Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2016-2017

TOÁN

Tiết 81: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.

- Biết chia cho số có ba chữ số. Làm bài tập 1a; 2.

- HS trên chuẩn làm thêm cột b BT 1, BT 3

II. Đồ dùng dạy học:

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Ổn định:

2. KTBC:

- GV gọi HS lên bảng y/c HS làm bài tập:

Tính: 78 956 : 456 21 047 : 321

-GV chữa bài

3. Bài mới :

 a) Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số.

 b Thực hành:

 Bài 1

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Yêu cầu HS làm bảng con.

 Bài 2

¬- GV gọi 1 HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán

- Với HS yếu GV hướng dẫn các em đổi từ kg ra g rồi tính, HSTC tự làm

4. Củng cố:

- Nêu cách thực hiện phép chia.

5. Nhận xét –dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con.

- Hs lắng nghe

- Đặt tính rồi tính.

- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.

54322: 346 = 157

 54322 346

 1972 157

 2422

 000 25275:108=234(dư3)

25275 108

0367 234

 0435

 003

86 679 : 214 = 405 (dư 9)

 86679 214

 01079 405

 009

- 1 HS

Tóm tắt

240 gói : 18 kg

 1 gói : .g ?

 Bài giải

18 kg = 18 000 g

Số gam muối có trong mỗi gói là :

18 000 : 240 = 75 (g)

 Đáp số : 75 g

 

doc 38 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cầu và nội dung.
- Viết lên bảng: Người lớn đánh trâu ra cày.
- Trong câu văn trên, từ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày, từ chỉ người hoạt động: người lớn 
- Phát giấy khổ lớn và bút dạ. Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu.
- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Câu: Trên nương mỗi người một việc là câu kể nhưng không có từ chỉ hoạt động. Vị ngữ của câu là cụm danh từ.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động là gì ?
Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động ta hỏi như thế nào ? 
+ Gọi HS đặt câu hỏi cho từng câu kể
(1HS đặt 2 câu: 1câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động 1 câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động.)
- Yêu cầu HS khác nhận xét bổ sung bạn. 
- Nhận xét kết luận những câu hỏi đúng 
+ Tất cả các câu trên thuộc kiểu câu kể Ai làm gì ? Câu kể: Ai làm gì ? thường có hai bộ phận. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (Cái gì? Con gì?). Được gọi là chủ ngữ. Bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì ? gọi là vị ngữ 
* Ghi nhớ:
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đọc câu kể theo kiểu Ai làm gì ?
* Luyện tập:
Bài 1: HS yếu
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài 
+ Gọi HS chữa bài.
- Gọi HS bổ sung ý kiến cho bạn 
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi HS phát biểu, bổ sung ý kiến cho bạn 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài. GV hướng dẫn các HS gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, đặt câu 
4. Củng cố – dặn dò:
+ Câu kể Ai làm gì? Có những bộ phận nào ?
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về làm bài tập 3, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng đặt câu.
+ Một câu với người trên.
+ Một câu với bạn.
- 2 HS đứng tại chỗ trả lời.
- Nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc lại câu văn.
- Lắng nghe 
Hoạt động trong nhóm học sinh trao đổi thảo luận hoàn thành bài tập trong phiếu.
Câu 
Từ ngữ chỉ hoạt động 
Từ ngữ chỉ người hoạt động 
3. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
4. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.
5. Các bà mẹ tra ngô.
6. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ 
7. Lũ chó sủa om cả rừng. 
Nhặt cỏ, đốt lá.
bắc bếp thổi cơm 
tra ngô 
ngủ khì trên lưng mẹ 
sủa om cả rừng
các cụ già 
mấy chú bé
các bà mẹ 
các em bé 
mấy con chó 
+ Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Là câu " Người lớn làm gì ?"
+ Hỏi: Ai đánh trâu ra cày ?
- 2 HS thực hiện, 1 HS đọc câu kể, 1 HS đọc câu hỏi.
- Bổ sung những từ mà bạn khác chưa có 
Câu 
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động 
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động 
2. Người lớn đánh trâu ra cày.
3. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
4. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.
5. Các bà mẹ tra ngô.
6. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ 
7. Lũ chó sủa om cả rừng. 
Người lớn làm gì ?
Các cụ già làm gì ?
Mấy chú bé làm gì ?
Các bà mẹ làm gì ?
Các em bé làm gì ?
Lũ chó làm gì ?
Ai đánh trâu ra cày
?
Ai nhặt cỏ đốt lá ?
 Ai bắc bếp thổi cơm ?
Ai tra ngô ?
Ai ngủ khì trên lưng mẹ?
Con gì sủa om cả rừng 
+ Lắng nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
Tự do đặt câu.
+ Cô giáo em đang giảng bài.
+ Con mèo nhà em đang rình chuột
+ Lá cây đung đưa theo chiều gió.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân dưới những câu kể Ai làm gì ? HS dưới lớp gạch bằng bút chì vào sách giáo khoa.
- 1 HS chữa bài bạn trên bảng ( nếu sai )
* Câu 1: Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
* Câu 2: Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ để gieo cây mùa sau.
* Câu 3: Chị tôi đan nón lá cọ, đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
+ 1 HS đọc thành tiếng.
+ 3 HS lên bảng làm, cả lớp tự làm bài vào vở.
 - Cha tôi / làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. 
- Mẹ / đựng hạt giống đầy móm lá cọ để gieo cấy mùa sau.
- Chị tôi / đan nón lá cọ, đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. 
+ 1 HS đọc thành tiếng.
+ HS tự làm bài vào vở, gạch chân dưới bằng bút chì vào những câu kể Ai làm gì? 2 em ngồi gần nhau đổi vở cho nhau để chữa bài.
 - Tiếp nối 3 - 5 HS trình bày.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn dò.
* Rút kinh nghiệm
Thể dục
Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng
************************
Thứ tư ngày tháng năm 2017
 KỂ CHUYỆN
Tiết 17:	MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ 
I. Mục tiêu: 
 - Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa SGK, bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến.
- Hiểu ND câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ trang 167 SGK (phóng to).
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: 
2. KTBC:
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện liên quan đến những đồ chơi của em hoặc của bạn.
- Gọi 1 HS nhận xét bạn kể.
- Nhận xét .
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
- Thế giới xung quanh ta có rất nhiều điều thú vị. Hãy thử một lần khám phá các em sẽ thấy ham thích ngay. Câu chuyện “Một phát minh nho nhỏ” mà các em nghe kể hôm nay kể về tính ham quan sát, tìm tòi, khám phá những quy luật trong giới tự nhiên của nhà bác học người Đức khi còn nhỏ. Bà tên là Ma-ri-a Gô-e-bớt-may-ơ (sinh năm 1906, mất năm 1972)
b) Hướng dẫn kể chuyện.
a. GV kể chuyện: 
- GV kể lần 1 chậm rãi, thong thả phân biệt được lời của nhân vật 
- GV kể lần 2 và kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ.
- Yêu cầu HS thực hành kể trong nhóm.
- GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn.
+ Tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm. 
- GV khuyến khích học sinh dưới lớp theo dõi, hỏi lại bạn về nội dung dưới mỗi bức tranh.
* Kể trước lớp:
- Gọi HS thi kể nối tiếp 
+ Gọi HS kể lại toàn truyện 
+ GV khuyến khích học sinh dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể.
+ Theo bạn Ma - ri - a là người như thế nào? 
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Bạn học tập ở Ma - ri - a đức tính gì ?
+ Bạn nghĩ rằng chúng ta có nên tò mò như Ma - ri - a không ?
+ Gọi học sinh nhận xét từng bạn kể, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- Khen HS kể tốt.
4. Củng cố:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và quan sát.
+ 4 HS kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện.
- 2 lượt HS thi kể, mỗi HS chỉ kể về nội dung một bức tranh.
+ 3 HS thi kể toàn truyện.
+ Nếu chịu khó quan sát, suy nghĩ, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều bổ ích và lí thú trong thế giới xung quanh.
+ Muốn trở thành HS giỏi ta cần phải biết quan sát, tìm tòi học hỏi, tự kiểm nghiệm những điều đó bằng thực tiễn.
+ Chỉ có tự tay mình làm điều gì đó mới biết chính xác được điều đó đúng hay sai.
* Rút kinh nghiệm
********************************
TẬP ĐỌC
Tiết 34:	 RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG ( TT)
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (trả lời được các câu hỏi SGK).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc.
- Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 168 SGK (phóng to nếu có điều kiện) 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi 1 HS trả lời nội dung chính của bài.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: 
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Nét vui nhộn ngộ nghĩnh trong suy nghĩ của cô công chúa đã giúp chú hề thông minh làm cô khỏi bệnh. Cô công chúa suy nghĩ như thế nào về mọi vật xung quanh? Câu trả lời sẽ nằm trong bài học hôm nay.
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài 
+ Bài chia mấy đoạn?
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai. 
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc lượt 2: GV hướng dẫn đọc câu dài, yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc và giải nghĩa từ.
- Yêu cầu 2 cặp HS đọc.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nhà vua lo lắng về điều gì ?
+ Nhà vua đã cho vời các đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì ?
+ Vì sao các vị đại thần và các nhà khoa học lại một lần nữa không giúp được gì cho nhà vua ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì ?
+ Công chúa trả lời thế nào ?
+ Gọi HS đọc câu hỏi 4 cho các bạn trả lời.
* Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 3 HS phân vai đọc bài (người dẫn chuyện, chú hề, công chúa)
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc theo vai cả bài văn. 
- Nhận xét về giọng đọc 
4. Củng cố – dặn dò:
* Nêu nội dung chính của bài.
- Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
+ Em thích nhất nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ?
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Quan sát và lắng nghe.
+ Tranh vẽ về chú hề đang ngồi trò chuyện với công chúa trong ngủ, bên ngoài mặt trăng vẫn chiếu sáng vằng vặc
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc cả bài
+ 3 đoạn.
- Mỗi em đọc một đoạn theo trình tự bài đọc
- HS nhận xét cách đọc của bạn
- HS đọc thầm phần chú giải
- 1 HS đọc toàn bài
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Nhà vua lo lắng vì đêm hôm đó trăng sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.
+ Nhà vua cho vời tất cả các đại thần và các nhà khoa học đến để bàn cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.
+ Vì mặt trăng ở rất xa và to toả ánh sáng rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không nhìn thấy được.
- HS đọc thầm 
+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa như vậy để dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi nhìn thấy mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời và một mặt trăng đang nằm trên cổ của cô.
+ Khi ta mất một chiếc răng thì chiếc răng mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên, ... Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy.
+ Đọc và trả lời câu hỏi theo ý hiểu của mình 
- Lắng nghe.
- 3 em phân theo vai đọc bài (như đã hướng dẫn).
- 3 lượt HS thi đọc toàn bài.
- Hs nêu 
- Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. 
- Thực hiện theo lời dặn của giáo viên.
* Rút kinh nghiệm
****************************
	TOÁN
Tiết 83: 	DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết những dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
- Biết số chẵn, số lẻ. Bài tập 1, 2.
- HS trên chuẩn làm bài 3,4.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS làm BT.
- GV nhận xét 
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Theo em, để biết một số có chia một số khác hay không chúng ta phải làm gì? 
+ Trong toán học cũng như trong thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng phải thực hiện phép tính để biết được một số có chia hết cho số khác hay không. Sở dĩ như vậy vì có các dấu hiệu giúp ta kiểm tra được điều đó, đó là các dấu hiệu chia hết. Bài học hôm nay các em sẽ được học về dấu hiệu chia hết cho 2. 
b) Hướng dẫn bài: 
* Tìm hiểu ví dụ: 
- Y/c 1 Hs nêu dãy số tự nhiên từ số 0 đến số 20? Ghi bảng dãy số hs nêu.
- Tìm các số chẵn có trong dãy số trên ?
- Vậy các số này có chia hết cho 2 không 
- Theo em các số chia hết cho 2 này có chung đặc điểm gì ?
- Tóm nội dung vừa tìm hiểu yêu cầu nêu các số chia hết cho 2 có đặc điểm gì ?
* Thực hành:
Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc nội dung đề.
- Y/cầu lớp thực hiện vào bảng con 
- Gọi 2 em lên bảng làm.
Bài 2: 
- Y/c học sinh nêu yêu cầu đề bài
- Yêu cầu làm bài.
Baøi 3/95: Daønh cho HS trên chuẩn laøm theâm GV yeâu caàu HS ñoïc phaàn a.
-Baøi taäp yeâu caàu chuùng ta vieát caùc soá nhö theá naøo ?
-Goïi HS leân baûng vieát soá
Baøi 4/95: Daønh cho HS trên chuẩn laøm theâm
4. Củng cố:
- Nêu qui tắc về dấu hiệu chia hết cho 2 ?
- Vậy để xác định số chia hết cho 2 ta căn cứ vào đâu ? 
5. Nhận xét - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn về nhà học bài, làm bài
- 2 HS lên bảng, cả lớp theo dõi.
 x : 25 = 125 750 : x = 50 
 x = 125 x 2 x = 750 : 50 
 x = 3125 x = 15
- Chúng ta thực hiện phép chia. 
- Hs lắng nghe 
- Học sinh nêu các số đó là:
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20.
- 0, 2, 4, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20.
- Các số này đều chia hết cho 2.
- Những số chia hết cho 2 ở trên đều là số chẵn.
- Nêu qui tắc số chia hết cho 2:
* Qui tắc: Những số chia hết cho 2 là những số chẵn.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
a. Số chia hết cho 2 là: 98; 1 000; 744; 7 536; 5782
b. Số không chia hết cho 2 là: 35; 89; 867; 
84 683; 8 401.
- Học sinh nêu yêu cầu đề bài.
- Làm bảng con.
a. 10; 12; 14; 16. b. 153; 155; 
- Hai em nhắc lại qui tắc dấu hiệu chia hết cho2 
- Những số chia hết cho 2 là những số chẵn 
Lắng nghe.
a. HS coù theå vieát ñöôïc caùc soá sau:
346, 436, 364, 634.
b. 653; 635; 365; 563
-2 HS leân baûng laøm baøi, HS caû lôùp laøm baøo vaøo vôû baøi taäp.
a.340; 342; 344;346; 348; 350
b. 8347; 8349; 8351; 8353; 8355; 8357
-Laø caùc soá chaün lieân tieáp, baét ñaàu töø soá 344 ñeán soá 350.
-Laø caùc soá leû lieân tieáp, baét ñaàu töø soá 8347 ñeán soá 8357.
* Rút kinh nghiệm
Lịch sử
Khái quát hình thành lịch sử tỉnh Bạc Liêu
I/ Muïc tieâu:
      -Biết được khái quát  lịch sử ,sự kiện gắn liền sự hình thành Tỉnh Bạc Liêu
      - Bieát được về những sự kiện chính nổi bật của nhân dân Bạc Liêu. Trong công cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc thời kì chống pháp và chống Mĩ của nhân dân Bạc Liêu .
II/ Ñoà duøng daïy-hoïc:
- Phieáu hoïc taäp
III/ Caùc hoaït ñoäng daïy-hoïc:
Hoaït ñoäng daïy
Hoaït ñoäng hoïc
1/ Giôùi thieäu baøi:  Bạc Liêu là vùng đất có bề dày truyền thống đấu tranh cách mạng với nhiều cuộc đấu tranh của tầng lớp nông dân đã viết lên những trang sử hào hùng từ thủa ban sơ mới hình thành
2) Bài mới:
Hoaït ñoäng 1: Sự hình thành nên vùng đất Bạc Liêu
- Caùc em haõy ñoïc tài liệu  vaø tìm nhöõng bieåu hieän cho thaáy sự hình thành nên tỉnh Bạc Liêu như thế nào?
 * Em hãy tìm hiểu tiểu sử Của vùng đât này như thế nào?
    - Cuối thế kỉ XVI vùng đất này như thế nào?
-Đến thế kỉ XVII vùng đất này như thế nào?
 Hoaït ñoäng 2: Những sự kiện tiêu biểu diễn ra trên vùng đất Bạc liêu
*Em hãy tìm hiểu tiểu sử Của vùng đấtt này như thế nào?
  -Năm 1708 đã xảy ra sự kiện gì?
-Năm 1757 đã xảy ra sự kiện gì?
-Năm 1882  sau khi Thực dân Pháp chiếm đóng thì sự kiện gì xảy ra?
- Trải Qua thời kì chống pháp và chống Mĩ Bạc Liêu như thế nào?
 -Năm 1973 đã xảy ra sự kiện gì?
-Năm 1976 đã xảy ra sự kiện gì?
-Năm 1997 đã xảy ra sự kiện gì?
*GVKL:Tỉnh Bạc liêu có diện tích 2468,7 km2 với bảy đơn vị hành chính. Dân số toàn tỉnh là 876,8 nghìn người, gồm nhiều dân tộc sinh sống
Củng cố-Dặn dò:
- Xem  tuaàn 26
- Nhaän xeùt tieát hoïc
-         Laéng nghe 
 -   Cuối thế kỉ XVI, Bạc Liêu là một vùng đất hoang vu dân cư thưa thớt
 -Đến thế kỉ XVII vùng đất này  có thêm một bộ phận lưu dân người Kinh (Việt), Khmer, Hoa đến định cư ở vùng đất này
 -HS thảo luận nhóm đôi trả lời
- 1 hs ñoïc to tröôùc lôùp
 - Năm 1708 đã xảy ra sự kiện :Do bị quân Xiêm uy hiếp Mạc Cửu dâng biểu xin dựa vào chúa Nguyễn và được đặt tên là trấn Hà Tiên
-Năm 1757 đã xảy ra sự kiện Chúa Nguyễn Phúc Khoát lập Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Sóc Trăng, Bạc Liêu), đẩy mạnh Khai Hoang lập ấp
Năm 1882   Thực dân Pháp chiếm Nam Kì  lục tỉnh chia Bạc liêu  thành địa hạt thứ 21 của nam Kì
Trải Qua thời kì chống pháp và chống Mĩ, Bạc Liêu vùng đất này nhiều lần được tách và sát nhập, đổi tên
-Tháng 11-1973, Khu ủy Tây Nam bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, gồm bốn đơn vị hành chính
-Đầu năm 1976, tách thành hai tỉnh Bạc Liêu-Cà Mau. Sau đó sát nhập đổi thành Tỉnh Minh Hải
 -Từ ngày 1-1- 1997, tỉnh Bạc Liêu được tái lập và giữ nguyên cho đến nay. Tỉnh Bạc liêu có diện tích 2468,7 km2 với bảy đơn vị hành chính. Dân số toàn tỉnh là 876,8 nghìn người, gồm nhiều dân tộc sinh sống
RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KĨ THUẬT
Tiết 17:	CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tiết 3)
I/ Mục tiêu:
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
* Hs khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS. 
II/ Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh quy trình của các bài trong chương.
 - Mẫu khâu, thêu đã học.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. 
b) Hướng dẫn các hoạt động:
* Hoạt động 3: HS thực hành cắt, khâu, thêu.
- Tổ chức cho HS cắt, khâu, thêu các sản phẩm tự chọn.
* Hoạt động 4: GV đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Đánh giá kết qủa kiểm tra theo hai mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành.
4. Củng cố:
- Cho HS nhắc lại nd ôn tập.
- GD HS
5. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS tiếp tục thực hành sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm. 
- HS tự đánh giá các sản phẩm.
* Rút kinh nghiệm
************************************
Thứ năm ngày tháng năm 2017
Địa lí
ÔN TẬP HỌC KÌ I
Tiết: 17
I.Muïc tieâu:
-Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
II. Caùc hoaït ñoäng daïy –hoïc :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Ôn tập:
- Môn địa lý từ đầu năm chúng ta đã học được mấy chủ đề?
1. Hãy nêu đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn ở đó có những dân tộc nào sinh sống? Khí hậu như thế nào? Lễ hội thường tổ chức vào mùa nào?
2. Kể tên một số nghề của người dân ở HLS nghề nào là chính?
3. Trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? Ở đây thích hợp cho trồng loại cây gì?
4. Tây Nguyên có đặc điểm gì? Khí hậu ra sao? kể tên 1 số dân tộc sống lâu đời ở đây?
5. Ở TN phù hợp cho loại cây trồng và vật nuôi nào?
6. Trình bày đ/điểm địa hình sông ngòi của ĐBBB?
7. Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở ĐBBB?
8. Hãy kể tên một số lễ hội ở ĐBBB và lễ hội thường tổ chức vào mùa nào?
9. Ngoài nghề trồng lúa thì người dân ở ĐBBB còn có những nghề nào khác?
3. Củng cố - dặn dò 
-Nhận xét tiết học
-Về nhà học bài chuẩn bị bài sau KT 
- Hai chủ đề:
+ Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng núi và vùng trung du.
+ Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở đồng bằng(ĐBBB)
- Dãy HLS nằm ở sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao nhất, đồ sộ nhất nước ta có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc thung lũng hẹp và sâu. Khí hậu ở những nơi cao quanh năm lạnh có 3 dân tộc tiêu biểu sinh sốnglà: Thái, Dao, Mông. Lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân.
- Họ trồng lúa ngô, chè, rau và cây ăn quả nghề chính là nghề trồng lúa họ trồng trên nương rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra họ còn làm một số nghề thủ công: dệt thêu, đan, rèn, đúc...
- Là vùng đồi đỉnh tròn, sườn thoải vừa mang đặc điểm của vùng đồng bằng và miền núi. Thế mạnh là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp , đặc biệt là cây chè.
- TN gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.Khí hậu ở đây có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.Một số dân tộc sống lâu đởi đây: Gia-rai, ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng
- TN có đất đỏ ba-dan màu mỡ phù hợp cho trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu... có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu bò, ngoài ra TN còn có nghè thuần dưỡng voi.
- ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt trì, cạnh đáy là đường bờ biển. Đây là ĐB châu thổ lớn thứ hai ở nước ta do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.ĐB khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, ven các con sông có đê ngăn lũ.
- Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên ĐBBB đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
- Lễ hội Chùa Hương, hội đền Hùng, hội Lim, hội Gióng... lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân hoặc mùa thu.
- Ngoài ra họ còn có rất nhiều nghề thủ công truyền thống, làng nghề.
* Rút kinh nghiệm
*****************************
Tập làm văn
Tiết 33: 	ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn (ND ghi nhớ). 
- Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn (BT1, mục III); viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài văn Cây bút máy viết sẵn trên bảng lớp .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Trả bài viết: Tả một đồ chơi mà em thích 
- Nhận xét chung về cách viết văn của từng học sinh.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
+ Bài văn miêu tả gồm có những phần nào? 
- Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu kĩ hơn về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. Lớp mình cùng thi đua xem bạn nào viết văn hay nhất.
b. Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1, 2, 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Gọi 1 HS đọc bài "Cái cối tân" trang 143, 144 SGK.
- Yêu cầu học sinh theo dõi trao đổi và tr

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_4_tuan_17_chuan_kg_can_chinh.doc