Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2012-2013

Tiết 30 : Đạo đức

 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Tiết 1)

A.YÊU CẦU CẦN DẠT :

 - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường ( BVMT) và trách nhiệm tham gia BVMT.

 - Nêu được những việc cần àm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.

 - Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

 * BVMT: Các em biết được hiể u được sự cần thiết và trách nhiệm của con người dể bảo vệ môi trường.Bằng những việc làm cụ thể vừa sức( ở nhà, ở trường, nơi công cộng)

 * Thực hiện teat trồng cây để bảo vệ môi trường là thực hiện lời dạy của bác.

 * Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường. Thu thập và xử lí thông tinh liên quan đến ô nhiểm môi trường và các hoạt động BVMT

B. CHUẨN BỊ :

 - Các tấm bìa xanh , đỏ , vàng

 - Sách Đạo đức 4

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 1. Bài mới :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Khởi động : Trao đổi ý kiến

- Em đã nhận được gì từ môi trường ?

- GV kết luận : Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống con người . Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường ?

Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( Thông tin trang 43,44, SGK )

- Gọi HS dọc thông tin

- Chia lớ nhóm 6 và yêu cầu thảo luận các sự kiện đã nêu trong SGK.

- GV kết luận theo ghi nhớ

- Qua các thông tin trên theo em , môi trường bị ô nhiễm do các nguyên nhân nào ?

* Những hiện rên ảnh hưởng như thế nào ?

* Em có thể làm gì để bảo vệ môi trường ?

* Các em cần làm những việc làm cụ thể vừa sức mình lúc ở nhà, ở trường, nơi công cộng.

- Gọi HS đọc nội dung ghi nhở SGK

Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân ( bài tập 1)

- Giao nhiệm vụ và yêu cầu bài tập 1 . Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá.

- GV kết luận ý đúng.

- Mỗi HS trả lời 1 câu : ( Không được trùng ý kiến của nhau )

- 2 HS (TB) đọc

- Nhóm đọc và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK(*Giỏi, khá, TB,Yếu)

- Đại diện từng nhóm lên trình bày.(Có HS Yếu)

+ Đất bị xói mòn : Diện tích đất trồng trọt sẽ giảm, thiếu lương thực , sẽ dẫn đến nghèo đói .

+ Dầu đổ vào đại dương : gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc bị nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh.

+ Rừng bị thu hẹp : lượng nước ngầm dự trữ giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra ; giảm hoặc mất hẳn các loại cây, các loại thú ; gây xói mòn, đất bị bạc màu.

* Do chính con người gây ra (TB, Yếu)

* Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người như : nước bị ô nhiễm , không khí (Khá, giỏi)

* Không vứt rác xuống dòng sông hay xác súc vật chết .(Có HS Yếu)

- 3 HS(TB, Yếu) đọc

- HS(Có HS trung bình Yếu) bày tỏ ý kiến đánh giá .

+ Các việc làm bảo vệ môi trường : (b) , (c) , (d) , (g) .

+ Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn (a).

+ Giết , mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt , vứt xác xúc vật ra đường , khu chuồng trai gia súc để gần nguồn nước ăn làm ô nhiễm nguồn nước (d) , (e) , (h).

 

doc 32 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TB, Yếu)
- HS (Khá, giỏi)Nhận xét , bổ sung 
a) Đồ ăn, nước uống,.
b) Núi cao, rừng rậm, sa mạc, mưa gió.
c) Thông minh, nhanh nhẹn, ham hiểu biết.
- HS(TB)đọc yêu cầu bài 
- HS(TB, Yếu) thêm 2 phút.
- HS đọc đoạn viết trước lớp.(Có HS Yếu)
- Cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm.(Khá, giỏi)
 3. Củng cố , dặn dò :
	- Nhận xét tiết học .
 - Về nhà viết tiếp đoạn văn nếu chưa xong 
 - Chuẩn bị bài: Câu cảm 
Tiết 30 : Kĩ thuật
 LẮP XE NÔI ( Tiết 2 )
 A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
 - Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
 - Lắp được xe nôi theo mẫu, Xe lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.( HS khá, giỏi)
B. CHUẨN BỊ :
 - Giáo viên : Mẫu xe nôi đã lắp sẵn ; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
 - Học sinh : SGK , bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Lắp xe nôi (tiết 1)
 - Nêu từng bộ phận và cách lắp ráp xe nôi.(TB, Yếu) 
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Lắp xe nôi ( tiết 2 )
Hoạt động 1 : HS thực hành lắp xe nôi
- Yêu cầu HS thực hành theo cặp 
- Cho HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riệng từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra và giúp HS chọn đúng và đủ chi tiết để lắp xe nôi.
- Gọi HS đọc lại nội dung ghi nhớ SGK 
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình cũng như nội dung các bước lắp xe nôi 
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập 
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thưc hành 
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm 
+ Lắp xe nôi đúng mẫu và theo đúng quy trình .
+ Xe nôi lắp chắc chắn, không bị xộc xẹch.
+ Xe nôi chuyển động được.
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS 
- Nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- 2 HS cùng bàn lắp một xe 
(Khá, TB. Giỏi, Yếu)
- Chọn các chi tiết cần dùng.
-1 HS (Khá) đọc to 
- HS thưc hành lắp xe nôi 
- HS(TB, Yếu) cho thêm 3 phút.
- HS trưng bày sản phẩm trước lớp 
- Nhận xét , đánh giá bài bạn theo tiêu chuẩn 
(Khá, giỏi)
- HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp 
- HS(TB, Yếu) them 2 phút.
 3. Nhận xét, dặn dò :
- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập của HS .
 - Chuẩn bị : Lắp xe ô tô 
Thứ tư , tháng năm
Tiết 148: 	 Toán 
	 ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ(TR/156)
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
B. CHUẨN BỊ:
 Hình vẽ SGK 
 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 1. Kiểm tra bài cũ : Tỉ lệ bản đồ.
 - Trên bản dồ tỉlệ 1 : 1000 độ dài thu nhỏ là 1 cm thì độ dài thật là bao nhiêu ? ( 1000 cm )
 - Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 10000 độ dài thu nhỏ 1m thì độ dài thật là bao nhiêu ? ( 10000 m ) 
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : 
 Các em đã biết thế nào là tỉ lệ bản đồ, trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ứng dụng xủa tỉ lệ bản đồ.
Hoạt động1: Hướng dẫn HS làm bài toán 1
- GV hướng dẫn giải :
+ Độ dài thu nhỏ trên bản đồ (đoạn AB) dài mấy xăngtimét?
+ Tỉ lệ bản đồ ở đây là bao nhiêu?
+ 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăngtimét?
- GV :HS nêu miệng kết quả
Hoạt động2 : Hướng dẫn HS làm bài toán 2
- GV thực hiện tương tự như bài toán 1. 
Lưu ý:
- Độ dài thu nhỏ ở bài toán 2 là 102mm
- Đơn vị đo của độ dài thật cùng tên đơn vị đo của độ dài thu nhỏ trên bản đồ. Khi cần ta sẽ đổi đơn vị đo của độ dài thật theo đơn vị đo cần thiết (như m, km)
Hoạt động 3 : Thực hành
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc đề toán 
- Hướng dẫn làm mẫu cột thứ nhất qua câu hỏi :* Hãy đọc tỉ lệ bản đồ 
* Độ dài thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu ?
* Vậy độ dài thật là bao nhiêu ?
- Yêu cầu HS làm các trường hợp còn lại 
Bài tập 2 : Có thể gợi ý :
- Gọi HS đọc đề bài 
* Bài toán cho biết gì? 
* Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào? 
* Chiều dài phòng học (thu nhỏ) trên bản đồ là bao nhiêu? 
* Bài toán hỏi gì? 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3 : ( HS K- G )
- Gọi HS đọc đề toán 
- Yêu cầu HS nêu kết quả. 
- GV chốt lại lời giải đúng
- HS(TB, Yếu)
+ Dài 2cm
+ 1 : 300
+ 300cm
- HS: 6m
- HS(TB, Yếu) lên bảng trình bày 
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
- HS(TB) đọc đề bài SGK
- HS(TB,Yếu)
* là 1: 500 000
* là 2cm
* Độ dài thật là : 2 x 500 000 = 1 000 000 (cm)- - HS làm bài phần còn lại :
Tương tự có : 45 000dm (ở cột hai)
 100 000mm (ở cột ba)
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- Đọc đề, phân tích đề(TB, Yếu))
* Tỉ lệ 1 : 200 , chiều dài 4cm 
* Tỉ lệ 1 : 200
* Là 4cm
* Tìm độ dài thật của phòng học
- HS làm bài .
- HS(TB, Yếu) sửa bài : 
 Chiều dài thật của phòng học là : 8m
-HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- Đọc đề toán 
- HS làm bài và sửa bài 
Quãng đường thành phố Hồ Chí Minh – Quy Nhơn dài là : 675km
 3. Củng cố, dặn dò :
	- HS nêu cách tính độ dài thật trên mặt đất..
	- Nhận xét tiết học
	- Chuẩn bị bài Ứng dụng tỉ lệ bản đồ (tt)
Tiết 60 : Tập đọc 
	 DÒNG SÔNG MẶC ÁO	
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Đọc trôi hảy rành mạch , diễn cảm. Biết nhấn giọng các từ ngữ phù hợp nội dung bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu.
 - Bước dầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm.
 - Hiểu ND : ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.( trả lời được các CH trong SGK; thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng)
B. CHUẨN BỊ :
 - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối nhau và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK.
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Hôm nay các em sẽ học bài thơ Dòng sông mặc áo của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo . Bài thơ là những quan sát , phát hiện của tác giả về vẻ đẹp của dòng sông quê hương . Dòng sông này rất điễu , rất duyên dáng , luôn mặc áo và đổi thay những màu sắc khác nhau theo thời gian , theo màu trời , màu nắng , màu cỏ cây ...
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
- Chia bài 2 đoạn 
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau bài 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Yêu cầu HS luyện đọc cặp
- Gọi HS đọc cả bài thơ 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Gọi HS đọc 2 câu thơ dầu 
- Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu? 
- Gọi HS đọc cả bài thơ 
- Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?
* Cách nói dòng sông mặc áo có gì hay? 
* Em thích hình ảnh nào trong bài? 
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm 1 đoạn của bài. Giọng đọc vui , dịu dàng và dí dỏm . 
- Hướng dẫn học thuộc lòng từng khổ, cả bài.
- HS(TB, Yếu) nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ. 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- 2 HS cùng bàn luyện đọc.(Khá, TB. Giỏi, yếu)
- 2 HS(Khá, giỏi) đọc 
- HS(Khá) đọc 
* Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người đổi màu áo.(TB, Yếu)
- 2 HS(TB) đọc
* Nắng lên-áo lụa đào thướt tha; trưa-xanh như mới may; chiều tôi-màu áo hây hây ráng vàng; tối – áo nhung tím thêu trăm ngàn sao lên; đêm khuya-sông mặc áo đen; sáng ra lại mặc áo hoa.(Khá, giỏi)
* Đây là hình ảnh nhân hoá làm cho con sông trở nên gần gũi với con người hoặc hình ảnh nhân hoá làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, theo màu trời, màu nắng, màu cỏ lá.(Khá, giỏi)
* HS có thể đưa ra nhiều lí do khác nhau.
- 2 HS( có HS Yếu) đọc
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Thi đọc diễn cảm(theo từng nhóm( Khá,giỏi, TB, Yếu)
- Thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài.
(Khá, giỏi)
 3. Củng cố, Dặn dò : 
	- Nêu nội dung bài.(Khá, giỏi)
- Về nhà học thuộc bài thơ.
- Chuẩn bị : Ăng – co Vát 
Tiết 30 : Địa lí 
 THÀNH PHỐ HUẾ
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế.
 - Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ ( lưôc đồ).
 * BVMT: HS Thất được các cảnh đẹp và di tích lịch sử của thành phố Huế. Từ đó giáo dục các em có ý thức bảo vệ và giữ gìn các di tích và cảnh đẹp đó.
B. CHUẨN BỊ:
 - Bản đồ hành chính Việt Nam
 - Hình SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Kiểm tra bài cũ : Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền trung ( tiếp theo )
 - Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung ?(TB, Yếu)
 - Kể tên một số ngành công nghiệp có ở các tỉnh duyên hải miền Trung?(Khá, giỏi)
 2. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài :
 Thành phố Huế được gọi là Cố Đô , được công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1993. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tới thăm thành phố này. 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam
-Yêu cầu HS tìm trên bản đồ kí hiệu và tên thành phố Huế?
+ Thành phố Huế nằm ở tỉnh nào ?
+ Thành phố nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn ?
- GV : Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn , nằm cách biển không xa, trên vùng chuyển tiếp từ đồi thấp sang đồng bằng.
- Yêu cầu HS quan sát lược dồ hình 1 SGK và cho biết : 
+ Dòng sông nào chảy qua thành phố Huế ?
+ Chỉ hướng chảy của dòng sông ?
- Kết luận : Sông Hương hay còn gọi là Hương Giang là dòng sông thơ mộng chảy qua thành phố Huế. Người ta cũng gọi Huế là thành phố bên dòng Hương Giang.
- Giới thiệu : Không chỉ nối tiếng vì có thiên nhiên đẹp, Huế trở nên nổi tiếng vì từng là cố đô với nhiều công trình kiến trúc cổ.
- Quan sát lược đồ, ảnh và với kiến thức của mình, em hãy kể tên các công trình kiến trúc lâu năm của Huế?
+ Vì sao Huế được gọi là cố đô?
- GV chốt: chính các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan và du lịch.
* Giáo dục các em ý thức bảo vệ và giữ gìn cá công trình kiến trúc cũng như giữ vệ sinh những di tíchva2 cảnhd9e5p của đất nước.
Hoạt động 2 : Hoạt động cá nhân
Huế – thành phố du lịch
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, cho biết nếu đi thuyền trên sông Hương , chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của thành phố Huế ?
- GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Hue á: Sông Hương chảy qua thành phố, các khu vườn xum xuê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu; thêm nét đặc sắc về văn hoá: ca múa cung đình (điệu hò dân gian được cải biên phục vụ cho vua chúa trước đây- còn gọi là nhã nhạc Huế đã được thế giới công nhận là di sản văn hoá phi vật thể); làng nghề (nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề kim hoàn); văn hoá ẩm thực (bánh, thức ăn chay).
- Yêu cầu HS quan sát các ảnh trong bài, em hãy mô tả một trong những cảnh đẹp và di tích của Huế
- Nhận xét , khen những em mô tả hấp dẫn .
- HS quan sát bản đồ và tìm(Khá, giỏi)
-Vài em HS nhắc lại^TB, Yếu)
+ Thành phố Huế nằm ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
(TB, Yếu)
+ TP nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn 
(Khá, giỏi)
- Hs quan sát.
+ Sông Hương là dòng sông chảy qua TP Huế.
(TB, Yếu)
+ 2 HS(Khá, giỏi) lên bảng chỉ 
+ Các công trình kiến trúc lâu năm là: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén(Khá, giỏi)
+ Huế là cố đô vì được các vua nhà Nguyễn tổ chức xây dựng từ cách đây 300 năm (cố đô là thủ đô cũ, được xây từ lâu)(Khá, giỏi)
- Đi dọc theo sông Hương có thể ngắm những cảnh đẹp : lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn (thăm Thành Nội), cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba
(Khá, giỏi)
- HS lần lượt mô tả (Có Hs TB, Yếu)
* Kinh thành Huế: một số toà nhà cổ kính.
* Chùa Thiên Mụ: ngay ven sông, có các bậc thang lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng với một số nhà cửa.
* Cầu Tràng Tiền: bắc ngang sông Hương, nhiều nhịp
* Chợ Đông Ba: các dãy nhà lớn nằm ven sông Hương. Đây là khu buôn bán lớn của Huế.
* Cửa biển Thuận An: nơi sông Hương đổ ra biển, có bãi biển bằng phẳng
 3. Củng cố, dặn dò :
 - Giải thích tại sao Huế trở thành thành phố du lịch? ( Ghi nhớ SGK ) HS(TB, Yếu)
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài: Thành phố Đà Nẵng 
Thứ năm , ngày tháng năm 
Tiết 149 : Toán 
	 ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ (TIẾP THEO)TR/156
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
 -Các bài tập không y/c hs trình bày bài giải chỉ nêu kết quả.
B.CHUẨN BỊ:
	Phấn màu
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giơi thiệu bài :
 Các em đã biết cách tính độ dài thật dựa trên độ dài thu nhỏ trên bản đồ và tỉ lệ bản đồ , trong giờ học này các em sẽ học cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ dựa vào độ dài thật và tỉ lệ bản đồ 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS làm bài toán 1
- Nêu bài toán 1 SGK 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán
+ Độ dài thật là bao nhiêu mét?
+ Tỉ lệ bản đồ là tỉ số nào?
+ Phải tính độ dài nào?
+ Theo đơn vị nào?
+ Vì sao cần phải đổi đơn vị đo độ dài của độ dài thật ra xăngtimét?
- Hướng dẫn HS nêu cách giải (như SGK)
- GV có thể giải thích thêm: Tỉ lệ bản đồ 1 : 500 cho biết cứ độ dài thật là 500cm thì ứng với độ dài trên bản đồ là 1cm. Vậy 2000cm thì ứng với 2000 : 500 = 4cm trên bản đồ.
- Nêu đề toán 2 SGK 
- Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS làm bài 
- Nhận xét, sửa chữa 
Hoạt động 2 : Thực hành
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc đề toán 
- Yêu cầu HS tính được độ dài thu nhỏ trên bản đồ theo độ dài thật tỉ lệ bản đồ đã cho rồi điền kết quả vào ô trống tương ứng.
- GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS tự tìm hiểu bài toán rồi giải.
 - GV chốt lại lời giải đúng
- 1 HS(TB) đọc đề toán 
- HS (TB, Yếu) trả lời.
+ 20m
+ 1 : 500
+ độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ
+ xăngtimét
+ Vì độ dài thu nhỏ theo đơn vị xăngtimét thì độ dài thật tương ứng phải là đơn vị xăngtimét.
(Khá, giỏi)
- HS(Khá, giỏi)) nêu cách giải
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- 1 HS(TB) đọc đề toán 
- HS(TB, Yếu) trả lời.
+ Cho biết : Quãng đường HN – Sơn Tây dài 41 Km. Tỉ lệ bản đồ là 1 : 1000 000.
+ Quãng đường HN- ST thu nhỏ trên bản đồ dài bao nhiêu mm ?
- 1 HS(TB) lên bảng giải.
 Đáp số : 41mm
 - HS(Khá, giỏi) nhận xét.
- 1 HS (TB)đọc đề bài 
- HS làm bài.HS(TB, Yếu) sửa bài 
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
- HS làm bài , HS(TB, Yếu) nêu kết quả: 
 Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ là : 12cm
 - HS Khá, giỏi) nhận xét.
 2. Củng cố, dặn dò : 
	- HS nêu cách cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ. (TB, Yếu)
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài: Thực hành .
Tiết 59: Tập làm văn 
	 LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT 
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở( BT1, BT2); bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó ( BT3, BT4).
B. CHUẨN BỊ: 
 -Tranh minh hoạ bài đọc SGK 
 - Một số tranh ảnh : chó , mèo gà .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Gọi HS nhắc lại nội dung ghi nhớ tiết trước (TB, Yếu)
 - 2 HS đọc lại dàn ý bài của mình (Khá, TB) 
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Các em đã học về cấu` tạo của một bài văn tả con vật. Tiết học này giúp các em biết quan sát con vật, biết chọn lọc các chi tiết đặc sắc về con vật miêu tả.
Hướng dẫn quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả:
Bài 1,2:
- Gọi HS đọc bài văn “Đàn ngan mới nở”
- GV yêu cầu HS đọc thầm nội dung bài văn.
- Đểû miêu tả con ngan, tác giả đã quan sát những bộ phận nào cũa chúng? 
 - Gọi HS trình bày những từ ngữ miêu tả những bộ phận của con ngan con (hình dáng, bộ lông, đôi mắt, cái mỏ, cái đầu, 2 cái chân)
- Nhận xét.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
-GV cho HS quan sát tranh về con vật nuôi ở nhà(vd: mèo, chó)
- Nhắc lại yêu cầu và gọi hs nêu các bộ phận cần tả của con vật đó và ghi vào phiếu:
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
Bộ lông
Cái đầu
Hai tai
Đôi mắt
Bộ ria
Bốn chân
Cái đuôi
- Gọi HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và cho HS đọc lại dàn bài.
- HS dựa vào dàn bài để tập tả miệng các bộ phận.
Bài 4:
- GV nêu yêu cầu ”Miêu tả các hoạt động thường xuyên của con mèo(chó)” 
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài ”Con Mèo Hung” SGK để nhớ lại các hoạt động của mèo.
- Cho HS viết đoạn văn tả hoạt động của mèo(chó).
- Gọi HS đọc bài đã làm
- Nhận xét, sửa chữa 
-2 HS(Khá) đọc to.
- HSđọc thầm nội dung 
- Vài HS nêu ý kiến (Có HS Yếu)
- Ghi lại những câu miêu tả mà em cho là hay.
- HS trình bày cá nhân(Có HS Yếu)
- Cả lớp nhận xét và đọc lại những từ ngữ miêu tả đó.
- HS (TB) đọc to yêu cầu
- Cả lớp cùng quan sát
- HS ghi phiếu
-Vài HS( Có HS TB, Yếu) đọc phiếu 
- HS tập làm miệng (Khá, giỏi))
- Cả lớp lắng nghe .
- HS(TB, Yếu)ø nhắc lại
- Cả lớp đọc thầm
- HS viết nháp
- HS trình bày đoạn đã viết.(Có HS Yếu)
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Nhận xét tiết học.
 - về nhà hoàn chỉnh 2 đoạn văn BT 3, 4 .
 - Chuẩn bị: Điền giấy tờ in sẵn.
Tiết 60 : Luyện từ và câu 
 	 CÂU CẢM 
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm, nhận diện được câu cảm .
 - Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm( BT1, mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước ( BT2), nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm( BT3).
B. CHUẨN BỊ :
 - Bảng lớp viết sẵn các câu cảm ở BT 1 (phần nhận xét ).
 - Một vài tờ giấy khổ to để các nhóm thi làm BT2 (phần luyện tập )
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Giới thiệu bài :
 Trong cuộc sống có nhiều chuyện làm chùng ta ngạc nhiên , vui mừng , thán phục hay thậm chí buồn bực, giận dữ. Khi đó mỗi lời nói , thái 9ộ của chúng ta thường biểu lộ tình cảm của mình và chúng ta thường sử dụng câu cảm khi nói. Vậy câu cảm là gì ? Nó có tác dụng gì ? Nó được sử dụng như thế nào ? Câu trả nằm trong bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Nhận xét
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc BT 1,2,3. 
- GV hỏi lần lưỡt từng câu cho HS trả lời :
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 2 : Ghi nhớ 
 Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ SGK 
Hoạt động 3: Luyện tập 
Bài tập 1: Chuyển câu kể thành câu cảm. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu hS tự làm bài 
- GV chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 2: 
- HS làm tương tự như bài tập 1
- GV chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- Gọi HS trình bày 
- GV chốt lại lời giải đúng. 
- 3 HS(TB, Yếu) đọc nối tiếp.
- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến.
Câu 1: HS(Khá, giỏi)
Ý 1: dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông com mèo.
Ý 2: dùng thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo. 
Câu 2: Cuối các câu trên có dấu chấm than.
(TB, Yếu) 
Câu 3: Rút ra kết luận (TB, Yếu)
Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói.
Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, trời, quá, lắm, thật
 4 HS(TB, yếu) đọc nội dung cần ghi nhớ.
- 1 HS(TB) đọc yêu cầu 
- 4 HS lên bảng đặt câu . (Có HS Yếu)
- HS dưới lớp làm VBT 
VD : Ôi, con mèo này bắt chuột giỏi quá!
- HS(TB) đọc yêu cầu. HS làm vào vở bài tập
- HS(TB, Yếu) trình bày
 Câu a: Trời, cậu giỏi quá!
 Câu b: Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp cậu!
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- HS đọc yêu cầu , làm vào vở bài tập 
- HS (TB, yếu)trình bày
 Câu a: Cảm xúc mừng rỡ.
 Câu b: Cảm xúc thán phục.
 Câu c: Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
-HS(Khá, giỏi) nhận xét.
 2. Củng cố,dặn dò : 
	 - GV nhận xét tiết học.
	 - Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ
 - Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu. 
Tiết 59 : Khoa học

Tài liệu đính kèm:

  • docT30.doc