Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cầm Thi

Tiết 3: TẬP ĐỌC: TẬP ĐỌC: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện

- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

KNS: Biết xác định giá trị và nhận thức về bản thân. Có khả năng tư duy phê phán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 46, SGK.

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi sau:

- Bài thơ ca ngợi phẩm chất gì? Của ai?

- Em thích hình ảnh nào, vì sao?

- Nhận xét.

2. Bài mới

- Giới thiệu bài

HĐ1: Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- Yêu cầu HS mở SGK trang 46, tiếp nối nhau đọc từng đoạn.

- Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Chú ý câu: Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng/ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất/ sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp/ sẽ bị trừng phạt.

- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.

- Gọi 1 HS đọc phần chú giải.

- Đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.

HĐ2: Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi:

+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?

- Gọi HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:

+ Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực.

KNS:

+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?

- Gọi HS đọc thầm đoạn 3.

+ Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?

+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?

HĐ3: Đọc diễn cảm

- Hướng dẫn đoạn văn cần luyện đọc.

- Đọc mẫu.

- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.

- Cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò

- Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Tiết sau: Gà Trống và Cáo.

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- HS nhận xét câu trả lời của bạn.

- Nhắc lại tên bài học.

- HS đọc.

- HS đọc theo trình tự.

+ Đoạn 1: Ngày xưa đến bị trừng phạt.

+ Đoạn 2: Có chú bé đến nảy mầm được.

+ Đoạn 3: Mọi người đến của ta.

+ Đoạn 4: Rồi vua dõng dạc đến hiền minh.

- 1 HS đọc.

- Lắng nghe.

- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời.

+ Nhà vua chọn người trung thực để truyền ngôi.

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Vua phát cho mỗi người dân một thúng thóc đã luộc kĩ mang về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có sẽ bị trừng phạt.

+ Mọi người không dám trái lệnh vua, sợ bị trừng trị. Còn Chôm dũng cảm dám nói sự thật dù em có thể em sẽ bị trừng trị.

+ Tiếp nối nhau trả lời theo ý hiểu.

- Vì người trung thực bao giờ cũng muốn nghe sự thật, nhờ đó làm được nhiều điều có ích cho mọi người.

+ Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

- 2 HS nhắc lại.

- HS theo dõi.

- Luyện đọc theo vai (người dẫn chuyện, chú bé Chôm, nhà vua).

- Vài nhóm thi đọc.

- Nhận xét bạn đọc.

- Nhắc lại nội dung.

- Lắng nghe.

 

doc 29 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cầm Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nắm được nghĩa từ “tự trọng”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Từ điển hoặc trang photo cho nhóm HS.
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài 3.
- Nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm. 
- Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ đúng, điền vào phiếu.
- Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận về các từ đúng.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, mỗi HS đặt 2 câu, 1 câu với từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu trái nghĩa với trung thực.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm đúng nghĩa của tự trọng. Tra trong từ điển để đối chiếu các từ có nghĩa từ đã cho, chọn nghĩa phù hợp.
- Gọi HS trình bày, các HS khác bổ sung.
- Mở rộng: Cho HS tìm các từ trong từ điển có nghĩa a, b, d.
- Yêu cầu HS đặt câu với 4 từ tìm được.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm 4 HS để trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trả lời, ghi nhanh sự lựa chọn lên bảng. Các nhóm khác bổ sung.
- Kết luận
- Hỏi HS về nghĩa của từng câu tục ngữ, thành ngữ hoặc tình huống sử dụng của từng câu để mở rộng vốn từ và cách sử dụng cho HS, phát triển khả năng nói cho HS. Nếu câu nào HS nói không đúng nghĩa, GV giải thích.
3. Củng cố, dặn dò
- Hỏi: Em thích nhất câu tục ngữ, thành ngữ nào? Vì sao?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được và các tục ngữ. thành ngữ trong bài.
+ Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát 
+ Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần: Lao xao, lạt xạt.
+ Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: Rào rào, he hé.
- Nhắc lại tên bài học.
- 1 HS đọc.
- Hoạt động trong nhóm.
- Dán phiếu, nhận xét bổ sung.
- Chữa lại các từ.
+ Từ cùng nghĩa với trung thực: Thẳng thắng, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật lòng, thật tâm, chính trực, bộc trực, thành thật, thật tình, ngay thật
+ Từ trái nghĩa với trung thực: Điêu ngoa, gian dối, xảo trá, gian lận, lưu manh, gian manh, gian trá, gian sảo, lừa bịp, lừa đảo, lừa lọc, lọc lừa, bịp bợm, gian ngoan.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- Suy nghĩ và nói câu của mình.
·Bạn Minh rất thật thà.
·Chúng ta không nên gian dối.
·Ông Tô Hiến Thành là người chính trực.
·Gà không vội tin lời con cáo gian manh.
·Thẳng thắn là đức tính tốt.
·Những ai gian dối sẽ bị mọi người ghét bỏ.
·Chúng ta nên sống thật lòng với nhau.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động cặp đôi.
- Tự trọng: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
+ Tin vào bản thân: Tự tin.
+ Quyết định lấy công việc của mình: Tự quyết.
+ Đánh giá mình quá cao và coi thường kẻ khác: Tự kiêu. Tự cao.
- HS đặt câu.
+ Thẳng như ruột ngựa: người có lòng dạ ngay thẳng (ruột ngựa rất thẳng).
+ Giấy rách phải giữ lấy lề: khuyên người ta dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nề nếp, phẩm giá của mình.
+ Thuốc đắng dã tật: thuốc đắng mới chữa được bệnh cho người, lời nói thẳng khó nghe nhưng giúp ta sửa chữa khuyết điểm.
+ Cây ngay không sợ chết đứng: người ngay thẳng, thật thà không sợ bị nói xấu.
+ Đói cho sạch, rách cho thơm: cho dù đói rách, khổ sở chúng ta cũng cần phải sống cho trong sạch, lương thiện.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
Tiết 3: CHÍNH TẢ (Nghe viết): NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nghe viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật..
- Làm đúng bài tập 2b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bài tập 2b viết sẵn 2 lần trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết.
- Nhận xét chữ viết của HS.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
- Giờ chính tả hôm nay cá em sẽ nghe - viết đoạn văn cuối bài Những hạt thóc giống và làm bài tập.
* Hướng dẫn nghe - viết chính tả
Trao đổi nội dung đoạn văn
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn.
+ Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?
+ Vì sao người trung thực là người đáng qúy?
Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
Viết chính tả
- Đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu, nhắc HS viết lời nói trực tiếp sau dấu 2 chấm phới hợp với dấu gạch đầu dòng.
- Thu vở và nhận xét bài cùa HS:
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
b/ Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Tổ chức cho HS thi làm bài tập theo nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí: Tìm đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bài 2b vào vở. 
- Tiết sau: Người viết truyện thật thà.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nhắc lại tên bài học.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
+ Vì người trung thực dám nói đúng sự thực, không màng đến lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến mọi người.
- Các từ ngữ: luộc kĩ, giống thóc, dõng dạc, truyền ngôi,
- Viết vào vở nháp.
- HS viết bài.
- HS soát lỗi.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS trong nhóm tiếp nhau điền chữ còn thiếu (mỗi HS điền 1 chữ).
- Cử 1 đại diện đọc lại đoạn văn.
- Chữa bài.
- Lắng nghe.
Tiết 4: KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Dựa vào gợi ý, biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Mang đến lớp những truyện đã sưu tần về tính trung thực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện: "Một nhà thơ chân chính".
- 1 HS kể toàn chuyện.
- Nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
- Kiểm tra việc chuẩn bị truyện của HS.
- Các em đang học chủ điểm nói về những con người trung thực, tự trong. Hôm nay chúng ta sẽ được nghe nhiều câu truyện kể hấp dẫn, mới lạ của các bạn nói về lòng trung thực.
HĐ1: Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài, phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, tính trung thực.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.
+ Tính trung thực biểu hiện như thế nào?
+ Em đọc được những câu chuyện ở đâ
HĐ2: Kể chuyện trong nhóm
- Chia nhóm 4 HS.
- Giúp đỡ từng nhóm, yêu cầu HS kể lại truyện theo đúng trình tự ở mục 3.
- Gợi ý cho HS các câu hỏi.
- HS kể hỏi
+ Trong câu chuyện tớ kể, bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
+ Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất?
+ Bạn thích nhân vật nào trong truyện?
+ Bạn học tập nhân vật chính trong truyện đức tính gì?
- HS nghe kể hỏi
+ Qua câu chuyện, bạn muốn nói với mọi người điều gì?
+ Bạn sẽ làm gì để học tập đức tính tốt của nhân vật đó?
+ Nếu nhân vật đó xuất hiện ngoài đời bạn sẽ nói gì?
HĐ3: Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Bình chọn: + Bạn có câu truyện hay nhất.
 + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
- Tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS nên tìm chuyện đọc.
- Dặn HS về nhà kể lại những câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc lại tên bài học.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
- Lắng nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS tiếp nối nhau đọc.
- Trả lới tiếp nối (mỗi HS chỉ nói 1 ý) biểu hiện của tính trung thực.
+ Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng: Ông Tô Hiến Thành trong truyện Một người chính trực.
+ Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi: cậi bé Chôm trong truyện Những hạt thóc giống, người bạn thứ ba trong truyện Ba cậu bé.
+ Không làm những việc gian dối: Nói dối cô giáo, nhìn bài của bạn, hai chị em trong truyện Chị em tôi.
+ Không tham của người khác, anh chàng tiều phu trong truyện Ba chiếc rìu, cô bé nhà nghèo trong truyện Cô bé và bà tiên,
- Đọc trên báo, trong sách đạo đức, trong truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, xem ti vi, em nghe bà kể
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể tryện, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn tạo không khí sôi nổi, hào hứng.
- Nhận xét bạn kể.
- HS chọn.
- Lắng nghe.
Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn)
-----------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 06 tháng 10 năm 2016
Tiết 1: TOÁN: BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh.
- Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh.
- BTCL: 1, 2(a, b).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Biểu đồ Các con của năm gia đình, như phần bài học SGK, phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra vở ghi của HS.
- Nhận xét
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
- Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu đồ dạng đơn giản, đó là biểu đồ tranh vẽ.
* Tìm hiểu biểu đồ các con của 5 gia đình 
- Treo biểu đồ Các con của năm gia đình.
- Giới thiệu.
+ Biểu đồ gồm mấy cột?
+ Cột bên trái cho biết gì?
+ Cột bên phải cho biết những gì?
+ Biểu đồ cho biết về các con của những gia đình nào?
+ Gia đình cô Mai có mấy con, đó là trai hay gái?
+ Gia đình cô Lan có mấy con, đó là trai hay gái? 
+ Biểu đồ cho biết gì về các con của gia đình cô Hồng ?
+ Vậy còn gia đình cô Đào, gia đình cô Cúc?
+ Hãy nêu lại những điều em biết về các con của 5 gia đình thông qua biểu đồ.
+ Những gia đình nào có một con gái?
+ Những gia đình nào có một con trai ?
* Luyện tập, thực hành 
Bài 1
- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ, sau đó tự làm bài.
- Chữa bài
+ Biểu đồ biểu diễn nội dung gì?
+ Khối 4 có mấy lớp, đọc tên các lớp đó.
+ Cả 3 lớp tham gia mấy môn thể thao? Là những môn nào?
+ Môn bơi có mấy lớp tham gia? Là những lớp nào ?
+ Môn nào có ít lớp tham gia nhất?
+ Hai lớp 4B và 4C tham gia tất cả mấy môn? Trong đó họ cùng tham gia những môn nào ?
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, sau đó làm bài, câu a, b.
- Khi HS làm bài, Gợi ý các em tính số thóc của từng năm thì sẽ trả lời được các câu hỏi khác của bài.
- Có thể cho HS nêu miệng bài tập này.
3. Củng cố, dặn dò
- Tổng kết giờ học.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập 2 và chuẩn bị bài sau: Biểu đồ (tt).
- HS nộp vở.
- Nhắc lại tên bài học.
- Lắng nghe.
- Quan sát và đọc trên biểu đồ.
- Biểu đồ gồm 2 cột.
- Cột bên trái nêu tên của các gia đình.
- Cột bên phải cho biết số con, mỗi con của từng gia đình là trai hay gái.
- Gia đình cô Mai, cô Lan, cô Hồng, cô Đào, cô Cúc.
- Gia đình cô Mai có 2 con đều là gái.
- Gia đình cô Lan chỉ có 1 con trai.
- Gia đình cô Hồng có 1 con trai và 1 con gái.
- Gia đình cô Đào chỉ có 1 con gái. Gia đình cô Cúc có 2 con đều là con trai cả.
- HS tổng kết lại các nội dung trên.
- Gia đình có 1 con gái là gia đình cô Hồng và gia đình cô Đào.
- Những gia đình có 1 con trai là gia đình cô Lan và gia đình cô Hồng.
- HS làm bài.
+ Biểu đồ biểu diễn các môn thể thao khối 4 tham gia.
+ Khối 4 có 3 lớp là 4A, 4B, 4C.
+ Khối 4 tham gia 4 môn thể thao là bơi, nhảy dây, cờ vua, đá cầu.
+ Môn bơi có 2 lớp tham gia là 4A và 4C.
+ Môn cờ vua chỉ có 1 lớp tham gia là lớp 4A.
+ Hai lớp 4B và 4C tham gia tất cả 3 môn, trong đó họ cùng tham gia môn đá cầu.
- HS dựa vào biểu đồ và làm bài. 
a/ 2002 có 50 tạ
b/ 50 – 40 = 10 tạ
- HS nêu miệng
- Lắng nghe.
Tiết 2: THỂ DỤC (GV Bộ môn)
Tiết 3: TẬP ĐỌC: GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm.
- Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.
- Trả lời được các câu hỏi, thuộc đoạn thơ khoảng 10 dòng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài thơ trang 51, SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên đọc bài: Những hạt thóc giống, trả lời câu hỏi
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
+ Nha vua làm cách nào để chọn người như thế?
+ Câu truyện muốn nói với em điều gì?
- Nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
- Treo bức tranh minh hoạ, hỏi: Bức tranh vẽ những con vật nào? Em biết gì về tính cách con vật này thông qua các câu truyện dân gian?
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Yêu cầu HS mở SGK trang 50, 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. 
- Chú ý đoạn thơ:
Nhác trông/ vắt vẻo trên cành
Một anh gà trống/ tinh ranh lõi đời.
Cáo kia đon đả ngỏ lời:
“Kìa/ anh bạn quý/ xin mời xuống đây
Gà rằng: “Xin được ghi ơn trong lòng”
Hoà bình/ gà cáo sống chung
Mừng này/ còn có tin mừng nào hơn.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
- Đọc mẫu, chú ý gịong đọc.
HĐ2: Tìm hiểu bài
+ Cáo đã làm gì để dụ Gà trống xuống đất?
- Từ “rày” nghĩa là từ đây trở đi.
- Gà trống làm thế nào để không mắc mưu con Cáo lõi đời tinh ranh này? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+Vì sao Gà trống không nghe lời Cáo?
+ Gà tung tin có gặp chó săn đang chạy đến để làm gì?
+ “Thiệt hơn” nghĩa là gì?
- Gọi HS đọc thầm đoạn cuối và trả lời câu hỏi
- Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gi?
a. Kể chuyện Cáo gian ngoan mắc mưu GàTrống.
b. Kể chuyện Gà Trống đã làm Cáo sợ mất vía.
c. Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
+ Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
HĐ3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Gọi HS đọc lại bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 9 dòng thơ ở khổ 1 và 2 của bài.
- Đọc mẫu.
- Cho HS đọc diễn cảm theo cách phân vai 
- Thi đọc diễn cảm. 
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Câu truyện khuyên chúng ta điều gì?
- Kết luận: Trong cuộc sống phải luôn thật thà, trung thực, phải biết cư xử thông minh, để không mắc lừa kể gian dối, độc ác.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- Tiết sau: Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca.
- HS đọc 3 đoạn, trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- Nhắc lại tên bài học.
- Bức tranh vẽ một con gà trống dang đứng trên cành cây cao và con Cáo đang nhìn lên vẻ thòm thèm. Gà trống có tính cách mạnh mẽ, khôn ngoan hay giúp đỡ người khác, còn Cáo gian tham, độc ác, chỉ trông chờ ăn thịt bạn bè, nhiều mưu kế.
- Lắng nghe.
- HS đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Nhác trôngđến tỏ bày tình thân.
+ Đoạn 2: Nghe lời Cáo.đến loan tin này.
+ Đoạn 3: Cáo nghe ...đến làm gì được ai.
- HS đọc cả bài.
- HS đọc chú giải.
+ Cáo đon đả mời Gà xuống đất để thông báo một tin mới: Từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân.
- Lắng nghe.
+ Gà biết cáo là con vật hiểm ác, đằng sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa: muốn ăn thịt Gà.
+ Vì Cáo rất sợ chó săn. Chó săn sẽ ăn thịt Cáo. Chó săn đang chạy đến loan tin vui, Gà làm cho Cáo khiếp sợ, bỏ chạy, lộ âm mưu gian giảo đen tối của hắn.
+ “Thiệt hơn” là so đo, tính toán xem lợi hay hại, tốt hay xấu.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời.
- Bài thơ khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo
- HS nhắc lại.
- HS nối tếp đọc.
- Nghe.
- HS đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Gà Trống, Cáo).
- HS đọc.
- Thi đọc (thuộc khoảng 10 dòng)
- HS nêu.
- Lắng nghe.
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: VIẾT THƯ (KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Phong bì (mua hoặc tự làm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nhắc lại nội dung của một bức thư.
- Treo bảng phụ nội dung ghi nhớ phần viết thư trang 34.
- Nhận xét
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
- Trong tiết học nàu các em sẽ làm bài kiểm tra viết thư. Lớp mình sẽ thi xem bạn nào có thể viết một lá thư đúng thể thức nhất, hay nhất.
* Tìm hiểu đề
- Kiểm tra việc chuẩn bị giấy, phong bì của HS.
- Yêu cầu HS đọc đề trong SGK trang 52.
- Nhắc HS
+ Có thể chọn 1 trong 4 đề để làm bài.
+ Lời lẽ trong thư cần thân mật, thể hiện sự chân thành.
+ Viết xong cho vào phong bì, ghi đầy đủ tên người viết, người nhận, địa chỉ vào phong bì (thư không dán).
+ Em chọn viết cho ai? Viết thư với mục đích gì?
* Viết thư
- Thu một số bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
- 3 HS nhắc lại
- Đọc thầm lại.
- Nhắc lại tên bài học.
- Lắng nghe.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- HS chọn đề bài.
- HS trả lời.
- HS tự làm bài, nộp bài.
- Lắng nghe.
Tiết 5: LỊCH SỬ: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI 
PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC	 
I. MỤC TIÊU
- Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 938.
- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc (một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán):
+ Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý 
+ Bọn đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- PHT của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
+ Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của dân Âu Lạc là gì? Ngoài nội dung của SGK, em còn biết thêm gì về thành tựu đó?
- Nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài.
Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS đọc SGK từ “Sau khi Triệu Đàcủa người Hán”
+ Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại PKPB đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân ta?
- Phát PBT cho HS và cho 1 HS đọc.
- Đưa ra bảng (để trống, chưa điền nội dung) so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại PKPB đô hộ.
- Giải thích các khái niệm chủ quyền, văn hoá. 
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động nhóm
- Phát PBT cho 4 nhóm. Cho HS đọc SGK và điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa.
- Đưa bảng thống kê có (có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa, cột ghi các cuộc khởi nghĩa để trống):
Thời gian Các cuộc khởi nghĩa
Năm 40 K/n hai Bà Trưng.
Năm 248 K/n Bà Triệu.
Năm 542 K/n Lý Bí.
Năm 550 K/n Triệu. Q.Phục.
Năm 722 K/n Mai.T .Loan.
Năm 766 K/n Phùng Hưng.
Năm 905 K/n Khúc. T. Dụ.
Năm 931 K/n Dương.Đ. Nghệ
Năm 938 C/thắng B. Đằng.
- Cho HS thảo luận và điền tên các cuộc kn.
- Cho HS các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận: Nước ta bị bọn PKPB đô hộ suốt gần một ngàn năm, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta liên tiếp nổ ra. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một thời kì độc lập lâu dài của dân tộc ta.
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong khung.
- Khi đô hộ nước ta các triều đại PKPB đã làm những gì?
- Nhân dân ta đã phản ứng ra sao?
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài “Khởi nghĩa hai Bà Trưng"
- 3 HS trả lời. 
- HS khác nhận xét bổ sung.
- Nhắc lại tên bài học.
- HS đọc.
- 1 HS đọc.
- HS điền nội dung vào các ô trống như ở bảng trong PBT. Sau đó HS báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS các nhóm thảo luận và điền vào.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS đọc lại.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
-----------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 07 tháng 10 năm 2016
Tiết 1: ĐỊA LÍ: TRUNG DU BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ: vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ
+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.
+ Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ; che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
GDBVMT: Biết chăm sóc và trồng cây thích hợp vùng đất trung du.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bản đồ hành chính VN. 
- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
- Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Người dân HLS làm những nghề gì?
- Nghề nào là nghề chính?
- Nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
1. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải 
* Hoạt động cá nhân
- Hình thành cho HS biểu tượng về vùng trung du Bắc Bộ.
- Yêu cầu 1 HS đọc mục 1 trong SGK hoặc quan sát tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ và trả lời các câu hỏi sau:
+ Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng?
+ Các đồi ở đây như thế nào?
+ Mô tả sơ lược vùng trung du.
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ.
- Gọi HS trả lời.
- Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Cho HS chỉ trên bản đồ hành chính VN treo tường các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang - những tỉnh có vùng đồi trung du.
2. Chè và cây ăn quả ở trung du
* Hoạt động nhóm
- Cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 2 trong SGK và thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý sau:
+ Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
+ Hình 1, 2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang?
+ Xác định vị trí hai địa phương này trên BĐ địa lí tự nhiên VN.
+ Em biết gì về chè Thái Nguyên?
+ Chè ở đây được trồng để làm gì?
+ Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì?
+ Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè.
- Cho HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi .
- Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
3. Hoạt động trồng rừng va cây công nghiệp
* Hoạt động cả lớp
- Cho HS cả lớp quan sát tranh, ảnh đồi trọc - Yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao ở vùng trung du Bắc bộ lại có những nơi đất trống, đồi trọc? 
+ Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì?
GDBVMT 
- Liên hệ thực tế để GD cho HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây: Đốt phá rừng bừa bãi làm cho diện tích đất trống, đồi trọc mở rộng tài nguyên rừng bị mất, đất bị xói mòn, lũ lụt tăng; cần phải bảo vệ rừng, trồng thêm rừng ở nơi đất trống.
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS đọc bài trong SGK.
- Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ.
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc