Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2012-2013

Tiết6: Chính tả (Nghe – viết)

 NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ(TR/56)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Nghe – viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.,không mắc quá 5 lỗi.

 - Làm đúng BT2, BT3a.

II . CHUẨN BỊ:

 -Vài trang tự điển photo “Tiếng chứa âm s/x”

 -Phiếu khổ to viết BT2, 3a/56.

III . LÊN LỚP:

 1- Bài cũ : HS viết bảng con các từ : áo len, cây kèn,leng keng.

 2- Bài mới

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò

Giới thiệu bài

- Nghe – viết Người viết truyện thật thà.

Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả .

- Gọi HS đọc đoạn văn.

-Nêu nôi dung mẩu truyện trên.

- Yêu cầu HS đọc thầm tìm các từ khó dễ lẫn.

- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.(Chú ý HS TB, Yếu)

-GV nhắc nhở HS cách trình bày và tư thế ngồi viết

Lưu ý: Lời nói trực tiếp của các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm , xuống dòng , gạch đầu dòng . Viết tên riêng người nước ngoài theo đúng quy định .

- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.

-Chấm – chữa bài

-Tổng kết lỗi

Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả

Bài 2: Biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả .

 -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

-GV: Sửa tất cả các lỗi có trong bài và phiếu cho của HS

.-Nhận xét

Bài 3 a:Tìm và viết đúng chính tả các từ láy

+Từ láy là gì?

-GV: suôn sẻ, xôn xao là từ láy có các tiếng chứa âm đầulặp lại.

-GV phát tự điển cho HS- phát phiếu

-Nhận xét

- 1 em( Khá) đọc lại truyện .

- Ban-dắc là một nhà văn nổi tiếng thế giới, có tài tưởng tượng, trong cuộc sống là một người thật thà.(Khá, giỏi)

-HS tìm các từ khó dễ lẫn.

(Có HS TB, Yếu)

-HS (TB, Yếu)đọc, phân tích các từ vừa tìm được

- HS viết vào bảng con:Ban-dắc, truyện ngắn, thẹn, ấp úng, Pháp

- HS viết chính tả

-HS đổi vở bắt lỗi

- 1 em(Khá) đọc nội dung bài tập 2 , cả lớp đọc thầm lại để biết cách ghi lỗi và sửa lỗi .

- HS tự đọc bài , phát hiện lỗi và sửa lỗi chính tả trong bài của mình theo mẫu SGK .

-HS sửa bài trên phiếu trình bày

(TB, Yếu)

- HS (Khá, giỏi) nhận xét.

- HS (TB, Yếu) đọc lại.

- 1 em đọc yêu cầu BT , cả lớp theo dõi .

+Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần giống nhau.(TB, Yếu)

-HS thảo luận nhóm 4

- Đại diện các nhóm trình bày(TB, Yếu)

+X:xám xịt, xa xôi, xao xác, xào xạc, xao xuyến.

+S:san sát, sẵn sàng, săn sóc, sáng suốt, sần sùi, suôn sẻ.

- Cả lớp nhận xét (Khá, giỏi)

 

doc 49 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến của người khác.
 -BVMT: trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, trong đó có vấn đề môi trường. Các em bày tỏ ý kiến với cha mẹ,thầy cô giáo, chính quyên địa phương về môi trường sống của các em ở gia đình , trường lớp môi trường công cộng địa phương .
 - GDLNS: Biết kềm chế cảm xúc , biết tôn trọng và thể hiện sự tự tinh.
 - SDNLTK&HQ: Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu qua năng lượng. Vận động mọi người sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. 
II . CHUẨN BỊ:
 -Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa màu đỏ , xanh và vàng
 - Nhóm chuẩn bị tiểu phẩm về chủ đề bài học.
 - Sưu tầm mẩu chuyện về chủ đề bài học.
III . LÊN LỚP:
 1- Bài cũ :
 -Bày tỏ ý kiến là những việc nên hay không nên làm? Điều đó có lợi hay có hại cho chúng ta?
 -Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em?
 2- Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài mới: 
b.Hoạt động 1 : Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa .
-GV nêu nội dung cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa và nêu sơ lược về hoàn cảnh khó khăn của gia đình
-GV chia nhóm 3 – yêu cầu các nhóm tự phân vai:bố Hoa, mẹ Hoa và Hoa.
-Yêu cầu HS thảo luận:
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa , bố Hoa về việc học của Hoa ?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình thế nào ? Ý kiến đó có phù hợp không ?
+ Nếu là Hoa , em sẽ giải quyết như thế nào?
- GV: Mỗi gia đình có hoàn cảnh khó khăn riêng. Là con trong gia đình, các em cùng bố mẹ tìm cách giải quyết nhất là những vấn đề liên quan đến các em.
* Các em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đén các em trong môi trường sống trong cộng động.Qua đó các em bày tỏ với người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, chính quyền địa phương nơi em đang sinh sống về việc sử dụng tiết kiệm hiểu quả năng lượng..
Hoạt động 2 : Trò chơi Phóng viên .
-GV hướng dẫn cách chơi: Vài HS đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn những câu hỏi trong bài 3 hay những câu hỏi bạn thích:VD:
+Người bạn yêu thích nhất là ai?
+Sở thích của bạn hiện nay là gì?
+Sau này lớn lên bạn muốn làm nghề gì? Tại sao?
+Điều bạn quan tâm hiện nay nhất là gì?
- Kết luận : Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình .
Hoạt động 3 : HS trình bày các bài viết , tranh sưu tầm, kể chuyện (bài 4/10)
-GV: Cho HS kể một câu chuyện hoặc tranh vẽ về quyền được tham gia ý kiến của trẻ em( Mỗi HS tự suy nghĩ tìm ra câu chuyện của mình để trình bày với nội dung có thể vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng) .
- GV nhận xét, khen ngợi các em có sản phẩm tốt nhất là những em có nội dung tuyên truyền vận động mọi ngưòi xung quanh cùng thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
-HS lắng nghe
-HS phân vai – hội ý nội dung
(Khá, giỏi, TB, yếu)
+Mẹ :cho Hoa nghỉ học ; Bố: không đồng ý , hỏi ý kiến của Hoa.
+Học một buổi, một buổi ở nhà làm bánh. Ý kiến phù hợp
+HS nêu ý riêng của mình
- Các nhóm đóng tiểu phẩm
-Nhận xét(Khá, giỏi)
`
- Một số em xung phong đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong BT3 .(Khá, giỏi)
-HS chất vấn , trao đổi lẫn nhau.
(Khá, giỏi)
-
- Các em trình bày và nêu lí do vì sao em chọn nội dung ấy ?( nếu HS có tranh)
HS lắng nghe.
3. Củng cố – dặn dò: 
- Đọc ghi nhớ trong SGK .(TB, Yếu)
- Tham gia ý kiến với cha mẹ , anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, gia đình em .
- Chuẩn bị :Tiết kiệm tiền của và đồ chơi để đóng vai.
Tiết 6: 	Kể chuyện 
	 	KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC(TR/58)
I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 -Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng.
 - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính cua truyện.
II .CHUẨN BỊ:
	- Một số truyện viết về lòng tự trọng .
	- Giấy khổ to viết vắn tắt gợi ý 3 và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện .
III . LÊN LỚP:
 1.Bài cũ : 
- 1 em kể 1 câu chuyện đã nghe , đã đọc về tính trung thực .
 2. Bài mới
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
a. Giới thiệu truyện:
- Kể chuyện đã nghe , đã đọc về lòng tự trọng .
- Kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà
b. Các Hoạt động :
Hoạt động 1 : HS tìm hiểu đề 
- Gạch dưới những chữ sau trong đề : lòng tự trọng, được nghe, được đọc .
-Gọi HS đọc gợi ý
-Yêu cầu HS đọc lướt gợi ý 2
- Lưu ý : Những truyện được nêu làm ví dụ là những truyện trong SGK . Khuyến khích HS chọn truyện ngoài SGK .Nội dung; một người quyết tâm vươn lên, không ăn bám, dựa dẫm vào người khác, sống bằng nghề lao động của mình.
-Cho HS xem gợi ý 3 (bảng phụ)
Hoạt động 2 : Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Lưu ý : Với những truyện khá dài có thể chỉ kể 1 , 2 đoạn truyện và hứa sẽ kể tiếp cho các bạn nghe hết câu chuyện vào lúc khác .
-Gắn tiêu chuẩn đánh giá bài KC :
+ Nội dung truyện có hay , có mới không ? (HS tìm được truyện ngoài SGK đuợc cộng thêm điểm ham đọc sách)
+ Cách kể thế nào (giọng điệu, cử chỉ)?
+ Khả năng hiểu truyện của người kể .
-Nhận xét 
- 1 em đọc đề bài .(TB)
- 4 em nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý SGK .(Khá)
-HS lắng nghe
- HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình (Có HS TB, yếu)
- Đọc thầm gợi ý 3
- Kể chuyện theo cặp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .(Khá, TB. Giỏi, Yếu)
- Thi kể chuyện trước lớp . 
- HS (TB, Yếu) kể 1 hoặc 2 đoạn.
- Cả lớp nhận xét theo các tiêu chuẩn đánh giá.(Khá, giỏi)
3. Củng cố – dặn dò: 
-Nhắc nhở những em yếu kém cố gắng luyện tập thêm phần KC .
	- Chuẩn bị :Lời ước dưới trăng, xem trước tranh minh họa và gợi ý dưới tranh .
 Thứ tư , ngày 26 tháng 9 năm 2012
Tiết 28: Toán
	 	 LUYÊN TẬP CHUNG(TR/36)
I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 -Viết , đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
 - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian.
 - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
 - Tìm được số trung bình cộng.
II.CHUẨN BỊ: 
 -Biểu đồ BT2
III . LÊN LỚP: 
 1 Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên.
A. Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
B. Bài tập.
- Bài 1/ 37 SGK: Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.
a/ Số gồm name mươi triệu, name mươi nghìn, name mươi.
b/ Giá trị của chữ số 8 trong số: 548762.
c/ Số lớn nhất trong các chữ số 684257, 684275, 684725,684752.
d/ 4 tấn 85 kg = kg.
e/ 2 phút 10 giây = giây.
- Bài tập 2: Dựa vào biểu đồ để trả lời câu hỏi sau (Câu hỏi SGK/ 37)
- GV nhận xét.
- Bài 3/ 37 SGK: (thêm vào)
- GV nhận xét.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1:HS làm miệng(TB, Yếu)
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
a/Câu d
b/Câu b
c/ Câu c 
d/ Câu c 
e/ Câu c
 HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu đề bài(TB, Yếu)
-HS (Khá, giỏi) nhận xét.
a/ Hiền đọc 33 quyền sách
b/ Hòa đọc 40 quyển sách
c/ Hòa đọc nhiều hơn Thực 15 quyển sách
d/ Trung đọc ít hơn Tực 3 quyển sách
a/ Hòa đọc nhiều sách nhất
g/ Trung đọc ít sách nhất
h/ Trung bình mỗi bạn đọc được 30 quyển sách
- HS (TB)Đọc yêu cầu, tự làm bài.
- HS (TB, Yếu) sửa bài.
- Cả lớp nhận xét.( Khá, giỏi)
 Đáp số : trung bình mỗi ngày bán: 140 m vải 
3 Cũng cố :Chuẩn bị tiết sau phép cộng
 GV nhận xét tiết học 
Tiết 12: 	 Tập đọc 
	 CHỊ EM TÔI(TR/59)
I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Đọc rành mạch trôi chảy , biết cách nhấn giọng các từ ngữ phù hợp. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa : khuyên học sinh không nói dối vì đó là một tính xấu àm mất lòng tin, sự tôn tọnh của mọi người đối với mình. ( trả lời được các CH trong SGK).
 - GDKNS: Nhận biết trung thực là đức tính tốt.
II . CHUẨN BỊ:
 Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 Bảng phụ viết đoạn văn đọc mẫu: Hai chị em nên người. 
III . LÊN LỚP:
 1. Bài cũ :
 	- 2 , 3 em đọc thuộc lòng bài thơ Gà Trống và Cáo , trả lời câu hỏi 1,2/55,56.
 2- Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu bài Chị em tôi .
b.Các hoạt động:
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc :
Chia 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu  tặc lưỡi cho qua .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  cho nên người .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
+Lượt 1: Sửa lỗi về cách đọc cho HS , hướng dẫn ngắt nhịp thơ . kết hợp luyện phát âm
 +Lượt 2:Giải nghĩa từ SGK
-GV đọc toàn bài
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài :
-Gọi HS đọc to đoạn 1
+ Cô chị xin phép ba đi đâu ?
+Cô có đi học nhóm thật không? Em đoán xem cô đi đâu.
+Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần
chưa?Vì sao cô lại nói dối nhiều lần như vậy?
+Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận .Em hãy chọn ý đúng:
a.Vì cô sợ ba.
b.Vì cô thương ba, biết mình phụ lòng tin của ba.
c.Vì cô thương ba, sợ ba buồn.
- Yêu câu HS đọc thầm đoạn 2,3.
+Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối ?
+ Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ ?Chọn ý đúng:
a.Vì sợ cô em mách ba sẽ bị đòn.
b.Vì sợ em nói dối giống mình.
c.Vì cô em thông minh, biết tìm cách tỉnh ngộ chị, khiến chị thấy thói xấu của mình.
+Cô chị đã thay đổi như thế nào ?
+ Câu chuyện muốn nói với các em điều gì +Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm : 
-Đọc mẫu đoạn 2
-Nhận xét
-3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn . (2 lượt) 
- Luyện đọc theo cặp. 
(Khá, TB. Giỏi, Yếu)
- 1HS(Khá) đọc cả bài
- 1HS(khá) đọc 
+ Đi học nhóm.(TB, Yếu)
+Không, đi chơi với bạn,(TB, Yếu)
+Nhiều lần, vì bấy lâu nay ba vẫn tin cô.(TB, Yếu)
+HS chọn ýb (TB, Yếu)
-HS đọc thầm đoạn 2,3
+Bắt chước chị xin ba đi tập văn nghệ rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng , lướt qua mặt chị vờ không thấy chị(TB, yếu)
-HS chọn ý c (TB, yếu)
+Không nói dối nữa(TB, Yếu)
+Không được nói dối(Khá, giỏi)
+Mục 2(Khá, giỏi)
- Cả lớp nhận xét.(Khá, giỏi)
-3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn
(Có TB, Yếu)
- HS đọc diễn cảm theo nhóm 4
(Khá, giỏi, TB, Yếu)
-HS thi đọc diễn cảm theo cách phân vai
Theo đối tượng HS( Khá, giỏi, TB, Yếu)
- Cả lớp nhận xét (Khá, giỏi)
3. Củng cố – dặn dò: 
-Hãy đặt tên cho cô em và cô chị theo đặc điểm của tính cách.(Có TB, Yếu)
-Em rút ra bài gì qua câu chuyện của hai chị em ?
-GD:Nói dối là tính xấu, làm mất lòng tin của mọi người.
-Chuẩn bị :Trung thu độc lập.
Tiết 6: 	Địa lí 
	 TÂY NGUYÊN(TR/82)
I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nêu được một số đăc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của tây Nguyên.
 - Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum Dăk Lăk Lâm Viên, Di Linh.
 - Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam : Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk , Lâm Viên, Di Linh.
 -BVMT: Khi giới thiệu cao nguyên Kom Tum: là cao nguyên rộng lớn, trước đây toàn vùng được phủ rừng rậm nhiệt đới, là môi trường đa dạng sinh học. Nhưng do khai thác cây rừng, săn bắn thúru72ngbừa bãi dẫn đến suy kiệt tài nguyên rừng , một số loài động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt . Vì vậy cần( làm gì ) có những biện phápkha81c phục bảo vệ trồng rừng , bảo vệ các động vật quý hiếm, cân bằng lại môi trường sinh thái tạo thuận lợi cho sự phát triển của con người.
 - SDNLTK&HQ: Tây Nguyên là nơi bắt nguồn cuả nhiều con sông. Bởi vậycần phải SDNLTK&HQ là vấn đề bảo vệ môi trường nước phục vụ cuộc sống. Tây NGuyên có nguồn tài nguyên Rừng hết sức phong phú. Từ đó giaó dục học sinh tầm quan trọng cuả bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng,
 II . CHUẨN BỊ:
 Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
III . LÊN LỚP:
1.Bài cũ : 
 -Mô tả vùng trung du Bắc Bộ
 -Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
2- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a. Giới thiệu: Tây Nguyên . 
b.Các hoạt động:
* Tây Nguyên –xứ sở của các cao nguyên xếp tầng. 
Hoạt động 1 :Làm việc cả lớp
- GV treo bản đồ ĐLTN và chỉ vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ giới thiệu : Tây Nguyên là vùng đất cao , rộng lớn , gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau .
-Yêu cầu quan sát trên lược đồ hình 1/82 : chỉ vị trí các cao nguyên trên lược đồ và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc xuống Nam.
-Gọi HS lên bảng chỉ tên các cao nguyên (Bắc xuống Nam)
- Dựa vào bảng số liệu ở mục 1 , xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao .
GV: Tây nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau
Hoạt động 2 :Làm việc cả lớp
-GV giới thiệu 4 cao nguyên:
 + Đắc Lắc là cao nguyên thấp nhất vùng Tây Nguyên , bề mặt khá bằng phẳng , nhiều sông suối và đồng cỏ ; đây là nơi đất đai phì nhiêu nhất , đông dân nhất .
+ Kon Tum là cao nguyên rộng lớn , bề mặt khá bằng phẳng , có chỗ giống như đồng bằng. Trước đây , toàn vùng được phủ rừng rậm nhiệt đới nhưng hiện nay rừng còn rất ít , chủ yếu là các loại cỏ .
+ Di Linh là cao nguyên gồm những đồi lượn sóng dọc theo những dòng sông , bề mặt tương đối bằng phẳng được phủ một lớp đất đỏ ba-dan dày tuy không phì nhiêu bằng Đắc Lắc . Mùa khô ở đây không khắc nghiệt lắm , vẫn có mưa ngay cả trong những tháng hạn nhất nên cao nguyên lúc nào cũng có màu xanh .
+ Lâm Viên là cao nguyên có địa hình phức tạp , nhiều núi cao , thung lũng sâu , sông và suối có nhiều thác ghềnh . Ở đây có khí hậu mát quanh năm .
- Chia lớp thành 4 nhóm , phát cho mỗi nhóm một số tranh , ảnh và tư liệu về một cao nguyên.Yêu cầu thảo luận.
GV kết luận về các đặc điểm tiêu biểu của các cao nguyên. Tây nguyên có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.
- Tây Nguyên có những tài nguyên thiên nhiên nào?
- Để có nguồn tài nguyên không can kiệt ta làm gì?
* Tây Nguyên có nguồn tài nguyên Phong phú( Nhiều con sông, data ba- dan và rừng) Từ đó giáo dục HS thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên sẳn có, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng.
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân
-Yêu cầu HS đọc thầm mục 2/83 và bảng số liệu SGK
+ Ở Buôn Ma Thuột có mùa mưa vào những tháng nào ? Mùa khô vào những tháng nào?
+ Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa ? Kể ra .
+ Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên.
+Chỉ vị trí Buôn Ma Thuột trên hình 1
GV: Khí hậu có hai mùa rõ rệt :Mùa khô và mùa mưa
-HS lắng nghe
- Chỉ vị trí các cao nguyên trên lược đồ hình 1 SGK và đọc :KonTum, Plây Ku, Đắk Lăk, Lâm Viên, Di Linh.(Khá, giỏi)
- 1 em lên bảng chỉ trên bản đồ và cũng đọc tên các cao nguyên theo thứ tự trên .(TB, Yếu)
-Đăk Lăk, Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên.(TB, Yếu)
-HS lắng nghe
- Các nhóm thảo luận : Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên mà nhóm mình được phân công .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp .(TB, Yếu)
-Nhận xét, bổ sung .(Khá, giòi)
- Những con sông , suối thác ghềng, đất ba- dan và rừng.
- Bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên sẳn có(khá, giỏi)
-HS đọc thầm
+Mùa mưa:từ tháng 5 đến tháng 10; Mùa khô:tháng 1,2,3,4,11,12
(TB, Yếu)
+2 mùa:mùa khô và mùa mưa
(TB, Yếu)
+Mùa mưavụn bở (S/83)
(Khá, giỏi)
+HS xác định trên SGK(TB, yếu)
- HS (khá, giỏi) nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò : 
 -2HS đọc bài học(TB, Yêu)
 -Tây Nguyên có những cao nguyên nào?
 -Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa?Nêu đặc điểm của từng mùa.
 - Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Tây Nguyên .
Tập làm văn 
Tiết 11:	 TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ(TR/61)
I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 Biết rút kinh nghiệ về bài TLV viết thư ( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chíng tả, ); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
II . CHUẨN BỊ:
 -Bảng phụ viết đề bài TLV.
 -Giấy khổ to thống kê lỗi
III . LÊN LỚP:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
a. Giới thiệu bài :Nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học .
-Yêu cầu HS nêu lại 3 phần chính của một bức thư. 
- GV nhận xét.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp .
- Viết đề bài.
- Nhận xét về kết quả bài làm :
+ Ưu điểm:Xác định đúng đề bài, kiểu bài viết thư, bố cục chặt chẽ, ý hay, dùng từ khá chính xác 
 Thiếu sót , hạn chế: lời văn chưa hay, bố cục rời rạc,dùng từ chưa đúng, các từ sử dụng lập lại nhiều lần, câu văn không rõ nghĩa,sai lỗi chính tả.
* Thống kê kết quả làm bài của HS:
Giỏi: 3 HS; Khá: 9 HS ; TB:18 HS; Y:5HS
- Trong đó: To ,Viễn ,Tài, Khải sai nhiều về lỗi chính tả, cách dùng từ đặt câu
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS chữa bài .
-GV trả bài cho HS
-Sửa lỗi trong bài:
* Lỗi sai chính tả, dùng từ, Đặt câu:
+ Khẻo khơng
+ Mình xẻ rũi hịa cho bạn
+ Đợi sinh nhật khác thứ bảy và chủ nhật mình mới đi sinh nhựt chúc bạn thơng cảm.
..
- Phát phiếu học tập cho từng HS sửa lỗi, yêu cầu: 
+ Đọc lời nhận xét củaGV.
+ Đọc những chỗ GVâ chỉ lỗi trong bài 
+ Viết vào phiếu các lỗi trong bài làm theo từng loại và sửa lỗi 
-Theo dõi , kiểm tra HS làm việc .
 -Ghi các lỗi định chữa chung lên bảng .
- GV nhận xét.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học tập những đoạn thư , lá thư hay .
- Đọc những đoạn thư , lá thư hay của một số em trong lớp .
- GV giúp HS cảm thụ cái hay của những đoạn thư .
- 1 HS (TB, Yếu)nhắc lại nội dung cần viết cho 1 lá thư 
-HS (Khá, giỏi) nhận xét.
-1HS (TB )đọc lại đề.
-Lắng nghe
-Nhận bài
* Chỉnh sửa đúng về chính tả, dùng từ, đặt câu
+ Khoẻ khơng
+ Mình sẽ gửi quà cho bạn
+ Đơị sinh nhật khác nhân dịp vào ngày thứ bảy hay ngày chủ nhật mình sẽ đến dự mong bạn thơng cảm nhé!...
-Nhận phiếu học tập – lắng nghe
-HS sữa lỗi vào phiếu học tập.
- Đổi bài làm , đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót , soát lại việc sửa lỗi .
- Vài em lên bảng chữa lần lượt từng lỗi .( Có HS TB, Yếu)
- Cả lớp tự chữa lỗi trên nháp
(Giỏi, khá)
- Chép bài chữa vào vở .
-Lắng nghe
- Trao đổi , thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay , cái đáng học của đoạn thư , lá thư đó . Từ đó , rút kinh nghiệm cho mình .( Có HS TB, yếu)
3. Củng cố – dặn dò:
	-Theo em người ta viết thư để làm gì ? (TB, yếu)
- Nhận xét biểu dương những em viết thư đạt điểm cao , những em tham gia chữa bài tốt . 
	- Yêu cầu những em viết chưa đạt về nhà viết lại .
- Chuẩn bị: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
 Thư năm , ngày 27 tháng 9 năm 2012
Tiết 29: Toán 
 PHÉP CỘNG(TR/38)
I . YÊU CẦU CẦN Đạt:
 Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
II . LÊN LỚP:
 1. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a.Giới thiệu bài: Phép cộng.
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Củng cố cách thực hiện phép cộng .
- Viết bảng : 48 352 + 21 026
- GV viết : 367 859 + 541 728 
- Muốn thực hiện phép cộng ta làm như thế nào ?
-Gọi vài HS nêu lại
Hoạt động 2 : Thực hành .
Bài 1: Đặt tính và tính
- GV chú ý đến HS ( TB, Yếu)
-Nhận xét
Bài 2 ( dòng 1, 3) :Tính
Bài 3 : Giải toán
-Yêu cầu HS suy nghĩ làm cá nhân 
-Nhận xét
- 1HS đọc và nêu cách thực hiện phép cộng . 
-1HS lên bảng thực hiện , vừa viết vừa nói .(TB, yếu)
-HS thực hiện tương tự(TB, Yếu)
* HS (khá, giỏi) nhận xét.
- HS (Khá, giỏi)
+ Đặt tính : Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau , viết dấu + và kẻ gạch ngang .
+ Tính : Cộng theo thứ tự từ phải sang trái .
-Vài HS nêu lại(TB, yếu)
-1HS(TB) đọc yêu cầu
-HS làm vào bảng con	
 4682 5247 2968 3917
+2305 +2741 +6524 +5267
 6987 7988 9492 9184
- 4 HS( TB, yếu) sửa bảng lớp
- Cả lớp làm vào vở.
HS (khá, giỏi) nhận xét
 4647 181954 57696 793565
 +2347 + 247436 + 814 + 6425 6994 429390 58500 799990
- 1HS (Khá) đọc đề toán
-HS làm trên phiếu trình bày
- HS (TB, yếu) làm trên bảng.
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
Số cây huyện đó trồng được :
 325164 +60830= 385994 (cây)
 Đáp số : 385 994 cây 
3. C

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 06.doc