Giáo án Lớp 4 - Tuần 23- Năm học 2016-2017 - Võ Huy Thiên

MÔN: TOÁN ( Tiết 111).

BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG.

I. MỤC TIÊU:

- Biết so sánh hai phân số .Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9; trong một số trường hợp đơn giản. Làm bài 1,2 ở đầu trang 123, bài 1a,c cuối trang 123.

MTR:HS yếu làm bài tập 1

 HS khá giỏi làm tất cả các bài tập

TCTV:HS nhắc lại các kiến thức đã học để vận dụng giải các bài toán liên quan

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/Kiểm tra bài cũ: (3’) HS sửa bài tập ở nhà. Nhận xét.

2/Bài mới (30’)

Hoạt động dạy Hoạt động học

Giới thiệu: Luyện tập chung.

Bài 1,2 đầu trang 123.

**- Gọi HS nhắc lại cách so sánh 2 phân số

Tổ chức cho HS làm bài. Gọi 4 HS làm trên bảng lớp. Nhận xét và chữa bài.

Bài 1 a, c cuối trang 123: Cho HS làm bài.

 Khi chữa bài GV cho HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.

Số 752,754,756,758 chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.

Số 756 chia hết cho cả 2,3 và 9.

GV nhận xét và sửa bài

HS làm bài và chữa bài.

HS làm bài và chữa bài.

HS làm bài và chữa bài.

HS làm bài và chữa bài.

 

doc 22 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23- Năm học 2016-2017 - Võ Huy Thiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yền của ánh sáng (8’) 
- Trò chơi “Dự đoán đường truyền của ánh sáng”, GV hướng đèn vào một HS chưa bật đèn. Yêu cầu HS đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm trang 90 SGK và dự đoán đường truyền ánh sáng qua khe.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật (8’) 
- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm trang 91 SGK theo nhóm.
- Người ta đã ứng dụng kiến thức này vào việc gì?
Hoạt động 4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào?(8’) 
- Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
- Cho HS tiến hành thí nghiệm như trang 91 SGK.
- Em tìm những VD về điều kiện nhìn thấy của mắt.
Kết luận:
Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền đến mắt.
- Thảo luận, dựa vào hình 1 và 2 trang 90 SGK và kinh nghiệm bản thân:
+Hình 1: ban ngày.
*Vật tự phát sáng: Mặt trời.
*Vật được chiếu sáng: Gương, bàn ghế
+Hình 2:Ban đêm
*Vật tự phát sáng: ngọn đèn điện (khi có dòng điện chạy qua).
*Vật được chiếu sáng: Mặt trăng sáng là do mặt trời chiếu, cái gương, bàn ghế
- Dự đoán hướng ánh sáng.
- Tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả vào bảng:
Các vật cho gần nư toàn bộ ánh sáng đi qua
Các vật chỉ cho một phần ánh sáng đi qua
Các vật không cho ánh sáng đi qua
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm và đưa ra kết luận như SGK.
- Nêu VD
4. Củng cố dặn dò (3’)
- Tại sao ta nhìn thấy một vật?
Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
*******************************************************
Thứ ba ngày18 tháng 02 năm 2014
MÔN: CHÍNH TẢ ( NHỚ – VIẾT ).
BÀI: CHỢ TẾT. 
I. MỤC TIÊU:
 - Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng 11 dòng đầu của bài: Chợ Tết.
 - Làm đúng các bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu hoặc vần dễ lẫn s/x hoặc ưc/ưt điền vào chỗ trống.
MTR: HS yếu nhìn bảng phụ viết.HS khá giỏi nhơ viết được đoạn theo yêu cầu 
 - TCTV: Hỗ trợ nghĩa từ chợ tết,hâm mộ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ba bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
 - 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Chợ Tết.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1’)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết. (20’)
 a. Hướng dẫn chính tả: 
Giáo viên đọc đoạn viết chính tả: 11 dòng đầu. 
Học sinh đọc thầm đoạn chính tả. 
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: ôm ấp, lom khom, lon xon, yếm thắm, nép đầu, ngộ nghĩnh.
*GV cho hs đọc từ khó
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
Nhắc cách trình bày bài bài thơ. Giáo viên đọc cho HS viết, đọc lại cho học sinh soát lỗi.
 Hoạt động 3: Chấm và chữa bài. (5’)
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài, nhận xét chung.
 Hoạt động 4: HS làm bài tập chính tả (5’)
HS đọc yêu cầu bài tập 2. 
Giáo viên giao việc: thi tiếp sức nhóm 6 em. 
Cả lớp làm bài tập. HS trình bày 
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng. 
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm. 
- HS viết bảng con.
- HS nghe.
-HS đọc từ khó
- HS viết chính tả. 
- HS dò bài. 
- HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài. 
- HS trình bày kết quả bài làm. 
- HS ghi lời giải đúng vào vở. 
- Lời giải: sĩ – Đức – sung – sao – bức – bức 
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS nhắc lại nội dung học tập
- Nhắc nhở HS viết lại các từ sai. Nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết 24.
**********************************
MÔN: TOÁN (Tiết 112).
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG.
I. MỤC TIÊU:
Biết tính chất cơ bản của phân số ,phân số bằng nhau , so sánh phân số .Làm bài 2ở cuối trang 123 ,bài 3 trang124, bài 2c,d trang 125
MTR:HS yếu làm bài tập 3
 HS khá giỏi làm tất cả các bài tập 
TCTV:HS nhắc lại các kiến thức đã học để vận dụng giải các bài toán liên quan
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) HS sửa bài tập ở nhà. Nhận xét.
2. Bài mới (30’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu: Luyện tập chung.
Bài 2: ở cuối trang 123; Gọi HS đọc đề bài.
Giáo viên hướng dẫn và gợi ý.
 HS tự làm rồi chữa bài.
Số HS của cả lớp là: 14 + 17 = 31 (HS)
 a) ; b) 
Bài 3 trang 124 HS tự làm bài và chữa bài.
HS phải rút gọn phân số đến tối giản sau đó mới kết luận.
Bài 2 trang 125: HS tự đặt tính và giải. 
HS làm bài và chữa bài.
 53867 864752
 + 49608 - 91846
 103475 772906
Các phép tiếp theo họ sinh tiến hành tương tự.
3HS làm bài trên bảng.
Lớp nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị giờ sau.
****************************************************
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 45)
BÀI: DẤU GẠCH NGANG.
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang. 
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn. Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết đoạn văn để đánh dấu lời đối thoại và lời chú thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 2: Phần nhận xét và ghi nhớ (12’)
* Bài 1,2 , 3:
- Những câu có chứa dấu gạch ngang: 
- Cháu con ai ?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư.
- Cái đuôi dài – bộ phận khoẻ nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạn sườn.
+ Dấu gạch ngang trong đoạn (a) dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. Dấu gạch ngang trong đoạn (b) để đánh dấu phần chú thích trong câu.
**- Ghi nhớ: GV giải thích lại rõ nội dung này.
 Hoạt động 3: Phần luyện tập (20’)
* Bài tập 1: 
- GV chốt lại.
Câu có dấu gạch ngang
Tác dụng 
Pa – xcan thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. 
Đánh dấu phần chú thích trong câu
Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao! – Pa-xcan nghĩ thầm. 
Đánh dấu phần chú thích trong câu (đây là ý nghĩ của Pa-xcan.)
- Con hy vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính – Pa-xcan nói. 
Dấu gạch ngang thứ nhất: đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa-xcan.
Dấu gạch ngang thứ hai: dánh dấu phần chú thích (đây là lời Pa-xcan nói với bố )
* Bài tập 2.
- GV nhắc lại yêu cầu của đề bài.
Lưu ý: đoạn văn các HS viết cần sử dụng dấu gạch ngang với hai tác dụng (đánh dấu các câu đối thoại, đánh dấu phần chú thích)
- GV kiểm tra , nhận xét, tính điểm.
 3 HS đọc toàn văn yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài tập 1, 2, 3 ; trao đổi theo cặp. 
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét. - HS trao đổi nhóm – ghi vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- HS đọc thầm.
 1 HS đọc yêu cầu bài và mẫu chuyện “Quà tặng cha” ở bài tập 1. 
- Cả lớp đọc thầm lại. 
- Từng cặp HS trao đổi, tìm dấu gạch ngang trong câu chuyện, nói rõ tác dụng của từng câu.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét.
HS đọc yêu cầu của đề
- HS khá giỏi kể lại câu chuyện và giải thích rõ dùng dấu gạch ngang ở chỗ naò trong đoạn văn.
- HS làm việc cá nhân vào vở nháp.
- Đọc bài viết của mình trước lớp.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài đọc. 
- Nhận xét tiết học, Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp.
**************************************
MÔN: LỊCH SỬ (TIẾT 23).
BÀI: VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ.
I. MỤC TIÊU:
- Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê - Dưới thời Hậu Lê, văn học và khoa học được phát triển rực rỡ.
Tác giả tiêu biểu Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên
MTR:HS khá giỏi nêu được tác phẩm tiêu biểu Quốc âm thi tập, Hồng đức quốc âm thi tập,Dư địa chí,Lam Sơn thực lục
TCTV:Cho nhiều hs đọc bài 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập ( chưa điền vào chỗ trống )
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 Ổn định tổ chức: 
2 Bài cũ: (2’) Trường học thời Hậu Lê
Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
Việc học dưới thời Lê được tổ chức như thế nào?
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3 Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm (15’).
**GV cho hs đọc bài 
GV treo bảng thống kê lên bảng (GV cung cấp dữ liệu, HS dựa vào SGK điền tiếp hoàn thành bảng thống kê )
GV giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu của một số nhà thơ thời Lê.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân(15’)
- Giúp HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học.
- GV cung cấp phần nội dung, HS tự điền phần tác giả, công trình khoa học. Dưới thời Hậu Lê, ai là nhà văn, nhà khoa học tiêu biểu nhất ?
-NHiều học sinh đọc 
HS hoạt động theo nhóm, điền vào bảng sau đó cử đại diện lên trình bày.
- HS mô tả lại nội dung và các tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê.
HS làm phiếu luyện tập.
HS dựa vào bảng thống kê, mô tả lại sự phát triển của khoa học thời Hậu Lê.
Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông.
Củng cố, Dặn dò: (3’) 
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập.
 - Nhận xét tiết học.
*******************************************
 Thứ tư ngày 19 tháng 02 năm 2014.
MÔN: TẬP ĐỌC ( TIẾT 46).
BÀI: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ.
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết đọc diễn cảm 1 đoạn thơ với giọngnhẹ nhàng, có cảm xúc
 - Hiểu ND: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (TLđược các câu hỏi,thuộc 1khổ thơ trong bài).
- MTR: HS yếu đọc được 1 khổ thơ
 - TCTV: Hỗ trợ nghĩa từ khúc hát,hiểu nghĩa các từ lưng đưa nôi, tim hát thành lời,a-kay,vung chày.
 - KNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ : (3’) - 2,3 HS đọc Hoa học trò và trả lời câu hỏi.
 - HS đọc bài và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc (10’).
- 2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
 GV cho HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài thơ, sửa lỗi cách đọc cho HS.
- Giúp các em hiểu các từ ngữ được chú giải.
**GV viết các từ khó lên bảng và yc hs đọc 
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
 Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài (10’)
- Em hiểu thế nào là “ những em bé lớn lên trên lưng mẹ”. 
+ Đây là bài thơ viết trong thời kì đất nước có chiến tranh. Trong chiến tranh, đàn ông đi chiến đấu, phụ nữ và trẻ em ở nhà. Những người mẹ miền núi bận trăm công nghìn việc, đi đâu, làm gì cũng phải địu con đi theo. Những em bé cả lúc ngủ cũng không nằm trên giường mà nằm trên lưng mẹ. Có thể nói các em lớn lên trên lưng mẹ.
- Người làm mẹ làm những công việc gì ? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào ? 
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con ?
 Hoạt động 4: Đọc diễn cảm khổ thơ 1 (10’)
- GV đọc diễn cảm, giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình cảm. Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng.
- HS khá giỏi đọc toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ thơ. 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới.
-HS đọc từ khó CN -ĐT 
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. 
- HS phát biểu. 
- Người mẹ giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên nương. Những công việc này góp phần vào công cuộc chống Mĩ cứu nước của toàn dân tộc. 
+ Tình yêu của mẹ đối với con : lưng đưa nôi, tim hát thành lời, mẹ thương a-kay, mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
+ Hy vọng của mẹ đối với con : Mai sau con lớn vung chày lún sân. 
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng 1 khổ thơ hoặc bài thơ.
4. Củng cố, Dặn dò: (3’)
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. Về nhà học thuộc lòng bài thơ. 
- Chuẩn bị : Vẽ về cuộc sống an toàn.
********************************************
MÔN: TOÁN ( Tiết 113). 
BÀI: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ.
I. MỤC TIÊU:
Biết cộng hai phân số cùng mẫu số. Làm bài tập 1,3. 
MTR:HS yếu làm bài tập 1
 HS khá giỏi làm tất cả các bài tập 
TCTV:Hỗ trợ mẫu câu .Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta cộng .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: HS sửa bài tập ở nhà. Nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu: Phép cộng hai phân số. 
Hoạt động 1: Thực hành trên băng giấy (10’)
GV hướng dẫn HS lấy băng giấy và gấp đôi 3 lần để được 8 phần bằng nhau. 
Băng giấy được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau? 
Bạn Nam tô mấy phần?
Bạn Nam tô tiếp mấy phần? 
HS tô như bạn Nam.
Kết luận: Bạn Nam đã tô màu băng giấy.
Hoạt động 2: Cộng hai phân số cùng mẫu số.
 + = 
Nhận xét: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số và giữ nguyên mẫu số.
**-GV yc hoc sinh nhắc lại nhận xét 
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
Bài 1: Tính 
HS phát biểu cách cộng hai phân số cùng mẫu số.
HS tự làm bài vào vở sau đó một HS nói cách làm và kết quả. Sau khi tính yêu cầu HS rút gọn lại. 
Bài 3: HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán. HS nêu cách làm.
HS thực hiện gấp giấy.
8 phần.
3 phần.
2 phần.
HS thực hiện tô.
HS nhắc lại. 
HS làm vào vở và sửa bài. 
HS làm vào vở và sửa bài.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học. Chuẩn bị giờ sau.
******************************************************
MÔN: TẬP LÀM VĂN (Tiết 45).
 BÀI: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI .
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả ) trong những đoạn văn mẫu .(BT1).
- Viết được một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả mà em yêu thích (BT2).
MTR:HS yếu tả được một bộ phận của cây
HS khá giỏi tă được một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích 
TCTV:hiểu nghĩa các từ cây sầu đâu,vải tiến vua.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu: 
Hoạt động 1: Bài tập 1 (10’)
**GV yc hs đọc một số đoạn văn miêu tả hoa,quả trong SGK
GV chốt lại:
Đoạn tả hoa sầu đâu: Tả cả chùm hoa, không tả từng bôngTả mùi thơm của hoa bằng cách so sánh. Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả: hoa nở như cười...
Đoạn tả quả cà chua: Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín. 
Tả cà chua ra quả xum xuê, chi chít
Hoạt động 2: Bài tập 2: Gọi HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài sau đó thực hành (20’)
HS và GV nhận xét. 
**HS đọc đoạn văn: Hoa sầu đâu và Quả cà chua. 
Cả lớp đọc thầm hai đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý. 
HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét. 
HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ, chọn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích.
Một vài HS phát biểu: Các em chọn cây hoa nào hoặc cây quả nào.
HS viết đoạn văn.
5 HS đọc trước lớp. 
4. Củng cố, dặn dò: (1’) Nhận xét tiết học. 
***********************************
MÔN: KHOA HỌC ( Tiết 46).
BÀI: BÓNG TỐI.
I. MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
- Nêu được bóng tối xuất hiện sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
- Nhận biết khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị chung: đèn bàn.
- Chuẩn bị nhóm: đèn pin; tờ giấy to hoặc tấm vải; kéo, bìa, một số thanh tre nhỏ để gắn các miếng bìa đã cắt thành phim hoạt hình; một số đồ vật để tạo bóng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1 Ổn định tổ chức:
2 Bài cũ: (3’)
- Hãy nêu Vd về các vật tự phát sáng. Vì sao mắt ta nhìn thấy vật?
- 2 HS lên bảng nêu, lớp nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3 Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu: Bài “Bóng tối”.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối (15’).
- Gợi ý cho HS cách bố trí và làm thí nghiệm theo SGK trang 93.
- Tại sao lại dự đoán như vậy?
- Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
- Làm thế nào để bóng to hơn? Điều gì sẽ xãy ra khi đưa vật đến gần vật chiếu sáng? Bóng của vật thay đổi khi nào?
- Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng sẽ có hình dạng giống như hình vật cản.
Hoạt động 2: Trò chơi hoạt hình (15’)
- Đóng kín phòng học. Căng một tấm màn làm phông. Cắt các tấm bìa làm hình nhân vật để hiểu diễn, đặt trước ánh sáng đèn, bóng của vật sẽ hiện lên trên màn và theo đó GV kể một câu chuyện.
HS làm thí nghiệm theo SGK và dự đoán.
- Các nhóm làm thí nghiệm và ghi lại những gì thu được vào bảng:
Dự đoán ban đầu
Kết quả
- Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới-Đó là vùng bóng tối.
- Đưa vật cản đến gần nguồn chiếu sáng thì bóng sẽ to hơn, bóng của vật thay đổi khi ta thay đổi vị trí của nguồn chiếu sáng.
4. Củng cố: (3’)
- Bóng tối do đâu mà có? Vị trí của bóng thay đổi khi nào?
Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
**************************************************
Thứ năm ngày 20 tháng 02 năm 2014.
MÔN: KỂ CHUYỆN (Tiết 23).
BÀI: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
MỤC TIÊU
: Dựa vào gợi ý trong SGK chọn và kể lại câu chuyện, đoạn chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. Hiểu nội dung chính ,ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ nhau.
- MTR: HS yếu kể 1, 2 đoạn.
- TCTV: Hỗ trợ câu hỏi gợi ý khi HS kể lúng túng.
- KNS: Thể hiện sự tự tin; Nhận thức bản thân; Xác định giá trị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.Một số truyện thuộc đề tài của bài KC (sưu tầm )
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 1 HS kể lại câu chuyện Con vịt xấu xí.
 - 1 HS kể lại câu chuyện, lớp nhận xét.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài (8’).
- Yêu cầu HS đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc các gợi ý.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ truyện: Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cây tre trăm đốt trong SGK.
- Nhắc HS những truyện ngoài sách HS phải tự tìm đọc, nếu không tìm truyện ở ngoài HS có thể kể những truyện trong SGK đã học.
***- Yêu cầu HS tự giới thiệu câu chuyện của mình.
Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (20’)
- Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS thi kể trước lớp.
- Cho HS bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
- HS lắng nghe.
- Đọc và gạch: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
- Đọc gợi ý.
- Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể tốt và cả những HS chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác. Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
***************************************************
MÔN: TOÁN ( Tiết 114).
BÀI: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (TIẾP THEO ).
I. MỤC TIÊU:
Biết cộng hai phân số khác mẫu số. Làm bài 1a, b, c và 2 a, b
 MTR:HS yếu làm bài tập 1
 HS khá giỏi làm tất cả các bài tập 
TCTV:Hỗ trợ mẫu câu .Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: HS sửa bài tập ở nhà. Nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu: Phép cộng phân số (tt).
Hoạt động 1: Cộng hai phân số khác mẫu số (10’).
HS đọc ví dụ:
Để tính số giấy hai bạn đã lấy, ta làm tính gì? 
 GV ghi: + = ? 
Làm cách nào để cộng được hai phân số này. 
Đây là phép cộng hai phân số khác mẫu số nên phải quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi thực hiện hai phân số cùng mẫu số. 
GV cho HS quy đồng mẫu số rồi cộng hai phân số. 
GV ghút lại: Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm như sau:
Quy đồng mẫu số hai phân số.
Cộng hai phân số đã quy đồng mẫu số. 
**GV yêu cầu hs nhắc lại
Hoạt động 2: Thực hành. (20’)
Bài 1abc : Tính 
HS tính. HS phát biểu cách cộng hai phân số khác mẫu số. 
Bài 2ab: Tính theo mẫu.
Nhận xét: Mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia nên ta chỉ quy đồng một phân số. 
Tính cộng.
HS nhận xét.
HS tính. 
HS nhắc lại 
HS tính và phát biểu. 
HS tính theo mẫu.
HS giải và chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học. Chuẩn bị giờ sau
************************************************
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 46).
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ CÁI ĐẸP.
I. MỤC TIÊU:
 - Làm quen với các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp. Biết nêu những hoàn cảnh sử dụng một câu tục ngữ đó. 
 - Dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp, biết đặt câu với 1từ tả mức độ cao của cái đẹp.
MTR:HS khá giỏi nêu được ít nhất 5 từ theo yc của bt3 và đặt câu với mỗi từ 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Từ điển HS. Bảng phụ ghi sẵn nội dung ở bài tập 1.
- 5,6 tờ giấy khổ to để HS làm các bài tập 3,4 theo nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 1: Giới thiệu (1’)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (30’)
* Bài 1,2: 
- Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung Bài tập 1.
+ Ý 1: hẩm chất quý hơn về vẻ đẹp bên ngoài:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Cái nết đánh chết cái đẹp.
+ Hình thức thường thống nhất với nội dung:
Người thanh nói tiếng cũng thanh
 Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
Trông mặt mà bắt hình dong
 Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon.
+ Ý 2: VD về 1 số hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ trên.
Bài 3, 4:
- Phát giấy khổ to cho HS trao đổi nhóm.
BT 3 : Các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp : tuyệt vời , tuyệt diệu, tuyệt trần , mê hồn, mê li, vô cùng , không tả xiết, như tiên , dễ sợ . . . ( tìm các từ ngữ có thể đi kèm với cái đẹp )
BT 4: 
+ Phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời ( tuyệt đẹp, đẹp tuyệt trần, đẹp tuyệt diệu, đẹp mê hồn, đẹp mê li, đẹp vô cùng, đẹp không tả xiết, đẹp dễ sợ . . . )
+ Bức tranh đẹp mê hồn (tuyệt trần , vô cùng, không bút nào tả xiết . . . ).
- 2 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét.
- 4 HS nối tiếp nhau nói hoàn cảnh sử dụng 4 câu tục ngữ.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi. 
- Viết lại các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. Sau đó đặt câu với các từ đó.
- Đại diện nhóm đọc nhanh kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học, khen HS tốt. 
- Chuẩn bị: câu kể ai là gì?
*************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 23.doc