Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Ngọc Hùng Thắng

THƯ THĂM BẠN.

I. Mục đích, yêu cầu :

 1. Kiến thức: Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. Nắm được phần mở bài và phần kết thúc thư.

 2. Biết đọc lá thư lưu loát, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

 3. Thái độ: HS biết chia sẻ buồn vui với bạn.

II. Đồ dùng dạy – học :

- GV :SGK, bảng phụ.

- HS : sách vở .

III. Các hoạt động dạy – học.

 1. Ổn định : Hát, KTSS

 

doc 31 trang Người đăng honganh Lượt xem 1793Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Ngọc Hùng Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dùng để tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên câu ; tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng có nghĩa.
	2. Kĩ năng: Nhận biết được từ đơn và từ phức. Bước đầu làm quen với từ điển, dùng từ điển để tìm hiểu từ.
	3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập
II. Đồ dùng dạy- học :
	- GV : Bảng phụ viết nội dung ghi nhớ.
	- HS : Vở bài tập Tiếng Việt 4.
III. Các hoạt động dạy- học :
	1. Hát
	2. Bài cũ : Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài Dấu hai chấm ở tiết trước.
	3. Bài mới :
- Giới thiệu bài
3.1. Nhận xét
- Gọi HS đọc các yêu cầu của bài.
- Cho HS thảo luận theo cặp các yêu cầu của bài.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
3.2. Ghi nhớ
- Rút ra nội dung ghi nhớ.
3.3. Luyện tập
Bài 1:
- Hướng dẫn HS trao đổi và làm bài.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2 :
- Hướng dẫn HS làm vào vở.
- Gọi HS trình bày bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3 :
- Hướng dẫn và gọi HS đọc câu.
- Nhận xét, ghi điểm.
 4. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò: Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Một HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần Nhận xét.
- HS thảo luận theo cặp, ghi nhanh kết quả trao đổi.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Lời giải
+ ý 1 :
- Từ chỉ gồm một tiếng ( từ đơn) : nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.
- Từ gồm nhiều tiếng (từ phức) : giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
+ ý 2 :
- Tiếng dùng để cấu tạo từ (từ đơn, từ phức).
- Từ được dùng để : Biểu thị sự vật, hoạt động,...( biểu thị ý nghĩa); Cờu tạo câu.
- HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS trao đổi theo cặp và làm vào vở.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Kết quả phân cách :
 Rất /công bằng,/ rất / thông minh/
 Vừa / độ lượng / lại / đa tình,/ đa mang.
+ Từ đơn : rất, vừa, lại.
+ Từ phức : công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- Một số HS trình bày bài của mình.
Ví dụ :
+ Các từ đơn : đẫm, đói, no, ...
+ Các từ phức : anh dũng, cô đơn, mừng rỡ,...
- 1 HS đọc yêu cầu và câu văn mẫu.
- HS đặt câu và tiếp nối nhau đọc câu mình vừa đặt.
VD : + Đẫm : áo bố đẫm mồ hôi.
Chính tả
Cháu nghe câu chuyện của bà.
I. Mục đích, yêu cầu :
	1. Kiến thức: Nghe – viết lại đúng chính tả bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà. Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
	2. Kĩ năng: Viết đúng bài chính tả và các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn :tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã.
	3. Thái độ: ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy – học :
	- GV : SGK, bảng phụ viết nội dung bài 2a.
	- HS :vở bài tập Tiếng Việt tập một, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học :
	1. Hát
	2. Bài cũ :
+ Cho HS viết bảng con hai từ bắt đầu bằng s/x.
	3. Bài mới :	
- Giới thiệu bài
- GV đọc bài thơ.
+ Bài thơ cho em biết điều gì ?
- Cho HS viết từ khó vào bảng con.
- Nhận xét bảng của HS.
- GV đọc cho HS viết bài.
- Đọc lại bài chính tả một lượt.
- Thu chấm 5 – 7 bài.
Bài tập chính tả.
Bài 2a :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS làm vào vở.
- Gọi HS lên chữa bài. 
- Nhận xét, chữa bài của HS.
 4. Củng cố:
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò: Về tìm và ghi vào vở 5 từ chỉ tên các con vật bắt đầu bằng tr/ch.
- HS theo dõi SGK.
- 1 HS đọc lại bài thơ.
+ Bài thơ nói về tình thương của hai bà cháudành cho một cụ già bị lẫn đến không biết đường về nhà.
- HS nhận xét các hiện tượng chính tả và cách trình bày bài.
- HS viết các từ : trước, lưng, rưng rưng.
- HS nghe viết vào vở.
- HS soát lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Làm vào vở bài tập .
- HS lên bảng chữa bài
Lời giải.
+ Tre – không chịu – Trúc dẫu cháy- Tre- tre- đồng chí- chiến đấu- Tre.
- HS chữa bài theo lời giải đúng.
Kĩ thuật
Cắt vải theo đường vạch dấu.
I. Mục tiêu.
	1. Kiến thức: HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
	2. Kĩ năng: Vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng qui trình kỹ thuật.
	3.Thái độ: ý thức an toàn lao động.
II. Đồ dùng dạy - học.
	- GV : Mẫu vật, vải, kéo, phấn, thước.
	- HS: Vải, kéo, phấn, thước.
III. Các hoạt động dạy học.
	1. Hát
	2. Bài cũ: Nêu đặc điểm và cách sử dụng kim.
	3. Bài mới: GTB
Hoạt động1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu mẫu.
- Nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải.
- Cắt vải theo đường vạch dấu được thực hiện như thế nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
* Vạch dấu trên vải.
+ Cho HS quan sát hình 1a, 1b SGK
- GV đính vải lên bảng.
* Cắt vải theo đường vạch dấu.
- Cho HS quan sát hình 2a, 2b SGK
- GV hướng dẫn mẫu: Tì kéo; mở rộng 2 lưỡi kéo, lưỡi kéo nhỏ xuống dưới mặt vải; Tay trái cầm vải nâng nhẹ; 
Đưa lưỡi kéo theo đường vạch dấu. 
- Lưu ý: Giữ an toàn, không đùa nghịch. 
- HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu.
- Vạch dấu để cắt vải được chính xác, không bị xiêu lệch.
- Thực hiện qua 2 bước.
+ Vạch dấu trên vải
+ Cắt vải theo đường vạch dấu.
- HS quan sát
- HS lên thực hiện thao tác đánh dấu thẳng.
- 1 HS thực hiện vạch dấu đường cong.
- HS nêu cách cắt vải thông thường.
- HS quan sát GV làm mẫu.
Hoạt động 3: Thực hành 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu HS.
- GV nêu yêu cầu thời gian thực hành.
- GV quan sát hướng dẫn cho HS yếu
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV tổ chức HS đánh giá theo tiêu chí.
 + Kẻ, vẽ, cắt theo đúng đường vạch dấu.
+ Đường cắt ít mấp mô, răng cưa.
+ Hoàn thành đúng thời gian qui định.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả.
- HS đặt đồ dùng lên bàn
- HS vạch 2 đường dấu thẳng và 2 đường dấu cong và cắt vải theo đường vạch dấu.
- HS thực hành cắt.
- HS trưng bày theo nhóm.
- HS cùng nhận xét - lớp bổ sung.
	4. Củng cố :
	- Nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.
- Nhận xét giờ học
	5. Dặn dò: Về thực hành lại bài. Chuẩn bị vật liệu giờ sau "Khâu thường”.
 Thứ tư ngày 8 tháng 9 năm 2010
Tập đọc
Người ăn xin.
I. Mục đích, yêu cầu :
	1. Kiến thức: Hiểu được từ mới trong bài và hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện : Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
	2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật trong truyện
	3. Thái độ: HS có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm với mọi người.
II. Đồ dùng dạy – học :
	- GV : SGK, bảng phụ.
	- HS : Thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy – học.
	1. ổn định : Hát, KTSS 
	2. Bài cũ :
+ Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Thư thăm bạn và trả lời câu hỏi ( SGK).
	3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Luyện đọc :
- GV tóm tắt nội dung
- Bài văn chia thành mấy đoạn ?
- GV kết hợp luyện phát âm cho HS.
- GV giải nghĩa một số từ.
- GV nhận xét - tuyên dương.
- GV đọc mẫu bài văn. Hướng dẫn cách đọc bài.
- 1 HS khá( giỏi) đọc toàn bài.
- Bài văn gồm 3 đoạn.
- HS đọc tiếp nối đoạn lần 1.
- HS đọc tiếp nối đoạn lần 2.
+ Từ mới : Chú giải (SGK)
- HS luyện đọc trong nhóm
- 1 HS đọc toàn bài
3.3. Tìm hiểu bài:
- Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương ntn?
- HS đọc đoạn 1 của bài.
- Ông lão già lom khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi.
- Em hiểu thế nào là "lọm khọm" ,
"đỏ đọc", "giàn giụa"?
- HS nêu
- Khi nói những chi tiết trên là tác giả đã tả đến đặc điểm nào của nhân vật?
- Đặc điểm ngoại hình.
- Đặc điểm ngoại hình của ông lão giới thiệu cho ta biết điều gì?
* Hình ảnh đáng thương của ông lão ăn xin.
- Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
- HS đọc đoạn 2
- Rất chân thành, thương xót ông lão, tôn trọng ông lão, muốn giúp đỡ ông.
- Những chi tiết nào nói rõ hành động và lời nói của cậu bé?
- Hành động: lục tìm hết túi nọ, túi kia, nắm chặt lấy bàn tay ông lão. 
- Em hiểu : "lẩy bẩy", "tài sản" là gì?
- Nêu ý đoạn 2?
- HS nêu 
* Tình cảm chân thành của cậu bé đối với ông lão ăn xin. 
- Cậu bé không có gì cho ông lão nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi" Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
 - Ông lão nhận được tình thương, sự thông cảm và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành... chặt.
- Câu nói của ông lão cậu bé cũng cảm thấy được nhận chút gì từ ông theo em cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?
- Nhận được từ ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm.
- Nêu hiểu "khản đặc" nghĩa là gì?
- Bị mất giọng, nói gần như không ra tiếng.
- "Nhìn chằm chằm" là nhìn như thế nào? 
- Nêu ý đoạn 3:
- Nêu nội dung của bài: 
- Nhìn chăm chú, lâu không chớp mắt.
* Sự cảm thông và đồng cảm giữa ông lão và cậu bé.
* Nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
3.4. Đọc diễn cảm :
- GV chọn đoạn đọc diễn cảm và đọc mẫu đoạn : “ Tôi chẳng biết làm cách nào... chút gì của ông lão. ”
- Hướng dẫn cách đọc.
- GV cùng HS nhận xét, bình điểm.
 4. Củng cố :
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
 - Liên hệ giáo dục. Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
- Dặn về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc nối tiếp bài và nêu cách đọc.
- HS theo dõi
- HS đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nêu.
- 1 HS đọc nội dung bài.
Toán
Luyện tập.
I. Mục tiêu :
	1. Kiến thức: Bước đầu nhận biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
	2. Kĩ năng: Đọc, viết được các số đến lớp triệu. Làm được các bài 1,2,3,4.
	3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
	- GV :SGK, bảng phụ kẻ sẵn bảng bài tập 4 SGK(17).
	- HS :sách vở, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy – học :
	1. Hát
	2. Bài cũ :
+ Kiểm tra 2 HS đọc các số sau : 178 320 005 ; 1 000 001.
	3. Bài mới :
- Giới thiệu bài
Bài 1 (17) : Đọc số và nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số sau :
- GV gọi HS đọc số.
Bài 2 (17) : Viết số, biết số đó gồm :
- Cho HS đọc yêu cầu và làm vào bảng con.
- Nhận xét sau mỗi lần giơ bảng.
Bài 3 (17)
- GV hướng dẫn HS làm vào vở.
- GV chấm, chữa bài.
Bài 4 (17) 
- GV giảng: Cho biết : Một nghìn triệu gọi là một tỉ.
- Cho HS lên bảng viết.
- GV nhận xét - ghi điểm.
 4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau .
- HS đọc yêu cầu 
- HS đọc số và nêu giá trị của chữ số 3.
a. 35 627 449 
- Giá trị của chữ số 3 là : 30 000 000.
b. 123 456 789	
- Giá trị của chữ số 3 là : 3000 000.
c. 82 175 263	
- Giá trị của chữ số 3 là : 3 đơn vị.
d. 850 003 200	
- Giá trị của chữ số 3 là : 3000.
- HS đọc yêu cầu và làm vào bảng con
a. 5 760 342
c. 50 076 342
b. 5 706 342
d. 57 634 002
- HS đọc yêu cầu của bài và đọc bảng thống kê sau đó làm vào vở.
a. Trong các nước đó :
- Nước ấn độ có số dân nhiều nhất.
- Nước Lào có số dân ít nhất.
b. Tên các nước có số dân theo thứ tự từ ít đến nhiều :
Lào, Cam- pu chia, Việt Nam, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, ấn độ.
+ Viết vào chỗ chấm.
- HS điền vào bảng.
Viết
Đọc
1 000 000 000
5 000 000 000
315 000 000 000
 Một nghìn triệu hay 1 tỉ
Năm nghìn triệu hay 5 tỉ
Ba trăm mười lăm nghìn triệu hay 315 tỉ.
Địa lý
Một số dân tộc ở hoàng liên sơn.
 I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
 	2. Kĩ năng: Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. HS khá, giỏi giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở.
	 3. Thái độ: Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bản đồ địa lý Việt Nam. Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
 	- HS: Thước kẻ, bút chì.
 III. Các hoạt động dạy - học.
	1. Hát
	2. Bài cũ: - Nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
	3. Bài mới: GTB
Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của 1 số dân tộc ít người.
* Mục tiêu: HS biết được dân cư của Hoàng Liên Sơn và địa bàn cư trú chủ yếu của 1 số dân tộc ít người.
* Cách tiến hành:
+ Cho HS đọc bài.
- Dân cư cở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng?
- 1 HS đọc mục 1 SGK
- Dân cư thưa thớt.
- Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?
- Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái, Mông...
- Xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao?
 - Thái, Dao, Mông
- Những người dân ở những nơi núi cao thường đi bằng những phương tiện gì?
- Chỉ có thể đi bộ hoặc đi bằng ngựa.
* KL: GV chốt lại ý chính. 
 Hoạt động 2: Bản làng với nhà sàn:
* Mục tiêu: HS hiểu và biết được các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống tập trung thành bản.
* Cách tiến hành
+ Cho HS quan sát tranh, ảnh.
- Hs quan sát tranh, ảnh
- Các dân tộc Hoàng Liên Sơn thường sống như thế nào?
- Thường sống tập trung thành từng làng, bản.
- Bản làng thường nằm ở đâu?
- Bản làng có nhiều nhà hay ít nhà?
- ở sườn núi hoặc thung lũng.
- Mỗi bản có khoảng mươi nhà.
- Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?
- Sống ở nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ.
- Nhà sàn được làm bằng những vật liệu gì?
- Bằng các vật liệu tự nhiên: Gỗ, tranh, tre... 
- Hiện nay ở nhà sàn có gì thay đổi?
- Nhiều nơi có nhà sàn mái lợp ngói.
* Kết luận: GV chốt ý chính.
Hoạt động 3: Chợ phiên, lễ hội, trang phục.
* Mục tiêu: Nắm và trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về trang phục, lễ hội của dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
* Cách tiến hành
- Cho HS quan sát tranh ảnh.
- HS quan sát kênh hình, kênh chữ trong SGK. 
- Cho HS hoạt động nhóm
- HS thảo luận nhóm 4
- Nêu những hoạt động trong chợ phiên?
- Bán mua, trao đổi hàng hoá đ Còn là nơi giao lưu văn hóa và gặp gỡ kết bạn của thanh niên nam nữ.
- Em hiểu chợ phiên là gì?
- Được họp vào những ngày nhất định.
- Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
- Hội chợ núi mùa xuân, hội xuống đồng, ..., thường được tổ chức vào mùa xuân.
- Trong lễ hội thường có những hoạt động nào?
- Thi hát, múa sạp, ném còn,...
- Nhận xét về trang phục?
- Được may, thêu, trang trí rất công phu và có màu sắc sặc sỡ. 
* KL: Các dân tộc Hoàng Liên Sơn có những đặc điểm tiêu biểu nào về trang phục sinh hoạt lễ hội?
- HS trình bày
- GV nhận xét - chốt lại ý đúng.
- HS nêu ghi nhớ (SGK).
	4. Củng cố:
- Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?
- Nhận xét giờ học.
	5. Dặn dò: Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Hoạt động ngoài giờ
ATGT: Bài 3
Đi xe đạp an toàn.
I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: HS biết đi xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ rễ đi, nhưng phải đảm bảo an toàn . Hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể được đi xe. Biết những quy định của luật GTĐB , có thói quen quan sát lề đường .
	2. Kĩ năng: Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.
	3. Thái độ: Có ý thức chỉ đi xe đạp cỡ nhỏ của trẻ em và thực hiện các quy định đảm bảo ATGT.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Xe đạp, sơ đồ một ngã tư có vòng xuyến.
	- HS: Thước kẻ, bút chì.
III.Hoạt động dạy học:
	1. ổn định: Hát
	2. Bài cũ: Biển báo hiệu giao thông gồm có mấy nhóm biển báo?
	3. Bài mới: GTB
Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp an toàn
* Mục tiêu: HS xác định được thế nào là một chiếc xe đạp bảo đảm an toàn.
* Cách tiến hành:
- ở lớp ta có những ai biết đi xe đạp?
- Hs liên hệ trả lời.
- Chiếc xe đạp bảo đảm an toàn là chiếc xe như thế nào?
- Xe phải tốt, có đủ các bộ phận phanh, đèn, chắn bùn, chắn xích.
- GV nhận xét - kết luận: Muốn đảm bảo an toàn khi đi đường trẻ em phải đi xe đạp nhỏ, đó là xe của trẻ em.
Hoạt động 2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường.
* Mục tiêu: HS biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và sơ đồ, yêu cầu:
+ Chỉ trên sơ đồ phân tích hướng đi đúng, sai?
+ Chỉ trong tranh những hành vi sai( Phân tích nguy cơ tai nạn)?
- GV nhận xét và tóm tắt ý đúng.
- HS quan sát tranh và sơ đồ, thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày
 4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học, liên hệ. 
 5. Dặn dò: Về ôn lại bài và thực hiện tốt khi đi xe trên đường.
- HS nhắc lại nội dung
Thứ năm ngày 9 tháng 9 năm 2010
Toán
Dãy số tự nhiên.
I. Mục tiêu :
	1. Kiến thức: Nhận biết số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
	2. Kĩ năng: Nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. Làm được bài tập 1,2,3,4.
	3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
	- GV :SGK, bảng phụ kẻ sẵn tia số.
	- HS :sách vở, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy – học :
	1. ổn định : Hát, KTSS
	2. Bài cũ : - Cho HS viết bảng con : 5 760 342
	3. Bài mới :
- Giới thiệu bài
3.1. Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- GV giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- GV biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số cho HS quan sát.
3.2. Trong dãy số tự nhiên.
- Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
3.3. Thực hành :
Bài 1(19) : Viết số tự nhiên liền sau của mỗi số sau vào ô trống
- Hướng dẫn và gọi HS lên bảng làm.
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 2 (19) :Viết số tự nhiên liền trước của mỗi số sau vào ô trống.
- Cho HS thi làm bài giữa các nhóm.
- Nhận xét bài của HS tuyên dương.
Bài 3 (19) : Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có 3 số tự nhiên liên tiếp :
- HS trao đổi theo cặp, sau đó làm vào vở.
- Gọi HS lên chữa bài.
- GV nhận xét.
Bài 4 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
- Cho HS làm vào vở.
- GV chấm, chữa bài.
 4. Củng cố:
- Gọi HS nêu lại một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò: Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau .
- HS theo dõi
a. Các số : 0, 1, 2, 3... 9, 10... 100... 1000 là các số tự nhiên.
- Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên.
0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10 ...
b. Có thể biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số :
 0
 1
 2
 3
 4
 5
 6
- Số 0 ứng với điểm gốc của tia số. Mỗi số tự nhiên ứng với một điểm trên tia số.
- Không có số tự nhiên lớn nhất và dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi.
- Không có số tự nhiên nào liền trước số 0 nên số 0 là số tự nhiên bé nhất.
- Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
- HS đọc yêu cầu và lên bảng làm bài.
6
7
29
30
99
100
100
101
1000
1001
- HS đọc yêu cầu và làm bài theo nhóm.
11
12
99
100
999
1000
1001
1002
9999
10 000
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài. 
a. 4 ; 5 ; 6 b. 86 ; 87 ; 88
c. 896 ; 897 ; 898 d. 9 ; 10 ; 11
e. 99 ; 100 ; 101 g. 9998 ; 9999 ; 10 000
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 
a. 909 ; 910 ; 911 ; 912 ; 913 ; 914 ; 915 ; 916
b. 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 ; 10 ; 12 ; 14 ; 16 ; 18 ; 20
c. 1 ; 3 ; 5 ; 7 ; 9 ; 11 ; 13 ; 15 ; 17 ; 19 ; 21
- HS nêu.
Tập làm văn
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
I. Mục đích, yêu cầu
	1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩ của nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật, nói lên ý nghĩa của câu chuyện..
	2. Thái độ: Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách : trực tiếp và gián tiếp.
	3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy – học :
	- GV : bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập 1, 2, 3 của phần nhận xét.
	- HS : vở bài tập Tiếng Việt 4.
III. Các hoạt động dạy – học :
	1. Hát
	2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS đọc phần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
	3. Bài mới :
- Giới thiệu bài
3.1. Nhận xét.
Bài tập 1, 2 :
- Cho HS viết lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé trong bài Người ăn xin.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 3 :
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp sau đó phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
3.2. Ghi nhớ :
- Rút ra phần ghi nhớ.
3.3. Luyện tập
Bài tập 1 :
- Hướng dẫn và gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2 :
- Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét bài của HS.
Bài tập 3 :
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét - ghi điểm.
 4. Củng cố:
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò: Về xem lại bài và chuẩn bị bài giờ sau.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc bài Người ăn xin, viết vào vở bài tập những câu ghi kại lời nói, ý nghĩ của cậu bé. Nêu nhận xét.
- Một số HS lên bảng chữa bài.
- 2 HS đọc nội dung, yêu cầu của bài.
- HS trao đổi theo cặp sau đó phát biểu ý kiến.
Lời giải
+ Cách 1 : Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn lời của ông lão.
+ Cách 2 : Tác giả (nhân vật xưng tôi) thuật lại gián tiếp lời của ông lão.
- HS đọc phần ghi nhớ (SGK)
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- HS trao đổi và phát biểu ý kiến.
Lời giải
+ Lời dẫn gián tiếp : (Cậu bé thứ nhất định nói dối là) bị chó sói đuổi.
+ Lời dẫn trực tiếp : 
- Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi gặp ông ngoại.
- Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
Mẫu (lời dẫn trực tiếp) :
 Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước :
 - Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân.
- 2 HS lên bảng chữa bài. 
 Khoa học
 Vai trò của chất đạm và chất béo.
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: Nêu được vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể: Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể. Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min A, D, E, K.
	2. Kĩ năng: Kể tên 1 số thức ăn chứa nhiều chất đạm và một số thức ăn chứa nhiều chất béo.
	3. Thái độ: Có ý thức trong việc ăn uống để đảm bảo sức khoẻ.
II. Đồ dùng dạy - học.
	- GV : Hình SGK phóng to.
	- HS: Thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học.
	1. Hát
	2. Bài cũ: Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường? Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường?
	3. Bài mới:
 Hoạt động1: Vai trò của chất đạm và chất béo.
* Mục tiêu: Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc