Giáo án Lớp 4 - Tuần 17

. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Cách suy nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.

B. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh họa.

C. Các hoạt động dạy và học:

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ:

Gọi HS đọc bài giờ trước.

III. Dạy bài mới:

 

doc 39 trang Người đăng honganh Lượt xem 2427Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dùng học toán là:
18720 : 156 = 120 (bộ)
Đáp số: 120 bộ.
+ Bài 4: GV hỏi HS về nội dung ghi nhớ ở biểu đồ.
HS: Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi.
a) Tuần 1 bán được ? cuốn sách
HS: Bán được 4500 cuốn.
Tuần 4 bán được ? cuốn
Tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 bao nhiêu cuốn?
Bán được 5500 cuốn.
Tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 là:
5500 – 4500 = 1000 (cuốn).
b) Tuần 2 bán được ? cuốn sách
HS: Bán được 6250 cuốn.
Tuần 3 bán được ? cuốn
Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 bao nhiêu cuốn?
Bán được 5750 cuốn.
Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 là:
6250 – 5750 = 500 (cuốn).
c) Tính tổng số sách bán trong 4 tuần.
- Tổng số sách bán trong 4 tuần là:
4500+5500+6250+5750 = 22 000 (cuốn)
Trung bình mỗi tuần bán được là:
22000 : 4 = 5500 (cuốn)
- GV chấm bài cho HS.
IV. Củng cố 
 - GV nhắc lại nội dung toàn bài
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò
	- Về nhà học bài và làm các bài tập ở vở bài tập.
Luyện từ và câu 
Tiết 33: câu kể “ai làm gì ?”
A. Mục tiêu:
Học sinh hiểu:
	- Trong câu kể “Ai làm gì?”, vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật.
	- Vị ngữ trong câu kể “Ai làm gì?” thường do động từ và cụm động từ đảm nhiệm.
B. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
I. ổn định: hát
II. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 – 3 HS lên bảng làm bài 3.
III. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1:
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài 1.
- HS1: Đọc đoạn văn tả hội đua voi.
- HS2: Đọc 4 yêu cầu của bài tập.
a) Yêu cầu 1:
HS: Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm các câu kể theo mẫu Ai làm gì? phát biểu ý kiến.
- GV nghe, chốt lại ý kiến đúng:
	Đoạn văn có 6 câu, 3 câu đầu là những câu kể “Ai làm gì?”
b) Yêu cầu 2, 3:
HS: Suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở.
- 3 em lên bảng làm vào giấy.
- GV và cả lớp chốt lại lời giải đúng:
Câu
Vị ngữ
ý nghĩa của vị ngữ
1. Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
đang tiến về bãi
Nêu hoạt động của người, của vật trong câu.
2. Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
kéo về nườm nượp
3. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
c. Yêu cầu 4:
HS: Suy nghĩ, chọn ý đúng, phát biểu ý kiến (ý b).
3. Phần ghi nhớ:
- 3 – 4 em đọc nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: Tìm câu “Ai làm gì?”
HS: Đọc yêu cầu, làm bài vào vở. 
- 1 số em làm bài trên phiếu.
- Lên trình bày bài trên phiếu.
GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Đàn cò trắng + bay lượn trên cánh đồng.
- Bà em + kể chuyện cổ tích.
- Bộ đội + giúp dân gặt lúa.
+ Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Đọc yêu cầu, quan sát tranh nhắc HS chú ý nói từ 3 – 5 câu miêu tả hoạt động các nhân vật trong tranh.
- GV nhận xét, sửa chữa cho HS.
HS: Nối tiếp nhau phát biểu.
IV. Củng cố 
 - GV nhắc lại nội dung toàn bài
	- GV nhận xét giờ học.
V. Dăn dò
	- Về nhà học bài.
Khoa học
Tiết 33: ôn tập học kỳ
A. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về:
+ Tháp dinh dưỡng cân đối.
+ Một số tính chất của nước và không khí, thành phần chính của không khí.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động và sản xuất
- HS có khả năng vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.
B. Đồ dùng: 
	Tranh ảnh, giấy khổ to, bút dạ
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định: hát
II. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS nêu bài học.
III. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. giới thiệu bài
2. nội dung bài
a. Hoạt động 1: Trò chơi: “Ai nhanh ai đúng?”
- GV chia nhóm, phát hình vẽ tháp dinh dưỡng chưa hoàn thiện.
- Các nhóm thi đua hoàn thiện “Tháp dinh dưỡng cân đối”.
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV và cả lớp chấm điểm cho từng nhóm.
- GV chuẩn bị sẵn 1 số phiếu ghi các câu hỏi ở trang 69 SGK.
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm ngẫu nhiên và trả lời câu đó.
- GV nhận xét, cho điểm.
b. Hoạt động 2: Triển lãm.
Bước 1:
HS: Đưa ra những tranh ảnh và tư liệu đã sưu tầm được để lựa chọn theo từng chủ đề.
- Các thành viên trong nhóm lập thuyết trình giải thích về sản phẩm của nhóm.
Bước 2:
- Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhóm trình bày.
- GV và cả lớp đánh giá, cho điểm.
c. Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động.
- GV chia nhóm, nêu yêu cầu.
HS: Các nhóm hội ý về đề tài đăng ký với lớp.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm như đã hướng dẫn.
- GV đi tới các nhóm, kiểm tra và giúp đỡ.
- Trình bày và đánh giá.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình, cử đại diện nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm mình vẽ.
- GV đánh giá, nhận xét và cho điểm.
- Các nhóm khác bình luận.
IV. Củng cố 
 - Giáo viên nhắc lại nội dung toàn bài
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò
 -
lịch Sử
tiết17: ôn tập lịch sử
A. Mục tiêu:
- Hệ thống hóa những kiến thức lịch sử đã học từ đầu năm đến nay.
- HS nắm được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng hệ thống kiến thức chưa điền.	
- Bút dạ, giấy khổ to.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
I. ổn định 
II.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu lại bài học giờ trước.
- Nhận xét cho điểm.
III. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
- GV chia nhóm, nêu câu hỏi:
HS: Các nhóm đọc SGK và trả lời câu hỏi vào phiếu.
1. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta tên là gì?
2. Nêu những nét chính về đời sống, vật chất và tinh thần của người Lạc Việt?
3. Vua của nước Âu Lạc có tên là gì? Kinh đô được đóng ở đâu?
4. Nêu tên các cuộc khởi nghĩa của nước ta chống lại triều đại phong kiến phương Bắc?
5. Nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
6. Kể lại diễn biến chính của trận Bạch Đằng?
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Mỗi nhóm trình bày một câu hỏi.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
IV. Củng cố 
 - GV nhắc lại nội dung toàn bài
	- Nhận xét giờ học.
V.Dặn dò
	- Về nhà chuẩn bị bài giờ sau kiểm tra.
Kể chuyện
Tiết 17: Một phát minh nho nhỏ
A. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:	
- Dựa vào lời kể của gia đình và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện có thể phối hợp với điệu bộ, nét mặt.
- Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
	- Chăm chú nghe cô giáo, thầy giáo kể chuyện, nhớ chuyện.
	- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
B. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ truyện phóng to.
C Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định: hát
II. Kiểm tra bài cũ:
Kể lại chuyện giờ trước.
III. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu:
2. GV kể toàn bộ câu chuyện:
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2 kết hợp tranh minh họa. 
HS: Nghe.
HS: Nghe kết hợp nhìn tranh.
- GV kể lần 3 (nếu cần).
3. Hướng dẫn HS kể, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
+ Bài 1, 2: 
HS: 1 em đọc yêu cầu.
a. Kể theo nhóm:
- Dựa vào lời kể của cô giáo và tranh minh họa, từng nhóm 2 – 3 em tập kể từng đoạn, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
b. Thi kể trước lớp: 
- Hai tốp HS, mỗi tốp 2 – 3 em tiếp nối nhau kể từng đoạn theo 5 tranh.
- 1 vài em thi kể cả câu chuyện.
- Mỗi nhóm kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV có thể hỏi, gợi ý HS trao đổi.
VD: 
* Theo bạn Mai – ri – a là người thế nào?
* Bạn có nghĩ rằng mình cũng có tính tò mò ham hiểu biết như Na – ri – a không? 
* Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? 
- Chỉ có tự tay làm thí nghiệm mới khẳng định được kết luận của mình là đúng.
- Không nên tin ngay vào quan sát của mình nếu chưa được kiểm tra bằng thí nghiệm.
- Muốn trở thành 1 HS giỏi phải biết quan sát, biết tự mình kiểm nghiệm những quan sát đó bằng thực tiễn.
- Nếu chịu khó quan sát suy nghĩ ta sẽ phát hiện rất nhiều điều bổ ích và lí thú trong thế giới xung quanh.
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. 
b. Thi kể chuyện trước lớp:
- 1 vài em nối nhau kể trước lớp. Kể xong có thể nói về ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
IVCủng cố 
 - Nhắc lại nội dung toàn bài
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò
	- Về nhà học kể lại cho người thân nghe.
 Soạn ngày 15 tháng 12 năm 2008
 Giảng thứ tư ngày 17 tháng 12 năm 2008
Tập đọc
Tiết34: Rất nhiều mặt trăng (tiếp)
A. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, trơn tru toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nghĩ về đồ chơi như về các đồ vật có thật trong đời sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người.
B Đồ dùng dạy – học:
Tranh minh họa truyện.
C. Các hoạt động dạy – học:
I. ổn định: hát
II. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em đọc bài trước.
III. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:
HS: Nối nhau đọc từng đoạn (2 – 3 lượt).
- GV nghe, sửa sai kết hợp giải nghĩa từ, hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Nhà vua lo lắng điều gì
- vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.
? Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì
- Để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.
? Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua
- Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, tỏa sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không thấy được.
? Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì
- Chú muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa.
? Công chúa trả lời thế nào
- Khi ta mất đi một chiếc răng, chiếc lưỡi mới sẽ mọcmọi thứ đều như vậy.
? Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì? Chọn câu trả lời hợp với ý của em a, b, c.
- Chọn ý c là hợp lý nhất.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 3 em phân vai đọc truyện.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai.
- Thi đọc diễn cảm.
GV nhận xét, uốn nắn.
IV. Củng cố
 - GV nhắc lại nội dung toàn bài
 - Nhận xét tiết hcọ
V. Dặn dò
 - Về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau
- 3 hs nhắc lại.
 Toán
 Tiết 83 Luyện tập chung
A. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập, củng cố hoặc tự kiểm tra về:
- Giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong 1 số.
- Các phép tính với số tự nhiên.
- Thu thập 1 số thông tin từ biểu đồ.
- Diện tích hình chữ nhật và so sánh các số đo diện tích.
- Giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
B. Đồ dùng dạy học
C. Các hoạt động dạy – học:
I. ổn định: hát
II. Bài cũ:
Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
III. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
- GV cho HS tự làm rồi chữa bài.
+ Bài 1: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài để khoanh vào đáp án.
- GV gọi HS lên chữa bài. Chốt lại lời giải đúng:
Khoanh vào B. c.Khoanh vào D.
Khoanh vào C. d. Khoanh vào C.
+ Bài 2: Treo biểu đồ viết sẵn lên bảng.
- GV gọi HS lên trình bày trên phiếu:
a. Thứ năm có mưa nhiều nhất.
b. Thứ sáu có mưa trong 2 giờ.
CNgàykhôngcómưa trongtuầnlàngày thứ tư.
HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm vào phiếu.
+ Bài 3:
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
HS: Đọc đầu bài, cả lớp theo dõi.
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
Giải:
Hai lần số học sinh nam là:
672 – 92 = 580 (HS).
Số học sinh nam của trường đó là:
580 : 2 = 290 (HS).
Số học sinh nữ của trường là:
290 + 92 = 382 (HS)
Đáp số: 290 HS nam.
382 HS nữ.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
- Chấm 1 số vở cho HS.
IV. Củng cố 
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò
	- Về nhà học bài và làm bài tập.
 Kỹ thuật
Tiết 17: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết 3)
A. Mục tiêu:
	- Hs hoàn thành sản phẩm tự chọn của mình với các cách khâu thêu đã học.
	- Hs tự đánh giá đợc sản phẩm của mình làm ra và đánh giá bài của bạn.
	- Hs yêu thích sản phẩm.
B. Đồ dùng dạy học.
	- Chuẩn bị tiêu chí đánh giá sản phẩm.
C. Các hoạt đọng dạy học.
I. ổn định: Hát 
II,Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra sự chuẩn bị của hs và độ hoàn thành sản phẩm của tiết học trớc.
III,Bài mới
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Hoạt động 1:
Thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
- Gọi hs nêu yêu cầu của bài.
- Gọi vài hs nêu cách thực hành sản phẩm của mình. 
- Giáo viên treo tranh quy trình kĩ thuật cho hs nhớ lại các bước thực hiện.
- GV quan sát và giúp HS hoàn thành sản phẩm.
-1 em nêu.
- 2 hs nêu các bước thực hiện: 
+ B1: cắt kẻ đường dấu
+ B2: thực hành khâu thêu.
- 1hs lên bảng thực hành mẫu.
* HS thực hành làm sản phẩm tự chọn của mình.
IV. Củng cố: - Nhắc lại nd bài.
 - Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò: - Nhắc hs về nhà luyện tập cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
 - Chuẩn bị bài sau: “Tiết 18”
 Tập làm văn
Tiết 33: đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
A. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
- Luyện tập xây dựng một đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
B. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu khổ to, tranh minh họa.
C. Các hoạt động dạy và học:
I. ổn định: hát
II. Kiểm tra bài cũ:
GV trả bài viết tả đồ chơi, nhận xét.
III. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét:
HS: 3 HS nối nhau đọc yêu cầu 1, 2, 3.
- Cả lớp đọc thầm lại bài “Cái cối tân”, suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở.
HS: Phát biểu ý kiến.
GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài văn có 4 đoạn:
1. Mở bài
Đoạn 1
Giới thiệu về cái cối được tả trong bài.
2. Thân bài
Đoạn 2
Đoạn 3
Tả hình dáng bên ngoài của cái cối.
Tả hoạt động của cái cối.
3. Kết bài
Đoạn 4
Nêu cảm nghĩ về cái cối.
3. Phần ghi nhớ:
3 – 4 em HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm bài “cây bút máy” từng bước thực hiện yêu cầu của bài tập.
- GV phát phiếu cho 1 số HS làm vào phiếu.
- Gọi HS lên trình bày.
a) Bài văn gồm 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
b) Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài cây bút
c) Đoạn 3 tả cái ngòi bút.
d) Câu mở đầu đoạn 3: Mở nắp  không rõ.
Câu kết: Rồi em tra nắp bút cho vào cặp.
- Đoạn văn tả ngòi bút, công dụng của nó. Cách bạn học sinh giữ gìn ngòi bút.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài vào vở.
- GV nhắc nhở các em chú ý khi làm bài:
+ Cần quan sát kỹ.
+ Tập diễn đạt, sắp xếp các ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả.
HS: Viết bài vào vở.
- 1 số em nối nhau đọc bài viết của mình.
IV. Củng cố 
 - GV nhắc lại nội dung toàn bài
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò
	- Về nhà học bài, tập viết lại bài.
 Soạn ngày 16 tháng 12 năm 2008
 Giảng thứ năm ngày 18 tháng 12 năm 2008
Toán
Tiết 83: Dấu hiệu chia hết cho 2
A. Mục tiêu:
	- HS biết dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 và không chia hết cho 2, 5.
	- Nhận biết số chẵn và số lẻ.	
	- Vận dụng các dấu hiệu để giải bài tập liên quan đến chia hết cho 2 và 5.
B. Đồ dùng: 
Giấy khổ to, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy – học:
I. ổn định: Hát
II. Kiểm tra bài cũ:	
Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
III. Dạy bài mới:
Hoạt độngcủa thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu:
2. GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
? Tìm vài số chia hết cho 2
? Tìm vài số không chia hết cho 2
HS: 2, 4, 6, 8, 10
HS: 3, 5, 7, 9, 11
- Một số HS lên bảng viết kết quả vào 2 cột.
- HS quan sát, đối chiếu, so sánh để rút ra kết luận.
? Những số chia hết cho 2 là những số như thế nào
HS:  là những số chẵn (các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8).
? Những số không chia hết cho 2 là những số như thế nào
HS:  là những số lẻ (các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9).
- GV: Vậy chúng ta muốn biết 1 số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.
3. Giới thiệu cho HS số chẵn và số lẻ:
- GV nêu:
+ Các số chia hết cho 2 gọi là các số chẵn.
Gọi HS nêu ví dụ về số chẵn:
VD: 0, 2, 4, 6, 8
+ Các số không chia hết cho 2 gọi là các số lẻ.
VD: 1, 3, 5, 7, 9
4. GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5 (tương tự):
- GV cho HS tìm vài số chia hết cho 5, vài số không chia hết cho 5.
HS: 10, 15, 20, 25, 30, 
9, 11, 12, 13, 24, 26
? Vậy những số chia hết cho 5 là những số như thế nào
-  có tận cùng là 0 hoặc 5.
=> Kết luận: Ghi bảng.
HS: Đọc.
5. Thực hành:
+ Bài 1: 
- GV gọi 1 số HS trả lời miệng.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 1 số em trả lời miệng.
+ Bài 2: 
- GV và cả lớp nhận xét.
HS: Đọc yêu cầu, tự làm vào vở sau đó GV cho 1 vài HS lên bảng viết kết quả, cả lớp bổ sung.
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 1 vài em lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) 340 ; 342 ; 344 ; 346 ; 348 ; 350.
b) 8347 ; 8349 ; 8351 ; 8353 ; 8355 ; 8357
IV. Củng cố 
 - GV nhắc lại nội dung toàn bài
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò
	- Về nhà học bài, làm bài tập.
Khoa học
Kiểm tra học kỳ i
A. Mục tiêu:
- Kiểm tra những kiến thức đã học ở học kỳ I.
- HS làm được bài kiểm tra học kỳ.
- Rèn luyện ý thức tự giác trong giờ kiểm tra.
B. Đồ dùng dạy học
GV: Đề kiểm tra
C. Các hoạt động:
1. GV nhắc nhở HS trước khi làm bài.
2. GV phát đề cho từng HS, suy nghĩ làm bài.
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành bảng sau:
Lấy vào
Tên cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường bên ngoài
Thải ra
Thức ăn, nước
Hô hấp
Bài tiết nước tiểu
Mồ hôi
Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
a. Để có thể khỏe mạnh bạn cần ăn:
A. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất bột.
B. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất béo.
C. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều vitamin và khoáng.	
D. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất đạm.
E. Tất cả các loại trên.
b. Việc không nên làm để thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm là:
A. Chọn thức ăn tươi sạch có giá trị dinh dưỡng không có màu sắc, mùi lạ.	
B. Dùng thực phẩm đóng hộp quá hạn, hoặc hộp bị thủng, han gỉ.
C. Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.
D. Thức ăn được nấu chín, nấu xong nên ăn ngay.
E. Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.
c. Để phòng bệnh do thiếu iốt, hàng ngày bạn nên sử dụng:
A. Muối tinh.	B. Bột ngọt.	C. Muối bột canh có iốt.
Câu 3: Nêu 3 điều em nên làm để:
a. Phòng chống 1 số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
b. Phòng tránh tai nạn đuối nước.
Câu 4: Nêu ví dụ chứng tỏ con người đã vận dụng các tính chất của nước vào cuộc sống (Cho ví dụ).
- Nước chảy từ cao xuống thấp.
- Nước có thể hòa tan 1 số chất.
3. GV thu bài kiểm tra về chấm.
IV. Củng cố
 - GV nhắc lại nộidung toàn bài
 - Nhận xét qua chuna qua bài
V Dặn dò
Luyện từ và câu 
Tiết 34: Vị ngữ trong câu kể “ai làm gì?”
A. Mục tiêu:
HS hiểu:
+ Trong câu kể “Ai làm gì?” vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật.
+ Vị ngữ trong câu kể ai làm gì? Thường do động từ và cụm động từ đảm nhiệm.
B. Đồ dùng dạy học:
	Băng giấy viết ví dụ, phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy – học:
I. ổn định: Hát
II. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên chữa bài tập.
III. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1, 2:
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài.
- GV cùng HS phân tích làm mẫu câu 2.
Câu
Từ ngữ chỉ hoạt động
Từ ngữ chỉ người (vật) hoạt động
Người lớn đánh trâu ra cày
đánh trâu
ra cày
Người lớn
- GV phát phiếu kẻ sẵn cho HS. 
HS: Các nhóm trao đổi thảo luận theo cặp, phân tích tiếp những câu còn lại sau đó lên trình bày.
- GV nhận xét kết quả làm của các nhóm.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- GV và HS đặt câu hỏi mẫu cho câu thứ 2.
VD: Người lớn làm gì?
Ai đánh trâu ra cày?
- Các câu còn lại HS tự đặt.
VD: Các cụ già làm gì?
Ai nhặt cỏ đốt lá?
Mấy chú bé làm gì?
Ai bắc bếp thổi cơm?
3. Phần ghi nhớ:
HS: Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ.
- 3 – 4 em đọc lại nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc thành tiếng yêu cầu của bài làm bài cá nhân vào vở.
- GV cùng cả lớp chữa bài, chốt lời giải:
- Một số em làm vào phiếu lên dán bảng.
Câu 1: Cha tôi làm  quét sân.
Câu 2: Mẹ đựng  mùa sau.
Câu 3: Chị tôi  xuất khẩu.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu của bài và trao đổi theo cặp để làm vào phiếu.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
- Các nhóm nộp phiếu.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự viết đoạn văn có dùng câu kể ai làm gì.
- GV gọi 1 số em đọc đoạn văn của mình và nói rõ câu nào là câu kể “Ai làm gì?”.
VD: Hàng ngày, em thường dậy sớm. Em ra sân tập thể dục. Sau đó em đánh răng rửa mặt. Mẹ đã chuẩn bị cho em bữa sáng thật ngon lành. Em cùng cả nhà ngồi vào bàn ăn sáng. Bố chải đầu, mặc quần áo rồi đưa em đến trường.
IV. Củng cố 
 - Nhận xét chung qua bài
	- Nhận xét giờ học, khen 1 số bạn học tốt.
V. Dặn dò
	- Yêu cầu về nhà học thuộc nội dung câng ghi nhớ.
địa lý
tiết 17: ôn tập địa lý
A. Mục tiêu:
- Hệ thống hóa củng cố, kết hợp cung cấp những kiến thức về địa lý từ đầu năm đến nay cho học sinh.
	- Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa địa lý.
B. Đồ dùng dạy học: 
Phiếu học tập, bút dạ.
C Các hoạt động dạy – học:
I. ổn định: hát
II. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS đọc bài học giờ trước.
III. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
- GV chia nhóm, phát phiếu có ghi câu hỏi.
HS: Các nhóm thảo luận theo câu hỏi.
Câu 1: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở đâu? Nêu đặc điểm của dạy núi này?
- Đại diện các nhóm trình bày.
Câu 2: Nêu tên 1 số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?
Câu 3: Kể về trang phục, lễ hội, chợ phiên của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
- Mỗi nhóm trình bày 2 câu.
Câu 4: Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ? Vùng này thích hợp cho trồng những loại cây gì?
Câu 5: Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? 
Câu 6: Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
IV. Củng cố 
	- Nhận xét giờ học.
V Dặn dò
	- Về nhà ôn tập, giờ sau kiểm tra.
Mĩ thuật
Tiết 17: Vẽ trang trí: Trang trí hình vuông
A. Mục tiêu:
- Hs hiểu thêm về trang trí hình vuông và sự ứng dụng của nó trong 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17.doc