Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Ngọc Hùng Thắng

I. Mục đích, yêu cầu :

1. Kiến thức: Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài. Nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài. Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn tự sự.

2. Kĩ năng: Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học( Tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút). Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy – học :

- GV: 17 phiếu viết tên từng bài Tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu của HK II.

- HS: Thước kẻ, bút chì

III. Các hoạt động dạy – học.

1. Ổn định : Hát, KTSS

2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS đọc bài Con sẻ.

3. Bài mới :

 

doc 21 trang Người đăng honganh Lượt xem 1710Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Ngọc Hùng Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông.
- HS thảo luận, phát biểu ý kiến.
+ Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật Giao thông.
- Các nhóm thảo luận, xử lí tình huống.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
* Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của con người.
- 1 – 2 HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
Lịch sử
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786).
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Nắm được đôi nét về nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh(1786). Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Trịnh, chúa Nguyễn, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
	2. Kĩ năng: Nêu được ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long là mở đầu cho việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Bản đồ Việt Nam.
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy mô tả lại một số thành thị của nước ta ở thế kỉ XVI - XVII?
 3. Bài mới.
Hoạt động 1: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh.
	* Mục tiêu: HS trình bày lại được cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức HS đọc sgk và trả lời các câu hỏi, trao đổi cả lớp:
- HS thực hiện.
+ Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra bắc vào khi nào? Ai là người chỉ huy? Mục đích cuả cuộc tiến quân là gì?
- Năm 1786, do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
+ Chúa Trịnh và bầy tôi khi được tin nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc có thái độ như thế nào?
- Kinh thành thăng Long náo loạn, chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên, Trịnh Khải gấp rút chuẩn bị quân và mưu kế giữ kinh thành.
+ Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, quân Trịnh chống đỡ như thế nào?
- Quân Trịnh sợ hãi không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy.
+ Kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ?
* Kết luận: GV chốt lại ý chính trên.
 Hoạt động 2: Thi kể chuyện về Nguyễn Huệ.
* Mục tiêu: HS sưu tầm và kể đựơc về anh hùng Nguyễn Huệ.
* Cách tiến hành:
+ Kể những mẩu chuyện, tài liệu về anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ?
- Gv nhận xét - ghi điểm.
 4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. 
	5. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài sau.
- Làm chủ Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh. Mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
- HS kể trong nhóm 3, sau cử một đại diện tham gia cuộc thi. 
- HS nêu phần ghi nhớ của bài.
Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2011
Toán
Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Giúp HS biết cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
2. Kĩ năng: HS làm được bài tập 1
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : SGK.
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát, KTSS
2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS làm lại bài tập2, 4 (147)
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
3.1. Ví dụ :
- Gọi HS đọc bài toán.
- GV nêu ví dụ 1(SGK).
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ và giải bài toán.
- Gọi HS đọc bài toán :
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ và giải bài toán.
3.2. Thực hành.
Bài 1 (148) :
- Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS làm vào vở.
- Gọi 1 HS lên chữa bài.
- Chấm, chữa bài của HS.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 2, 3 và chuẩn bị bài sau.
Bài toán 1: Tổng của hai số là 96. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
Bài giải
Ta có sơ đồ :
96
Số bé
Số lớn
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :
3 + 5 = 8 (phần)
Số bé là :
96 : 8 x 3 = 36
Số lớn là :
96 – 36 = 60
 Đáp số : Số bé : 36
 Số lớn : 60
Bài toán 2: Minh và Khôi có 25 quyển vở. Số vở của Minh bằng số vở của Khôi. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu quyển vở ?
Bài giải
25 quyển
Ta có sơ đồ :
Minh	
Khôi
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :
2 + 3 = 5 (phần)
Số vở của Minh là :
25 : 5 x 2 = 10 ( quyển)
Số vở của Khôi là :
25 – 10 = 15 (quyển)
Đáp số : Minh : 10 quyển vở
 Khôi : 15 quyển vở
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
333
Ta có sơ đồ :
Số bé
Số lớn
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :
2 + 7 = 9 (phần)
Số bé là :
333 : 9 x 2 = 74
Số lớn là :
333 – 74 = 259
Đáp số : Số bé : 74
 Số lớn : 259
Chính tả 
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II(tiết 2).
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả Hoa giấy.
2. Kĩ năng: Đặt câu theo các kiểu câu đã học : Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, Ai là gì ? để kể, tả hay giới thiệu.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy – học : 
- GV: Bảng phụ
- Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học.
1. Hát 
2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
- GV đọc đoạn văn Hoa giấy.
- Đoạn văn cho em biết điều gì ?
- Cho HS viết từ khó vào bảng con.
- GV nhận xét bảng của HS.
- GV đọc cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Thu 5 bài chấm, nhận xét.
* Bài tập chính tả : Đặt câu :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS đọc bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố: 
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò :
- Dặn về xem lại bài và chuẩn bị bài giờ sau.
- HS theo dõi trong SGK.
* Tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy.
- HS tự tìm những từ dễ viết sai lỗi chính tả.
- HS viết bảng con các từ : rực rỡ, trắng muốt, tinh khiết.
- HS nghe, viết vào vở.
- HS soát lỗi.
- 1 Hs đọc yêu cầu của bài
a) Kể về các hoạt động ... (Câu kể Ai làm gì ? )
b) Tả các bạn ... (Câu kể Ai thế nào ? )
c) Giới thiệu từng bạn ... (Câu kể Ai là gì ? )
- HS làm vào VBT. 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Dán bài lên bảng
- HS tiếp nối đọc câu của mình.
Luyện từ và câu
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II(tiết 3).
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Cô Tấm của mẹ.
2. Kĩ năng: Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học( Tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút). Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. 
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy – học : 	
- GV: Phiếu ghi sẵn những bài tập đọc và HTL. 
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học.
1. Hát 
2. Bài cũ: HS viết bảng con: Trắng muốt
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
3.1. Ôn các bài Tập đọc và HTL 
- Cho HS lên bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3.2. Nêu tên các bài Tập đọc thuộc chủ điểm : Vẻ đẹp muôn màu, nội dung chính.
- Cho HS làm vào VBT.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
3.3. Nghe viết: Cô Tấm của mẹ
- GV đọc bài thơ: Cô Tấm của mẹ
- Bài thơ nói lên điều gì ?
- GV đọc cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- GV thu vở chấm 3 – 5 bài.
4. Củng cố: 
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học. 
 5. Dặn dò :
- Dặn về xem lại bài và chuẩn bị bài giờ sau.
- HS lần lượt lên bốc thăm bài đọc, về chỗ chuẩn bị.
 - HS đọc trước lớp và trả lời câu hỏi.
- HS đọc yêu cầu của bài và làm vào VBT.
- HS đọc kết quả bài tập.
- HS theo dõi trong SGK.
+ Khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ cha mẹ.
- HS nghe viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
Kĩ thuật
Lắp cái đu ( Tiết 2).
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: HS biết chọn đúng, chọn đủ các chi tiết để lắp cái đu.
	2. Kĩ năng: Lắp được từng bộ phận và lắp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	3. Thái độ: HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Cái đu đã lắp hoàn chỉnh; Bộ lắp ghép.
	- HS: Bộ lắp ghép
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu quy trình để lắp cái đu?
 3. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: HS thực hành lắp đu.
* Mục tiêu: HS lắp được cái đu theo đúng quy trình và đúng mẫu.
* Cách tiến hành:
a. Chọn các chi tiết để lắp cái đu.
- Tổ chức cho HS thực hành theo N2:
- N2 chọn đúng và đủ các chi tiết lắp cái đu.
b. Lắp từng bộ phận:
- HS thực hành lắp từng bộ phận cái đu
- Chú ý: vị trí trong ngoài, giữa các bộ phận của giá đu, thứ tự các bước lắp.
- Vị trí vòng hãm.
c. Lắp ráp cái đu:
- GV quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
- Quan sát hình 1 sgk để lắp ráp hoàn thành cái đu.
- Kiểm tra sự chuyển động của đu.
 Hoạt động 2: Đánh giá kết quả:
* Mục tiêu: HS biết đánh giá sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn.
* Cách tiến hành:
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Tiêu chuẩn đánh giá: Lắp đu đúng mẫu theo đúng quy trình. Đu chắc chắn, không bị xộc xệch. Ghế đu dao động nhẹ nhàng.
- Lớp dựa vào tiêu chí đánh giá - đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- GV nhận xét chung và đánh giá.
 4. Nhận xét: 
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò.
- Về xem trước bài Lắp xe nôi.
Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2011
Tập đọc 
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II(tiết 4).
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong ba chủ điểm : Người ta là hoa đất ; Vẻ đẹp muôn màu ; Những người quả cảm.
2. Kĩ năng: Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học( Tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút). Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Lựa chọn và kết hợp từ qua bài tập điền từ vào chỗ trống để tạo cụm từ rõ ý.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy – học : 	
- GV: Phiếu ghi sẵn những bài tập đọc và HTL. 
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học.
1. ổn định : Hát, KTSS 
2. Bài cũ : Kiểm tra VBT của HS.
 3. Bài mới : Giới thiệu bài.
3.1. Ôn các bài Tập đọc và HTL 
- Cho HS lên bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 1, 2 (97)
- Cho HS làm vào VBT.
- Gọi HS lên chữa bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 3 :
- Cho HS làm vào VBT.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 4. Củng cố: 
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học. 
 5. Dặn dò :
- Dặn về xem lại bài và chuẩn bị bài giờ sau.
- HS lần lượt lên bốc thăm bài đọc, về chỗ chuẩn bị.
 - HS đọc trước lớp và trả lời câu hỏi.
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở bài tập.
- HS lên bảng làm bài. 
* Lời giải :
+ Người ta là hoa đất : tài hoa, tàigiỏi, tài nghệ, dẻo dai, thể dục, ...
- Nhanh như cắt./...
+ Vẻ đẹp muôn màu : đẹp đẽ, xinh đẹp, dịu dàng, sặc sỡ, ...
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
+ Những người quả cảm : gan dạ, nhút nhát, hành động dũng cảm, ...
- Gan vàng dạ sắt./...
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở bài tập.
- HS đọc kết quả.
* Lời giải :
a) Một người tài đức vẹn toàn.
- Nét chạm trổ tài hoa.
- Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.
b) Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt.
- Một ngày đẹp trời.
- Những kỉ niệm đẹp đẽ.
c) Một dũng sĩ diệt xe tăng.
- Có dũng khí đấu tranh.
- Dũng cảm nhận khuyết điểm.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Củng cố cho HS về cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
2. Kĩ năng: HS làm được bài 1, 2.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV + HS: Thước kẻ
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát.
2. Bài cũ :
- Kiểm tra 1 HS làm lại bài tập 2 (148). GV kiểm tra vở bài tập ở nhà.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Bài 1 (148) :
- Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
+ Các bước giải: 
- Vẽ sơ đồ
- Tìm tổng số phần bằng nhau
- Tìm số bé
- Tìm số lớn
- Chấm bài - nhận xét.
Bài 2 : 
- Hướng dẫn HS làm vào vở.
- Gọi 1 HS lên chữa bài.
+ Các bước giải: 
- Vẽ sơ đồ
- Tìm tổng số phần bằng nhau
- Tìm số bé
- Tìm số lớn
- Chấm, chữa bài của HS.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 3, 4 và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài toán và làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Ta có sơ đồ :
198
Số bé
Số lớn
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :
3 + 8 = 11 (phần)
Số bé là :
198 : 11 x 3 = 54
Số lớn là :
198 – 54 = 144
Đáp số : Số bé : 54
 Số lớn : 144
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 1 HS làm bài vào bảng phụ
- Dán bài lên bảng - nhận xét.
 Bài giải
Ta có sơ đồ: 
 Số cam: 
 Số quýt: 
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :
2 + 5 = 7 (phần)
Số quả cam đã bán là :
280 : 7 x 2 = 80 ( quả)
Số quả quýt đã bán là :
280 - 80 = 200 ( quả)
 Đáp số : 80 quả cam
 200 quả quýt
Địa lí
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Nêu được đặc điểm dân cư ở đồng bằng duyên hải miền Trung: tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm và cùng một số dân tộc khác sống hoà thuận.
	2. Kĩ năng: Trình bày được những nét tiêu biểu của hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung: trông trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, ... 
 - HS khá, giỏi: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối.
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Bản đồ Việt Nam.
	- HS: Thước kẻ, bút chì. 
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu sự khác biệt về khí hậu giữa khu vực phía Bắc và phía Nam đồng bằng duyên hải miền Trung?
 3. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc.
	* Mục tiêu: Nêu được đặc điểm dân cư ở đồng bằng duyên hải miền Trung: tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm và cùng một số dân tộc khác sống hoà thuận.
	* Cách tiến hành:
+ Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung là người dân tộc nào?
- Chủ yếu là người Kinh, người Chăm và một số dân tộc khác sống bên nhau hoà thuận.
+ Quan sát hình sgk nhận xét trang phục của phụ nữ Kinh?
- GV nhận xét - kết luận.
- Người Kinh mặc áo dài, cao cổ. Hàng ngày để cho tiện sinh hoạt và sản xuất, người Kinh mặc áo sơ mi và quần dài.
Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của người dân.
	* Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm của hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung, các ngành nghề, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức HS quan sát các hình 3 - 8 sgk/139.
- Cả lớp quan sát.
+ Cho biết người dân ở đây có ngành nghề gì?
- Các ngành nghề: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, và nghề làm muối.
+ Kể tên một số loại cây được trồng?
- Lúa, mía, lạc...
- Ngoài ra còn nhiều cây mía, bông, dâu tằm, nho.
+ Kể tên một số con vật được chăn nuôi nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
- Vật nuôi: bò, trâu, vịt, ...
+ Kể tên một số loài thuỷ sản ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
- Cá, tôm, ...
+ ở đồng bằng duyên hải miền Trung còn nghề nào nữa?
- Nghề muối là nghề rất đặc trưng của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Giải thích vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này?
- Vì họ có đất đai màu mỡ, họ gần biển, khí hậu nóng ẩm, ...
	* Kết luận: HS đọc ghi nhớ của bài.
	4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học, 
	5. Dặn dò.
- Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài sau tiếp theo.
Hoạt động ngoài giờ
Làm hoa trang trí từ phế liệu.
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: Biết làm hoa trang trí từ phế liệu.
	2. Kĩ năng: HS hình thành kĩ năng làm hoa trang trí từ phế liệu
 3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm, tận dụng và tái sử dụng những đồ vật dư thừa để làm nhiều vật có ích. Bảo vệ môi trường xung quanh.
II. Chuẩn bị:
 - ống hút, xốp mỏng,vỏ nhựa thạch rau câu...
III. Hoạt động dạy và học
 1. ổn định: Hát
 2. Bài cũ: KT chậu hoa của các nhóm.
 3. Bài mới: 
Việc 1: HD chung về cách thực hiện
- GV giới thiệu chung về các bước thực hiện làm hoa trang trí từ phế liệu.
- HS lắng nghe
Việc 2: Tạo hình dáng bông hoa.
- Rửa sạch vỏ nhựa của hộp rau câu( loại nhỏ đóng hộp), để khô. Cắt bỏ vành miệng hộp. Chia hộp làm ba phần bằng nhau, cắt thành ba cánh hoa. Chú ý không cắt rời ba cánh.
- HS theo dõi và thực hành tạo cánh hoa như GV hướng dẫn.
Việc 3: Cắt và trang trí bông hoa.
- Cắt xốp mỏng màu vàng thành nhiều hình tròn để làm nhụy hoa. Cắt xốp màu xanh tthành hình lá. Cắt xốp giấy bóng mỏng thành nhiều hình cánh hoa. Quét màu vàng lên các cánh hoa, để khô.
- HS theo dõi và thực hành cắt và trang trí bông hoa.
Việc 4: Tạo nhụy và cánh hoa.
- Dán cánh hoa giấy vàng lên trên cánh hoa bằng vỏ nhựa. Dán nhụy vào giữa hoa.
- HS theo dõi và thực hành tạo nhụy và cánh hoa.
Việc 5: Thêm các bộ phận khác của cành hoa
- Chọn các ống hút nhựa có đầu gập xuống,dùng keo dán hoa lên đầu mỗi ống hút. Tiếp tục dán lá và hoa dải rác dọc thân ống hút. Mỗi ống từ hai đến ba hoa.
- HS theo dõi GV và thực hành 
Việc 6 : Cám hoa
- Đổ cát mịn, xốp hoặc đất xét vào trong lọ hoa. Lần lượt cắm các cành hoa vào lọ.
- HS đổ Đổ cát mịn, xốp hoặc đất xét vào trong lọ hoa. Lần lượt cắm các cành hoa vào lọ.
 4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò: 
- Về nhà hoàn thành giờ sau thu sản phẩm.
Thứ năm ngày 24 tháng 3 năm 2011
Toán
Kiểm tra định kì giữa học kì II
(Đề do nhà trường ra)
Tập làm văn
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II(tiết 5).
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: Hệ thống một số điều cần nhớ về nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm : Những người quả cảm.
2. Kĩ năng: Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học( Tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút). Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. 
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy – học : 
- GV: Phiếu ghi sẵn những bài tập đọc và HTL
- HS: Thước kẻ, bút chì 
III. Các hoạt động dạy – học.
1. Hát 
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS nhắc lại lời giải của bài tập 3a (tiết trước)
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
a. Ôn tập các Tập đọc và HTL 
- Cho HS lên bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
b. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm : Những người quả cảm.
- Cho HS làm vào VBT.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
4. Củng cố: 
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học. 
 5. Dặn dò :
- Dặn về xem lại bài và chuẩn bị bài giờ sau.
- HS lần lượt lên bốc thăm bài đọc và về chỗ chuẩn bị.
- Đọc trước lớp và trả lời câu hỏi.
- HS đọc yêu cầu của bài và làm vào VBT.
- HS đọc kết quả bài tập.
* Các bài tập đọc là truyện kể : Khuất phục tên cướp biển ; Ga – vrốt ngoài chiến luỹ ; Dù sao trái đất vẫn quay ; Con sẻ.
Khoa học
Ôn tập : Vật chất và năng lượng
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
2. Kĩ năng: Quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy- học :
- GV: Phiếu BT
- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát
2. Bài cũ : Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật, thực vật ?
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi ôn tập.	
	* Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng.
	* Cách tiến hành:
- Câu hỏi 1, 2.
- HS đọc yêu cầu sgk/110.
- Tổ chức HS trao đổi theo nhóm 4:
- N4 trao đổi theo phiếu.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm nêu miệng, dán phiếu, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- GV nhận xét chung, chốt ý đúng.
- HS nhắc lại.
Câu 1: So sánh tính chất của nước ở thể lỏng, rắn, khí.
Nước ở thể lỏng
Nước ở thể rắn
Nước ở thể khí
Có mùi không?
Không
Không
Không
Có vị không?
Không
Không
Không
Có nhìn thấy bằng mắt thường không?
Có
có
Có
Có hình dạng nhất định không?
Không
Có
Không
Câu 2. Điền theo thứ tự như sau:
Hơi nước ngưng tụ nước ở thể lỏng Đông đặc Nước ở thể rắn 
Nóng chảy Nước ở thể lỏng Bay hơi Hơi nước
Câu hỏi 3
- HS đọc câu hỏi.
- HS trao đổi theo cặp trả lời.
- Thực hành và trả lời:
- Khi gõ tay xuống bàn ta nghe tiếng gõ là do có sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Khi ta gõ mặt bàn rung động. Rung động này truyền qua mặt bàn, truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung động nên ta nghe được âm thanh.
Câu 4: Trao đổi, trả lời và kết luận:
- Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt. Mặt trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua.
Câu 5: Trao đổi, trả lời và kết luận:
- ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.
Câu 6: Trao đổi, trả lời và kết luận
- Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các côc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên sẽ giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia.
	4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
	5. Dặn dò.
- Về học bài. Chuẩn bị cho tiết sau: Tất cả các đồ dùng làm thí nghiệm về nước cho tiết trước: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi lanh, đèn nhiệt kế,... Quan sát cây ở các thời điểm khác nhau: sáng, trưa, chiều vào hôm trời nắng.
Kể chuyện
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II(tiết 5).
I. Mục đích, yêu cầu :
	1. Kiến thức: Tiếp tục ôn luyện về 3 kiểu câu kể : Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?
 	2. Kĩ năng: Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học( Tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút). Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng 3 câu trên. 
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy – học : 
- GV: Phiếu ghi sẵn những bài tập đọc và HTL
- HS: Thước kẻ, bút chì 
III. Các hoạt động dạy – học.
1. Hát 
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS nhắc lại lời giải của bài tập 3a (tiết trước)
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
a. Ôn tập các Tập đọc và HTL 
- Cho HS lên bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- HS lần lượt lên bốc thăm bài đọc và về chỗ chuẩn bị.
- Đọc trước lớp và trả lời câu hỏi.
b. Bài tập.
Bài 1.
- HS đọc yêu cầu.
- Tổ chức HS trao đổi theo nhóm 2: 
- N2 trao đổi, nêu định nghĩa và ví dụ về từng kiểu câu.
- Trình bày:
- Lần lượt từng kiểu câu, nhiều HS nêu, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- GV nhận xét chung, chốt ý đúng.
Bài 2. 
- HS đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức HS làm bài theo yêu cầu:
- Cả 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 28.doc