xét b. Bài số 2: - Lớp nhận xét - bổ sung Bài tập yêu cầu gì? - Gạch dưới động từ có trong đoạn văn. - Cho HS gạch bằng bút chì ị Các động từ lần lượt trong đoạn văn là: - HS làm vào SGK. a) đến đ yết kiếnđ chođ nhậnđ xinđlàmđ dùiđ có thểđ lặn. b) Mỉm cười ưng thuận đ thử bẻ đ biến thành đngắt đ tưởngđ có. - GV nhận xét - đánh giá ị Động từ là những từ ntn? c. Bài số 3:Trò chơi: Xem kịch câm - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập - Cho HS chơi thử - 1 đ 2 HS đọc - Học sinh 1 bắt chước bạn trai trong tranh thực hiện hoạt động. - Học sinh 2 bạn xướng to tên của hoạt động là: Cúi. - Học sinh 2 bắt chước hoạt động của bạn gái trong tranh 2. - Học sinh 1 nhìn bạn xướng to tên hoạt động Ngủ. - Cho HS chơi trò chơi theo đề tài: + Động tác trong học tập. + Động tác vui chơi giải trí. + Động tác vệ sinh bản thân, VS lớp học. - GV đánh giá KL đội nào thắng cuộc. HS chia 2 đôi: - HS chơi trò chơi Đội 1: Mỗi bạn làm 1 động tác lần lượt từng bạn ở đội 2. Phải nêu đúng, nhanh tên hoạt động. - Lớp theo dõi - nhận xét. IV. Củng cố - Dặn dò: - Động từ là gì? - Nhận xét giờ học. - VN ôn bài + Chuẩn bị bài giờ sau. Khoa học Tiết 18 : ôn tập: Con người và sức khỏe A. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về: - Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. - Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá. B. Chuẩn bị: - Phiếu ôn tập về chủ đề con người và sức khoẻ. C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức. II. Bài cũ: - Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước. - Nêu một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Gi
Tài liệu đính kèm: