Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2012-2013

Tiết 17 : Chính tả

 MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO(TR/165)

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

 - Nghe – viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Sai chính tả không quá 5 lỗi. - Làm đúng BT2b, BT 3.

 * BVMT : Giúp HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng cao trên đất nước ta. Từ đó giáo dục HS yêu quí môi trường thiên nhiên .

B. CHUẨN BỊ :

 - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 2b , BT3 .

 - SGK, VBT

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 1.Kiểm tra bài cu : Kéo co .

 - Kiểm tra 2 em(TB, Yếu) viết trên bảng lớp , cả lớp viết trên nháp BT2a tiết trước .

 2. Bài mới:

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò

Giới thiệu bài : Mùa đông trên rẻo cao

Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả .

- Gọi HS đọc đoạn văn – tìm hiểu nội dung.

GV : các em đã thấy được những nét đẹp cvua3 thiên nhiên vùng cao trên đất nước ta. Từ đó các em nhận ra được phải yêu quí môi trường và có ý thức giũ gìn , bảo vệ góp phần bảo vệ môi trường.

- Nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn văn , những tên riêng cần viết hoa , những từ ngữ dễ viết sai .

- Viết chính tả.

- Chấm , chữa 7 – 10 bài .

Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập chính tả

Bài 2 : ( lựa chọn )

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2b /

- Yêu cầu tự làm bài vào VBT

- Gọi HS sửa bài .

- Lời giải đúng : giấc ngủ – đất trời – vất vả

Bài 3 :

- Đọc yêu cầu bài

- Dán lên bảng 2 tờ phiếu ; mời mỗi nhóm khoảng 6 em lên bảng thi làm bài tiếp sức , chọn 12 từ đúng để hoàn chỉnh đoạn văn .

- GV nhận xét

Hoạt động cả lớp

- Theo dõi - Đọc đoạn văn.( TB, Yếu)

- Vẻ đẹp của cảnh vật, sự vật thiên nhiên vùng núi của đát nước ta rất thơ mọng .

- HS luyện viết bảng con : trườn xuống , chít bạc , khua lao xao .

- Đọc thầm lại đoạn văn .

- Viết bài vào vở .

- Soát lại, chữa bài .

- 1 HS (TB, Yếu)đọc yêu cầu bài .

- Đọc thầm đoạn văn , làm bài vào vở .

- Từng em đọc đoạn văn đã điền đầy đủ các tiếng cần thiết vào ô trống .( TB, Yếu)

- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .

(Khá, giỏi)

- Sửa bài theo lời giải đúng .

- HS (TB, Yếu) đọc yêu cầu.

- Đọc thầm đoạn văn , làm bài vào vở .

- Thi làm bài tiếp sức ( Khá, giỏi, TB, Yếu)

- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .

(Khá, giỏi)

- Sửa bài theo lời giải đúng .

 

doc 35 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øm gì? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu ( BT1, BT2, mục III); viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì?( BT3, mục III).
B.CHUẨN BỊ :
 - Phiếu khổ to 
 - VBT 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Câu kể 2 HS (TB, Yếu). HS (Khá, giỏi ) nhân xét
	- Thế nào là câu kể .
	- Nêu câu kể tự chọn theo các đề tài ở BT 2 .
 2. Bài mới :
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
Giới thiệu bài : Câu kể Ai làm gì ?
Hoạt động 1 : Nhận xét.
Bài 1 , 2 : 
- Đọc yêu cầu và nội dung bài .
- Phân tích làm mẫu câu 2 .
- Phát phiếu đã kẻ bảng để HS trao đổi theo cặp phân tích tiếp các câu còn lại .
Bài 3 : 
- Đọc yêu cầu bài 
- Đặt câu hỏi mẫu cho câu 2 :
+ Người lớn làm gì ?
+ Ai đánh trâu ra cày ?
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
- Viết sơ đồ phân tích cấu tạo câu mẫu và giải thích
Hoạt động 3 : Luyện tập .
Bài 1 : 
- Đọc yêu cầu bài 
-Yêu cầu tự làm bài VBT 
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng bằng cách dán 1 tờ phiếu , mời 1 em giỏi lên bảng gạch dưới 3 câu kể có trong đoạn văn .
Bài 2 : 
- Lưu ý : Dưới mỗi bộ phận có thể ghi tắt CN , VN ; giữa 2 bộ phận có thể đánh dấu gạch chéo .
- GV nhận xét.
Bài 3 : 
- Đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu tự làm bài 
- Nhắc HS : Sau khi viết xong đoạn văn , hãy gạch dưới bằng bút chì những câu trong đoạn là câu kể Ai làm gì ?
- Sửa chữa cách dùng từ , đặt câu .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- 2 em ( TB, Yếu) tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của BT1,2 
- HS trao đổi nhóm 2 ( Khá, TB. Giỏi, Yếu)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả phân tích câu của mình . (TB, Yếu)
- Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm , chốt lại lời giải đúng .( Khá, giỏi)
- 1 em ( TB, Yếu)đọc yêu cầu BT .
- Theo dõi 
- Thực hiện tiếp các câu còn lại như BT2 
( Khá, giỏi)
- Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ .
- 3 , 4 em đọc ghi nhớ SGK .(TB, yếu)
- Đọc thành tiếng yêu cầu của bài( TB, Yếu)
 - Làm bài cá nhân , tìm các câu kể mẫu Ai làm gì ? có trong đoạn văn .
- Phát biểu ý kiến .(TB, Yếu)
- HS(khá, giỏi) nhận xét.
- Đọc yêu cầu BT .( TB, Yếu)
- Trao đổi theo cặp ( TB, Khá. Giỏi, Yếu)
 Xác định bộ phận CN , VN trong mỗi câu văn vừa tìm được ở BT1 .
- 3 em( TB, yếu) lên bảng làm bài , trình bày kết quả .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .( Khá, giỏi)
- Đọc yêu cầu BT .(TB Yếu)
- HS làm vào vở.
- Một số em tiếp nối nhau đọc bài làm của mình , nói rõ các câu văn nào là câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn . Có HS(TB, yếu)
- Lớp nhận xét .(Khá, giỏi)
 3.Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài .
-Chuẩn bị : Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Tiết 17: Đạo đức 
	YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 2 )TR/23
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nêu được ích lợi của lao động.
 - Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
 - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
 * Kĩ năng xác định giá trị của lao động.
B. CHUẨN BỊ :
 - SGK .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Yêu lao động ( tiết 1 ) ( TB, Yếu) .
 - Vì sao mọi người phải lao động ? 
 - Em đã làm được những công việc gì thể hiện được lòng yêu lao động ?
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : Yêu lao động.(Tiết 2 )
Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm đôi ( BT 5 , SGK )
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp 
- Gọi HS lần lượt trình bày 
* Em mơ ứoc khi lớn lên em sẽ làm gì ? 
* Vì sao em lại yêu thích nghề đó ?
* Để thực hiện được ước mơ của mình , ngay từ bây giờ em cần làm gì ? 
- Nhận xét và nhắc HS cần cố gắng , học tập , rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình .
Hoạt động 2 : Y/C hs kể về sự chăm chỉ lao động của mình hoặc của các trong lớp, trong trường. 
- Đọc yêu cầu bài tập 
- Nhận xét.
- Kết luận chung : 
* Lao động là vinh quang . Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân của gia đình và xã hội 
* Trẻ em cũng cần tham gia các cộng việc ở nhà , ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân .
- 1 HS đọc ( TB, Yêu)
- Trao đổi nội dung BT theo cặp .( TB, khá. Giỏi, Yếu)
- Vài em trình bày trước lớp .( TB, Yếu)
* Bác sĩ , GV , kĩ sư , công an , cảnh sát ....
* Vì Bác sĩ cứu giúp người tránh bệnh tật .
 Giáo viên giúp mọi người biết chữ , đào tạo con người tốt cho xã hội .
* Cố gắng học tập , tự rèn luyện ....
- HS Khá, giỏi nhận xét.
Hoạt động lớp .
- Trình bày : 
- Cả lớp thảo luận , nhận xét.(Khá, giỏi, TB , Yếu)
- HS(TB, Yếu) trình bày.
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.	
 3. Củng cố , dặn dò : 
 - Tại sao mọi người phải yêu lao động ( TB, Yếu)
 - Nhận xét lớp. 
 - Chuẩn bị : Ôn tập và thực hành cuối HKI.
Tiết 17: Kể chuyện 
	 MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ(TR/167)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạSGK, bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến.
 - Hiểu nội dung chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
B.CHUẨN BỊ :
 - Tranh minh họa truyện SGK phóng to .
- SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .
 Kiểm tra 1 em kể câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .(Khá , giỏi)
 2. Bài mới :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Giới thiệu truyện : 
 Một phát mimh nho nhỏ 
Hoạt động 1 : GV kể chuyện 
- Kể lần 1 : chậm rải , thong thả , phân biệt được lời nhân vật .
- Kể lần 2 , vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa treo trên bảng lớp .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa truyện .
- Đọc yêu cầu bài tập 1 ,2 
- Kể chuyện trong nhóm , trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
- Tổ chức thi kể trước lớp .
- Trao đổi về ý nghĩa truyện qua các câu hỏi :+ Theo bạn , Ma-ri-a là người thế nào ?
+ Bạn có nghĩ rằng mình cũng có tính tò mò , ham hiểu biết như Ma-ri-a không ?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì
- Cả lớp bình chọn bạn hiểu truyện , kể chuyện hay nhất .
- Lắng nghe .
- Lắng nghe , kết hợp nhìn tranh minh họa 
- 1 em đọc yêu cầu BT1,2 .( TB, Yếu)
- Từng nhóm 4 em tập kể từng đoạn và toàn bộ truyện , trao đổi về ý nghĩa truyện .
(Khá, giỏi, TB, Yếu)
- Hai nhóm tiếp nối nhau thi kể từng đoạn truyện theo 5 tranh .( TB, Yếu)
- Vài em thi kể toàn truyện .(Khá, giỏi)
+ Ma-ri-a là người ham thích quan sát ....
(TB, Yếu)
+ Vài HS phát biểu (TB, yếu)
+ Nếu chịu khó tìm tòi , ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú và bổ ích .( Khá, giỏi)
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Khen những em chăm chú nghe bạn kể , nhận xét chính xác , đặt câu hỏi hay
 - Nhận xét tiết học . 
 Thứ tư, ngày 19 tháng 12 năm 2012
Tiết 83: Toán 
	 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2(TR/94)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
 - Biết số chẵn, số lẻ.
B. CHUẨN BỊ :
 SGK, Vở, bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : Dấu hiệu chia hết cho 2 .
Trong toán học không nhất thiết phải thực hiện phép chia mà dựa vào dấu hiệu nào đó đểø biết một số có chia hết cho số khác hay không. Các dấu hiệu đó gọi là dấu hiệu chia hết.
Hoạt động 1 : Dấu hiệu chia hết cho 2 .
- Giao nhiệm vụ cho HS : Tự tìm vài số chia hết cho 2 , vài số không chia hết cho 2 .
- Gợi ý cho HS chú ý chữ số tận cùng ở mỗi số .
- Chốt lại : Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không , chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó .
Hoạt động 2 : Giới thiệu số chẵn , số lẻ .
- Nêu : Các số chia hết cho 2 gọi là số chẵn .
- Chọn ghi lại 5 ví dụ các số có tận cùng là 0 , 2 , 4 , 6 , 8 .
- Các số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ .
Hoạt động 3 : Vận dụng qui tắc
Bài 1 :
- Yêu cầu HS phân biệt số chia hết và không chia hết cho 2.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
Bài 2 : 
- Phân tích đề và yêu cầu HS nêu cách tìm.
- Yêu cầu HS làm vào vở 
- Yêu cầu HS chữa bài. 
Bài 4 : Điền số thích hợp
- Tự làm bài và nêu kết quả .
Hoạt động lớp .
- Một số em lên bảng viết kết quả theo 2 cột : chia hết – không chia hết .( TB, Yếu)
- Cả lớp bổ sung .(Khá, giỏi)
- Quan sát , đối chiếu , so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2 . ( Khá, giỏi)
- Nhận xét : 
* Các số có chữ số tận cùng là 0 , 2 , 4 , 6 , 8 thì chia hết cho 2 . 
* Các số có chữ số tận cùng là 1 , 3, 5 , 7 , 9 thì không chia hết cho 2 .
- Vài em nêu lại kết luận trong bài học .
(TB , Yếu)
Hoạt động lớp .
- Tự nêu ví dụ về số chẵn .(TB, Yếu)
- Nêu thêm : Các số có chữ số tận cùng là 0 , 2 , 4 , 6 , 8 là các số chẵn .(TB Yếu)
- Tự nêu ví dụ về số lẻ .(TB, Yếu)
- Nêu thêm : Các số có chữ số tận cùng là 1 , 3 , 5 , 7 , 9 là các số lẻ .(TB,yếu)
- Chọn ra các số chia hết cho 2 . 
Vài em đọc bài làm của mình và giải thích lí do tại sao chọn các số đó .(TB,Yêu)
- HS ( Khá, giỏi ) nhận xét.
- Đọc và nêu lại yêu cầu của bài là : Viết 4 số có hai chữ số , mỗi số chia hết cho 2 . Sau đó tự làm bài vào vở . Cả lớp kiểm tra chéo nhau .
- Tự làm bài , vài em( TB, Yếu) lên bảng chữa bài .
 2. Củng cố , dặn dò :
 - Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2 .( TB, Yếu)
 - Nhận xét lớp.
 - Chuẩn bị Dấu hiệu chia hết cho 5.
Tiết 34: Tập đọc 
	 RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (tt)TR/168
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Đọc trôi chảy rành mạch , diễn cảm. Biết nhấn giọng các từ ngữ cho phù hợp. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Đọc lưu loát , trơn tru toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với với giọng kể linh hoạt . Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
 - Hiểu nội dung : Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. ( trả lời được các CH trong SGK)
B. CHUẨN BỊ :
 - Tranh minh họa.
 - SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ: Rất nhiều mặt trăng .
 Kiểm tra 2 em(TB, Yếu) tiếp nối nhau đọc truyện Rất nhiều mặt trăng ( phần đầu ) , trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc .
 2.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : Rất nhiều mặt trăng (tt) 
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Hướng dẫn phân đoạn : Có thể chia bài thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Sáu dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Chỉ định HS đọc nối tiếp ( 2 lượt ) , đọc lượt 2 dành cho HS yếu . 
Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm .
 - Gọi HS đọc phần chú thích.
- Luyện đọc theo cặp 
- Gọi HS đọc cả bài .
-Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Chia lớp nhóm 6, giao việc cho các nhóm 
Nhóm 1 +2 : Đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi :Nhà vua lo lắng về điều gì ?
Nhóm 3 +4 : Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua ?
Nhóm 5 + 6 :Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì ?
- Gọi các nhóm lần lượt trả lời 
- Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì?
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm :
- Chỉ định HS đọc nối tiếp theo cách phân vai..
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn : Làm sao mặt trăng  Nàng đã ngủ .
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
- GV nhận xét.
Hoạt động cả lớp
- Tiếp nối nhau đọc bài .
- 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS cùng bàn luyện đọc .(Khá, TB. Giỏi, Yếu)
- 1 HS(Khá, giỏi) đọc 
Hoạt động nhóm .(Khá, giỏi, TB, Yếu)
- Đọc đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi.
* Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời , nếu công chúa thấy mặt trăng thật .sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả , sẽ ốm trở lại .(TB,Yếu)
* Vì mặt trăng ở rất xa và rất to , toả sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không thấy được .
* Muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời , một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa .
- Đại diện nhóm trình bày .(TB, yếu)
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
* Chọn đáp án c/ : Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn .
(TB, Yếu)
- HS đọc truyện theo cách phân vai .(Khá, giỏi, TB, Yếu)
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .(Khá, TB. Giỏi, Yếu)
+ 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp .( Khá, giỏi)
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Nêu ý chính của bài .(Khá, giỏi)
 - Nhận xét tiết học .
 - Khuyến khích HS tìm đọc truyện thiếu nhi.
	- Chuẩn bị:Ôn tập.
Tiết 17: Địa lí 
	 ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
B.CHUẨN BỊ :
	- Các bản đồ VN , SGK 
	- Hệ thống câu hỏi 
 - Phiếu học tập 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Thủ đô Hà Nội
 - Chỉ vị trí Hà Nội trên bản đồ và cho biết Hà Nội giáp những tỉnh nào ?(TB, Yếu)
 - Nêu ví dụ để thấy HN là trung tâm chính trị kinh tế , văn hoá ., khoa học hàng đầu của nước ta .(Khá, giỏi)
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : Ôn tập.
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp 
- Nêu lần lượt từng câu hỏi 
* Những nơi cao của dãy Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào ? 
* Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn . Kể về lễ hội , chợ phiên của họ . 
* Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì ? Nghề nào là chính ?
* Nêu đặc điểm địa hình vùng Trung du Bắc Bộ 
* Tây Nguyên có những cao nguyên nào ?
* Khí hậu ở tây Nguyên có mấy mùa ? Nêu đặc điểm của từng mùa .
* Kể tên một số dân tộc đã sông lâu đời ở Tây Nguyên .
* Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên 
* Nêu một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó. 
* Đà Lạt đã có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát ?
* ĐBBB do những sông nào bồi đắp nên ?
* Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐBBB 
* Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở ĐBBB ?
* Kể tên một số nghề thủ công củe người dân ĐBBB 
* Kể lại chợ phiên ở ĐBBB 
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 
- Chia lớp 8 nhóm, làm việc theo phiếu học tập được giao .
Nhóm 1 + 2 : Chỉ vị trí dãy HLS trên bản đồ ĐLTNVN và nêu đặc điểm của dãy núi này 
Nhóm 3 +4 : Chỉ vị trí các cao ngưuyên ở Tây Nguyên 
Nhóm 5 +6 : Chỉ vị trí Đà Lạt trên bản đồ ĐLTNVN 
Nhóm 7 +8 : Chỉ vị trí thủ dô HN trên bản dồ và cho biết HN giáp những tỉnh nào ? 
- Tổ chức trình bày.
 Nhận xét.
- Suy nghĩ trả lời 
* Khí hậu lạnh quanh năm nhất là những tháng mùa đông có khi có tuyết rơi . Từ độ cao 2000m ....gió thổi mạnh .(TB, Yếu)
* Ở HLS có những lễ hội : hội chơi núi mùa xuân , hội xuống đồng ..... Chợ phiên chỉ họp vào những ngày nhất định là nơi trao đổi , mau bán hàng hoá và giao lưu ....(Khá, giỏi)
* Nghề nông là nghề chính của người dân ...khai thác khoáng sản ? 79(Khá, giỏi) 
* Ghi nhớ trang 81 ( TB,Yếu)
* Ghi nhớ trang 83 .(TB, Yếu)
* Ghi nhớ trang 83 (TB, Yếu)
* Gia-rai, Ê-đê , Ba-na , Xơ-đăng ...
(TB, Yếu)
* Cây công nghiệp lâu năm cà phê , cao su , hồ tiêu , chè , vật nuôi là trâu bò.(TB,Yếu)
* Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông . Các sông ...cơn lũ bắt thường.(Khá, giỏi)
* Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm , có ...
(Khá, giỏi)
* ĐBBB do phù sa của sông Hồng và sông thái Bình bồi đắp nên (TB,Yếu)
* ĐBBB có dạng hình ta giác với đỉnh ở Việt trì ...đê để ngăn lũ (Khá, giỏi)
* Nhờ có đất phù sa màu mỡ ...cả nước .
(TB,Yếu)
* Người dân ở ĐBBB có hàng trăm nghề ...làm đồ gỗ (Khá, giỏi)
* SGK trang 107 
- Các nhóm thảo luận (Khá, giỏi, TB, Yếu)
- Đại diện nhóm trình bày và chỉ bản đồ .
HS( TB,Yếu) trình bài và chỉ bản đồ.
HS (khá, giỏi )nhận xét
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu về đồng bằng Bắc Bộ.
 - Nhận xét lớp. 
 - Chuẩn bị:Kiểm tra HKI 
Tiết 33: Tập làm văn 
	ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT(TR/169)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật , hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn .
 - Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn ( BT1, mục III); viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút( BT2).
B. CHUẨN BỊ :
 - Giấy khổ to 
 - SGK , VBT
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập miêu tả đồ vật .
 Nhận xét bài viết Tả một đồ chơi mà em thích . 
 2. Bài mới :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Giới thiệu bài : 
 Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật .
Hoạt động 1 : Nhận xét .
- Đọc yêu cầu bài 1 ,2 ,3 
- Gọi HS đọc lại bài cái cối tân ( trang 143 ,144 SGK ) 
- Yêu cầu thảo luận cặp : Xác định các đoạn văn trong bài , nêu ý chính của mỗi đoạn .
- Dán lên bảng tờ giấy đã viết kết quả bài làm chốt lại lời giải đúng .
- GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK 
Hoạt động 3 : Luyện tập .
Bài 1 : 
- Đọc nội dung và yêu cầu bài 
- Phát phiếu cho 3 HS .
- Nhận xét : Những em làm bài trên phiếu có lời giải đúng dán bài ở bảng lớp 
Bài 2 : 
- Nhắc HS chú ý :
+ Đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn tả bao quát chiếc bút của em .
+ Để viết đoạn văn đạt yêu cầu , em cần quan sát kĩ chiếc bút về hình dáng , kích thước , màu sắc , chất liệu , cấu tạo . Chú ý những đặc điểm riêng khiến cái bút của em khác của các bạn . 
+ Tập diễn đạt , sắp xếp các ý , kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả .
- Nhận xét .
- 3 em( TB, Yếu) tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT1,2,3
-1 HS( Khá, giỏi) đọc to, Cả lớp đọc thầm lại bài Cái cối tân 
- 2 HS cùng bàn trao đổi(Khá,TB.Yếu,giỏi)
- Phát biếu ý kiến .( TB, Yếu)
- Cả lớp nhận xét . (Khá, Giỏi)
- 3 , 4 em (TB, Yếu) đọc ghi nhớ SGK .
- 1 em(TB,Yếu) đọc nội dung BT .
- Cả lớp đọc thầm bài Cây bút máy , thực hiện lần lượt từng yêu cầu của BT .
- Phát biểu ý kiến .(TB, Yếu)
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- Đọc yêu cầu BT ( TB, Yếu ), suy nghĩ để viết bài .
- Viết bài vào vở .
- Một số em tiếp nối nhau đọc bài viết .
( TB, Yếu) . 
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Nhận xét lớp.
 - Yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cho tốt hơn .
 - Chuẩn bị: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật.
Thứ năm, ngày 20 tháng 12 năm 2012
Tiết 84: Toán 
	 	 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 (TR/95)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Biết dấu hiệu chia hết cho 5.
 - Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5.
B. CHUẨN BỊ :
 SGK, bảng con
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Dấu hiệu chia hết cho 2 . 3 HS (TB, Yếu)
 - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 . 
 - Viết 3 số có 3 chữ số chia hết cho 2 .
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : Dấu hiệu chia hết cho 5 .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5 .
- Gọi 2 HS lên bảng viết các số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5 .
- Gợi ý HS chú ý đến chữ số tận cùng của các số chia hết cho 5 để tìm ra dấu hiệu .
- Chốt lại : Muốn biết một số có chia hết cho 5 , cần xét chữ số tận cùng bên phải , chữ số tận cùng 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5.
Hoạt động 2 : Thực hành .
Bài 1 : 
- Yêu cầu HS phân biệt số chia hết và không chia hết cho 5.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
GV nhận xét.
Bài 4 : 
- Hỏi thêm : Số nào vừa không chia hết cho 2 , vừa không chia hết cho 5 ?
- Yêu cầu tự làm bài 
- GV nhận xét.
- Các số chia hết cho 5 , các số không chia hết cho 5 ; viết thành 2 cột ở bảng . 2 HS (TB , Yếu)
- HS ( TB, Yếu) Nêu dấu hiệu chia hết cho 5 
Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 .
- Tự làm bài vào vở .
* Số chia cho 5 là 35, 660, 3000, 945.
* Số không chia hết cho 5:8, 57, 4674 ,5553.
- Thi đua sửa bài ở bảng .(TB, Yếu)
- Tư

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc