Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2017-2018 - Ma Thị Năm

Thứ

ngày Tiết

TKB Môn học Tiết

PPCT Phân môn Tên bài dạy

Hai

 1 Tiếng Việt 17 Tập đọc Thư thăm bạn.

 2 Toán 11 Triệu và lớp triệu (tt).

 3 Khoa học 5 Vai trò của chất đạm và chất béo.

 4 Đạo đức 3 Vượt khó trong học tập (tiết 1)

 5 GDKNS - CC 3 GDKNS: Thực hiện nội qui lớp học.

CC: Tuần 3

Ba

1 Toán 12 Luyện tập.

 2 Tiếng Việt 18 Chính tả Nghe viết: Cháu nghe câu chuyện của bà

 3 Tiếng Việt 19 LT&Câu Từ đơn và từ phức.

 4 Lịch sử&Địa lí 5 Lịch sử Nước Văn Lang.

 5 Kỹ thuật 3 Cắt vải theo đường vạch dấu.

 1 Tiếng Việt 20 Tập đọc Người ăn xin.

 2 Tiếng Việt 21 TLV Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

 3 Toán 13 Luyện tập.

 4 Âm nhạc 3 (Gv chuyên)

 5 Khoa học 6 Vai trò của vitamin-Chất khoáng&chất xơ.

Năm

 1 Toán 14 Dãy số tự nhiên.

 2 Tiếng Việt 22 Kểchuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc.

 3 Tiếng Việt 23 LT&Câu MRVT: Nhân hậu - Đoàn kết.

 4 Lịch sử&Địa lí 6 Địa lí Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.

 5

Sáu

 1 Mỹ thuật 3 (Gv chuyên)

 2 Tiếng Việt 24 TLV Viết thư.

 3 Toán 15 Viết số tự nhiên trong hệ thập phân.

 4 ATGT - SH 3 ATGT: Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn SH: Tuần 3

 5

 

docx 39 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2017-2018 - Ma Thị Năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 con.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Luyện từ và câu
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, tiếng dùng để tạo nên từ còn từ dùng để tạo nên câu, tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa còn từ bao giờ cũng có nghĩa.
- Phân biệt được từ đơn và từ phức (ND ghi nhớ). 
- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) dể tìm hiểu về từ (BT2, BT3). 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Từ điển, sách giáo khoa, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát
2. Bài cũ:
+ Nêu tác dụng và cách dùng dấu hai chấm?
- GV giới thiệu đoạn văn có dùng dấu hai chấm.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: Từ đơn và từ phức.
HĐ 1: - Hướng dẫn tìm hiểu bài.
*Phần nhận xét
- GV hướng dẫn HS làm bài tập. 
- GV ghi bảng nội dung đoạn văn: 
- GV yêu cầu HS đếm xem có bao nhiêu từ. Lưu ý HS mỗi từ phân cách nhau bằng dấu /
- GV yêu cầu HS nhận xét:
+ Từ nào có một tiếng?
+ Từ nào có hai tiếng?
- GV cho HS xem xét và trả lời.
Kết luận.
* Từ chỉ gồm 1 tiếng là từ đơn. 
* Từ phức là từ gồm nhiều tiếng.
- GV lưu ý HS. 
* Từ có nghĩa khác có một số từ không có nghĩa do đó phải kết hợp với một số tiếng khác mới có nghĩa.
Ví dụ: bỏng - xuý
+ Theo em tiếng dùng để làm gì 
+ Từ dùng để làm gì ?
- Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận.
* Tiếng cấu tạo nên từ. Từ dùng để tạo thành câu. 
* Ghi nhớ: SGK 
HĐ 2: - Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp trao đổi và làm theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày từ nào một tiếng, từ nào hai tiếng và đọc to từ đó.
- GV nhận xét, chốt lờì giải đúng.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS và ghi lại 3 từ đơn, 3 từ phức.
- GV nhận xét và yêu cầu HS đặt câu.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS tự đặt câu với một từ đơn và một từ phức vừa tìm được. 
- Gọi 1 HS lên bảng đặt câu, 1 số HS đọc câu mình đặt.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
+ Thế nào là từ đơn?
+ Thế nào là từ ghép? 
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học thuộc phần GN.
- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết.
- HS hát.
+ Một HS nêu.
 2 HS đọc và nêu ý nghĩa của từng dấu hai chấm trong đoạn văn. 
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS đọc y/c bài tập.
- Nhóm bàn thực hiện thảo luận.
- HS đếm và nêu lên. 
- HS nhận xét. 
+ Từ 1 tiếng: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, hanh, là.
+ Từ 2 tiếng: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
- Nhiều HS nhắc lại.
HS theo dõi.
+ Tiếng cấu tạo nên từ.
+ Từ dùng để tạo thành câu.
- HS nhận xét và nêu theo ý mình.
- Nhiều HS đọc phần ghi nhớ.
Bài 1: 
 1 HS nêu yêu cầu bài 1.
- Nhóm trình bày
Rất /công bằng,/ rất /thông minh
Vừa /độ lượng /lại/ đa tình /đa mang.
- Cả lớp nhận xét.
Bài 2: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài. VD:
+ Từ đơn: ba, cơm, đi, ..
+ Từ phức: học sinh, lang thang, chùn chùn, 
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3: 
- HS làm vào vở.
Ví dụ:
* Ba em đi cày ruộng.
* Học sinh đang tung tăng đến trường. - Cả lớp nhận xét bài làm bạn. 
+ HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện. 
Tiết 4: Lịch sử
NƯỚC VĂN LANG
I. Mục tiêu: 
- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Cổ:
+ Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.
- Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
+ Người Lạc Liệt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình trong SGK phóng to - Phiếu học tập
- Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ .
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra sách, vở, dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
- GTB: - Nước Văn Lang.
*Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Hoàn cảnh ra đời của nước Văn Lang.
HĐ1: Làm việc cả lớp.
- Treo lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng. 
- Giới thiệu về trục thời gian: Người ta quy ước năm 0 là năm Công nguyên (CN); phía bên trái hoặc phía dưới năm CN là những năm trước CN; phía bên phải hoặc phía trên năm CN là những năm sau CN.
- Y/c HS xác định địa phận của nước Văn Lang & kinh đô Văn Lang trên bản đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian.
+ Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên gọi là gì?
+ Nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Nước Văn Lang  khu vực nào?
- Gọi 1 HS lên bảng xác định trên trục thời gian năm ra đời của nước Văn Lang.
+ Kinh đô của nước Văn Lang ở đâu?
- Gọi 1 HS lên bảng chỉ địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang ở trên bản đồ?
HĐ2: Làm việc cá nhân.
+ Nước Văn Lang tổ chức xã hội như thế nào?
- GV đưa ra khung sơ đồ(chưa điền nội dung) 
HĐ3: Thảo luận nhóm bàn
- Tìm hiểu đời sống vất chất tinh thần của người Lạc Việt Làm việc nhóm.
- GV đưa ra khung bảng thống kê phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.
- HS hát.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe. 
- HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát lược đồ.
- HS theo dõi.
 TCN CN SCN
 500 năm Năm 0 500 năm 
