Giáo án Lớp 4 - Tuần 7

A. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn toàn bài. Tốc độ đọc 75 tiếng / 1 phút. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hy vọng của anh chiến sỹ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ, ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

B. CHUẨN BỊ:

Tranh minh hoạ bài học.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

I. Ổn định tổ chức.

II. Bài cũ:

- Đọc bài "Chị em tôi" nêu ý nghĩa.

III. Bài mới:

 

doc 26 trang Người đăng honganh Lượt xem 1345Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 và d = 25 thì giá trị của biểu thức c + d là bao nhiêu?
- Tính giá trị của biểu thức c + d.
- Nếu c = 10 và d = 25 thì c + d = 10 + 25
 = 35.
- Muốn tính giá trị của biểu thức c + d ta làm như thế nào?
+ Nếu c = 15cm và d = 45cm thì 
 c + d = 15cm + 45cm = 60cm
b. Bài số 2:
- Tính giá trị của biểu thức a - b.
+ Nếu a = 32 và b = 20 thì 
 a - b = 32 - 20 = 12
+ Nếu a = 45 và b = 36 thì 
 a - b = 45 - 36 = 9
+ Nếu a = 18m và b = 10m thì 
 a - b = 18m - 10m = 8m
c. Bài số 3:
Cho HS làm bài vào SGK
- HS trình bày miệng tiếp sức
a = 28 ; b = 4 ị a x b = 112
 ị a : b = 7
d. Bài số 4: (Có thể giảm)
GV hướng dẫn tương tự.
* a = 300; b = 500 ị a + b = 300 + 500
 = 800
 ị b + a = 500 + 300
 = 800
* a = 3200; b = 1800 ị a + b = 5000
 ị b + a = 5000
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn tính được giá trị của biểu thức có chứa chữ ta làm thế nào?
- NX giờ học.
- Về nhà xem lại bài 4.
Luyện từ và câu
Tiết 13 : Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
A. Mục tiêu:
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Biết vận dụng những điều hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam để viết đúng 1 số tên riêng Việt Nam.
B. Chuẩn bị:
	Bản đồ tỉnh Lào Cai.
	Viết sẵn bảng sơ đồ họ tên, tên riêng, tên đệm của người.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức.
II. Bài cũ:
- HS nêu miệng bài tập 2 VN.
III- Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài:
2. Giảng bài:
a. Phần nhận xét.
* Cho H nhận xét cách viết tên người, tên địa lí đã cho.
- Mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng?
- Gồm 2 đ 3 tiếng
- Chữ cái đầu của mỗi tiếng được viết như thế nào?
- Đều được viết hoa.
ịKhi viết tên người và tên địa lí Việt Nam ta viết ntn để tạo thành tên đó?
- Cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng để tạo thành tên đó.
b. Ghi nhớ (SGK):
- 4 đ5 học sinh nhắc lại
- Tên người Việt thường gồm những phần nào?
- Gồm họ đ tên đệm (tên lót) đ tên riêng (tên)
3.Luyện tập:
a. Bài số 1:
Bài tập yêu cầu gì?
- Viết tên em và địa chỉ gia đình.
- HS lên bảng viết
Lớp nhận xét - bổ sung
- GV đánh giá
b. Bài số 2:
- Viết tên 1 số xã (phường, thị trấn) ở huyện (quận, thị xã, thành phố) của em?
VD: phường Cốc Lừu; Kim Tân; Bắc Lệnh; Pom Hán
- Thị trấn: Sa Pa; Bắc Hà; Mường Khương, Bảo Yên,
c.Bài số 3:
- Viết tên và tìm trên bản đồ thành phố, tỉnh của em?
- HS tìm trên bản đồ
- Lớp nhận xét - bổ sung.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Nhận xét giờ học. 
- VN ôn bài + chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Tiết 13: Phòng bệnh béo phì
A. Mục tiêu:
Sau bài học H có thể:
- Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì. Xây dựng thái độ cân đối với người béo phì.
B. Chuẩn bị:
- Hình trang 28, 29 SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức.
II. Bài cũ:
- Nêu cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Giới thiệu bài.
Giảng bài
a) HĐ1: Tìm hiểu về bệnh béo phì.
- GV phát phiếu học tập.
- Cho đại diện nhóm trình bày.
- HS thảo luận theo nhóm
- HS chọn ý đúng
+ Câu 1 (b)
+ Câu 2 phần 1 (d)
+ Câu 2 phần 2 (d)
+ Câu 2 phần 3 (c)
- Một em bé được xem là béo phì khi nào?
- Cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20%
- Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay, vú và cằm.
- Bị hụt hơi khi gắng sức.
- Tác hại của bệnh béo phì?
- Mất sự thoải mái trong cuộc sống.
- Giảm hiệu suất lao động và lanh lợi trong sinh hoạt, mắc bệnh tim mạch
2/ Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
+ Cho HS thảo luận
- Cho HS thảo luận nhóm và đưa ra tình huống.
- HS thảo luận nhóm 4 đ6
VD: Em của bạn Lan có nhiều dấu hiệu của bệnh béo phì. Sau khi học xong bài này nếu là Lan bạn sẽ về nhà nói gì với mẹ bạn có thể làm gì để giúp em mình.
- Cho đại diện các nhóm trình bày theo phân vai.
- Lớp nhận xét - góp ý
cùng thảo luận cho cách ứng xử đó.
IV. Củng cố – Dặn dò:
- Nhắc lại ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài + Chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Tiết 7: Chiến thắng Bặch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)
A. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh có thể:
- Nêu được N2 dẫn đến trâng Bặch Đằng.
- Tường thuật được trên lược đồ diễn biến trận Bạch Đằng.
- Hiểu và nêu được ý nghĩa của trần Bạch Đằng đối với lịch sử d/ tộc.
B. Đồ dùng dạy học:
- Hình minh hoạ.
- Tìm hiểu tên phố, đường, đền thờ hoặc địa danh.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức.
II. Bài cũ:
- Nêu nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa. ý nghĩa cuộc khởi nghĩa.
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài:
2. Giảng bài:
- Cho HS quan sát tranh và trả lời: Em thấy những gì qua bức tranh?
- Những chiếc cọc nhọn tua tủa trên sông, những chiếc thuyền nhỏ đang lao đi vun vút...
a) Hoạt động 1: Tìm hiểu về con người Ngô Quyền.
+ Gọi HS đọc SGK và tìm hiểu 
- Ngô Quyền là người ở đâu?
- Ông là người như thế nào?
- Ông là con rể của ai?
- Là người ở Đường Lâm - Hà Tây.
- Là người có tài, yêu nước.
- Con rể của Dương Đình Nghệ người đã tập hợp quân dân ta đứng lên đánh đuổi bọn đô hộ Nam Hán, giành thắng lợi năm 931.
b) Hoạt động 2: Nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng:
- Vì sao có trận Bạch Đằng?
- Vì Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ nên Ngô Quyền đem quân đánh báo thù, Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, nhân cớ đó nhà Nam Hán đem quân sang xâm chiếm nước ta. Biết tin Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh giặc xâm lược. 
* Kết luận: 
c) Hoạt động 3: Diễn biến trận đánh:
- Cho HS đọc sách giáo khoa.
- Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào?
* HS đọc thầm và nêu diễn biến.
- Diễn ra trên cửa sông Bạch Đằng (Quảng Ninh) vào cuối năm 938.
-Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
- Dùng kế chôn cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở cửa sông Bạch Đằng lợi dụng nước thuỷ triều lên.
- Khi nước thuỷ triều lên che lấp các cọc gỗ Ngô Quyền đã làm gì?
- Cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến vừa đánh, vừa lui nhử địch vào bãi cọc.
- Khi thuỷ triều xuống quân ta làm gì?
- Quân ta mai phục ở 2 bên sông đổ ra đánh quyết liệt giặc hốt hoảng bỏ chạy thì thuyền va vào cọc gỗ, không tiến không lui được.
- Kết quả của trận Bạch Đằng
- Giặc chết quá nửa Hoàng Tháo tử trận, cuộc xâm lược của quân Nam Hán hoàn toàn thất bại
- T cho vài H lên thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng.
- H đại diện nhóm trình bày.
d) Hoạt động 4: Kết quả của trận Bạch Đằng:
- Sau chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền làm gì?
- Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền xưng vương chọn Cổ Loa làm kinh đô.
- Chiến thắng Bạch Đằng và việc NQ xưng vương có ý nghĩa ntn đối với lịch sử dân tộc ta?
- Đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn 1000 năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
- Bài học (SGK)
- 3 đ 4 học sinh nhắc lại
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại ND bài.
- NX giờ học. 
- VN ôn bài + Cbị bài sau.
Kể chuyện
Tiết 7: Lời ước dưới trăng
A. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ H kể lại được câu chuyện Lời ước dưới trăng; phối hợp với điệu bộ, nét mặt.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ND, ý nghĩa câu chuyện (Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người).
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
B. Chuẩn bị:
	- Tranh - SGK phóng to.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức.
II. Bài cũ:
- Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài.
2. Giáo viên kể chuyện:
- GV kể cho HS nghe truyện Lời ước dưới trăng lần 1.
- Lần 2: GV vừa kể vừa chỉ vào từng tranh.
- HS nghe truyện
- HS quan sát và ghi nhớ nội dung truyện.
3. Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a. Kể chuyện trong nhóm.
- HS kể nhóm 4 - trao đổi nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK.
+ Cô gái mù trong truyện cầu nguyện điều gì?
- Cầu cho mẹ chị Yên .... bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh.
+ Hành động của cô gái cho thấy cô gái là người ntn?
- Là người nhân hậu, sống vì người khác.
+ Tìm kết cục cho câu chuyện.
- HS tự nêu
b. Thi kể chuyện trước lớp.
- Cho HS kể chuyện theo nhóm.
- HS thực hiện, mỗi HS kể một sự việc.
- 1đ3 học sinh kể toàn chuyện, kết hợp trả lời câu hỏi ở yêu cầu.
- Cho HS bình chọn nhóm CN kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất, dự đoán kết cục hợp lí, thú vị nhất.
- Lớp nhận xét - bổ sung.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà xem trước nội dung tuần 8.
Ngày soạn: 20 / 9 / 2010
Ngày dạy: Thứ tư 22 / 9 / 2010
Tập đọc
Tiết 14: ở Vương Quốc tương lai
A. Mục tiêu:
1. Đọc trơn tru, trôi chảy, đúng với một văn bản kịch cụ thể.
- Biết ngắt giọng rõ ràng, đủ để phân biệt tên nhân vật, lời kể của nhân vật.
- Đọc đúng các từ địa phương, dễ phát âm sai. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cảm.
- Biết đọc vở kịch với giọng rõ ràng, hồn nhiên, thể hiện được tâm trạng háo hức, ngạc nhiên, thán phục của Tin-tin và Min-tin; Thái độ tự tin, tự hào của những em bé ở Vương Quốc Tương Lai. Biết hợp tác phân vai đọc vở kịch.
2. Hiểu ý nghĩa của màn kịch: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo góp sức mình phục vụ cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài đọc.
C. Các hoạt động dạy - học.
I. ổn định tổ chức.
II. Bài cũ:
- Đọc bài: Trung thu độc lập.
- Nêu ý chính.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc và tìm hiểu màn kịch 1: Trong công xưởng xanh
- GV đọc mẫu
- Cho HS quan sát tranh và nêu tên 2 nhân vật.
- HS đọc thầm
- Tin-tin (trai); Min-tin (gái)
- Cho HS đọc bài
- GV nghe kết hợp luyện phát âm.
- HS đọc tiếp nối ị 3 H
- HS đọc tiếp nối lần 2
- GV giải nghĩa từ
+ Cho HS đọc thầm để trả lời
- HS đọc thầm màn1 .
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 đ 2 HS đọc cả màn kịch
- Tin-tin và Min-tin đến đâu và gặp những ai?
- Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai?
- Các em nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
- Đến vương quốc Tương Lai, trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời.
- Vì những người sống trong vương quốc này hiện nay vẫn chưa ra đời.
+ Vật làm cho con người hạnh phúc.
+ Ba mươi vị thuốc trường sinh.
+ Một loại ánh sáng kì lạ.
+ Một cái máy biết bay trên không như 1 con chim.
+ 1 cái máy biết dò tìm những kho báu còn dấu kín trên mặt trăng.
- Các phát minh ấy thể hiện những mơ ước gì của con người?
- Được sống hạnh phúc, sống lâu trong môi trường tràn đầy ánh sáng, chinh phục vũ trụ.
ị Nêu ý 1
* Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.
+ H đọc theo cách phân vai.
+ 2 tốp H thi đọc
- GV đánh giá chung
3. Luyện đọc và tìm hiểu màn 2:
+GV đọc mẫu
+ GV nghe hướng dẫn luyện phát âm.
"Trong khu vườn kì diệu"
- 3 HS đọc tiếp nối lần 1.
- 3 HS đọc tiếp nối lần 2.
- GV kết hợp giảng từ
- HS đọc theo nhóm 2
- 1 đ2 học sinh đọc cả màn 2
- Những trái cây mà Tin-tin và Min-tin thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường.
- Em thích những gì ở vương quốc Tương Lai?
- Chùm nho quả to ị quả lê
- Quả táo đỏ tưởng là quả dưa đỏ.
- Quả dưa ị quả bí đỏ.
- Cái gì cũng thích vì cái gì cũng diệu kì, khác lạ với thế giới của chúng ta.
ị Nêu ý 2:
* Những điều kì diệu ở vương quốc Tương Lai.
- Cho HS luyện đọc
- HS đọc theo cách phân vai.
=>ý chính: MT.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Vở kịch nói lên điều gì?
- Nhận xét giờ học.VN ôn lại bài + chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 33 : Tính chất giao hoán của phép cộng
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để thử phép cộng và giải các bài toán có liên quan.
B. Chuẩn bị:
	GV: Kẻ sẵn băng giấy có nội dung như sau:
a
20
350
1208
b
30
250
2764
a + b
b + a
C. Hoạt động dạy và học:
I. ổn định tổ chức.
II. Bài cũ:
	Giá trị của biểu thức a + b là 1245, tính b nếu:
	+, a = 789 thì a + b = 1245 = 789 + b ị b = 1245 - 789 = 456
	+, a = 456 ị 456 + b = 1245 ị b = 1245 - 456 ị b = 789
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng:
-GV treo bảng ghi sẵn nội dung và cho H lên bảng thực hiện.
- H tính giá trị của biểu thức a + b; b + a
a
20
350
1208
b
30
250
2764
a + b
20 + 30 = 50
350 + 250 = 600
1208 + 2764 = 3972
b + a
30 + 20 = 50
250 + 350 = 600
2764 + 1208 = 3972
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b và b + a theo từng cột.
- Giá trị của biểu thức a + b và b + a theo từng cột đều bằng nhau.
- Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn ntn so với giá trị của biểu thức b + a?
- Giá trị của biểu thức a + b luôn bằng giá trị của biểu thức b + a.
- Ta có biểu thức tổng quát?
- Khi đổi chỗ các số hạng của tổng 
a + b cho nhau thì được tổng nào?
a + b = b + a
- Được tổng b + a
- Khi đổi chỗ các số hạng của tổng thì giá trị của tổng có thay đổi không?
- Khi đổi chỗ các số hạng của tổng thì giá trị của tổng đó vẫn không thay đổi.
ị Cho HS nhắc lại
- HS nêu ghi nhớ.
3. Luyện tập:
a. Bài số 1:
- HS làm vào SGK
- Bài tập yêu cầu gì?
- Cho HS làm miệng
- Nêu kết quả tính.
- Vì sao em không cần tính mà điền được ngay kết quả?
- Vì khi ta đổi chỗ các số hạng trong tổng thì tổng đó không thay đổi.
b. Bài số 2:
Bài tập yêu cầu gì?
- GV làm mẫu
48 + 12 = 12 + ...
- Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm.
- Em viết gì vào chỗ chấm trên? Vì sao?
- Viết số 48 + 12 = 12 + 48 vì khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.
Cho HS nêu miệng phần còn lại.
- HS trình bày - lớp nhận xét.
c. Bài số 3:
- HS làm vở
- Muốn điền được dấu thích hợp em làm ntn?
- HS nêu:
2975 + 4017 < 4017 + 3000
2975 + 4017 > 4017 + 2900
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà xem lại bài.
Tập làm văn
Tiết 13 : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
A. Mục tiêu:
Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện tập XD hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).
B. Chuẩn bị:
	- 4 băng giấy ghi nội dung 4 sự việc ứng với 4 đoạn của cốt truyện vào nghề.
- Viết sẵn nội dung bài tập 2 (4 tờ tôki) để trống đoạn hs cần điền (như sgk)
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức.
II. Bài cũ: 
Cho 1 hs kể chuyện Ba lưỡi rìu.
- 1 hs kể, hs khác nhận xét.
- Cốt truyện gồm có mấy phần là những phần nào?
- HS nêu, lớp nx.
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài: 
- HS quan sát tranh.
Cho HS quan sát tranh sgk / 73
- Bức tranh vẽ những gì?
- Vẽ 1 cô bé tay cầm chổi và đang làm quen với con ngựa. Phía cửa có một người đàn ông
- Cô bé trong tranh chính là nhân vật Va-li-a. Va-li-a mơ ước gì sau buổi cùng cha đi xem xiếc và cô thực hiện mơ ước đó như thế nào? Cô cùng các em đi tìm hiểu cốt truyện sau:
- GV ghi bảng :1. Cốt truyện – Vào nghề
- HS lắng nghe.
+ Cho HS đọc bài.
+ 3 học sinh đọc cốt truyện "Vào nghề"
- GV chia 4 đoạn cho HS thảo luận nhóm 2 và nêu sự việc chính của từng đoạn:
- Cho HS nêu sự việc 1, cho hs khác nhận xét và nhiều hs nhắc lại.
- Sự việc 2 4 ( Hướng dẫn tương tự).
- Gv dán băng giấy ứng với mỗi sự việc từ 1- 4 lên bảng.
- Cho 1 hs đọc lại toàn bộ 4 sự việc:
- HS nêu sự việc chính của từng đoạn trong cốt truyện.
+Sự việc 1:.
- HS nhận xét, bổ sung; Nhiều hs nêu lại.
+Sự việc 234.
- 1 HS đọc.
- Cốt truyện vào nghề có 4 sự việc nếu cô bỏ bớt 1 hoặc 2 sự việc chúng ta có thể tự bổ sung được không?
- Vậy cô cùng các em tìm hiểu yêu cầu 2.
- HS nêu
 Bài số 2: Cho hs đọc yêu cầu 2 và tìm hiểu yêu cầu:
- Vài hs đọc và nêu rõ yêu cầu.
+ Cho HS đọc bài
- 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện "Vào nghề"
- Gv chia lớp thành 4 nhóm từ 1- 4:
- Cho mỗi nhóm đọc ứng với mỗi đoạn chưa hoàn chỉnh:
- Cho nhóm 1 đọc đoạn 1:
+ Em nhận xét đoạn em vừa đọc :
+ Nhóm em phải làm gì?
- Cả lớp nhận xét đúng sai:
- Nhóm 2 – 4 (Hướng dẫn tương tự)
- 4 HS đại diện 4 nhóm đọc 4 đoạn.
- Hà đã viết đoạn kết thúc thiếu đoạn mở đầu và diễn biến.
- Nhóm 1 bổ sung đoạn mở đầu vào diễn biến.
- HS nhận xét.
- GV phát giấy và bút và nêu lưu ý khi viết bài:
- Thư kí viết bài, nhóm trưởng điều khiển.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm:
- Cho các nhóm dán bài lên bảng:
- Các nhóm dán bài.
- Cho đại diện các nhóm đọc bài nhóm mình:
- Đại diện nhóm đọc.
- Nhận xét, góp ý, bổ sung
- GV chốt đúng sai :
- Nhiều học sinh đọc bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
IV. Củng cố - Dặn dò:
	- GV hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học.
- VN xem lại đoạn văn đã viết và hoàn chỉnh thêm một đoạn nữa.
 - Chuẩn bị bài hoc. 
Ngày soạn:	20 / 9 / 2010
Ngày dạy: Thứ năm 23 / 9 / 2010
Toán
Tiết 34 : Biểu thức có chứa ba chữ
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được biểu thức có chứa 3 chữ, giá trị của biểu thức có chứa 3 chữ.
- Biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
B. Chuẩn bị:
	- Vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ.
C. Hoạt động dạy – học:
 I. ổn định tổ chức.
II. Bài cũ:
	Đổi chỗ các số hạng của tổng để tính tổng theo cách thuận tiện nhất.
	a. 145 + 789 + 855 = (145 + 855) + 789 = 1000 + 789 = 1789
	b. 912 + 3457 + 88 = (912 + 88) + 3457 = 1000 + 3457 = 4457
III. Bài mới:
1. Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ:
a. Biểu thức có chứa ba chữ.
+ Cho HS đọc ví dụ
- Muốn biết cả 3 bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào?
+ HS đọc bài toán
- Lấy số cá của 3 bạn cộng lại với nhau
- Nếu An câu: 2 con; Bình 3 con; Cường 4 con ị cả 3 bạn ?
- GV hướng dẫn HS nêu tương tự với các trường hợp khác.
- Cả 3 câu được : 2 + 3 + 4
- Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá
- Cả 3 người câu được: a + b + c con cá
- a + b + c được gọi là biểu thức ntn?
- Biểu thức có chứa 3 chữ số.
- BT có 3 chữ số có đặc điểm gì?
- Có dấu tính và 3 chữ
b.Giá trị của biểu thức chứa 3 chữ.
- Nếu a = 2; b = 3; c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu?
- Nếu a = 2; b = 3; c = 4 thì 
a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9
- 9 được gọi là gì của biểu thức a + b + c?
 9 là giá trị của biểu thức a + b + c
- GV hướng dẫn tương tự với các phần còn lại.
- HS nêu miệng
- Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm ntn?
- Ta thay các chữ a, b, c bằng số rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.
- Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì?
- Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được một giá trị của biểu thức
a + b + c
3. Luyện tập:
a. Bài số 1:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Muốn tính giá trị của biểu thức 
a + b + c ta làm ntn?
- Tính giá trị của biểu thức a + b + c
- Thay số vào chữ rồi thực hiện
* Nếu a = 5; b = 7; c = 10 ị
- 22 được gọi là gì của biểu thức?
Thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22
Gọi là giá trị của biểu thức 5 + 7 + 10
* Nếu a = 12; b = 15; c = 9 ị
- Gọi HS chữa bài
- GV nhận xét- sửa sai
b. Bài số 2:
Thì a + b + c = 12 + 15 + 9 = 36
+ Bài tập yêu cầu gì
- Nếu a = 9; b = 5; c = 2 ị
- Nếu a = 15; b = 0; c = 37 ị
- Mọi số nhân với 0 đều bằng gì?
- Tính giá trị của biểu thức a x b x c
thì a x b x c = 9 x 5 x 2 = 90
thì a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0
- Mọi số nhân với 0 đều bằng 0
- Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số chúng ta tính được gì?
- Tính được một giá trị của biểu thức
a x b x c
c. Bài số 3:
- Hs đọc yêu cầu bài, Làm bài vào vở, chữa bài:
- Với m = 10; n = 5; p = 2 ị
ị
ị
ị
Thì m + n + p = 10 + 5 + 2 = 15 + 2 = 17
Thì m + (n + p) = 10 + (5 + 2) =10+7 = 17
m - n - p = 10 - 5 - 2 = 5 - 2 = 3
m - (n + p) = 10 - (5 + 2) = 10 - 7 = 3
- GV cùngHS nhận xét, chữa bài.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn tính giá trị của biểu thức có chứa chữ ta làm ntn?
- Nhận xét giờ học. 
- VN ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Tiết 14: Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam
A. Mục tiêu:
- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng 1 số tên riêng Việt Nam.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí Việt Nam.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức.
II. Bài cũ:
- Nêu quy tắc viết tên người và tên địa lí Việt Nam.
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
a. Bài số1:
- Gọi HS đọc bài tập?
- Bài tập yêu cầu gì?
- Đọc bài ca dao viết lại cho đúng các tên riêng đó.
- Những tên riêng trong bài ca dao chỉ người hay tên địa lí.
- Tên riêng địa lí Việt Nam.
- Khi viết tên riêng địa lí Việt Nam ta viết ntn?
- Cho HS lên bảng trình bày tiếp nối.
- Viết hoa chữ cái đầu tiếng.
- Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Buồm, Hàng Chiếu, Hàng Hài, Hàng Khay, Hàng Điếu, Hàng Giày, Hàng Lò, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn...
- GV nhận xét – sửa sai
b. Bài số 2:
- Lớp nhận xét - bổ sung
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ T cho HS quan sát bản đồ địa lí VN.
- 1 đ 2 học sinh nêu
- HS quan sát
Tìm nhan trên bản đồ tên các tỉnh, TP của nước ta và viết lại các tên đó đúng chính tả.
- Tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hoà Bình, Thái Nguyên....
- Thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ...
- Tìm và viết lại tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta.
- Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn Kiến, hồ Xuân Hương...
- Thành Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám...
- HS trình bày
Lớp nhận xét- bổ sung
- GV nhận xét – sửa sai
IV. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhắc lại ND bài 
- Nhận xét giờ học. 
- VN ôn bài + Chuẩn bị bài giờ sau.
Khoa học
Tiết 14: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
A. Mục tiêu:
Sau bài học H có thể:
- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận biết được mối nguy hiểm của các bệnh này.
 - Nêu nguyên nhân, cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
B. Chuẩn bị:
	- Hình trang 30, 31 SGK.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức.
II. Bài cũ:
- Nêu nguyên nhân và cách phòng chống bệnh béo phì.
III Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài.
2. Giảng bài
a) Hoạt động 1: Một

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc