Giáo án Lớp 4 - Tuần 29

I. Mục đích, yêu cầu

- HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.

- Học sinh yếu cần đạt: Tập đọc trơn đoạn 1.

- GD HS yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ cảnh đẹp của địa phương.

II. Chuẩn bị

- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.

- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III. Các hoạt động dạy học

1. ổ định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ.

 

doc 32 trang Người đăng honganh Lượt xem 1367Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 điểm.
- Gv cùng hs nx, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
a. Sông Hồng; b. Sông Cửu Long
c. Sông Cầu; d. Sông Lam
đ. Sông Mã; e. Sông Đáy.
g. Sông Tiền, sông Hậu;
h. Sông Bạch Đằng. 
4. Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại nội dung bài
- GV Nx tiết học, VN HTLbài tập 4, chuẩn bị bài sau.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 4: Chính tả: Nghe viết
Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,...?
I. Mục đích, yêu cầu
- Nghe và viết lại đúng chính tả bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,...?; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.
- Học sinh yếu cần đạt: Rèn chữ, viết tương đối đúng chính tả.
- Làm đúng BT3, hoặc BT chính tả phương ngữ (2) a/b.
II.Chuẩn bị	
- Phiếu học tập.VBT, vở chính tả
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp, nhóm
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV Đọc cho HS viết từ: thoắt cái,đen huyền
- GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài. 
b. Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- Đọc bài chính tả:
- 1 Hs đọc to.
- Đọc thầm đoạn văn:
- Cả lớp đọc thầm.
- Mẩu chuyện có nội dung gì?
- Mẩu chuyện nhằm giải thích các chữ số 1,2,3,4,... không phải do người ả Rập nghĩ ra mà đó là do một nhà thiên văn học người ấn Độ khi sang Bát- đa đã ngẫu nhiên truyền bá 1 bảng thiên văn có các chữ số ấn Độ.
- Tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết bài?
- Hs tìm và nêu cấu tạo các từ khó, lớp viết :
VD: ả - rập, Bát - đa, dâng tặng, truyền bá rộng rãi,...
- Viết chính tả: Gv đọc cho hs viết:
- Hs viết bài.
- Gv đọc toàn bài.
- Hs soát lỗi.
- Gv thu chấm một số bài:
- Hs đổi chéo vở soát lỗi.
- Gv cùng hs nx chung, ghi điểm.
c. Bài tập.
Bài 2a. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs thi làm bài tập nhanh theo nhóm 4:
- Các nhóm thi làm bài vàoVBT.
- Trình bày: 
- Đại diện các nhóm lên dán phiếu và trình bày. Lớp nx bổ sung, trao đổi.
- Gv nx chung, ghi điểm, khen nhóm làm bài tốt.
Bài 3
- HS nêu y/c của bài
- HS làm bài vào VBT, chữa bài
- GV nhận xét sửa sai
- VD: Chai, trai, chàm, chan, trâu, trăng, chân.
-> nghếch mắt – châu Mĩ – kết thúc – nghệt mặt ra – trầm trồ - trí nhớ
4. Củng cố, dặn dò.	
- HS nhắc lại nội dung bài
- GVNx tiết học, ghi nhớ các từ khó viết để viết đúng chính tả.
- HS hoàn thiện bài tập trong VBT
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 5: Thể dục (Giáo viên chuyên)
______________________________________________________________________________________________
Ngày soạn: 28/3/2011
Ngày giảng: Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: Tập đọc
Trăng ơi từ đâu đến?
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
- Hiểu ND: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước.
- Học sinh yếu cần đạt: Đọc trơn 2 khổ thơ, trả lời câu hỏi 1.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ bài đọc sgk
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cặp, cả lớp
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài Đường đi SaPa? Vì sao tác giả gọi SaPa là món quà tặng kì diệu mà thiên nhiên tặng cho?
- 2 Học sinh đọc, trả lời câu hỏi.
- Gv cùng hs nx, bổ sung, ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài.
b) Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc.
- Đọc toàn bài thơ:
- 1 Học sinh khá đọc.
- Chia đoạn:
- Mỗi khổ thơ là một đoạn.
- Đọc nối tiếp: 2 Lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa phát âm.
- 6 Học sinh đọc.
+ Đọc nối tiếp lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ.
- 6 Học sinh khác đọc.
- Luyện đọc theo cặp: 
- Đọc toàn bài thơ:
- Từng cặp đọc bài.
- 1 Học sinh đọc.
- Nx đọc đúng và gv đọc mẫu bài thơ.
- Học sinh nghe.
* Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời: Trăng được so sánh với những gì?
- Trăng hồng như quả chín, trăng tròn như mắt cá.
- Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
- Vì trăng hồng như một quả chín treo lơ lửng trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
Đọc lướt 4 khổ thơ còn lại, trả lời:
- Vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể đó là những gì và những ai?
- Sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân -những đồ chơi, sự vật gần gũi với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương...
- Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước ntn?
- Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương đất nước, cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.
- Nêu ý chính bài thơ?
- Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến; sự gần gũi của nhà thơ với trăng. Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về Trăng
c. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- Đọc nối tiếp bài thơ:
- 6 Học sinh đọc.
- Tìm giọng đọc bài thơ:
- Đọc diễn cảm giọng tha thiết, câu Trăng ơi...Từ đâu đến? đọc giọng hỏi đầy ngạc nhiên, ngưỡng mộ; khổ cuối giọng thiết tha trải dài, nhấn giọng: hồng như, tròn như, bay, soi, soi vàng, sáng hơn.
- Luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1,2,3.
- Gv đọc mẫu:
- Học sinh nêu cách đọc đoạn và luyện đọc theo nhóm 3.
Thi đọc diễn cảm:
- Cá nhân, nhóm.
Gv cùng học sinh nx, ghi điểm, khen nhóm, cá nhân đọc tốt.
HTL bài thơ:
- Cả lớp nhẩm HTL bài thơ.
Đọc thuộc lòng bài thơ:
- Cá nhân thi đọc khổ thơ, cả bài thơ.
- Gv cùng lớp, khen học sinh đọc thuộc bài thơ tại lớp.
4. Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại nội dung bài và đọc thuộc lòng bài thơ
- GV Nx tiết học, vn HTL bài thơ, chuẩn bị bài 59.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 2: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- HS giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Rèn cho HS kĩ năng giải toán có lời văn.
- Học sinh yếu cần đạt: Làm được bài tập 1
- Hs yêu thích toán học
II. Chuẩn bị
- SGK, VBT
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó?
- 2, 3 Hs nêu, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 1.
- Hs đọc bài toán, nêu dạng toán
- Bài toán cho biết gì?
- Tỉ số của hai số là 3/8 cho biết điều gì?
- Gọi HS nhắc lại các bước giải bài toán
- Hiệu hai số là 85, tỉ số của hai số là 3/8
- Cho biết số bé là 3 phần bằng nhau thì số lớn là 8 phần thế.
- Vẽ sơ đồ, tìm hiệu số phần bằng nhau; tìm số bé, tìm số lớn.
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán :
Ta có sơ đồ:
Số bé: 
Số lớn:
- Giải bài toán dựa vào sơ đồ?
- Gv chốt lại cách giải bài toán.
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 
 8 - 3 = 5 ( phần)
Số bé là:
 85 : 5 x 3 = 51
Số lớn là: 
 85 + 51 = 136
 Đáp số: Số bé: 51
 Số lớn: 136.
* Bài 2: 
HS đọc bài toán
Hướng dẫn HS phân tích,giải bài toán
Cho Hs giải vào vở
Gv cùng cả lớp chữa bài
2,3 HS đọc bài toán, nêu dạng bài toán
Hs trao đổi cách giải bài, tự làm bài vào nháp, 1 HS lên bảng chữa bài.
 Bài giải
Ta có sơ đồ
Đèn màu 
Đèn trắng
Hiệu số phần bằng nhau:
 5 - 3 = 2( phần)
Số bóng đèn màu là:
 250 : 2 x 5 = 625(bóng)
Số bóng đèn trắng là
 625 – 250 = 375(bóng)
 Đáp số: Đèn màu: 625 bóng 
 Đèn trắng: 375 bóng.
4. Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại nội dung bài
- Gv Nx tiết học, 
- HSVn làm bài tập Tiết 143 VBT và bài tập 5 SGK
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 3: Tập làm văn
Luyện tập tóm tắt tin tức
I. Mục đích, yêu cầu
- HS biết tóm tắt một tin đã cho bằng một hoặc hai câu và đặt tên cho bản tin đã tóm tắt.
- Bước đầu biết tự tìm trên báo thiếu nhi và tóm tắt tin bằng một vài câu.
- Học sinh yếu cần đạt: làm được bài tập 1
- Củng cố cho HS cách dùng từ đặt câu
II.Chuẩn bị 
- Sưu tầm tin tức từ báo Nhi Đồng, TNTP....
- SGK, VBT
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2.KTBC
- Gv kiểm tra VBT của HS
- GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài 
b) Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1,2.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Quan sát tranh minh hoạ:
- Cả lớp quan sát tranh sgk.
- Chọn 1 trong 2 tin và đặt tên cho mỗi tin em đã chọn:
- Học sinh viết tóm tắt tin vào nháp, 1 số học sinh làm bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Học sinh tiếp nối nhau đọc tóm tắt bản tin, dán phiếu. Lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx, chốt ý và tuyên dương một số bản tin tóm tắt tốt.
VD:
+ Tin a: Khách sạn treo trên cây sồi.
Để thoả mãn những người nghỉ ngơi ở những chỗ khác lạ, tại Vát-te-rát, Thuỵ Điển, người ta làm khách sạn treo trên một cây sồi cao 13 mét.
+ Tin b: Nhà nghỉ cho du khách bốn chân.
Tại Pháp, một phụ nữ vừa mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân khi theo chủ.
* Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu.
- Kiểm tra sự chuẩn bị các tin :
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của bạn.
- Tổ chức hs làm bài:
- Hs làm bài vào vở.
- Gv gợi ý hs có thể tìm tin ở các báo Nhi đồng hoặc báo TNTP rồi tóm tắt.
- Hs thực hiện.
- Trình bày:
- Một số hs đọc bản tin, lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chung, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò
- GVNx tiết học,
- HS vn hoàn thành bài tập 3 vào vở.
- Quan sát trước một con vật em yêu thích để chuẩn bị cho tiết sau.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 4: Mĩ thuật (giáo viên chuyên)
__________________________________________________________________
Tiết 5: 	 Khoa học
Thực vật cần gì để sống?
I. Mục tiêu
- HS nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
- Rèn cho HS kĩ năng quan sát, thu thập thông tin
- GD HS ý thức ham tìm hiểu khoa học
II.Chuẩn bị	
- Chuẩn bị theo nhóm: Các cây đã được trồng 2 tuần, keo, phiếu học tập.
- Dự kiến HĐ: nhóm, cả lớp
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt?
- 2,3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung 
Mô tả thí nghiệm : Thực vật cần gì để sống. 
- Tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị cây trồng của học sinh:
- Tổ trưởng kiểm tra và báo cáo.
- Báo cáo thí nghiệm trong nhóm:
- Hoạt động N4.
- Quan sát cây bạn mang đến mô tả cách trồng, chăm sóc cây của mình:
- Các thành viên trong nhóm nêu, cử thư kí ghi lại kết quả, dán bảng ghi tóm tắt điều kiện sống cuả từng cây.
( SGK/114).
- Báo cáo kết quả trước lớp:
- Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?
- Em dự đoán xem thực vật cần gì để sống?
* Kết luận: Trên đây là thí nghiệm tìm ra điều kiện sống của cây.Muốn biết cây cần gì để sống ta có thể làm thí nghiệm bằng cách trồng cây thiếu từng yếu tố.
- Đại diện cuả 1,2 nhóm trình bày.
- Để biết xem thực vật cần gì để sống.
- Hs dự đoán các điều kiện sống cuả cây;
 Hoạt động 2: Điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.
- Gv phát phiếu học tập cho các nhóm đánh dấu vào các cây có thiếu những điều kiện sống khác nhau và ghi kết quả mà hs nhận biết được.
- Gv cùng hs nx chung khen nhóm có sản phẩm theo đúng yêu cầu.
- Các nhóm tiến hành trao đổi theo sự chuẩn bị cây thí nghiệm cuả các nhóm và nêu kết quả trên phiếu.
- Lấy cây của 1 nhóm lên bàn mẫu.
- Trong 5 cây đậu đó, cây nào sống và phát triển bình thường? Vì sao?
- Cây số 4 vì nó được cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết cho cây: ánh sáng, nước, không khí, chất khoáng.
- Các cây khác như thế nào và vì sao cây đó phát triển không bình thường và chết nhanh?
- Vì các cây không có đủ điều kiện sống như cây 1: thiếu ánh sáng, cây 2: Thiếu không khí; Cây 3 thiếu nước; cây 5: Thiếu chất khoáng.
- Để cây sống và phát triển bình thường cần đủ những điều kiện nào?
...cần phải có đủ điều kiện về nước, không khí, ánh sáng, chất khoáng, 
* Kết luận: Cây cần phải có đủ điều kiện về nước, không khí, ánh sáng, chất khoángthì mới sống được
- Cho HS nhắc lại nội dung bóng đèn toả sáng trong SGK
4. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài
- GVNx tiết học. 
- Ghi nhớ điều học vào thực tế cuộc sống trồng cây và chăm sóc cây.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________________________________________________________
Ngày soạn: 29/3/2011
Ngày giảng: Thứ năm ngày 31 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- HS giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- HS biết nêu bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó theo sơ đồ cho trước.
- Học sinh yếu cần đạt: làm được bài tập 1
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ vẽ sơ đồ của BT4
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cặp, cả lớp
III. Các hoạt động dạy học
1. ỏn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số cuả hai số đó?
- 2, 3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1
- Hs đọc bài toán 
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai có nghĩa là gì?
- Gọi HS nêu các bước giải bài toán
- Gv trao đổi cùng hs để giải miệng bài.
2,3 HS đọc BT, nêu dạng toán
+ Hiệu của hai số là 30, số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai
+ Số thứ nhất là 3 phần bằng nhau thì số thứ hai là một phần như thế.
- 1,2 HS nhắc lại các bước giải
- Hs giải vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài
 Bài giải
Vì số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai nên ta có sơ đồ:
Số thứ nhất: 
Số thứ hai: 
Hiệu số phần bằng nhau là:
 3 - 1 = 2 ( phần)
Số thứ hai là: 
 30 : 2 = 15
Số thứ nhất là:
 15 + 30 = 45
 Đáp số: Số thứ nhất: 45
 Số thứ hai : 15.
* Bài 3.
- Hs đọc đề toán, nêu các bước giải .
- Làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu vở chấm bài:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
 Bài giải
Ta có sơ đồ:
Gạo nếp:
Gạo tẻ:
Hiệu số phần bằng nhau là:
 4 - 1= 3 ( phần)
Số gạo nếp là:
 540 : 3 = 180 (kg)
Số gạo tẻ là:
 540 + 180 = 720 (kg)
 Đáp số: Gạo nếp : 180 kg
 Gạo tẻ: 720 kg.
Bài 4.
- Hs trao đổi theo cặp để đặt đề toán, 
- 1 số HS đọc đề toán.
- Lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chọn một số đề toán để giải :
- Gv nx chữa bài. 
- Lớp làm bài vào nháp, nêu miệng, nx bổ sung.
Bài giải
Ta có sơ đồ
Số cây cam:
Số cây dứa : 
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
6 - 1 = 5 ( phần)
Số cây cam là:
170: 5 = 34( cây)
Số cây dứa là:
170 + 34 = 204( cây)
 Đáp số: 34 cây cam
 204 cây dứa
4. Củng cố, dặn dò
- Hs nêu lại nội dung bài
- GVNx tiết học, 
- VN làm bài tập tiết 144 VBT.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 2: Luyện từ và câu
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
I. Mục đích, yêu cầu
- Hs hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự; phân bniệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự.
- Học sinh yếu cần đạt: Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị, làm bài tập 1.
- Bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với một tình huống giao tiếp cho trước. 
II.Chuẩn bị	
- Giấy khổ to , bút dạ.
- SGK, VBT
- Dự kiến HĐ: cả lớp, nhóm, cá nhân
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng để đố bạn về các dòng sông bài 4 sgk/105?
- 1,2 Hs đại diện đố, lớp giải đố và hs đố chốt ý đúng.
- Gv nx chung.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài. 
b. Phần Nhận xét.
- Hs đọc nối tiếp các yêu cầu của bài.
Bài 1.
- Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện.
Bài 2: 
- Cả lớp trả lời miệng.
Bài 3. Trao đổi N2 nêu nhận xét về cách nêu yêu cầu đề nghị của Hoa và Hùng:
- N2 trao đổi và trao đổi cả lớp.
- Trình bày:
- Nêu từng câu và trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung và chốt ý đúng ở mỗi bài:
 Câu nêu yêu cầu, đề nghị:
 Lời của ai?
 Nhận xét.
- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé trễ giờ học rồi.
Hùng nói với bác Hai.
Yc bất lịch sự.
- Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.
Hùng nói với bác Hai
Yc bất lịch sự.
- Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé.
Hoa nói với bác Hai
Yc lịch sự.
Bài 4. Nêu miệng;
- Nhiều hs trả lời và nx, bổ sung cho nhau.
c. Phần Ghi nhớ:
- 3,4 Hs đọc.
d. Phần Luyện tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- HS nêu y/c của bài
- HS trình bày:
- Nhiều hs nêu, lớp nx, trao đổi và bổ sung.
- Gv chốt ý đúng và yc hs thực hành:
- Cách nói lịch sự: b,c.
Bài 2. 
Hs nêu y/c của bài
HS làm vào vở
 GV cùng Hs chữa bài
Cách nói lịch sự : b,c,d. Cách nói c,d có tính lịch sự cao hơn.
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Đọc nối tiếp các cặp câu khiến đúng ngữ điệu:
- Từng cặp hs đọc.
- So sánh từng cặp câu khiến về tính lịch sự và giải thích:
- Lần lượt hs nêu và giải thích, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chốt ý đúng:
a. - Lan ơi, cho tớ về với!
- Lời nói lịch sự vì có các từ xưng hô : Lan, tớ, với, ơi.
- Cho tớ đi nhờ một cái!
- Câu bất lịch sự vì nói trống không, thiếu từ xưng hô.
( Phần còn lại làm tương tự)
Bài 4.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở, một số hs làm bài vào phiếu.
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- Nêu miệng dán phiếu. Lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chốt bài đúng, ghi điểm.
- Tình huống a:
- Bố ơi, bố cho con xin tiền để con mua một quyển sổ ạ!
...
- Tình huống b:
- Bác ơi, bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lúc nhé!
...
4. Củng cố, dặn dò
- Hs nêu lại ghi nhớ của bài
- GVNx tiết học, Hs học thuộc bài và thực hiện nội dung bài học trong cuộc sống.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 3: Lịch sử
Quang Trung đại phá quân Thanh ( Năm 1789)
I. Mục tiêu
- Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
+ Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long; Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
+ ở Ngọc Hồi, Đống Đa (Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm được đồn Ngọc Hồi. Cũng sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử) quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước.
+ Nêu công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
- GD HS tự hào về lịch sử dân tộc, cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn.
II Chuản bị
- Lược đồ sgk ( TBDH).ảnh SGK
- Phiếu bài tập
- Dự kiến HĐ: cặp, nhóm, cả lớp
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gv kiểm tra nội dung bài học hôm trước
- GV nhận xét,đánh giá
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài
b.Nội dung
 Hoạt động 1: Nguyên nhân
Gv cho HS đọc thầm SGK đoạn “Cuối năm....đánh quân Thanh” và thảo luận nhóm đôi theo nội dung phiếu bài tập.
Các nhóm trình bày trước lớp
Cả lớp nhận xét bổ sung
GV nhận xét,kết luận,ghi bảng:
- Cuối năm 1788 quân Thanh mượn cớ giúp nhà Lê sang xâm chiếm nước ta - Quang Trung lập tức tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Đây là việc cần thiết vì trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo nhân dân, chỉ có Nguyễn Huệ mới đảm 
đương nhiệm vụ đó.
HS thảo luận theo cặp ( 3 phút )
Phiếu bài tập
Cuối năm 1788 sự kiện gì xảy ra?
Quang Trung kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?
Hoạt động 2: Diễn biến trận đánh Quang Trung đaị phá quân Thanh.
GV treo lược đồ phóng to
GV giới thiệu lược đồ
Gọi HS đọc chú giải trên lược đồ Gv kết hợ

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 TUAN 29.doc