Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017

ĐẠO ĐỨC - Tiết 32:

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG

(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

Ở tiết học này, học sinh đi thăm quan các công trình công cộng địa phương và có khả năng:

- Hiểu các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.

- Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.

- Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.

- Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.

- Kĩ năng sống: Xác định giá trị; Ra quyết định: những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ các công trình công cộng; hợp tác.

II. CHUẨN BỊ:

- Dự kiến sẽ đến thăm quan công trình đài tưởng niệm liệt sĩ của địa phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH

1. Ổn định tổ chức:

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra:

- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi nội dung bài cũ:

? Vì sao phải bảo vệ môi trường?

? Nêu ghi nhớ SGK ?

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

Hoạt động 1.Giới thiệu bài:

- Nêu yêu cầu tiết học: Thăm quan đài tưởng niệm liệt sĩ của xã.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đi thăm quan các công trình công cộng địa phương.

- Tiến hành: Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ sau khi đi thăm quan: Kể tên và nêu ý nghĩa các công trình công cộng ở địa phương.

- Cho học sinh trình bày, trao đổi, nhận xét.

- Giáo viên kết luận: Đài tưởng niệm liệt sĩ,. là những công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.

Hoạt động 3. Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng:

 - Giáo viên giao nhiệm vụ thảo luận: Kể những việc cần làm để bảo vệ, giữ gìn các công trình công công cộng ở địa phương.

- Cho học sinh trình bày, trao đổi, nhận xét và bổ sung.

- Giáo viên kết luận: Cần tôn trọng, giữ gìn và chăm sóc các công trình công cộng ở địa phương.

4. Củng cố, dặn dò:

- Gọi học sinh nêu lại những việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ các coogn trình công công.

- Nhận xét giờ học.

- 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe và điều chỉnh hành vi, thái độ của cá nhân.

- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác trao đổi, bổ sung.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

- Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác trao đổi, bổ sung:

+ Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

- Ghi nhớ, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Học sinh lắng nghe.

 

doc 34 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 điều chỉnh, sửa sai.
- 1 học sinh đọc đề bài. Học sinh lên bảng chơi trò chơi tiếp sức:
 vì sao, năm sau, xứ sở, gắng sức, xin lỗi, sư chậm trễ. 
- Cùng giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Ghi nhớ, thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết 63:
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU
I. MỤC TIÊU:
Ở tiết học này, học sinh:
- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (trả lời câu hỏi Bao giờ ? Khi nào? Mấy giờ ?) 
- Tìm được được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ cho trước vào chỗ thích hợp vào đoạn văn a hoặc đoạn văn b ở bài tập 2.
- Kĩ năng sống: Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác; giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết sẵn các câu văn ở BT1.
- Phiếu học tập viết bài tập 3, 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Cho học sinh nhắc lại ghi nhớ Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu: Tiết LTVC hôm nay chúng ta học bài Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
- Ghi bảng tên bài.
Hoạt động 2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở, 2 học sinh làm việc trên phiếu.
- Cho các nhóm trinh bày.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc đề bài, học sinh làm bài vào vở.
- Treo bảng phụ, 2 học sinh lên bảng làm bài.
 - Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà có thể đọc nhiều lần nội dung cần ghi nhớ. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh nhắc lại.
- Lắng gnhe và điều chỉnh.
- Cả lớp lắng nghe.
- 2 - 3 học sinh nhắc lại.
- 1 học sinh đọc đề bài.
- Học sinh làm bài vào vở. 2 học sinh làm việc trên phiếu trình bày kết quả.
a. Buổi sáng hôm nay, vừa mới ngày hôm qua, qua một đêm mưa rào
b.Từ ngày còn ít tuổi, mỗi lần đứng trước những cái tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 1 học sinh đọc đề bài.
- Làm bài vào vở. 2 học sinh lên bảng chữa bài.
a. Mùa đông, cây chỉ còn cành trơ trụi
 Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ 
b. Giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng.
 Có lúc chim lại vẫy cánh,
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
KHOA HỌC - Tiết 63:
ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. MỤC TIÊU:
Ở tiết học này, học sinh:
- Kể tên một số động vật và thức ăn của chúng.
- Kĩ năng sống: Làm việc trong nhóm; Quan sát, so sánh, khái quát và tổng hợp.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình trang 126, 127 SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: Động vật cần gì để sống ?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
? Thức ăn của động vật là gì ?
- Giới thiệu: Để biết xem mỗi loài động vật có nhu cầu về thức ăn như thế nào,chúng ta cùng học bài hôm nay.
- Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu nhu cầu thức ăn của các loài động vật khác nhau:
- Cho học sinh thảo luận nhóm 4 phân loại tranh ảnh (nói tên con vật) theo thức ăn của chúng (Phát giấy khổ to cho các nhóm phân loại ).
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Nhận xét tuyên dương nhóm sưu tầm nhiều tranh ảnh và nêu được tên nhiều con vật.
? Hãy nói tên, loại thức ăn của từng con vật trong các hình minh hoạ trong SGK.
Kết luận: Mục bạn cần biết/tr127.
Hoạt động 3. Trò chơi đố bạn con gì?
- Hướng dẫn: thầy sẽ dán vào lưng 1 em con vật mà không cho em đó biết. Sau đó yêu cầu em đó quay lưng lại cho các bạn xem con vật của mình. học sinh chơi có nhiệm vụ đoán xem con vật mình đang mang là con gì. Sau đó hỏi các bạn dưới lớp về đặc điểm của con vật. Học sinh dưới lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai. Tìm được tên con vật sẽ được tuyên dương.
- Nhận xét khen những học sinh trả lời nhanh.
4. Củng cố, dặn dò:
? Động vật ăn gì để sống ?
- Học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh nêu: Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
+ Lá cây, cỏ, thịt con vật khác, hạt dẻ, kiến, sâu.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại tên bài.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện 5 nhóm trình bày: Kể tên các con vật mà nhóm mình đã sưu tầm được theo nhóm thức ăn của chúng.
+ Nhóm ăn cỏ, lá cây
+ Nhóm ăn hạt
+ Nhóm ăn sâu bọ
+ Nhóm ăm tạp.
+ Nhóm ăn thịt.
- Nhận xét, tuyên dương cùng giáo viên.
- Học sinh tiếp nối nhau trình bày:
+ Hình 1: Con hươu, thức ăn của nó là lá cây
+ Hình 2: Con bò, thức ăn của nó là cỏ, lá mía, thân cây chuối thái nhỏ, lá ngô,..
+ Hình 3: Con hổ, hức ăn của nó là thịt của các loài động vật khác.
+ Hình 4: Gà, thức ăn của nó là rau, lá cỏ, thóc, gạo, ngô, cào cào, nhái con, côn trùng, sâu bọ,
+ Hình 5: Chim gõ kiến, thức ăn của nó là sâu, côn trùng.
+ Hình 6: Sóc, thức ăn của nó là hạt dẻ,
+ Hình 7: Rắn, thức ăn của nó là côn trùng, các con vật khác.
+ Hình 8: Cá mập, thức ăn của nó là thịt các loại vật khác, các loài cá,
+ Hình 9: Nai, thức ăn của nó là lá, cỏ,
- Lắng nghe, vài học sinh đọc lại.
- Học sinh chơi thử
- Học sinh đeo con vật là con hổ, hỏi:
+ Con vật này có bốn chân phải không ? (đúng).
+ Con vật này có sừng phải không ? (sai)
+ Con vật này ăn thịt tất cả các loài động vật khác có phải không ? ( Đúng)
+ Đấy là con hổ - đúng ( cả lớp vỗ tay khen bạn)
- Học sinh chơi theo nhóm. Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- Ghi nhớ và thực hiện.
Thứ tư ngày 26 tháng 04 năm 2017
TOÁN - Tiết 158:
ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU:
Ở tiết học này, học sinh:
- Biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ cột.
- Bài tập cần làm: Bài 2, bài 3.
- Kĩ năng sống: Tư duy logic; tư duy sáng tạo; hợp tác; quản lý thời gian.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ vẽ biểu đồ trong BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu, giới thiệu nội dung bài và ghi bảng tên bài.
Hoạt động 2. Hướng dẫn ôn tập:
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc đề bài. 
- Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ và trả lời các câu hỏi trong SGK. 
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Nhận xét, chửa bài.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
- Hợp tác cùng giáo viên.
- Lắng nghe nhận xét.
- Lắng nghe và nhắc lại tên bài.
- 1 học sinh đọc đề bài.
- Học sinh lên bảng làm bài:
a. Diện tích TP Hà Nội là 921 km2.
 Diện tích TP Đà Nẵng là 1255 km2. 
 Diện tích thành phố HCM là 2095 km2.
b. Diện tích Đà Nẵng lớn hơn diện tích HN số km2 là:
 1255 – 921 = 334 (km2)
Diện tích Đà Nẵng bé hơn diện tích thành phố HCM số km2 là:
 2095 – 1255 = 840(km2)
- Nhận xét cùng giáo viên.
- 1 học sinh đọc đề bài.
- Tự làm bài vào vở. 2 học sinh làm bảng.
a. Trong tháng 12, cửa hàng bán được số mét vải hoa là:
50 x 42 = 2100 (m)
b. Trong tháng 12 cửa hàng bán được số cuộn vải là:
42 + 50 + 37 = 127 (cuộn)
Trong tháng 12 cửa hàng bán được số mét vải là:
50 x 129 = 6450 (m)
Đáp số: 2100m; 6450m
- Chữa bài cùng giáo viên.
- Ghi nhớ và thực hiện.
- Lắng nghe.
TẬP ĐỌC - Tiết 64:
NGẮM TRĂNG, KHÔNG ĐỀ
I. MỤC TIÊU:
Ở tiết học này, học sinh:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung.
- Hiểu nội dung (hai bài thơ ngắn): Nêu bật tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc một trong hai bài thơ).
 - Giáo dục học sinh học tập tấm gương của Bác.
 - Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bác Hồ là người luôn lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên và là người rất yêu mến trẻ em.
- Kĩ năng sống: Xác dịnh giá trị; lắng nghe tích cực; quản lý thời gian.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi 4 học sinh đọc truyện Vương quốc vắng nụ cười theo phân vai và nêu nội dung của chuyện.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được học bài thơ của Bác Hồ: Bài ngắm trăng, Bác viết khi bị giam trong tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. Bài không đề, Bác viết ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Với hai bài thơ này, các em sẽ thấy Bác Hồ có phẩm chất rất tuyệt vời: luôn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn.
- Giáo viên ghi bảng tên bài.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ. 
- Gọi 2 học sinh lần lượt đọc bài. 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng.
- Gọi 2 học sinh đọc nối tiếp 2 bài.
- Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ. 
- Yêu cầu học sinh đọc theo cặp.
- Gọi 1 học sinh đọc cả 2 bài.
Hoạt động 3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm từng bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
? Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào ?
- Giới thiệu: Đây là nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc.
? Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng?
? Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ ?
- Tư tưởng Hồ Chí Minh: Câu thơ nào trong bài cho thấy Bác Hồ tả trăng với vẻ tinh nghịch?
- Giáo dục tinh thần yêu đời của Bác:
+ Bài thơ nói về tình cảm với trăng của Bác trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Bị giam cầm trong ngục tù mà Bác vẫn say mê ngắm trăng, xem trăng như một người bạn tinh thần. Bác lạc quan, yêu đời, ngay cả trong những hoàn cảnh tưởng chừng như không thể nào lạc quan.
- Giáo viên đọc bài Không đề. 
- Gọi học sinh đọc to bài không đề. 
? Bác Hồ sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
? Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác ?
- Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài thơ cho em biết Bác thường gắn bó với ai trong những lúc không bận việc nước?
- Qua lời tả của bác, cảnh rừng núi chiến khu rất đẹp, thơ mộng. Giữa bộn bề việc quân, việc nước, Bác vẫn sống rất bình dị, yêu trẻ, yêu đời.
Hoạt động 4. Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
- Yêu cầu 2 học sinh nối tiếp nhau đọc 2 bài thơ.
- Giáo viên treo bảng phụ chép sẵn 2 bài thơ 
- Giáo viên đọc mẫu
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm 2.
- Yêu cầu học sinh nhẩm và HTL bài thơ.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng 
- Nhận xét, tuyên dương 
4. Củng cố, dặn dò: 
? Gọi học sinh nêu nội dung bài.
- Về nhà đọc bài nhiều lần. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- 4 học sinh thực hiện. 
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Học sinh lắng nghe giới thiệu bài.
- 3 – 4 học sinh nhắc lại.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Vài học sinh đọc.
- Học sinh luyện đọc cá nhân.
- Đọc nối tiếp 2 bài.
- Học sinh đọc chú giải SGK.
- Luyện đọc theo cặp
- 1 học sinh đọc to trước lớp. 
- Học sinh đọc thầm từng bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Bác ngắm trăng qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù.
- Lắng nghe.
+ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
+ Em thấy Bác yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lạc quan trong cả những hoàn cảnh rất khó khăn.
“Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
- Lắng nghe, cảm thụ. 
- Lắng nghe, đọc thầm theo. 
- Vài học sinh đọc.
+ Bác sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp rất gian khổ; Những từ ngữ cho biết: đường non, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.
+ Hình ảnh khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa; quân đến rừng sâu, chim rừng tung bay, bàn xong việc quân, việc nước, Bác xánh bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
+ Bác thường gắn bó với thiếu nhi trong những lúc không bận việc nước.
- Lắng nghe, cảm thụ. 
- 2 học sinh đọc nối tiếp. Học sinh khác nhận xét giọng đọc.
- Chú ý quan sát.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- Nhẩm thuộc bài thơ.
- Vài học sinh thi đọc HTL bài thơ 
- Cùng giáo viên nhận xét và bình chọn.
+ Nêu bật tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ.
- Lắng nghe và thực hiện.
KHOA HỌC - Tiết 64:
TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
Ở tiết học này, học sinh:
- Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu... 
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ động vật.
- Kĩ năng sống: Làm việc nhóm; phân tích, đối chiếu, tổng hợp.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình trang 128, 129 SGK
- Phiếu học tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi:
? Động vật thường ăn những loại thức ăn gì để sống?
? Kể tên một số động vật ăn tạp mà em biết ?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu: Chúng ta đã tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người, thực vật. Nếu không thực hiện trao đổi chất với môi trường thì con người, thực vật sẽ chết. Còn đối với động vật thì sao? Quá trình trao đổi chất ở động vật diễn ra như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
- Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 2. Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 trang 128 SGK thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi sau:
? Kể tên những gì được vẽ trong hình ?
? Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật có trong hình ?
? Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung ?
? Trong qúa trình sống, động vật cần lấy vào cơ thể và thải ra môi trường những gì ?
? Quá trình trên được gọi là gì ?
Kết luận: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các- bô- níc, nước tiểuquá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường.
Hoạt động 3. Thực hành vẽ sơ đồ về trao đổi chất ở động vật:
- Chia lớp thành các nhóm 4, phát giấy cho từng nhóm, yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. 
- Yêu cầu 2 nhóm trình bày.
- Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, khoa học, mạch lạc, dễ hiểu.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà ghi nhớ sơ đồ, học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Chú ý lắng nghe. 
- Học sinh nhắc lại tên bài.
- Quan sát và thảo luận nhóm. 
+ Bò ăn cỏ, nai ăn cỏ, hổ ăn bò, vịt ăn các loài động vật nhỏ dưới nước. Các loại động vật trên đều có thức ăn, nước uống, ánh sáng, không khí.
+ Ánh sáng, nước, thức ăn, 
+ Không khí. 
+ Trong quá trình sống, động vật cần lấy vào cơ thể khí ô-xi, nước, các chất hữu cơ trong thức ăn. Trong quá trình sống, động vật thải ra môi trường: khí các-bô-níc, phân, nước tiểu.
+ Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất ở động vật.
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- Học sinh thực hành nhóm 4.
- Trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- Lắng nghe, cùng giáo viên bình chọn.
- Ghi nhớ. và thực hiện.
KỂ CHUYỆN - Tiết 32:
KHÁT VỌNG SỐNG
I. MỤC TIÊU:
Ở tiết học này, học sinh:
- Dựa theo lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý (BT1); bước đầu biết kể lại nối tiếp toàn bộ câu chuyện (BT2).
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3).
- Giáo dục học sinh ý chí vươn lên, phấn đấu trong cuộc sống. 
- Kĩ năng sống: Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân; Tư duy sáng tạo: bình luận; nhận xét; Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ truyện trong bộ đồ dùng học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi 2 học sinh kể về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em đã tham gia.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mớiL
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được nghe kể một trích đoạn từ truyện Khát vọng sống rất nổi tiếng của nhà văn người Mĩ tên là Giắc Lơn - đơn. Câu chuyện sẽ giúp các em biết: khát vọng sống mãnh liệt giúp con người chiến thắng đói khát, thú dữ, cái chết như thế nào.
- Viết tên bài lên bảng.
Hoạt động 2. Giáo viên kể chuyện:
- Giáo viên kể 2 lần:
- Lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh họa. 
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a. Kể trong nhóm.
- Câu chuyện gồm 6 bức tranh, mỗi tranh ứng với một đoạn, các em thảo luận nhóm 6, mỗi em trong nhóm sẽ kể một tranh. Sau đó cùng thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện
b. Kể trước lớp:
- Yêu cầu 1 nhóm 6 học sinh, mỗi em kể lại 1 tranh, nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu 1 nhóm 6 học sinh, mỗi em 2 tranh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu 1 nhóm 6 học sinh, mỗi em kể 3 tranh và kể lại toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu 1 học sinh kể toàn bộ câu chuyện có sử dụng tranh minh hoạ và nói ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu học sinh kể toàn bộ câu chuyện không sử dụng tranh. Yêu cầu 1 vài em đặt câu hỏi cho bạn vừa kể.
- Nhận xét tuyên dương những bạn kể chuyện hay.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh kể.
- Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung.
- Cả lớp chú ý lắng nghe.
- Một số học sinh nhắc lại.
- Lắng nghe, theo dõi, quan sát.
- Học sinh kể chuyện theo nhóm 6.
- 6 học sinh nối tiếp kể chuyện.
- 6 học sinh thực hiện theo HD.
- 6 học sinh kể chuyện.
- 1 học sinh kể. Ý nghĩa: Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ chiến thắng cái chết.
- 1 học sinh kể 
+ Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện?
+ Vì sao con gấu không xông vào con người, lại bỏ đi ? (Vì nó thấy con người không cử động).
+ Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì? (khát vọng sống của con người) 
- Cùng giáo viên nhận xét, bình chọn.
- Lắng nghe và thực hiện. 
Thứ năm ngày 27 tháng 04 năm 2017
TẬP LÀM VĂN - Tiết 63:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU:
Ở tiết học này, học sinh:
- Nhận biết được: đoạn văn và ý chính của đoạn trong bài văn tả con vật, đặc điểm hình dáng bên ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn (BT1). 
- Bước đầu vận dụng kiến thức đã học để viết được đoạn văn tả ngoại hình con vật (BT2), tả hoạt động (BT3) của một con vật em yêu thích. 
- Kĩ năng sống: Quan sát và nhận xét; lắng nghe tích cực; tư duy sáng tạo. 
II. CHUẨN BỊ:
- Ảnh trong SGK, ảnh một số con vật khác
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2. Kiểm tra:
- Yêu cầu 2 học sinh đọc đoạn văn tả các bộ phận của con gà trống (BT3 TLV trước).
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu: Tiết tập làm văn trước chúng ta đã luyện tập miêu tả con vật.Tiết TLV hôm nay chúng ta học bài Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.
- Viết tên bài lên bảng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài, yêu cầu học sinh quan sát ảnh minh hoạ con tê tê.
- Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh suy nghĩ trả lời.
a. Phân đoạn bài văn trên và nêu nội dung chính của từng đoạn
b. Tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê?
? Những chi tiết nào cho thấy tác giả quan sát hoạt động của con tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú?
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc đề bài, giới thiệu tranh, ảnh một số con vật để học sinh tham khảo.
- Quan sát hình dáng bên ngoài của con vật mình yêu thích, viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của con vật, chú ý chọn tả những đặc điểm riêng, nổi bật. Không viết lặp lại đoạn văn tả con gà trống ở tiết TLV tuần 31.
- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc đề bài, yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Hướng dẫn:Quan sát hoạt động của con vật mình yêu thích.Viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật,cố gắng chọn tả những đặc điểm lí thú.
+ Nên tả hoạt động của con vật các em vừa tả ngoại hình của nó ở BT 2.
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà hoàn chỉnh BT2, 3. Chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
- Hát đầu giờ.
- 2 học sinh đọc bài của mình.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Chú ý theo dõi.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Cả lớp theo dõi SGK, quan sát ảnh con tê tê.
- Học sinh suy nghĩ, nối tiếp nhau trả lời. Đoạn văn trên gồm 6 đoạn:
+ Đoạn 1: Mở bài - giới thiệu chung về con tê tê.
+ Đoạn 2: Miêu tả bộ vảy của con tê tê.
+ Đoạn 3: Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của con tê tê và cách tê tên săn mồi.
+ Đoạn 4: Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất.
+ Đoạn 5: Miêu tả nhược điểm của tê tê.
+ Đoạn 6: Kết bài - tê tê là con vật có ích, con người cần bảo vệ nó.
- Các bộ phận ngoại hình được miêu tả: bộ vảy - miệng, hàm, lưỡi - bốn chân. Tác giả rất chú ý quan sát bộ vẩy của tê tê để có những so sánh rất phù hợp, nêu được những khác biệt khi so sánh: Giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều; Bộ vẩy như một bộ giáp sắt.
- Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát hoạt động của con tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú:
+Cách tê tê bắt kiến: “Nó thè cái lưỡi dàitóp tép nhai cả lũ kiến xấu số”.
+ Cách tê tê đào đất: “Khi đào đất.trong lòng đất.”
- Cùng giáo viên nhận xét.
- 1 học sinh đọc đề bài.
- Làm bài vào vở. 2 học sinh làm việc trên phiếu trình bày kết quả.
- 2 học sinh đọc lại bài viết của mình.
- Lắng nghe nhận xét.
 - 1 học sinh đọc đề bài. Làm bài vào vở.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh làm bài trên phiếu trình bày.
- Nhận xét, bổ sung. 
- Lắng nghe và thực hiện.
TOÁN - Tiết 159:
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
Ở tiết học này, học sinh:
- Thực hiện được so sánh, rút gọn, quy đ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_4_Tuan_32_16_17.doc