Khoa học: (Tiết 13) PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm nhai kĩ.
- Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT.
-Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
*Nói với mọi người trong gia đình nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì ứng xử đúng với bạn hoặc người khác khi bị béo phì
- Ra quyết định để thay đổi thói quen ăn uống
- Kiên định thực hiện chế độ ăn uống hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi .
II. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút)
Hoạt động dạy Hoạt động học
1/ Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi:
? Em hãy kể tên một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng ?
- GV nhận xét và đánh giá HS.
2/ Bài mới: GTB – ghi bảng.
H Đ 1: Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
- Yêu cầu HS đọc kĩ các câu hỏi ghi trên bảng.
- Sau 3 phút suy nghĩ 1 HS lên bảng
- GV kết luận bằng cách gọi 2 HS đọc lại các câu trả lời đúng.
H Đ 2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
? Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì?
? Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì?
? Cách chữa bệnh béo phì như thế nào ?
H Đ 3: Bày tỏ thái độ.
? Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
* Kết luận: Chúng ta cần luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, vận động mọi người cùng tham gia tích cực tránh bệnh béo phì. Vì béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim, mạch, tiểu đường, tăng huyết áp,
3/ Củng cố, dặn dò: Nhắc lại nội dung bài
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS vận động mọi người luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì.
- Dặn HS về nhà tìm hiểu về những bệnh lây qua đường tiêu hoá. - 3 HS trả lời, HS dưới lớp nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn.
- HS lắng nghe.
- Hoạt động cả lớp.
- HS suy nghĩ.
- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp theo dõi và chữa bài theo GV.
Đáp án: 1) 1a, 1c, 1d. 2) 2d. 3) 3a.
- 2 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả của nhóm mình.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS cả lớp.
trên bảng. - 2 HS đọc thành tiếng. - 2 HS cùng bàn thảo luận để tìm từ. - 1 HS đọc định nghĩa, 1 HS đọc từ. Lời giải: ý chí, trí tuệ. - Đặt câu: + Bạn Nam có ý chí vươn lên trong học tập. + Phát triển trí tuệ là mục tiêu của giáo dục. ============================= Mĩ thuật: (Tiết 7) (Cô Lương Thị Hồng Thắm thực hiện) ============================= Toán: (Tiết 32) BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ. - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa hai chữ. - GD HS tính cẩn thận trong khi làm tính. * Hỗ trợ: Đọc biểu thức có chứa chữ. II. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút) Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập. - GV chữa bài, nhận xét và đánh giá HS. 2/ Bài mới: GTB – ghi bảng. H Đ 1: Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ: * Biểu thức có chứa hai chữ - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ. ? Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ? * Giá trị của biểu thức chứa hai chữ Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu ? - GV làm tương tự với a = 4 và b = 0; a = 0 và b = 1; H Đ 2: Luyện tập, thực hành: Bài 1 - GV: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV nhận xét và đánh giá HS. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. ? Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số chúng ta tính được gì ? Bài 3 - GV tổ chức cho HS trò chơi theo nhóm nhỏ, sau đó đại diện các nhóm lên dán kết quả a 12 28 60 70 b 3 4 6 10 a x b 36 112 360 700 a : b 4 7 10 7 - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu mỗi HS lấy một ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ. - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe GV giới thiệu. - HS đọc. - Hai anh em câu được 3 +2 con cá. - Hai anh em câu được a + b con cá. - HS: nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3+ 2 = 5. a) Nếu c = 10 và d = 25 thì giá trị của biểu thức c + d là: c + d = 10 + 25 = 35 b) Nếu c = 15 cm và d = 45 cm thì giá trị của biểu thức c + d là: c + d = 15 cm + 45 cm = 60 cm - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. a) Nếu a = 32 và b = 20 thì giá trị của biểu thức a – b là: a – b = 32 – 20 = 12 b) Nếu a = 45 và b = 36 thì giá trị của biểu thức a – b là: a – b = 45 – 36 = 9 - HS nghe giảng. - HS cả lớp. ============================= Luyện từ và câu: (Tiết 13) CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam tìm và viết đúng một và tên riêng Việt Nam - GD HS thêm yêu vẻ đẹp,và sự đa dạng phong phú của Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính của đại phương. III. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút) Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Bài cũ: 3 HS lên bảng. Mỗi HS đặt câu với 2 từ: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái. - Nhận xét và đánh giá HS. 2/ Bài mới: GTB – ghi bảng. H Đ 1: Tìm hiểu ví dụ:. + Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai. + Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây. ? Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta cần viết như thế nào? - Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ. - Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng. Em hãy viết 5 tên người, 5 tên địa lý vào bảng sau: H Đ 2: Luyện tập: Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét. - Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao phải viết hoa tiếng đó cho cả lớp theo dõi. Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao phải viết hoa tiếng đó mà các từ khác lại không viết hoa? 3/ Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ, làm bài tập và chuẩn bị bản đồ địa lý Việt Nam. - HS lên bảng và làm miệng theo yêu cầu. + Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. - 3 HS lần lượt đọc to trước lớp. - Dán phiếu lên bảng nhận xét. Tên người Tên địa lý Trần Hồng Minh Hà Nội Nguyễn Hải Đăng Hồ Chí Minh Phạm Như Hoa Mê Công Nguyễn Anh Nguyệt Cửu Long Dương Quốc Đạt Nghệ An - 1 HS đọc thành tiếng. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp làm vào vở. - Nhận xét bạn viết trên bảng. - 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp làm vào vở. - Nhận xét bạn viết trên bảng. ============================= Kể chuyện: (Tiết 7) LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa. Kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. lời ước dưới trăng do giáo viên kể . - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Những điều mơ ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. - GD HS biết chia sẽ niềm vui của mình với bạn bè. II. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút) Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng kể câu chuyện mà mình đã nghe, đã đọc. - Gọi HS nhận xét lời kể của bạn. - Nhận xét và đánh giá HS. 2/ Bài mới: GTB – ghi bảng. H Đ 1: GV kể chuyện: - Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc lời dưới tranh và thử đoán xem câu chuyện kể về ai. Nội dung truyện là gì? H Đ 2: Hướng dẫn kể chuyện: * Kể trong nhóm: Tranh 1: ? Quê tác giả có phong tục gì? ? Những lời nguyện ước đó có gì lạ? Tranh 2: ? Tác giả chứng kiến tục lệ thiêng liêng này cùng với ai? ? Đặc điểm về hình dáng nào của chị Ngàn khiến tác giả nhớ nhất? ? Tác giả có suy nghĩ như thế nào về chị Ngàn? ? Hình ảnh ánh trăng đêm rằm có gì đẹp? * Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. - Gọi HS nhận xét bạn kể. - Nhận xét đánh giá từng HS. - Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện. - Nhận xét và đánh giá HS. * Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và trả lời câu hỏi. - Bình chọn nhóm có kết cục hay nhất và bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. 3/ Củng cố, dặn dò: ? Qua câu truyện, em hiểu điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Câu truyện kể về một cô gái tên là Ngàn bị mù. - Kể trong nhóm. Tranh 3: ? Không khí ở hồ Hàm Nguyệt đêm rằm như thế nào? ? Chi Ngàn đã làm gì trước khi nói điều ước? ? Chi Ngàn đã khẩn cầu điều gì? ? Thái độ của tác giả như thế nào khi nghe chị khẩn cầu? Tranh 4: ? Chị Ngàn đã nói gì với tác giả? ? Tại sao tác giả lại nói: Chị Ngàn ơi, em đã hiểu rồi. 4 HS tiếp nối nhau kể với nội dung từng bức tranh - Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. - 3 HS tham gia kể. - 2 HS đọc thành tiếng. - Hoạt động trong nhóm. - HS trả lời. ========================= Thứ tư, ngày 7 tháng 10 năm 2015. Tập đọc: (Tiết 14) Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI I. Mục tiêu: Giúp HS: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: vương quốc, Tin-tin, sáng chế, trường sinh - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: sáng chế, thuốc trường sinh,. Hiểu nội dung mơ ước của các bạn nhỏ về một cuộc sóng đầy đủ hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. - Giáo dục HS ý thức được những phát minh độc đáo của trẻ em. *Hỗ trợ :Đọc một số từ khó và câu dài. II. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút) Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi: ? Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào? - Nhận xét và đánh giá HS. 2/ Bài mới: GTB – ghi bảng. § Màn 1: * Luyện đọc: - HS đọc mẫu. Chú ý giọng đọc. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc toàn bài GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nếu có. - Gọi HS đọc phần chú giải. - Gọi HS đọc toàn màn 1. * Tìm hiểu màn 1: - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và giới thiệu từng nhân vật có mặt trong màn 1. - Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi: ? Câu chuyện diễn ra ở đâu? ? Tin –tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai? ? Vì sao nơi đó có tên là Vương Quốc tương lai? ? Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì? ? Theo em Sáng chế có nghĩa là gì? ? Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người? * Đọc diễn cảm: - Tổ chức cho HS đọc phân vai - Nhận xét, đánh giá, động viên HS . - Tìm ra nhóm đọc hay nhất. § Màn 2: Trong khu vườn kì diệu. * Luyện đọc: - GV đọc mẫu. * Tìm hiểu bài: ? Câu chuyện diễn ra ở đâu? ? Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin đã thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường? ? Màn 2 cho em biết điều gì? - Ghi nội dung cả bài. * Thi đọc diễn cảm: - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm như màn 1. 3/ Củng cố, dặn dò: - Vở kịch nói lên điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lời thoại trong bài - HS lên bảng và thực hiện theo yêu cầu. - HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự - 3 HS đọc toàn màn 1. + Tin-tin là bé trai, Mi-tin là bé gái, 5 em bé với cách nhận diện: em mang chiếc máy có đôi cánh xanh, em có ba mươi vị thuốc trường sinh, em mang trên tay thứ ánh sáng kì lạ, em có chiếc máy biết bay như chim, em có chiếc máy biết dò tìm vật báu trên mặt trăng. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Câu chuyện diễn ra ở trong công xưởng xanh. + Tin-tin và Mi-tin đến vương quốc Tương lai và trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời. + Vì những bạn nhỏ sống ở đây hiện nay chưa ra đời, các bạn chưa sống ở thế giới hiện tại của chúng ta. + Các bạn sáng chế ra: Vật làm cho con người hạnh phúc. Ba mươi vị thuốc trường sinh. Một loại ánh sáng kì lạ. Một máy biết bay như chim. Một cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng. + Là tự mình phát minh ra một cái mới mà mọi người chưa biết đến bao giờ. + Các phát minh ấy thể hiện ước mơ của con người: được sống hạnh phúc sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng và chinh phục được mặt trăng. - 8 HS đọc theo các vai: Tin-tin, Mi-tin, 5 em bé, người dẫn truyện (đọc tên các nhân vật). - HS theo dõi. 1 em đọc lại. + Câu chuyện diễn ra trong một khu vườn kì diệu. + Những trái cây đó to và rất lạ: *Chùm nho quả to đến nổi Tin-tin tưởng đó là một chùm quả lê. * Quả táo to đến nổi Tin-tin tưởng đó là một quả dưa đỏ. *Những quả dưa to đến nổi Tin-tin tưởng đó là những quả bí đỏ. - Màn 2 giới thiệu những trái cây kì lạ của Vương quốc Tương Lai. - ...nói lên những mong muốn tốt đẹp của các bạn nhỏ ở Vương quốc Tương Lai. HS thi đọc diễn cảm. - HS trả lời. ============================= Toán: (Tiết 33) TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tính chất giao hoán của phép cộng. - Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính - GD HS thêm yêu thích môn toán và giải đúng các bài toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút) Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng làm BT. - GV chữa bài, nhận xét và đánh giá HS. 2/ Bài mới: GTB – ghi bảng. H Đ 1: Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng: - GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a + b và b + a để điền vào bảng. - GV kết luận. H Đ 2: Luyện tập, thực hành : Bài 1 ? Vì sao 379 + 468 = 874? Bài 2 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV viết lên bảng 48 + 12 = 12 + - GV nhận xét và đánh giá HS. 3/ Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép cộng. - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn - HS nghe GV giới thiệu bài. - 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng như sau: a 20 350 1208 b 30 250 2764 a + b 50 600 3972 b + a 50 600 3972 + Vì chúng ta đã biết 468 + 379 = 847, mà khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi, 468 + 379 = 379 + 468. + Viết số 48. Vì khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng 48 + 12 thành 12 + 48 thì tổng không thay đổi. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. . - HS cả lớp. ============================= Tập làm văn: (Tiết 13) LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu: Giúp HS: - Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học để xây dựng một đoạn văn kể chuyện . Bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn ( đã cho sẵn cốt truyện) - Rèn HS cách viết câu văn đủ ý. -Giáo dục HS cách xây dựng đoạn văn kể chuyện. II. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút) Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Bài cũ: Gọi 1 HS kể toàn truyện. - Nhận xét và đánh giá HS. 2/ Bài mới: GTB – ghi bảng. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Gọi HS đọc cốt truyện. - Yêu cầu HS đọc thầm và nêu sự việc chính của từng đoạn. Gọi HS đọc lại các sự việc chính. Bài 2:- Gọi 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của chuyện. - Y/ cầu HS trao đổi hoàn chỉnh đoạn văn. - Chỉnh sửa lỗi dùng từ, lỗi về câu cho từng nhóm. 3/ Củng cố, dặn dò: Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại 4 đoạn văn theo cốt truyện Vào nghề và chuẩn bị bài sau - HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu. - Lắng nghe. - 3 HS đọc thành tiếng. + Đoạn 1: Va-li-a ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn. + Đoạn 2: Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa. + Đoạn 3: Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn. + Đoạn 4: Va-li-a đã trở thành 1 diễn viên giỏi như em hằng mong ước. - 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - Hoạt động trong nhóm. - Theo dõi, sửa chữa. - 4 HS tiếp nối nhau đọc. ============================= Thể dục: (Tiết 13) (Cô Lê Thị Hồng thực hiện) ============================= Lịch sử: (Tiết 7) CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được: Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn diết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. - Hiểu: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. - Giáo dục HS yêu quê hương đất nước và biết bảo vệ, xây dựng quê hương II. Đồ dùng dạy học: Hình trong SGK phóng to . III.Các hoạt động dạy học: (35-40 phút) Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Bài cũ: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. ? Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân khơi nghĩa trong hoàn cảnh nào? 2/ Bài mới: GTB – ghi bảng. H Đ 1: Hoạt động cá nhân: - Yêu cầu HS đọc SGK - GV yêu cầu HS điền dấu x vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền : £ Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây) £ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ. £ Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán. £ Trước trận BĐ Ngô Quyền lên ngôi vua. - GV nhận xét và bổ sung. H Đ 2: Hoạt động cả lớp : ? Cửa sông Bạch Đằng ở đâu ? ? Vì sao có trận Bạch Đằng ? ? Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì ? ? Trận đánh diễn ra như thế nào ? ? Kết quả trận đánh ra sao ? - GV nhận xét, kết luận. H Đ 3: Hoạt động nhóm : - GV phát PHT và yêu cầu HS thảo luận : ? Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? - GV tổ chức cho các nhóm trao đổi để đi đến kết luận: Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị PKPB đô hộ. 3/ Củng cố: Cho HS đọc phần bài học trong SGK. - GV giáo dục tư tưởng. 4/ Nhận xét, dặn dò: Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiết sau: “Ôn tập”. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS điền dấu x vào trong PHT của mình - Ngô Quyền là người Đường Lâm. Ông là người có tài, có đức, có lòng trung thực và căm thù bọn bán nước và là một anh hùng của dân tộc. - HS nhận xét, bổ sung - HS dựa vào thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. - HS các nhóm thảo luận và trả lời. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 3 HS dọc - HS trả lời HS cả lớp. ============================= Thứ năm, ngày 8 tháng 10 năm 2015. Toán: (Tiết 34) BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ SỐ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ. - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ. - GD HS tính cẩn thận khi thay giá trị của các chữ để làm toán. II. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút) Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập. - GV chữa bài, nhận xét và đánh giá HS. 2/ Bài mới: GTB – ghi bảng. H Đ 1: Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ : - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ. ? Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ? Số cá của An Số cá của Bình Số cá của Cường Số cá của cả ba người 2 3 4 2 + 3 + 4 5 1 0 5 + 1 + 0 1 0 2 1 + 0 + 2 a b c a + b + c - Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì ? H Đ 2: Luyện tập, thực hành : Bài 1 - GV: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? ? Nếu a = 5, b = 7, c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ? ? Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ? - GV nhận xét và đánh giá HS. Bài 2- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. ? Mọi số nhân với 0 đều bằng gì ? ? Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số chúng ta tính được gì ? Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. - GV chữa bài và đánh giá HS. 3/ Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài - GV tổng kết giờ học – nhận xét. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe GV giới thiệu bài. - HS đọc. - Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của ba bạn với nhau. - Ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c. - Tính giá trị của biểu thức. - Biểu thức a + b + c. - HS làm VBT. - Nếu a = 5, b = 7 và c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 22. - Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 36. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. - Đều bằng 0. - Tính được một giá trị của biểu thức a x b x c. - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một ý, HS cả lớp làm bài vào VBT. - HS cả lớp. ============================= Thể dục: (Tiết 14) (Cô Lê Thị Hồng thực hiện) ============================= Luyện từ và câu: (Tiết 14) LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. Mục tiêu: Giúp HS: - Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa - Biết viết đúng tên người, tên địa Việt Nam, viết đúng các tên riêng Việt Nam - GD HS biết tôn trọng người khác. * Tư duy sáng tạo, phân tích phán đoán, thể hiện sự tự tin và hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lý Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút) Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi: ? Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam? Cho Ví dụ? - Nhận xét và đánh giá từng HS. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1:- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu phần chú giải. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Gọi HS đọc lại bài ca dao đã hòan chỉnh. ? Bài ca dao cho em biết điều gì? Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu. - Treo bảng đồ địa lý Việt Nam lên bảng. - Yêu cầu HS thảo luận, làm việc theo nhóm. 3/ Củng cố, dặn dò: ? Tên người và tên địa lý Việt Nam cần được viết như thế nào? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ghi nhớ tên địa danh vừa tìm được và tìm hiểu tên, thủ đô của 10 nước trên thế giới. - HS lên bảng. - 2 HS đọc và trả lời. - 2 HS đọc thành tiếng. Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng hài, Mã Vĩ, Hàng Giầy, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phúc Kiến, Hàng Than, hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà. - 1 HS đọc thành tiếng. - Bài ca dao giới thiệu cho em biết tên 36 phố cổ ở Hà Nội. - 1 HS đọc thành tiếng.. - Dán phiếu, nhận xét phiếu của các nhóm. - Viết tên các địa danh vào vở. - HS trả lời. ============================= Khoa học: (Tiết 14) PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu một số cách phòng tránh một số lây qua đường tiêu hóa: - Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện. * Tự nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hóa (Nhận thức về trách nhiệm giữ vệ sinh phòng bệnh của bản thân). Trao đổi ý kiến với các thành viên của nhóm với gia đình và cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa . II. Phương pháp: Động não, làm việc theo cặp, thảo luận theo nhóm. III. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút) Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi: ? Em hãy nêu các cách để phòng tránh béo phì - GV nhận xét và đánh giá HS. 2/ Bài mới: GTB – ghi bảng. H Đ 1: Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá. ? Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào ? ? Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì ? * GV kết luận H Đ 2: Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. ? Các bạn trong hình ảnh đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì ? ? Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? ? Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? ? Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? - GV kết luận. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét, tuyên dương. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết - 3 HS trả lời. - Lớp nhận xét, đánh giá. - HS lắng nghe. - Thảo luận cặp đôi. + Các bệnh lây qua đường tiêu hoá làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng. + Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế. - HS lắng nghe, ghi nhớ. + Hình 1, 2 các bạn uống nước lả, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá. + Hình 3- Uống nước sạch đun sôi. + Hình 4- Rửa chân tay sạch sẽ. + Hình 5- Đổ bỏ thức ăn ôi thiu. + Hình 6- Chôn lắp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá. + Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn, + Không ăn thức ăn để lâu ngày, không ăn thức ăn bị ruồi, muỗi bâu vào, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. +Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ si
Tài liệu đính kèm: