Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Ngọc Hùng Thắng

I. Mục đích, yêu cầu :

 1. Kiến thức: Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi Ăng – co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam - pu - chia.

 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên riêng, chữ số La Mã. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

3. Thái độ: Giáo dục HS ham thích tìm hiểu các cảnh đẹp của đất nước và các nước khác.

II. Đồ dùng dạy – học :

 - GV: bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn HS.

- HS: Thước kẻ, bút chì

III. Các hoạt động dạy – học.

1. Ổn định : Hát, KTSS

2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS đọc thuộc bài Dòng sông mặc áo.

3. Bài mới :

 

doc 24 trang Người đăng honganh Lượt xem 1347Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Ngọc Hùng Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận xét tiết học. 
	5. Dặn dò.
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài Tuần 32.
Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011
Toán
Ôn tập về số tự nhiên
I. Mục tiêu :
	1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập về :
+ Đọc, viết số trong hệ thập phân.
+ Hàng và lớp ; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
+ Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
2. Kĩ năng: HS làm được bài tập 1, 3, 4.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV: bảng phụ.
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát, KTSS
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm bài tập 2 – tiết toán trước. 
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Bài 1(160) : Viết vào ô trống.
- Hướng dẫn HS làm vào vở.
- Gọi HS nêu miệng.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 3 : 
- Gọi HS nêu miệng.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 4 :
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Chấm, chữa bài của HS.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 2, 5 và chuẩn bị bài sau.
- HS viết cách đọc và viết số vào vở.
- HS nêu miệng.
- HS đọc các số và nêu giá trị của chữ số theo yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
a)Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau 1 đơn vị.
b) Số tự nhiên bé nhất là số 0.
c) Không có số tự nhiên nào lớn nhất.
Chính tả
Nghe lời chim nói
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nghe lời chim nói.
2. Kĩ năng: Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu là l/n .
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy – học :
- GV: bảng phụ
- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Hát
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS đọc thông tin của bài 3b (116)
3. Bài mới :	
- Giới thiệu bài
- Loài chim nói về điều gì ?
- Cho HS viết từ khó vào bảng con.
- Nhận xét bảng của HS .
- GV đọc cho HS viết vào vở.
- GV đọc lại bài chính tả.
- Thu vở chấm ( 5 - 7 bài)
Bài tập chính tả.
Bài 2a :
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho 1 HS làm vào bảng phụ
- Nhận xét bài của HS.
Bài 3a :
- Cho HS làm vào VBT.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Chấm , chữa bài của HS.
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Dặn về viết lại những từ sai lỗi chính tả.
- 1 HS đọc bài Nghe lời chim nói, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Loài chim nói về những cánh đồng lúa...
- HS tự tìm các từ dễ viết sai lỗi chính tả.
- HS viết bảng con các từ : ngỡ ngàng, thanh khiết.
- HS nghe viết vào vở.
- HS soát lỗi.
- HS đọc yêu cầu của bài, thảo luận theo cặp sau đó làm vào vở.
- 1 HS làm vào bảng phụ
Lời giải
+ Trường hợp chỉ viết với l không viết với n là : là, lạch, lãi, làm,...
+ Trường hợp chỉ viết với n không viết với l là : nước, nằm, này, ...
- HS đọc yêu cầu của bài, thảo luận theo cặp sau đó làm vào vở.
- HS lên chữa bài.
* Lời giải :
- Núi băng trôi – lớn nhất – Nam cực – năm 1956 – núi băng này.
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ cho câu.
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là trạng ngữ.
2. Kĩ năng: Nhận diện và đặt được câu có trạng ngữ. Bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập
II.Đồ dùng dạy- học : 
- GV: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS nêu nội dung ghi nhớ của tiết LTVC trước.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
a. Nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Hai câu có gì khác nhau ?
- Đặt câu hỏi cho các phần in nghiêng.
- Nêu tác dụng của phần in nghiêng ?
b. Ghi nhớ. 
- Rút ra ghi nhớ.
c. Luyện tập.
Bài 1 :
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS lên bảng xác định trạng ngữ trong các câu văn.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài tập 2 :
- Hướng dẫn HS làm vào VBT.
- Gọi HS trình bày bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò :
- Dặn về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung các yêu cầu 1, 2, 3.
- Cả lớp suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
+ Câu b có thêm hai bộ phận (được in nghiêng)
+ Vì sao I – ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ?
+ Nhờ đâu I – ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ?
+ Khi nào I – ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ?
+ Nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra sự việc nói ở CN và VN.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ và làm vào VBT.
- HS lên bảng xác định trạng ngữ trong các câu văn trên bảng phụ.
* Lời giải :
- Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
- Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
- Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mĩ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp suy nghĩ và viết đoạn văn ngắn về một lần đi chơi xa, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ vào VBT.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn.
Kĩ thuật
Lắp ôtô tải (tiết 1).
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ôtô tải.
	2. Kĩ năng: Lắp từng bộ phận và lắp cái ô tô tải đúng kĩ thuật, đúng quy trình, đúng mẫu. Ô tô chuyển động được.
	3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Cái ôtô tải đã lắp hoàn chỉnh; Bộ lắp ghép.
	- HS: Bộ lắp ghép
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu quy trình để lắp cái xe nôi?
 3. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- Tổ chức HS quan sát ôtô tải đã lắp sẵn?
- Cả lớp quan sát.
+ Để lắp ôtô tải cần mấy bộ phận ?
- Cần 3 bộ phận: giá đỡ bánh xe và sàn ca bin; ca bin; thanh sau của thùng xe và trục bánh xe.
+ Nêu tác dụng của ôtô tải trong thực tế?
Chở hàng hoá,...
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a. Chọn chi tiết:
- HS đọc SGK mục I.
- Gọi tên, nêu số lượng từng loại chi tiết trong bảng?
- HS nối tiếp đọc và nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
b. Lắp từng bộ phận.
*Lắp giá đỡ trục bánh xe.
+ Để lắp bộ phận này cần lắp mấy phần?
- HS quan sát hình 2. sgk.
- 2 phần: giá đỡ trục bánh xe, sàn ca bin.
- GV cùng một số HS lắp 2 phần này:
- Lớp quan sát.
* Lắp ca bin:
- HS quan sát H3 sgk.
+ Nêu các bước lắp ca bin?
- 4 bước: Theo hình 3a,b,c,d sgk/92.
- Yêu cầu 1 số HS lên lắp từng bước:
- Lớp quan sát.
* Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe.
- HS quan sát hình 4,5. sgk.
- Yêu cầu 1 số HS lên lắp:
- 3, 4 HS lên lắp, lớp quan sát, nhận xét, trao đổi.
- GV nhận xét chung.
c. Lắp ráp ôtô tải.
+ Nêu các bước lắp ráp?
- HS nêu các bước theo sgk.
- GV cùng 1 số HS lắp ráp:
- Lớp quan sát.
- Kiểm tra sự chuyển động của xe.
- 2,3 HS kiểm tra trước lớp.
d. Tháo rời:
- 1 số HS lên tháo rời, lớp quan sát.
- GV nhắc nhở HS chung khi tháo và xếp gọn các chi tiết vào hộp.
- Nêu các thao tác kĩ thuật lắp ôtô tải?
	4. Nhận xét: 
- Nhận xét chung tiết học.
	5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị giờ sau mang túi đựng các bộ phận đã lắp.
Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2011
Tập đọc
Con chuồn chuồn nước.
I. Mục đích, yêu cầu.
 1. Kiến thức: Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương.
 2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngạc nhiên; đổi giọng linh hoạt phù hợp nội dung từng đoạn.
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc sgk. Bảng phụ ghi câu luyện đọc.
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài Ăng- co Vát, trả lời câu hỏi nội dung?
 3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Luyện đọc
- Gv tóm tắt nội dung
- Bài văn gồm mấy đoạn?
- GV chú ý sửa phát âm cho HS.
- GV kết hợp giảng từ mới.
- GV nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Hướng dẫn cách đọc.
- 1 HS khá (giỏi) đọc toàn bài.
- Bài văn gồm 2 đoạn.
- Học sinh đọc tiếp nối đoạn lần 1
- HS đọc tiếp nối đoạn lần 2.
+Từ mới : chú giải - SGK
- HS đọc theo cặp.
- Đại diện nhóm đọc tiếp nối bài.
3.3. Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm đoạn 1 trao đổi và trả lời.
+ Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
- Bốn cái cánh mỏng như cái giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
+ Em thích hình ảnh so sánh nào vì sao?
- HS lần lượt nêu: ...
- Đoạn 1 cho em biết điều gì?
* Miêu tả vẻ đẹp về hình dáng và màu sắc của chú chuồn chuồn nước.
+ Cách miêu tả của chú chuồn nước có gì hay?
- Tác giả tả đúng cách bay vọt lên bất ngờ của chú và theo cánh bay của chú, cảnh đẹp của đất nước lần lượt hiện ra.
+ Tình yêu quê hương đất nước của tg thể hiện qua những câu thơ nào?
- Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng; luỹ tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh; rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
- Đoạn 2 cho em biết điều gì?
* Tình yêu quê hương đất nước của tác giả.
* Bài văn nói lên điều gì?
* Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương.
3.4. Đọc diễn cảm.
- 2 HS đọc nối tiếp bài. Nêu lại cách đọc
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 1:
+ GV đọc mẫu - HD cách đọc
- HS nêu cách đọc và luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc:
- Cá nhân thi đọc.
- GV nhận xét - ghi điểm.
	4. Củng cố : 
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ, giáo dục HS .
- Nhận xét giờ học. 
	5. Dặn dò.
- Dặn về đọc lại bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Toán
Ôn tập về số tự nhiên (tiếp)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Ôn tập về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
2. Kĩ năng: HS làm được bài tập 1, 2, 3.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát.
2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS làm bài tập 2 – tiết toán trước. 
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Bài 1 (161) : > < =
- Gọi HS nêu miệng và làm vào bảng con.
- Nhận xét bảng của HS.
Bài 2 : Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
- Hướng dẫn HS làm vào vở.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 3 : Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé
- Cho HS làm bài theo cặp.
- Đại diện nhóm lên chữa bài.
- Nhận xét - tuyên dương.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 4, 5 và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc yêu cầu và làm bảng con.
 989 < 1321
27 105 > 7985
8300 : 10 = 830
34 579 < 34 601
150 482 > 150 459
72 600 = 726 x 100
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
* Lời giải :
a) 999 ; 7426 ; 7624 ; 7642
b) 1853 ; 3158 ; 3190 ; 3518.
- HS làm bài theo cặp. Đại diện nhóm lên chữa bài.
* Lời giải :
a)10 261 ; 1590 ; 1567 ; 897
b) 4270 ; 2518 ; 2490 ; 2476
Địa lí
Thành phố Đà Nẵng.
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: HS biết được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng.
	2. Kĩ năng: Dựa vào bản đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng. Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch.
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. ảnh về TP Đà Nẵng.
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?
 3. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Đà Nẵng - thành phố cảng.
	* Mục tiêu: Dựa vào bản đồ VN xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng; Giải thích được vì sao ĐN là thành phố cảng.
	* Cách tiến hành:
- Treo lược đồ thành phố Đà Nẵng:
- Hs quan sát.
+ Chỉ thành phố Đà Nẵng và mô tả vị trí thành phố Đà Nẵng ?
- HS làm việc theo N2.
- Yêu cầu HS chỉ và mô tả:
- Thành phố Đà Nẵng nằm ở phía Nam của đèo Hải Vân.
- Nằm bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
- Nằm giáp các tỉnh : Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.
+ Kể tên các loại hình giao thông ở thành phố Đà Nẵng?
- Đường biển, đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, đường hàng không.
+ Kể tên các đầu mối giao thông quan trọng ở thành phố Đà Nẵng?
- Cảng Tiên Sa; cảng sông Hàn; Quốc lộ 1; Đường tầu thống nhất Bắc Nam; Sân bay Đà Nẵng.
+ Tại sao thành phố Đà Nẵng là thành phố cảng?
- Thành phố Đà Nẵng là thành phố cảng là đầu mối giao thông quan trọng ở miền Trung, là 1 trong những thành phố lớn của nước ta.
* Kết luận: GV tóm tắt ý trên.
Hoạt động 2: Đà Nẵng- trung tâm công nghiệp.
	* Mục tiêu: HS hiểu Đà Nẵng - thành phố công nghiệp.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức HS trao đổi theo cặp:
- Cả lớp đọc sgk và trao đổi cặp:
+ Kể tên hàng hoá được đưa đến Đà Nẵng và từ Đà Nẵng đưa đến nơi khác?
- Hàng hoá đưa đến Đà Nẵng : Ô tô thiết bị, máy móc; Quần áo; Đồ dùng sinh hoạt;
- Hàng hoá từ Đà Nẵng đưa đến nơi khác: Vật liệu xây dựng (đá); vải may quần áo; cá tôm đông lạnh.
+ Hàng hoá đưa đến thành phố Đà Nẵng chủ yếu là sản phẩm của ngành nào?
+ Hàng hoá từ Đà Nẵng đưa đến nơi khác là sản phẩm công nghiệp hay nguyên vật liệu?
- Chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp.
- Chủ yếu là các nguyên vật liệu: đá, cá tôm đông lạnh.
+ Nêu một số ngành sản xuất của Đà Nẵng ?
- Khai thác than, khai thác đá, khai thác tôm, cá, dệt,...
	* Kết luận: Đà Nẵng có nhiều khu công nghiệp lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghiệp lớn và quan trọng của miền Trung.
Hoạt động 3: Đà Nẵng - Địa điểm du lịch.
	* Mục tiêu: HS hiểu Đà Nẵng là một điểm du lịch.
	* Cách tiến hành:
+ Đà Nẵng có điều kiện để phát triển du lịch không? Vì sao?
- Có vì Đà Nẵng nằm sát biển, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh.
+ Những nơi nào của Đà Nẵng thu hút được nhiều khách du lịch?
- Chùa Non Nước, bãi biển, núi Ngũ Hành Sơn, bảo tàng Chăm,...
	* Kết luận chung: HS đọc ghi nhớ.
 4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. 
	5. Dặn dò.
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài tuần 32.
Hoạt động ngoài giờ
Mối quan hệ giữa các sinh vật
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa con người và các loài động, thực vật
	2. Kĩ năng: Gọi được tên các loài sinh vật theo thức ăn của chúng
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học
II. Phương tiện
	- GV: ảnh các con vật, giấy khổ to.
	- HS: Thước kẻ
III. Hoạt động dạy - học
	1. Hát
	2. Bài cũ: Làm thế nào để hạn chế việc sử dụng quá nhiều túi ni lông khi đi chợ?
	3. Bài mới : 
- Giới thiệu bài
Việc 1: Tìm hiểu cách chơi
- GV giới thiệu cách chơi: Chia lớp thành 2 đội. giao cho mỗi đội 1 tập tranh ảnh các con vật, các đội tìm tranh động vật gắn đúng chỗ thức ăn của chúng...
- HS theo dõi và nhắc lại cách chơi
Việc 2: Tham gia chơi
- GV ra hiêu lệnh cho hai đội thảo luận và chơi trong 5 phút.
- GV và HS nhận xét - tuyên dương
- Hai đội thảo luận và tiến hành chơi theo như HD
Việc 3: Thảo luận
+ Chúng ta - con người - ăn gì?
- Chúng ta ăn cả động vật và thực vật
+ Kể ra các thức ăn từ động vật và thực vật mà em thường ăn?
- HS thi kể:
VD: Thịt lợn, cá, gà, ....rau muống, rau cải, đỗ,....
- GV nhận xét - kết luận
 4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học
 5. Dặn dò
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Thứ năm ngày 21 tháng 4 năm 2011
Toán
Ôn tập về số tự nhiên (tiếp).
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Ôn tập về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 và giải các bài toán liên quan đến chia hết cho các số trên.
2. Kĩ năng: HS làm được bài tập 1, 2, 3.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát.
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm bài tập 5 – tiết toán trước. 
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Bài 1 (161) : Trong các số 605 ; 7362 ; 2640 ; 4136 ; 1207 ; 20 601
- Gọi HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3; 5 ; 9
- Cho HS nêu miệng và làm vào bảng con.
- Nhận xét bảng của HS.
Bài 2 : Viết chữ số thích hợp vào ô trống để được :
- Hướng dẫn HS làm vào vở.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 3 : Tìm x, biết 23 < x < 31 và x là số lẻ chia hết cho 
- Cho HS làm bài theo cặp.
- Đại diện nhóm lên chữa bài.
- Nhận xét - ghi điểm.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 4, 5 và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2. HS làm bảng con.
a) Số chia hết cho 2 là : 7362 ; 2640 ; 4316
- Số chia hết cho 5 là : 605 ; 2640
b) Số chia hết cho 3 là : 7362 ; 2640 ; 20601
- Số chia hết cho 9 là : 7362 ; 20 601
c) Số chia hết cho cả 2 và 5 là : 2640
d) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3 là : 605
e) Số không chia hết cho cả 2 và 9 là : 605 ; 1207
- HS làm vào vở. Gọi HS lên bảng chữa bài.
a) 52 chia hết cho 3
- Số thích hợp là : 2 ; 5 ; 8
b) 1 8 chia hết cho 9
- Số thích hợp là : 0 ; 9
c) 92 chia hết cho cả 2 và 5
- Số thích hợp là : 0
d) 25 chia hết cho cả 5 và 3
- Số thích hợp là : 5
- HS làm bài theo cặp. Đại diện nhóm lên chữa bài.
Vì 23 < x < 31 và x là số lẻ chia hết cho 5 nên x = 25
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.
I. Mục đích, yêu cầu.
	1. Kiến thức: Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn.
	2. Kĩ năng: Tìm các từ ngữ miêu tả làm nổi bật những đặc điểm của con vật.
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học.
	- Sưu tầm tranh ảnh về một số con vật.
III. Các hoạt động dạy học. 
 1. Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao phải khai báo tạm vắng tạm trú?
 3. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Bài 1, 2.
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài.
- Đọc nội dung đoạn văn sgk.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Tổ chức HS trao đổi theo cặp BT 2.
- Từng cặp trao đổi và ghi vào nháp.
- Trình bày:
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng:
- Một số nhóm nêu miệng, cử 1 nhóm làm thư kí ghi bảng.
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
- Hai tai
- Hai lỗ mũi
- Hai hàm răng
- Bờm
- Ngực
- Bốn chân
- Cái duôi
To, dựng đứng trên cái đầu đẹp.
ươn ướt, động đậy hoài
trắng muốt
được cắt rất phẳng
nở
khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên đất.
Dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái.
Bài 3. 
- HS đọc nội dung.
- GV treo một số ảnh con vật:
- HS nêu tên con vật em chọn để quan sát.
- Đọc 2 ví dụ sgk.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc.
+ Viết lại những từ ngữ miêu tả theo 2 cột như BT2:
- Lớp làm bài vào vở.
- Trình bày:
- Lần lượt HS nêu miệng, lớp nhận xét.
- GV nhận xét chung, ghi điểm HS có bài viết tốt.
 4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học 
	5. Dặn dò:
- Về nhà hoàn chỉnh bài tập 3. Quan sát con gà trống.
 Khoa học
Trao đổi chất ở thực vật.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: HS biết kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
2. Kĩ năng: Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và thức ăn ở thực vật.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết chăm sóc thực vật.
II. Đồ dùng dạy- học :
	 - SGK, vở bài tập Khoa học.
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát
2. Bài cũ : Nhu cầu chất khoáng của thực vật có giống nhau không ? Nêu ví dụ minh hoạ.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hoạt động theo nhóm nhỏ.
* Mục tiêu: HS tìm trong hình vẽ những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát hình trong SGK trang 122 và thảo luận theo nhóm nhỏ.
- Gọi HS trình bày.
- GV rút ra kết luận.
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: HS vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
* Cách tiến hành:
- Cho HS vẽ sơ đồ vào VBT.
- GV nhận xét, ghi điểm
4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát hình 1 trong SGK và thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
* Kết luận : Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các- bô- níc, nước, khí ô- xi và thải ra hơi nước, khí các- bô- níc, chất khoáng khác... Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường.
- HS vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật vào VBT.
- Một số HS trình bày bài.
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I. Mục đích, yêu cầu :
	1. Kiến thức: HS chọn được một câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng: Lời kể tự nhiên, chân thực, kết hợp với điệu bộ, cử chỉ. Chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
	3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
- SGK, bảng lớp viết sẵn đề bài.
III. Các hoạt động dạy- học :
	1. Hát
	2. Bài cũ : Kiểm tra một HS kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm.
	3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Hướng dẫn HS kể chuyện.
- Cho HS kể chuyện trong nhóm.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò :
- Dặn về kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe.
- Về chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần sau.
Đề bài : Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
- HS đọc đề và các gợi ý 1, 2 trong SGK. Cả lớp theo dõi .
+ Kể một câu chuyện có đầu có cuối, nếu chưa được đi du lịch hay cắm trại thì kể một buổi đi chơi hay đi chợ xa ...
- Một số HS nói tên câu chuyện mình chọn kể.
- HS kể trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011
Toán
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên : cách làm tính, tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, ... 
2. Kĩ năng: HS làm được bài 1, 2, 4, 5.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
- Bảng con, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát, KTSS.
2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS làm bài tập 4, 5 (162) 
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- Nhận xét bảng của HS.
Bài 2 : Tìm x
- Hướng dẫn HS làm vào phiếu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc