Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Ngọc Hùng Thắng

I. Mục đích, yêu cầu :

1. Kiến thức: Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

2. Kĩ năng: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.

3. Thái độ: HS biết tôn trọng nghề nghiệp của mọi người.

II. Đồ dùng dạy – học :

- GV:bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn HS.

- HS: Thước kẻ, bút chì

III. Các hoạt động dạy – học.

1. Ổn định : Hát, KTSS

 

doc 24 trang Người đăng honganh Lượt xem 1773Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Ngọc Hùng Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- mét vuông
2090 km2
Chín trăm hai mươi mốt ki - lô - mét vuông
921 km2
Ba trăm hai mươi tư nghìn ki –lô - mét vuông
324 000 km2
- HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài
9 m2 = 900 dm2
4 m2 25 dm2 = 425 dm2
3 km2 = 3 000 000 m2
600 dm2 = 6 m2
524 m2 = 52 400 dm2
5 000 000 m2 = 5 km2
- HS đọc bài toán, làm bài vào vở.
Bài giải
 Diện tích khu công nghiệp là :
5 x 2 = 10 (km2)
Đáp số : 10 km2
Đạo đức
Kính trọng, biết ơn người lao động (tiết 1).
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức: Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết cư xử lễ phép với người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
II. Đồ dùng dạy- học :
- GV: Tranh minh hoạ SGK.
- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát
2. Bài cũ : Không
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Thảo luận lớp (truyện Buổi học đầu tiên, SGK)
* Mục tiêu: Hs hiểu được cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
* Cách tiến hành:
- GV đọc câu chuyện.
- Cho HS thảo luận hai câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập 1 SGK).
* Mục tiêu: HS phân biệt được những người lao động và những người không phải là người lao động. 
- Có thái độ trân trọng những người lao động và tránh xa những việc làm không có ích và có hại cho xã hội.
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của bài và cho HS thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm (bài tập 2, SGK)
*Mục tiêu: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh.
- GV kết luận.
4. Củng cố:
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận, trao đổi và trình bày ý kiến.
- Cả lớp nhận xét, bình luận.
* Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp trao đổi, tranh luận.
* Nông dân, bác sĩ, nhà văn,... đều là những người lao động (trí óc hoặc chân tay).
- Những người ăn xin, những kẻ buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ không phải là những người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
* Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
Đ/ C Nga dạy
Thứ tư ngày 12 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
Chuyện cổ tích về loài người.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Hiểu các từ mới trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Mọi vật được sinh ra trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.
	2. Kĩ năng: Đọc đúng các từ ngữ khó do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi. Học thuộc lòng bài thơ.
	3. Thái độ: HS yêu quý, trân trọng những điều tốt đẹp dành cho trẻ em.
II. Đồ dùng: 
- GV: Tranh minh họa SGK
- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các HĐ dạy- học:
 	1. ổn định : Hát, KTSS
	2. Bài cũ: 2 HS đọc chuyện: Bốn anh tài. Trả lời câu hỏi SGK.
 	3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Luyện đọc
- GV tóm tắt nội dung
- GV chia khổ thơ
- GV chú ý sửa phát âm cho HS.
- GV kết hợp giảng từ mới.
- GV nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Hướng dẫn cách đọc.
3.3. Tìm hiểu bài:
- 1 HS khá (giỏi) đọc toàn bài.
- Học sinh đọc tiếp nối khổ thơ lần 1
- HS đọc nối tiếp khổ thơ lần 2.
+ Từ mới : chú giải - SGK
- HS đọc bài trong nhóm.
- Đại diện nhóm đọc bài.
+ Nhà thơ kể với chúng ta chuyện gì qua bài thơ?
+ Trong "câu chuyện cổ tích" này, ai là người được sinh ra đầu tiên?
+ Lúc ấy trên trái đất như thế nào? 
- Trên trái đất toàn là trẻ em cảnh vật trống vắng, trơ trụi vì thế trẻ em không thể sống được. Vậy cuộc sống trên trái đất dần dần thay đổi như thế nào? Thay đổi vì ai? các em hãy đọc thầm các khổ thơ còn lại và trả lời câu hỏi 2, 3, 4 SGK.
 + Sau khi trẻ em sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời?
+ Vì sao cần có ngay người mẹ khi trẻ sinh ra?
+ Bố giúp trẻ em những gì?
+ Thầy giáo giúp trẻ em những gì?
+ Trẻ em nhận biết được điều gì nhờ sự giúp đỡ của bố và thầy giáo?
+ Bài học đầu tiên thầy dạy cho trẻ em là gì?
* Nêu ND ý nghĩa của bài thơ?
3.4. Đọc diễn cảm và HTL :
+ Qua phần tìm hiểu ND bài thơ, bạn nào cho cô biết chúng ta nên đọc bài thơ với giọng như thế nào cho hay?
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5. 
- Tổ chức thi đọc
- GV nhận xét - ghi điểm
- HTL đoạn thơ mà em thích.
- GV nhận xét - ghi điểm
4. Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học. Liên hệ
5. Dặn dò:
- Về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau .
- Nhà thơ kể với chúng ta chuyện cổ tích về loài người.
- Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất.
- Lúc ấy trái đất trụi trần, không dáng cây ngọn cỏ.
- Vì mắt trẻ con sáng lắm, nhưng chưa nhìn thấy gì nên cần có ánh sáng mặt trời để trẻ nhìn rõ mọi vật.
- Vì trẻ rất cần tình yêu và lời ru của mẹ, trẻ cần được mẹ bồng bế chăm sóc.
- Bố giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.
- Thầy giáo dạy trẻ em học hành
- Trẻ em nhận biết được biển rộng, con đường đi rất dài, ngọn núi thì xanh và xa, trái đất hình tròn, cục phấn được làm từ đá.
- Bài học đầu tiên thầy dạy cho trẻ em là chuyện về loài người 
Nội dung: Bài thơ ca ngợi trẻ em , thể hiện tình cảm chân trọng của người lớn với trẻ em.
- HS nhắc lại
- Đọc bài thơ với giọng chậm, dịu dàng như đang kể chuyện.
- Đọc diễn cảm theo cặp.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- HTL bài thơ.
- Cá nhân thi đọc.
- Bình chọn bạn đọc hay nhất.
Toán
Giới thiệu hình bình hành.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Hình thành biểu tượng về hình bình hành. Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành, từ đó phân biệt được hình bình hành với một số hình đã học.
2. Kĩ năng:HS làm được bài 1, 2
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
- GV: bảng phụ.
- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát.
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm bài tập 3 (100)
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
a. Đặc điểm của hình bình hành. 
- GV giới thiệu hình bình hành và các đặc điểm của hình bình hành.
- Gọi HS rút ra kết luận.
b. Thực hành.
Bài 1 (102 - SGK) : 
- Cho HS quan sát hình và nêu miệng.
- Nhận xét - ghi điểm
Bài 2 : 
- Cho HS quan sát hình và làm bài vào vở.
- Chấm, chữa bài.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 3 và chuẩn bị bài sau.
- HS theo dõi.
 A B
 D C
+ Hình bình hành ABCD có :
- AB và DC là hai cạnh đối diện.
 AD và BC là hai cạnh đối diện.
- Cạnh AB song song với cạnh DC.
 Cạnh AD song song với cạnh BC.
AB = DC và AD = BC
* Kết luận (SGK – 102)
- HS quan sát hình vẽ trong SGK.
- HS nêu miệng kết quả : Hình 1 ; 2 ; 5 là hình bình hành.
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
Hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ, trong hai hình đó hình bình hành MNPQ có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Địa lý
Thành phố Hải Phòng.
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: Biết hình thành biểu tượng về thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch.
	2. Kĩ năng: Xác định được vị trí của thành phố Hải Phòng trên bản đồ Việt Nam. Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng.
	3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về các thành phố cảng.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Bản đồ hành chính, giao thông VN ( TBDH) 
	- HS: sưu tầm tranh ảnh về thành phố Hải Phòng.
III. Các hoạt động dạy học.
	1. Hát
 	2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị tranh ảnh của học sinh 
	3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Hải Phòng - thành phố cảng.
	* Mục tiêu: HS nắm được vị trí của thành phố hải Phòng và biết được Hải Phòng là thành phố cảng.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho học sinh đọc sgk, quan sát lược đồ, tìm trên bản đồ trả lời các câu hỏi sau.
- HS quan sát lược đồ, bản đồ và trả lời câu hỏi.
- Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu?
- Nằm ở đông Bắc đồng bằng Bắc Bộ.
- Chỉ vị trí Hải Phòng trên lược đồ?
- Từng cặp HS chỉ cho nhau quan sát.
- Thành phố Hải Phòng giáp các tỉnh nào?
- Phía bắc giáp Quảng Ninh.
- Phía nam giáp Thái Bình
- Phía tây giáp Hải Dương.
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Từ Hải Phòng đi tới các tỉnh bằng các loại đường giao thông nào?
- Từ Hải Phòng đi tới các tỉnh bằng các loại đường: đường bộ; đường sắt,đường sông, đường biển, đường hàng không.
- Hải Phòng có điều kiện tự nhiên nào để trở thành một cảng biển?
- Mô tả hoạt động của cảng Hải Phòng ?
* Kết luận: Với những điều kiện thuận lợi Hải Phòng đã trở thành TP cảng lớn nhất miền Bắc và có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta.
Hoạt động 2: Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng.
* Mục tiêu: HS biết được Hải Phòng là trung tâm công nghiệp lớn.
* Cách tiến hành:
- Làm việc cả lớp:
- Công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò quan trọng như thế nào?
- Kể tên các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng ?
- Công việc chính của các nhà máy?
- Vị trí Hải Phòng : nằm bên bờ sông Cấm, cách biển 20 km.
- Nhiều cầu tàu lớn để tàu cập bến. Nhiều bãi rộng và nhà kho chứa hàng.
- Nhiều phương tiện phục vụ bốc dỡ chuyên chở hàng....
- HS đọc sgk, quan sát tranh ảnh:
- Đóng mới; sửa chữa các phương tiện đi biển.
- HS liên hệ, trả lời.
- Đóng mới; sửa chữa các phương tiện đi biển: Sà lan; tàu đánh cá; tùa du lịch; tàu chở khách; tàu chở hàng...
* Kết luận: Thành phố cảng Hải Phòng là trung tâm công nghiệp lớn với ngành công nghiệp đóng tàu có vai trò quan trọng nhất. 
Hoạt động 3: Hải Phòng- trung tâm du lịch.
* Mục tiêu: HS biết được Hải Phòng là trung tâm du lịch.
* Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho hs hoạt động nhóm:
- Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch?
- Nhóm 2 thảo luận:
- Có bãi biển Đồ Sơn, đảo Cát Bà có nhiều cảnh đẹp và hang động kỳ thú.
- Lễ hội : Chọi trâu; đua thuyền trên biển; ...
- Di tích lịch sử, thắng cảnh nổi tiếng: Cửa biển Bạch Đằng; tượng đài Lê Chân...
- Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ đủ tiện nghi.
- GV nhận xét - rút ra kết luận
 4. Củng cố: 
- Đọc nội dung ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò.
- Về nhà học thuộc bài. Sưu tầm tranh ảnh thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
- 2 HS đọc kết luận
Luyện từ và câu
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì?
2. Kĩ năng: Xác định bộ phận CN trong câu, biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập
II.Đồ dùng dạy- học :
- GV: Phiếu bài tập
- HS: Bút dạ
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát
2. Bài cũ : Không
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
a. Nhận xét :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và nêu nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
b. Ghi nhớ :
- Rút ra ghi nhớ.
c. Luyện tập :
Bài tập 1:
- Hướng dẫn HS làm vào vở.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2 :
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS đọc bài của mình.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 3 :
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò :
- Dặn về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm, từng cặp trao đổi và trả lời lần lượt 3 câu hỏi
- HS trả lời miệng trước lớp.
Lời giải :
Các câu kể Ai làm gì ?
Xác định CN (từ ngữ được in đậm)
Câu 1 : Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp lấy bọn trẻ.
Câu 2 : Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần, chạy biến.
Câu 3 : Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.
Câu 5 : Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.
Câu 6 : Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.
- HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS làm vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng chữa bài
Lời giải :
- Các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên. Bộ phận CN được in đậm.
Câu 3 : Trong rừng, chim chóc hót véo von.
Câu 4 : Thanh niên lên rẫy.
Câu 5 : Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.
Câu 6 : Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
Câu 7 : Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.
- HS đọc yêu cầu của bài và làm vào VBT.
- HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt.
Ví dụ :
+ Các chú công nhân đang khai thác trong hầm sâu.
+ Mẹ em luôn dậy sớm lo bữa sáng cho cả nhà.
+ Chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh thẳm.
- HS đọc yêu cầu của bài tập, quan sát tranh minh hoạ bài tập.
- Cả lớp suy nghĩ viết đoạn văn vào VBT.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn.
Thứ năm ngày 13 tháng 1 năm 2011
Toán
Diện tích hình bình hành.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập liên quan.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV: Bảng phụ
	- HS : Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát.
2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS vẽ hình bình hành và nêu đặc điểm của nó.
	3. Bài mới : Giới thiệu bài.
a. Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành. 
- Cho HS quan sát hình bình hành và giới thiệu chiều cao, đáy của hình bình hành.
- GV hướng dẫn cắt ghép hình bình hành thành hình chữ nhật.
- Gọi HS rút ra kết luận (SGK)
b. Thực hành.
Bài 1 (104 - SGK) : 
- Cho HS làm vào nháp và nêu miệng kết quả.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 3
- Cho HS làm vào vở. 1HS làm vào bảng phụ.
- Gọi HS dán bài lên bảng - nhận xét.
- Chấm, chữa bài của HS. 
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 2 và chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát hình bình hành
 A B
 D H C
- DC là đáy của hình bình hành.
- AH vuông góc với DC. Độ dài AH là chiều cao của hình bình hành.
+ Cắt phần hình tam giác ADH rồi ghép để được hình chữ nhật ABIH.
 A B
 H C I
- Diện tích hình bình hành ABCD bằng diện tích hình chữ nhật ABIH và là a x h
 S = a x h
- HS làm vào nháp và nêu miệng kết quả.
Diện tích của hình bình hành là :
+ S = 9 x 5 = 45 (cm2)
+ S = 13 x 4 = 52 (cm2)
+ S = 7 x 9 = 63 (cm2)
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ.
- Dán bài lên bảng - nhận xét.
Bài giải
Vậy diện tích hình bình hành là :
40 x 34 = 1360 (cm2)
b. 4m = 40 dm
Vậy diện tích hình bình hành là :
40 x 13 = 520 (cm2)
 Đáp số : a. 1360cm2
 b. 520 cm2
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm vững về hai kiểu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.
2. Kĩ năng: Thực hành viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách trên.
3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng: 
 - GV: Bảng phụ viết 2 kiểu mở bài ( trực tiếp - gián tiếp) Giấy trắng để HS làm bài tập 2.
 - HS: Bút dạ
III. Hoạt động dạy- học:
	1. Hát
	2. Bài cũ: Nêu 2 cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật?
	3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
Bài 1(T10):
- Yêu cầu HS trao đổi, so sánh, tìm ra sự giống và khác nhau.
- Gọi HS phát biểu
- 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu, lớp đọc thầm, trao đổi, so sánh, tìm ra sự giống và khác nhau.
- HS phát biểu: 
* Giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật định tả là chiếc cặp sách.
* Khác nhau: - Đoạn a, b ( Mở bài trực tiếp): Giới thiệu ngay đồ vật định tả.
 - Đoạn c ( mở bài gián tiếp) nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
Bài 2(T10): 
- Bài tập yêu cầu gì?
- Chỉ viết phần mở bài có thể là cái bàn học ở trường hoặc ở nhà.
- Em phải viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau.
- Gọi HS dán bài lên bảng
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét - ghi điểm.
 4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học. 
 5. Dặn dò: 
- Về nhà viết lại và chuẩn bị bài sau.
- Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.
- Làm vào vở. 2 HS làm vào giấy to
- Dán bài lên bảng - nhận xét
- Nối tiếp nhau đọc bài
- Bình chọn bạn viết mở bài hay nhất.
Khoa học
Tại sao có gió ?
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hiểu: Ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền ,ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển là do sự chênh lệch về nhiệt độ.
	2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
	- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, đồ dùng thí nghiệm.
	- HS: Chong chóng.
II. Hoạt động dạy học:
	1. Hát
	2. Bài cũ: 
	3. Bài mới: GTB
Hoạt động 1: Chơi chong chóng
	* Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
	* Cách tiến hành:
- GV nêu nhiệm vụ: Trong quá trình chơi, tìm hiểu hiểu xem:
+ Khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chóng quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
- Gọi đại diện nhóm báo cáo.
- HS theo dõi
- HS ra chơi ngoài sân theo nhóm.
- Trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
* Kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm, không có gió tác động thì chong chóng không quay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió:
	* Mục tiêu: HS biết giải thích tại sao có gió
	* Cách tiến hành:
- HD HS làm thí nghiệm(sgk-74)
- GV quan sát giúp đỡ.
- Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận trong theo các câu hỏi gợi ý trong SGK.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
*Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên.
	* Mục tiêu: Giải thích được tại sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển.
	* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS quan sát và đọc thông tin ở mục bạn cần biết trang 75 SGK để giải thích : Tại sao ban 
ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ngược lại?
- Quan sát, giúp đỡ
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét - kết luận.
- HS hoạt động nhóm 2.
- Trình bày trước lớp.
	*Kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.
	4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học. 
	5. Dặn dò.
- Về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.	
Chiều thứ năm ngày 13 tháng 1 năm 2011
Luyện từ và câu
Ôn : Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: Củng cố cho HS xác định chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
2. Kĩ năng: HS làm được bài tập 1, 2, 3.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập
II.Đồ dùng dạy- học : 
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: Vở luyện viết
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm lại bài tập 3 – tiết LTVC trước.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Bài tập 1: Tìm các câu kể Ai làm gì ? và gạch một gạch dưới chủ ngữ của các câu đó.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2 : Viết tiếp vào chỗ chấm để thành câu có mô hình Ai làm gì ?
- Hướng dẫn HS làm vào vở.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Chấm, chữa bài của HS.
Bài tập 3 : Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào ngày nghỉ cuối tuần.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS đọc bài của mình.
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò :
- Dặn về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở bài tập. 1 HS lên bảng chữa bài. 
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
Các câu kể Ai làm gì ? là : câu 2, 3, 4.
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
a. Cả lớp em làm vệ sinh sân trường.
b. Đêm giao thừa, cả nhà em ngồi trò chuyện và xem cầu truyền hình ở phòng khách.
- HS đọc yêu cầu của bài tập và viết đoạn văn vào vở.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn.
Luyện toán
Ôn: Diện tích hình bình hành.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Củng cố công thức tính diện tích của hình bình hành.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập liên quan.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV: Bảng phụ
	- HS : Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát.
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS viết công thức tính diện tích hình bình hành.
	3. Bài mới : Giới thiệu bài.
Bài 1 
- Cho HS làm vào nháp và nêu miệng kết quả.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 3
- Cho HS làm vào vở. 1HS làm vào bảng phụ.
- Gọi HS dán bài lên bảng - nhận xét.
- Chấm, chữa bài của HS. 
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 2 và chuẩn bị bài sau.
- HS làm vào nháp và nêu miệng kết quả.
Diện tích của hình bình hành là :
+ S = 9 x 7 = 63 (cm2)
+ S = 15 x 4 = 60 (cm2)
+ S = 7 x 6 = 42 (cm2)
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ.
- Dán bài lên bảng - nhận xét.
Bài giải
Vậy diện tích hình bình hành là :
60 x 34 = 2040 (cm2)
b. 8m = 80 dm
Vậy diện tích hình bình hành là :
70 x 13 = 910 (cm2)
 Đáp số : a. 2040cm2
 b. 910 cm2
Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập liên quan.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
	- GV: Phiếu bài tập.
	- HS: Bút dạ
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát, KTSS
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm lại bài tập 2 (104).
	3. Bài mới : Giới thiệu bài.
Bài 1 (104 - 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc