Giáo án Lớp 4 - Tuần 7

I) Mục tiêu:

 - HS có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.

 - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ.

II) Chuẩn bị

- SGK, VBT

- Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp

III) Các HĐ dạy - học:

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

 Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các phép tính sau:

 321 454 + 287 938 87 471- 28 184

3. Bài mới

a. GT bài:

b. Nội dung bài

 

doc 31 trang Người đăng honganh Lượt xem 1412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân vật Gà, Cáo
-HS nhớ lại đoạn thơ, viết vào vở
- Tự soát bài
- 1HS nêu
- Làm vào VBT
- 3 tổ lên bảng làm bài tập tiếp sức
- NX chữa BT
- HS làm vào VBT. Mỗi em đọc một câu.
a, ý chí, trí tuệ
4. Củng cố - dặn dò: 
- NX giờ học
- Chuẩn bị bài sau
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 4: Đạo đức
 Bài 4: Tiết kiệm tiền của( Tiết 1)
I) Mục tiêu:
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
 - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
 - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện , nước trong cuộc sống hằng ngày
II) Đồ dùng dạy học: 
- SGK đạo đức 4 
- Dự kiến HĐ: nhóm, cá nhân, cả lớp
III) Các HĐ dạy - học :
1. ổn định tổ chức 
2. KT bài cũ : 
- Kiểm tra VBT đạo đức của HS
3. Dạy bài mới :
 a.GT bài:
 b. Nội dung:
*Hoạt động 1:Thảo luận nhóm
-GV chia nhóm,y/c các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK.
- Cho các nhóm thảo luận.
-Các nhóm trình bày,cả lớp trao đổi thảo luận.
+ Nhóm 1,2: em có suy nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên?
+ Theo em, có phải do nghèo mới phải tiết kiệm không?
KL: Tiết kiệm là một thói quen tốt,là biểu hiện của con người văn minh ,xã hội văn minh.
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến ,thái độ.( Bài tập 1)
-Gv nêu từng ý kiến,y/c HS bày tỏ thái độ theo cách giơ tay biểu quyết.
-Y/C HS giải thích lý do mà mình lựa chọn.
- Cả lớp trao đổi ,thảo luận
KL: - Các ý kiến (c),(d) là đúng
Các ý kiến (a),(b) là sai.
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân ( Bài tập2)
-Gv giao nhiệm vụ cho HS
-Hs làm bài tập vào VBT
- HS chữa bài trước lớp
KL: Việc nên làm và việc không nên làm
* Ghi nhớ(SGK)
-HS mở SGK
-HS thảo luận nhóm 4
- Hs trình bày trước lớp
Người dân ở đất nước nào cũng cần tiết kiệm: điện, thức ăn, chi tiêu trong sinh hoạt hằng ngày
Giàu hay nghèo đều phải tiết kiệm vì đó còn là cách để chúng ta bảo vệ môi trường.
- HS bày tỏ thái độ theo cách giơ tay biểu quyết.
-HS làm bài tập vào VBT
- HS nêu ghi nhớ
4.Củng cố-dặn dò
- HS về học ghi nhớ
-Sưu tầm các truyện,tấm gương về tiết kiệm tiền của.
- Gv nhận xét tiết học
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 5: Thể dục
________________________________________________________________________________________________
Ngày soạn: 04/10/2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 06 tháng 10 năm 2010
Tiết 1: Toán
Bài 33:Tính chất giao hoán của phép cộng
I) Mục tiêu: 
 - Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
 - Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
 - GD HS tính chính xác trong toán học
II)Chuẩn bị:
- SGK toán 4, VBT
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp, nhóm
III)Các HĐ dạy - học:
1. ổn định tổ chức
2.KT bài cũ: 
- Giờ trước học bài gì?
 ? Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được bao nhiêu giá trị của biểu thức?
3. Bài mới:
* Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng 
- GV kẻ bảng như SGK(T42) các cột 2, 3, 4 chưa viết số
- Mỗi lần cho a và b nhận giá trị số thì y/c HS tính giá trị của a + b và b +a rồi so sánh hai tổng
- Thực hành
a
20
350
1 208
b
30
250
2 764
a + b
20 + 30 = 50
350 + 250 = 600
1 208 + 2 764 = 3 972
b + a
30 +20 = 50
250 + 350 = 600
2 764 + 1 208 = 3 792
? Qua VD trên em có nhận xét gì về giá trị của a + b và b + a?
? Dựa vào CTTQ phát biểu thành quy tắc ?
* Thực hành:
Bài 1(T43): 
 ? Nêu y/c?
- Giá trị của a + b và b + a luôn luôn bằng nhau
a + b = b + a
* Khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi
- Nhiều HS nhắc lại
HS đọc nội dung bài tập
- HS làm vào vở, 3 HS lên bảng:
a) 468 +379 = 847
 379 + 468 = 847
b) 6 509 + 2 876 = 9 385
 2 876 + 6 509 = 9 385
c) 4 288 + 76 = 4 344
 76 + 4 268 = 4 344
 Bài 2(T43): 
? Nêu y/c? 
 - HS làm bài tập theo tổ
a) 48 + 12 = 12 + 48
 65 + 279 = 279 + 65
 177 + 89 = 89 + 177
b) m + n = n + m
 84 + 0 = 0 + 84
 a + 84 = 84 
 - GV chấm 1 số bài
4. Củng cố - dặn dò:
 - Hôm nay học bài gì? Nêu quy tắc
 - NX giờ học
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 2: Tập đọc
 ở Vương quốc Tương Lai
 I) Mục đích, yêu cầu:
 - Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
 - Hiểu nội dung: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em.
 - GD HS có những ước mơ đẹp 
II/Chuẩn bị: 
 -Tranh minh hoạ SGK
 - Dự kiến HĐ: cả lớp, cá nhân, cặp 
III/ Các HĐ dạy - học:
1. ổn định tổ chức 
2. KT bài cũ:
 2 HS đọc bài: Trung thu độc lập + TLCH trong SGK.
3. Dạy bài mới:
a. GT bài:
b. Luyện đọc và tìm hiểu màn 1 "Trong công xưởng xanh"
- GV đọc mẫu màn kịch:
- HS đọc nối tiếp đoạn màn 1
? Màn 1 chia làm ? đoạn
- Đọc nối tiếp
? Em hiểu thế nào là thuốc trường sinh?
* Tìm hiểu nội dung màn kịch
? Tin - tin và Mi - tin đến đâu và gặp những ai?
? Vì sao nơi đó có tên là vương quốc Tương Lai?
? Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh chế ra những gì?
*GV đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai
- Nghe
- Quan sát tranh minh hoạ màn 1
- 3 đoạn:
 Đoạn 1: 5 dòng đầu
 Đoạn 2: 5 dòng tiếp theo
 Đoạn 3: 7 dòng còn lại
- 6 em đọc
- HS nêu
- Luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc màn kịch
- ..... Vương quốc Tương Lai, trò
 chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời.
- Vì những người sống trên vương
 quốc này hiện vẫn chưa ra đời, chưa 
được sinh ra trong thế giới hiện tại
 của chúng ta.
- Vật làm cho con người hạnh phúc
- 30 vị thuốc trường sinh.
- 1 loại ánh sáng kì lạ.
- 1 cái máy biết bay ..... con chim
- 1 cái máy dò tìm ... MT
- 7 HS đọc màn kịch
- 1 HS đóng vai người dẫn chuyện
- 16 em đọc (2 tốp)
c. Luyện đọc và tìm hiểu màn kịch 2: "Trong khu vườn kì diệu"
- GV đọc diễn cảm màn 2 
- HS đọc nối tiếp màn kịch 2
 Đoạn 1: 6 dòng đầu
 Đoạn 2 : 6 dòng tiếp theo
 Đoạn 3: 5 dòng còn lại
*Tìm hiểu nội dung màn kịch
? Những trái cây mà Tin - tin và Mi - tin thấy trong khu vườn có gì khác thường
? Em thích những gì ở vương quốc Tương lai?
? Màn 2 cho em biết điều gì?
* HDHS đọc diễn cẩm màn 2
? Vở kịch nói lên điều gì?
- Nghe, q/s tranh (T71) để nhận ra 
Tin - tin, mi - tin và 3 em bé
- 6 em đọc
- 1 HS đọc màn kịch 2
- Nho to, quả to đến nỗi Tin - tin 
 tưởng đó là quả lê, phải thốt lên:
 " Chùm lê đẹp quá"
- Những quả táo to như quả dưa đỏ 
- Những quả dưa to như quả bí đỏ
- Thích quả nho to 
............
* Màn2 giới thiệu những trái cây kì lạ ở vương quốc Tương Lai.
- 5 em đóng vai ....
 1 em dẫn chuyện 
- Vở kịch thể hiện ước mơ của các bạn nhỏ về 1 cuộc sống đầy đủ va hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo góp sức mình phục vụ cuộc sống
4. Củng cố dặn dò:
- Luyện đọc theo cách phân vai
 - CB bài: Nếu chúng mình có phép lạ
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________ 
Tiết 3: Khoa học 
 Bài 13: Phòng bệnh béo phì
I) Mục tiêu:
 - HS nêu được cách phòng bệnh béo phì:
 + Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
 + Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT.
 - Thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh béo phì
 - GD HS ý thức ham tìm hiểu khoa học. 
.II)Chuẩn bị: 
 - Hình vẽ (T28-29) SGK. Phiếu học tập .
 - Dự kiến HĐ: nhóm4, nhóm2, nhóm6, cả lớp
III) Các HĐ dạy- học:
1. ổn định tổ chức 
2. KT bài cũ: 
 	? Nếu trẻ em bị thiếu chất dinh dưỡng thì sẽ bị bệnh gì?
 	? Muốn đề phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng phải làm gì?
- Gv nhận xét,đánh giá
 3. Bài mới: 
 a- GT bài 
 b- Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu về bệnh béo phì.
- Mục tiêu : Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em . Nêu được tác hại của bệnh béo phì .
- Cách tiến hành
+ Bước 1: làm việc theo nhóm 
- Phát phiếu giao việc 
N1+ N2: Dấu hiệu nào giúp em phát hiện bệnh béo phì ?
N3+ N4: Nêu tác hại của bệnh béo phì.
+ Bước 2: Thảo luận nhóm
+ Bước3: Làm việc cả lớp 
GV kết luận:
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm báo cáo 
* 1 em bé có thể xem là béo phì khi:
- Có cân nặng hơn mức TB so với chiều cao và tuổi là 20%
- Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm
- Bị hụt hơi khi gắng sức
* Tác hại của bệnh béo phì:
- Người bị béo phì thường bị mất sự thoải mái trong cuộc sống.
- Người bị béo phì thường giảm hiệu suất trong lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt
- Người béo phì có nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, sỏi mật...
* HĐ2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì:
-Mục tiêu: Nêu được nguyên nhânvà cách phòng bệnh béo phì
- Cách tiến hành
B1: Thảo luận nhóm
B2: Báo cáo
? Nêu nguyên nhân gây nên béo phì?
? Làm thế nào để phòng tránh béo phì?
? Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ bị béo phì?
- Đọc SGK, q/s hình vẽ, trả lời câu hỏi (T28 - 29)
- TL nhóm 2
- Đại diện nhóm báo cáo 
- NX bổ sung
- Ăn quá nhiều, HĐ quá ít mỡ trong cơ thể bị tích tụ ngày càng nhiều gây béo phì 
- Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
- Năng vận động cơ thể, đi bộ và lao động TDTT.
- Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức ăn ít năng lượng (rau, quả) ăn đủ đạm, vi - ta - min và khoáng.
- Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm đúng nguyên nhân gây béo phì để điều trị hoặc nhận được lời khuyên về các chế độ dinh dưỡng hợp lí
- Khuyến khích các em bé hoặc bản thân mình phải năng vận động, luyện tập TDTT.
* HĐ3: Đóng vai
- Mục tiêu: Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng 
- Cách tiến hành
B1: T/c hướng dẫn
B2: - TL nhóm 6
B3: Trình diễn
1. Em của bạn Lan có nhiều dấu hiệu bị béo phì. Sau khi học xong bài này nếu là Lan, bạn sẽ về nhà nói gì để giúp em mình?
2. Nga cân nặng hơn những bạn cùng lứa tuổi. Nga đang muốn thay đổi thói quen ăn vặt và uống đồ ngọt của mình. Nếu là Nga bạn sẽ làm gì, nếu hàng ngày trong giờ ra chơi, các bạn mời Nga ăn bánh ngọt và uống nước ngọt?
- TL nhóm 6
- Trình diễn
- Nói với mẹ cách phòng bệnh béo phì cho em ...
- Em sẽ không ăn và không uống nước ngọt....
4. Củng cố - dặn dò: 
 ? Hôm nay học bài gì?
 ? Nêu nguyên nhân, tác hại của bệnh béo phì?
 ? Nêu cách phòng tránh bệnh béo phì?
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 4: Mĩ thuật
__________________________________________________________________
Tiết 5: Kĩ thuật 
Bài 4:Khâu ghép hai mép vải
bằng mũi khâu thường
I) Mục tiêu
-HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
-Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường . Cấc mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
-Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống .
II) Đồ dùng dạy học :
 -Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và 1 số SP có đường khâu ghép hai mép vải ( áo ,quần ,vỏ gối ....)
 -2 mảnh vải hoa ,kích thước 20cm x 30cm
 -Chỉ khâu ,kim khâu ,kéo thước ,phấn vạch .
 - Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp
III) Các HĐ dạy - học :
1. ổn định tỏ chức
2 KTBC
- Gv KT đồ dùng của HS
3. Bài mới
a)Giới thiệu bài : 
b) Nội dung :
* Thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- Yêu cầu 2 HS nhắc lại quy trình khâu ở tiết 1.
-GV hướng dẫn thêm một số điểm lưuý.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-GV quan sát uốn nắn.
* Đánh giá kết quả học tập của HS: 
-GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
-GV nhận xét đánh giá KQ học tập của HS
- HS nêu lại
-HS thực hành khâu.
-HS trưng bày sản phẩm.
- HS tự đánh giá các SP trưng bày theo tiêu chuẩn trên.
4/Củng cố – dặn dò:
NX-Tổng kết tiết học
HS chuẩn bị bài sau
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Ngày soạn: 5/10/2010
Ngày giảng: Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2010
Tiết 1: Toán
Biểu thức có chứa ba chữ.
I/ Mục tiêu : 
- Nhận biết một số biểu thức đơn giảncó chứa ba chữ.
-Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ .
II/ Chuẩn bị
-Kẻ 1 bảng theo mẫu SGK.
- Dự kiến HĐ: cả lớp, cá nhân
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ ổn định tổ chức
2/ KT bài cũ:
3/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài
b/ Nội dung
* Giới thiệu biểu thức có chứa 3 chữ.
- GV hướng dẫn HS nêu:
Số cá của An
Số cá của Bình
Số cá của Cường
Số cá của cả ba người
2
3
4
2 + 3 + 4
5
1
0
5 + 1 + 0
1
0
2
1 + 0 + 2
a
b
c
a + b + c
-GV giới thiệu : a+b+c là biểu thức có chứa 3 chữ.
* Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa ba chữ:
-GV nêu biểu thức có chứa ba chữ: a+b+c. Rồi hướng dẫn HS nêu:
“ Nếu a=2; b=3; c=4 
Thì a + b +c = 2 + 3 + 4 = 5 + 4 = 9.
9 là một giá trị của biểu thức a + b +c”
- HS nêu các trường hợp còn lại .
- HS nêu nhận xét: “ Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức a + b +c”
- Vài HS nhắc lại .
c/ Thực hành:
*Bài 1: Tổ chức cho HS làm bài 
* Bài 2:
 GV giới thiệu a x b x c là biểu thức có chứa ba chữ.
- HD học sinh tính giá trị của biểu thức: a x b x c với:a = 4, b = 3,c = 5.
- Một HS nêu yêu cầu.
-Cả lớp làm bài vào vở.
-Chữa bài : 1 số HS nêu miệng: 
a) Nếu a=5, b=7, c=10 thì 
a+b+c=5+ 7+ 10= 22.
b) Nếu a=12, b=15, c=9 thì 
a+b+c= 12+15+9= 36
- HS làm phần a, b vào vở.
HS phát biểu:
a) Nếua=9, b=5, c=2 thì
a x b x c = 9 x 5 x 2 = 90
b) Nếu a=15, b=0, c=37 thì
a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0
- Chữa bài, chấm điểm
4/ Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 2: Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I) Mục đích, yêu cầu:
 - Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng
 - Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian .
II)Chuẩn bị:
 - Bảng lớp, bảng phụ
 - SGK, VBT
 - Dự kiến HĐ: cả lớp, nhóm, cá nhân
III) Các HĐ dạy và học:
1.ổn định tổ chức 
2. KT bài cũ: 
 2 em đọc lại truyện Vào nghề đã víêt hoàn chỉnh)
- Gv nhận xét,đánh giá
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. HD làm bài tập:
- GV treo bảng phụ
- Đọc đề bài
- Đọc phần gợi ý
- GV gạch chân những TN quan trọng
- Trả lời 3 gợi ý 
- Kể chuyện trong nhóm
- Thi kể chuyện
- NX bổ sung
- Viết bài vào vở 
- 1 vài HS đọc bài viết 
GV nhận xét , chấm điểm
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Giao bài tập VN: Hoàn thiện bài viết; chuẩn bị bài sau
- 2 HS đọc 
- 1 HS đọc , lớp đọc thầm
- Giấc mơ, bà tiên cho 3 điều ước , trình tự thời gian
- Lần lượt làm miệng từng ý
- Tạo nhóm, kể lại câu chuyện theo đúng trình tự :
- Đại diện nhóm thi kể
- Viết bài
- 3 - 4 HS đọc bài theo đúng trình tự thời gian.
1 Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên cho em ba điều ước?
2. Em thực hiện những điều ước ntn?
3. Em nghĩ gì khi thức giấc?
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 3: Địa lí
Bài6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
I) Mục tiêu: 
 - Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống( Gia-rai, ê-đê, Ba-na, Kinh,...) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
 - Sử dụnh được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc ở Tây Nguyên: Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.
Học xong bài này học sinh biết 
 - Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc
II)Chuẩn bị:
 - Phiếu học tập
 - Tranh, ảnh về nhà ở, trang phục lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên.
 - Dự kiến HĐ: cá nhân, nhóm, cả lớp 
III) Các HĐ dạy - học: 
1. ổn định tổ chức
2 KT bài cũ: 
 ? Nêu tên các cao nguyên ở Tây Nguyên?
 ? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là mùa nào?
3. Bài mới:
 a) GT bài: Ghi đầu bài
 b) Nội dung
1. Tây Nguyên nơi có nhiều dân tộc sinh sống
 *HĐ1: Làm việc cá nhân 
 Mục tiêu: Biết một số dân tộc ở Tây Nguyên
Bước1:
Bước2: Trả lời câu hỏi
? Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên?
? Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ?
? Những dân tộc nào từ nơi khác đến?
? Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt (tiếng nói, tập quán, sinh hoạt)?
? Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước ta và các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
* GV: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng nơi đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
- Đọc SGK + TLCH(mục 1)
- Ê- đê, Ba - na, Xơ - đăng, ....
- Ê - đê, Ba - na, Gia - rai, Xơ - đăng
- Tày, Mông, Dao, Kinh
- Tiếng nói, tập quán sinh hoạt riêng.
- Chung sức xây dựng Tây Nguyên trở nên ngày càng giàu đẹp
- Nghe
2. Nhà rông ở Tây Nguyên:
 *HĐ2: Làm việc theo nhóm.
Muc tiêu: Biết đặc điểm nhà rông và buôn làng ở Tây Nguyên.
Bước1:GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận
Bước2: Các nhóm báo cáo
? Mỗi buôn ở TN thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
? Nhà rông được dùng để làm gì?
? Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?
- Đọc mục 2 SGK và tranh, ảnh về nhà, buôn làng ...
- Nhà rông
- Sinh hoạt tập thể, hội họp, tiếp kháchcủa buôn ...
- Giàu có, thịnh vượng của buôn.
- NX, bổ sung
3. Trang phục, lễ hội:
 *HĐ3: Làm việc theo nhóm:
Mục tiêu: Biết trang phục và lễ hội ở Tây Nguyên
Bước 1: 
- GV phát phiếu cho các nhóm
Bước 2:
? Người dân ở Tây Nguyên nam, nữ thường mặc NTN?
? Lễ hội ở TN thường dược T/ C khi nào
? Người dân ở TN thường làm gì trong lễ hội?
GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung thêm
- Đọc mục 3 SGK và q/s H1 đến H6 để trả lời các câu hỏi trong phiếu
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nam đóng khố, nữ thường quấn váy
- Vào mùa xuân sau mỗi vụ thu hoạch
- Múa hát, uống rượu cần
4. Củng cố - dặn dò:
? Nêu đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở TN?
NX giờ học:
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 TUAN 7.doc