- HS dựa vào kênh hình và kênh chữ trong SGK để xác định địa phận của nước Văn Lang & kinh đô Văn Lang trên bảng đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian
+ Nước Văn Lang.
+ Khoảng năm 700 trước công nguyên.
+  sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
 TCN CN SCN
 Năm700 500 0 500 
+ Phong Châu (Phú Thọ).
- HS lên bảng chỉ.
- HS có nhiệm vụ đọc SGK & điền vào sơ đồ các giai tầng sao cho phù hợp. 
+ Tầng lớp Nô tì , Lạc dân , Lạc tướng , Lạc hầu ,..
- HS trả lời, HS khác bổ sung . 
Vua
Lạc hầu,Lạc tướng
Lạc dân
Nô tì
- HS làm việc theo nhóm bàn.
- Bảng thống kê.
Sản xuất
Ăn
Mặc & trang điểm
Ở
Lễ hội
- Lúa
- Khoai, cây ăn quả, ươm tơ dệt vải.
- Đúc đồng, giáo mác, mũi tên, rìu, lưỡi cày, nặm đồ đất, đóng thuyền. 
- Cơm, xôi Bánh chưng, bánh giầy,
 Uống rượu,
 Mắm
Phụ nữ dùng nhiều đồ trang sức, búi tóc hoặc cạo trọc đầu .
- Nhà sàn, Quây quần thành làng
Vui chơi, nhảy múa
Đua thuyền
Đấu vật
- GV gọi 1,2 HS mô tả đời sống vật chất tinh thần của người Lạc Việt.
* Bài học SGK (Trang 14).
4. Củng cố:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS mô tả.
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Tiết 5: Kỹ thuật 
CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
I. Mục tiêu:
- HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Vạch được dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, đúng kỹ thuật.
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh quy trình cắt vải theo đường vạch dấu.
- Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và cắt dài khoảng 7- 8cm theo đường vạch dấu thẳng.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
- Một mảnh vải có kích thước 15cm +30cm.
- Kéo cắt vải; Phấn vạch trên vải, thước may.
III. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: 
- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới: 
- GTB: - Cắt vải theo đường vạch dấu.
HĐ 1: - Hướng dẫn HS quan sát.
- GV cho HS quan sát mẫu và nhận xét.
- GV nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải?
HĐ 2: - Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
1. Vạch dấu trên vải 
- Cho HS quan sát hình 1a, 1b và cho biết cách vạch dấu.
- GV đính mảnh vải lên bảng gọi HS lên bảng thực hành.
2. Cắt vải theo đường vạch dấu:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2a,2b và nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.
HĐ 3: - Thực hành.
- GV yêu cầu HS thực hành trong vòng 15 phút
HĐ 4: - Đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS chuẩn bị đầy đủ đồ dung học tập cho tiết sau.
- HS hát.
- HS trình bày đồ dùng học tập.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát, nhận xét
- Một mảnh vải đẫ được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và đã cắt một khoảng 7, 8 cm.
- Vạch dấu để cắt vải chính xác không bị xê dịch.
- Vạch dấu theo đường thẳng bằng thước kẻ.
- Vạch dấu theo đường cong vào vị trí đã định phụ thuộc vào yêu cầu cắt may.
 1 HS thao tác theo đường thẳng.
 1 HS thao tác theo đường cong.
- Tỳ kéo lên mắt bàn để cắt cho chuẩn 
- Mở rộng hai lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới mặt vải để vải không bị cộm lên. 
- Tay trái cầm vải nâng nhẹ lên tay phải cắt vải.
- HS thực hành vạch dấu rồi cắt vải: 2 đường dấu thẳng, 2 đường dấu cong.
- HS nhận xét sản phẩm của bạn.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ tư ngày 13 tháng 09 năm 2017
Tiết 1: Tập đọc
NGƯỜI ĂN XIN
I. Mục tiêu: 
- Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. (trả lời được CH1,2,3) 
* HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 SGK. 
* Kĩ năng sống: 
- Giao tiếp ứng sử lịch sự trong giao tiếp.
- Xác định giá trị (nhận biết được vẻ đẹp của những tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống).
- Thể hiện sự cảm thông (biết cách thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu hỏi luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc bài Thư thăm bạn và trả lời câu hỏi 1.2.3 trong bài.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: - GTB: Người ăn xin.
HĐ 1: - Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
- Cho HS quan sát tranh.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV nêu giọng đọc chung toàn bài.
- GV chia đoạn:
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp tìm từ khó.
- Luyện đọc câu dài: 
- GV nghe nhận xét sửa sai cho HS.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp với giải nghĩa từ.
- HS đọc và giải nghĩa từ: tài sản, lẩy bẩy, khản đặc.
- Luyện đọc trong nhóm. 
- GV đọc diễn cảm bài. 
- GV nhận xét đánh giá.
*Tìm hiểu bài:
H1: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
H2: Cậu bé đã hành động và nói như thế nào?
+ Hành động và lờ nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
H3: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? 
- Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? (Dành cho HS khá, giỏi).
*Nội dung chính của bài nói lên điều gì?
HĐ 2: - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn “Tôi chẳng biết  của ông lão”.
- GV đọc mẫu.
- GV nhận xét đánh giá. 
4. Củng cố:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
- GV nói cho HS hiểu, biết thông cảm, sẻ chia, giúp đỡ người khó khăn trong cuộc sống.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài: Một người chính trực.
- HS hát.
 3 HS đọc.
 3 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát tranh
 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cầu xin cứu giúp.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến không có gì để cho ông cả.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài, học sinh khác đọc thầm theo.
- lọm khọm, giàn giụa, thảm hại, sưng húp, rên rỉ, run lẩy bẩy, khản đặc.
- Đôi mắt lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt//. Đôi môi tái nhợt,//áo quần tả tơi thảm hại.//Chao ôi!// cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào.//
- HS luyện đọc từ khó,câu dài.
 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài, HS khác đọc thầm theo.
 2 HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc trong nhóm 3
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
+ Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rĩ cầu xin.
+ Hành động: Rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nên cố gắng lục tìm hết túi nọ, túi kia. Nắm chặt lấy bàn tay ông lão. 
+ Lời nói: Xin ông lão đừng giận cháu không có gì cho ông cả.
+ Hành động và lời nói của câu bé chứng tỏ cậu chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông lão, muốn giúp đỡ ông. 
+ Ông lão nhận được tình thương, sự thông cảm và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành, qua cái nắm tay rất chặt. 
+ Nhận được lòng biết ơn, sự đồng cảm: hiểu tấm lòng của cậu.
*Nội dung: Ca ngợi câu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. 
 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhận xét.
- Con người phải biết thương yêu nhau.
- Biết thông cảm, sẻ chia, giúp đỡ người khó khăn trong cuộc sống.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Tiết 2: Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
- Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK).
- Lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết lộ tình cảm qua giọng kể.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Một số truyện viết về lòng nhân hậu (GV và HS sưu tầm): truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có).
- Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu 1 HS kể lại 1 đoạn câu chuyện “Nàng tiên Ốc”.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
- GTB: - Kể chuyện đã nghe đã đọc.
- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
HĐ 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS đọc lại đề và gạch dưới những từ quan trọng của đề.
- Yêu cầu HS đọc 4 gợi ý của bài.
- Yêu cầu HS làm theo gợi ý, HS nên kể các câu chuyện ngoài dựa trên hiểu biết về biểu hiện của lòng nhân hậu, HS cũng có thể kể các truyện trong sách. Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện của mình.
- Dán bảng dàn bài một câu chuyện và nhắc nhở HS khi kể cần:
+ Giới thiệu câu chuyện.
+ Kể phải có đầu có đuôi, có diễn biến, có kết thúc.
- Với những chuyện dài HS chỉ cần kể vài đoạn.
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyệ.n 
- Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Các nhóm đặt câu hỏi cho nhóm lên kể.
- Tổ chức cho HS bình chọn theo các tiêu chí GV nêu.
- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương.
4. Củng cố: 
- GV nhắc HS: biết yêu thương mọi người.
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò:
- Y/c về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài: Một nhà thơ chân chính.
- HS hát.
 1 HS kể lại 1 đoạn câu chuyện “Nàng tiên Ốc”
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài. 
- Đọc và gạch dưới những từ quan trọng: Kể lại câu chuyện em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu.
- Đọc:
+ Nêu một số biểu hiện của lòng nhân hậu.
+ Tìm truyện về lòng nhân hậu ở đâu?
+ Kể chuyện, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- HS theo dõi
- Giới thiệu về câu chuyện mình sắp kể.
- HS quan sát, đọc thầm.
- HS lắng nghe.
- Kể chuyện theo cặp.
- Hỏi đáp trong HS.
- Cho đại diện các nhóm lên thi kể.
- Bình chọn HS kể hay, kể truyền cảm, hấp dẫn
- HS nhận xét tuyên dương bạn.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS tự tìm câu chuyện ngoài SGK để kể và thực hiện.
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Đọc, viết thành thạo số đến lớp triệu.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (chỉ nêu giá trị của chữ số 3), bài 2(a,b), bài 3(a), bài 4.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát. 
2. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, HS lớp làm bảng con. 
- GV nhận xét, đánh giá 
3. Bài mới: - GTB: - Luyện tập.
HĐ : - Luyện tập.
Bài 1: 
- Đọc số và nêu giá trị chữ số 3 
- GV YCHS suy nghĩ cá nhân
- Gọi HS nối tiếp trình bày trình bày.
Bài 2: (a,b)
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- YCHS làm nháp
GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
a, 5triệu, 7trăm nghìn, 6chục nghìn, 3trăm, 4chục, 2 đơn vị
b. 5triệu, 7trăm nghìn, 6nghìn, 3trăm, 4chục, 2đơn vị
*Dành cho học sinh khá giỏi: 
c. 5chục triệu, 7chục nghìn, 6nghìn, 3trăm, 4chục 2 đơn vị
d. 5chục triệu, 7triệu, 6trăm nghìn, 3chục nghìn, 4nghìn, 2 đơn vị.
Bài 3a: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
Tên nước
Số dân
Việt Nam
77 263 000
Lào
5 300 000
Cam-pu-chia
10 900 000
Liên-bang Nga
147 200 000
Hoa kỳ
273 300 000
Ân độ
989 200 000
- GV nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bài 4: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS đếm thêm từ 100 triệu đến 900 triệu
- Nếu đếm như trên thì số tiếp theo số 900 triệu là số nào? 
- GV nói: một nghìn triệu còn gọi là “1 tỷ”.
 1 tỷ được viết là: 1000 000 000.
- Hướng dẫn HS làm vào PHT.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
4. Củng cố:
- Gọi HS lên ghi số, đọc số & nêu các chữ số ở hàng nào, lớp nào?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS chuẩn bị bài: Dãy số tự nhiên
- HS hát.
 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào bảng con.
a)Số bé nhất trong các số:
179 234 587, 179 234 587, 197 432 578, 179 875 432
b) Số lớn nhất trong các số:
457 231 045, 475 213 045, 457 031 245, 475 245 310.
- HS nhận xét, bổ sung chữa bài.
- HS nhắc lại tên bài. 
- HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS làm việc cá nhân, trình bày miệng trước lớp.
a. Giá trị chữ số 3 là 30 000 000
b. Giá trị chữ số 3 là 3 000 000 
c. Giá trị chữ số 3 là 3
d. Giá trị chữ số 3 là 3 000
Bài 2: (a,b)
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào nháp
- HS lên bảng chữ bài
a. 5 760 342 
b. 5 706 342
c. 50 076 342
d. 57634002
Bài 3a: 
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm vào vở.
a) - Nước có số dân nhiều nhất là Ấn Độ: 
989 200 000 dân
- Nước có số dân ít nhất là Lào: 5 300 000 dân
- HS nhận xét chữa bài.
Bài 4: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 1 HS lên bảng viết chữ số 1 vào cột hàng đơn vị, chữ số 2 vào cột hàng chục, chữ số 3 vào cột hàng trăm.
 2 HS thực hiện như trên.
- HS đếm thêm từ 100 triệu đến 900 triệu.
- HS đọc yêu cầu.
- Một nghìn triệu.
- HS theo dõi.
- HS làm PHT.
- HS nhận xét, chữa bài.
Viết
Đọc
5 000 000 000
Năm tỉ
315000000 000
Ba trăm mười lăm tỉ
3 000 000 000
Ba tỉ
 2 HS nhắc lại tên các hàng và lớp. 
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 4: Âm nhạc (Giáo viên chuyên)
Tiết 5: Khoa học
VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN -CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
I. Mục tiêu: 
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau, ), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẫm, ) và chất xơ (các loại rau).
- Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể:
	+ Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
	+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
	+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Hình trang 14,15 SGK, Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: 
- Em hãy cho biết những loại thức ăn nào chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng?
- Chất béo có vai trò gì? Kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất béo?
- Thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu?
- GV nhận xét đánh giá. 
3. Bài mới: - GTB: Vai trò của Vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
HĐ1: Hoạt động nhóm đôi.
- Những loại thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ.
 - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát các hình minh họa ở SGK/14,15. Nói cho nhau biết tên các thức ăn có chứa vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
- Gọi 3 cặp HS thực hiện hỏi và trả lời trước lớp.
+ Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ? 
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm nói tốt.
HĐ2: Hoạt động nhóm.
- Vai trò của vi-ta-min, chất khống và chất xơ. 
- Chia lớp thành 3 nhóm. Đặt tên cho các nhóm và nêu yêu cầu:
* Nhóm vi-ta-min: 
+ Kể tên một số vi-ta-min mà em biết. Nêu vai trò của vi-ta-min đó?
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min đối với cơ thể?
+ Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ ra sao? 
* Nhóm chất xơ và nước: câu hỏi tương 
* Nhóm chất khoáng: tự
- GV nhận xét, kết luận và mở rộng thêm.
HĐ3: Thảo luận nhóm.
- Nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
- GV phát phiếu, y/c thảo luận để hoàn thành.
+ Các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ có nguồn gốc từ đâu?
- GV nhận xét đánh giá. 
4. Củng cố:
- Gọi HS đọc bài học SGK.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn chuẩn bị bài: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- HS hát.
 3 HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV, lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS hoạt động cặp đôi hoàn thành yêu cầu.
 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát các hình minh họa ở SGK/14, 15 và nói cho nhau biết tên các thức ăn có chứa vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
 3 cặp HS trình bày trước lớp.
- Vài HS nêu.
- HS nhận xét, tuyên dương bạn
- Các nhóm hoàn thành phiếu, dán bảng.
+ Vi-ta-min A,B,C,DVi-ta-min A giúp sáng mắt, Vi-ta-min D giúp cứng xương
+ Rất cần cho hoạt động sống của cơ thể.
+ Cơ thể sẽ bị bệnh.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận, dán phiếu lên bảng.
 2 HS đọc bài hoàn chỉnh.
+ Có nguồn gốc từ thực vật hay động vật.
 3 HS đọc lại.
- HS lắng nghe.
 2 HS đọc bài học SGK.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ năm ngày 14 tháng 09 năm 2017
Tiết 1: Toán
DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
 - Bài tập cần làm: Bài1, bài 2, bài 3, bài 4(a).
II. Đồ dùng dạy - học

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_Tuan_3_Lop_4.docx