Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cầm Thi

Tiết 3: TẬP ĐỌC: KÉO CO

I. MỤC TIÊU

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 154, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

+ Trong khổ thơ cuối “ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì?

- Gọi HS nêu nội dung chính của bài.

- Nhận xét.

2. Bài mới

- Giới thiệu bài

* Luyện đọc

- HS đọc mẫu.

- Chia đoạn: 3 đoạn.

- Ghi từ khó.

- Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó.

- Giải nghĩa một số từ khó

- GV đọc diễn cảm cả bài.

* Tìm hiểu bài

+ Phần đầu bài văn em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?

+ Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp?

+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt.

+ Theo em, vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui?

+ Ngoài kéo co, em còn thích những trò chơi dân gian nào khác?

* Luyện đọc diễn cảm

- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài : đoạn 1.

- Đọc mẫu đoạn văn.

- Theo dõi, uốn nắn

- Nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò

+ Qua bài học em hãy rút ra ý nghĩa của bài học?

- Dặn HS về nhà học bài, kể lại cách chơi kéo co cho người thân. Chuẩn bị bài Trong quán ăn “Ba cá bống”.

- Nhận xét tiết học.

+ Ngựa con nhắn nhủ với mẹ là dù con là tuổi ngựa nhưng xin mẹ đừng buồn,.

- Nêu ý nghĩa bài học.

- Nhận xét, bổ sung.

- Lớp lắng nghe.

- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn.

+ Đoạn 1: Kéo co bên ấy thắng.

+ Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấp. người xem hội.

+ Đoạn 3: Làng Tích Sơn thắng cuộc.

- HS đọc từ khó.

- HS luyện đọc câu văn dài

- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.

- HS đọc chú giải.

- Luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc toàn bài.

- Lắng nghe.

+ Cách chơi kéo co: Kéo co phải có hai đội, thường thì số người hai đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội phải ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài, kéo co phải đủ 3 keo. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội. Đội nào kéo tuột được đội kia ngã sang vùng đất của đội mình 2 keo trở lên là thắng.

+ Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thức thi thông thường, ở đây cuộc thi kéo co diễn ra giữa bên nam và bên nữ.Nam khỏe hơn nữ rất nhiều. Thế mà có năm bên nữ thắng được bên nam đấy. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất vui. Vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vui vẻ, tiếng trống, tiếng reo hò, cổ vũ rất náo nhiệt của những người xem.

+ Chơi kéo co ở làng Tích Sơn là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau , đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.

+ Trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui vì có rất đông người tham gia, không khí ganh đua rất sôi nổi, những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem.

+ Những trò chơi dân gian: Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu quay, thổi cơm thi, đáng goòng, chọi gà

- HS đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài.

- Luyện đọc nhóm đôi

- Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.

- Bình chọn người đọc hay.

- Nội dung: Bài tập đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta cần được giữ gìn và phát huy.

 

doc 25 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cầm Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tiêm bằng một ngón tay. Nhấc pít tông lên để không khí tràn vào đầy thân bơm. Dùng tay ấn đầu trên của chiếc bơm, pít tông sẽ đi xuống, thả tay ra, pít tông sẽ di chuyển về vị trí ban đầu.
- Qua thí nghiệm em rút ra T/C gì của nước?
+ Bước 5: Kết luận kiến thức
- GV cho HS đính phiếu kết quả sau quá trình làm thí nghiệm.
- Không khí thong suốt không có màu, không có mùi, không có hình dạng nhất định.
- Không khí có thể bị nén lại hay giãn ra.
- Nêu ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống?
- Không khí rất quan trọng tác động trực tiếp đến cuộc sống con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ bầu không khí?
- Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, đã có những tác động lớn đến sự biến đổi khí hậu như khí hậu nóng lên, thiên tai ngày một lớn Để chung tay chống biến đổi khí hậu, ngay từ bây giờ bằng các việc làm cụ thể của mình các em hãy góp sức,chung tay để bảo vệ bầu không khí của trái đất.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Không khí có những T/C gì?
- 1 HS lên bảng nêu 
- HS khác nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS ghi chép hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép
- Không khí có mùi, nhìn thấy được.
- Không khí có hình dạng nhất định.
- Không khí có thể bị nén lại, giãn ra.
- Không khí có thể sờ, nắn được.
- Không khí không có vị.
- Không khí có nhiều mùi khác nhau.
- Không khí trong suốt không có màu,
không có mùi, không có hình dạng nhất định.
- HS thảo luận nhóm 6 thống nhất ý kiến ghi chép vào phiếu.
- HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến ban đầu
- HS  nêu câu hỏi
- Không khí có mùi gì ?
- Không khí có vị gì? Có phải không khí có nhiều mùi không?
- Không khí  có màu, có mùi, có vị không?
- Không khí có hình dạng nào?
- Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra không?
- Chúng ta có thể bắt được không khí không?
- HS đề xuất các phương án
+ Làm thí nghiệm ; Quan sát thực tế.
+ Hỏi người lớn; Tra cứu trên mạng v.v..
- Một số HS nêu cách thí nghiệm, nếu chưa khoa học hay không thực hiện được - GV có thể điều chỉnh
- Sử dụng một cốc thủy tinh rỗng. HS sờ, ngửi, quan sát phần rỗng của cốc, dùng thìa múc không khí trong li nếm. 
- HS tiến hành làm thí nhiệm, HS thống nhất trong nhóm tự rút ra kết luận, ghi chép vào phiếu.
- Một HS lên thực hiện lại thí nghiệm
- Cả lớp quan sát. 
- HS trả lời.
- Mùi dầu
- Đó không phải là mùi của không khí.
- HS thi thổi bong bóng.
- Hình dạng các quả bong bóng khác nhau: Qủa to, quả nhỏ, quả dài, 
- Chứa không khí
- HS rút ra kết luận : Không khí không có hình dạng nhất định.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm – Thống nhất rút ra kết luận.
- Một số đại diện lên thực hiện lại thí nghiệm
- Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
- HS đính phiếu – nêu kết quả làm việc
- HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu.
- GV thống nhất đánh giá.
- HS đọc lại kết luận.
- Dùng bơm để bơm căng lốp xe đạp, xe máy hay bơm căng  quả bóng.
- Bơm không khí vào áo phao, phao bơi v.v. để tránh các tai nạn đuối nước.
- HS nêu: Luôn làm vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi.
- Tăng cường trồng cây xanh. 
- HS nêu lại
Tiết 5: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. MỤC TIÊU
- HS biết tự giác xếp hàng nhanh trật tự.
- Im lặng lắng nghe nhận xét của thầy TPT và BGH nhà trường.
II. CHUẨN BỊ
- Ghế học sinh
III. HOẠT ĐỘNG DƯỚI CỜ
- Nhắc nhở HS xếp hàng: HS xếp hàng nhanh trật tự, không xô đẩy nhau, ngồi ngay ngắn.
- Nghe thầy TPT nêu kế hoạch tuần học.
- Nghe đại diện BGH nhắc nhở chuẩn bị cho tuần học mới.
- Nhắc tổ trực nhật thu dọn ghế.
-----------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: TOÁN: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- BTCL: Bài 1 (b)
GT: Không làm cột a bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên làm bài
- Chữa bài, nhận xét.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
* Phép chia 1944 : 162 (trường hợp chia hết) 
- Viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
- Hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
- Phép chia 1944 : 162 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
- Hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
* Phép chia 8469 : 241 (trường hợp chia có dư)
- Viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính 
- Phép chia 8469 : 241 là phép chia hết hay phép chia có dư? 
Bài 1b
- Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
Tìm x: (Học sinh trên chuẩn) 
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
a) 380 : 76 ; b) 495 : 15
- HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe giới thiệu bài 
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
- HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV.
- Vậy 1944 : 162 = 12
- Là phép chia hết vì trong lần chia cuối cùng ta tìm được số dư là 0. 
- HS nghe giảng. 
- HS cả lớp làm bài, 1 HS trình bày rõ lại từng bước thực hiện chia. 
- Vậy 8469 : 241 = 35 (dư 34)
- Là phép chia có số dư là 34. 
- Đặt tính rồi tính.
b. 6420: 321 = 20
4957: 165 = 30 (dư 7)
a) x × 372 = 4836 
 x = 4836: 372
 x = 13
b) 19915 : x = 569 
 x = 19915: 569
 x = 35 
- Lắng nghe 
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI
I. MỤC TIÊU
- Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc (BT1); tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3).
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
+ Khi hỏi chuyện người khác, muốn giữ phép lịch sự cần phải chú ý những gì?
+ Hãy đặt câu?
- Nhận xét.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
Bài 1
- Viết vào vở bảng phân loại...
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng 
- Hãy giới thiệu cho bạn hiểu cách thức chơi trò chơi của một trò chơi mà em biết. 
Bài 2
- Yêu cầu HS hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước đính bài lên bảng.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng.
Bài 3
- Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp...
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp. GV nhắc HS.
+ Xây dựng tình huống.
+ Dùng câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn.
- Nhận xét.
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
3. Củng cố, dặn dò
- Hãy nêu một câu tục ngữ, thành ngữ có liên quan về chủ đề Trò chơi – đồ chơi.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập 3 và sưu tầm 5 câu tục ngữ, thành ngữ.
- Chuẩn bị bài Câu kể.
- Nhận xét tiết học.
+ Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi,....
- Thưa cô, cô có thích xem ca nhạc không ạ?
- Nhận xét bài của bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Thảo luận theo nhóm.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
+ Trò chơi rèn luyện sức mạnh: Kéo co, vật
+ Trò chơi rèn luyện sức khéo léo: Nhảy dây, lò cò, đá cầu.
+ Trò chơi rèn luyện trí tuệ: Ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- HS đọc thành tiếng.
- Thảo luận theo nhóm.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc.
- HS ngồi cùng bàn, trao đổi, đưa ra tình huống hoặc câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn.
- 3 cặp HS trình bày.
a) Em sẽ nói với bạn “ở chọn nơi, chơi chọn bạn” Cậu nên chọn bạn mà chơi.
b) Em sẽ nói: “Cậu xuống ngay đi: đừng có“chơi với lửa” thế!
Em sẽ bảo bạn: “Chơi dao có ngày đứt tay” đấy.
Cậu xuống đi 
- HS đọc.
- HS nêu
- Lắng nghe
Tiết 3: CHÍNH TẢ (Nghe viết): KÉO CO
I. MỤC TIÊU
- Nghe viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT (2) b.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS viết lên bảng lớp viết các từ sau:
Trốn tìm, nơi chốn, châu chấu, thả diều, nhảy dây, ngả ngửa, ngật ngưỡng, kĩ năng 
- Nhận xét.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
* Hướng dẫn nghe viết chính tả
- Gọi HS đọc đoạn văn trang 155, SGK
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt ?
- Hướng dẫn viết từ khó 
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
- Đọc bài cho HS viết.
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Chấm một số bài. 
- Sửa sai một số lỗi cơ bản.
* Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2b
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
- Lời giải : Đấu vật – nhấc - lật đật.
3. Củng cố, dặn dò
- Đọc cho hs viết lại những chữ viết sai.
- Chuẩn bị bài “Mùa đông trên rẻo cao”. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS lên bảng.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ, cũng có năm nam thắng, cũng có năm nữ thắng.
- Các từ ngữ: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, ganh đua. khuyến khích, trai tráng 
- HS viết bài.
- HS soát lỗi.
- HS sửa lỗi.
- HS đọc
- Thảo luận nhóm đôi.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
Tiết 4: KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU
- Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
KNS: Thể hiện sự tự tin. Lắng nghe tích cực. Đặt mục tiêu. Kiên định.
II. CHUẨN BỊ
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Nhận xét.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn kể chuyện.
- Tìm hiểu đề bài.
Đề bài: Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Đọc, phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: đồ chơi của em, của các bạn. Câu chuyện của các em kể phải là chuyện có thật, nghĩa là liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em. Nhân vật kể chuyện là em hoặc bạn em.
- Gợi ý kể chuyện
- Gọi 3 HS nối tiếp đọc 3 gợi ý và Mẫu
+ Khi kể em nên dùng từ xưng hô như thế nào?
+ Em hãy giới thiệu câu chuyện về đồ chơi mà mình định kể.
HĐ2: Thực hành KC, nêu ý nghĩa câu chuyện
- Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
- Hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.
- Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. Khuyến khích HS dưới lớp theo dõi, hỏi lại bạn về nội dung, các sự việc, ý nghĩa truyện.
- Gọi HS nhận xét từng bạn kể.
- Nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò
- Củng cố bài học, giáo dục.
- Dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện Một phát minh nho nhỏ. 
- Nhận xét tiết học
- HS thực hiện yêu cầu. 
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
- Lắng nghe.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
+ Khi kể chuyện xưng tôi, mình.
+ 3 đến 5 HS giới thiệu trước lớp.
- HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi ý nghĩa truyện, sửa chữa cho nhau.
- 3 đến 5 HS thi kể.
- HS nhận xét. Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất.
- Lắng nghe.
Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn)
-----------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết chia cho số có ba chữ số.
- BTCL: Bài 1 (a)
GT: Không làm cột b bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài, nhận xét. 
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
Bài 1a
- Cho HS cả lớp tự đặt tính rồi tính ở câu a. 
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào vở.
- HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vào vở
 8750 : 25 : 4
= 348 : 4
= 87
- Đặt tính rồi tính.
a)708 : 354 = 2; 7552 : 236 = 32 
 9060 : 453 = 20. 
- Nhận xét. 
Bài 2: (Học sinh trên chuẩn)  
- HS lần lượt lên bảng thực hiện
- Chữa bài nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò
- Khi thực hiện chia cho số có ba chữ số ta làm như thế nào ? 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Chia cho số có ba chữ số.
- Đặt tính rồi tính
a) 380 : 76 = 5 
 990 : 15 = 66
 49324 : 59 = 836
b) 1530 :15 = 102 
 9954 : 42 = 237
 11376 : 48= 237
- HS trả lời
- Lắng nghe.
Tiết 2: THỂ DỤC (GV Bộ môn)
Tiết 3: TẬP ĐỌC: TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG”
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ND: Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 159, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Truyện chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Bu- ra- ti- nô (nếu có).
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
+ Hãy giới thiệu cách kéo co của làng Hữu Trấp.
- Nhận xét.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
* Luyện đọc
- 1 HS đọc bài
- Chia đoạn: 3 đoạn
- Ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó:
- Giải nghĩa một số từ khó.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
* Tìm hiểu bài
+ Bu- ra- ti- nô cần moi bí mật gì ở lão Ba- ra- ba?
+ Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba- ra- ba phải nói ra điều bí mật.
+ Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?
+ Những hình ảnh nào, chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?
+ Qua bài học em hãy rút ra ý nghĩa của bài? (Học sinh trên chuẩn)
* Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 3.
- Đọc mẫu đoạn văn.
- Theo dõi, uốn nắn. 
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài. Liên hệ giáo dục.
- Khuyến khích HS tìm đọc truyện Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Ba- ra- ti- nô.
- Dặn HS về nhà kể lại truyện và soạn bài Rất nhiều mặt trăng. 
- Nhận xét tiết học.
+ Làng Hữu Trấp thường kép co giưũa nam và nữ. Có năm bên nam thắng có năm bên nữ thắng.
- HS đọc nội dung bài học.
- HS đọc
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
+ Đoạn 1: Biết là Ba-ra-ba  cái lò sưởi này.
+ Đoạn 2: Bu-ra-ti-nô hét lên  Các-lô ạ.
+ Đoạn 3: Vừa lúc ấy  nhanh như mũi tên.
- HS đọc từ khó.
- HS luyện đọc câu văn dài
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- Lắng nghe.
- HS đọc giới thiệu truyện để trả lời câu hỏi.
+ Bu- ra- ti- nô cần biết kho báu ở đâu.
+ Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, đợi Ba- ra- ba uống rượu say, từ trong bình thét lên : “Ba- ra- ba! Kho báu ở đâu, nói ngay!” khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói ra bí mật.
+ Cáo A- li- xa và mèo A- di- li- ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba- ra- ba để kiếm tiền. Ba- ra- ba ném bình vỡ xuống sàn vỡ tan.
+ Bu- ra- ti- nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài.
Ÿ Em thích chi tiết Bu- ra- ti- nô chui vào chiếc bình bằng đất.
Ÿ Em thích hình ảnh lão Ba- ra- ba uống rượu say rồi ngồi hơ bộ râu dài.
Ÿ Em thích hình ảnh mọi người dang há hốc mồm nhìn Bu- ra- ti- nô lao ra ngoài.
- Nội dung: Câu chuyện ca ngợi chú bé người gỗ Bu- ra- ti- nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình.
- HS đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài.
- Luyện đọc nhóm đôi
- Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp, thi đọc.
- Bình chọn người đọc hay.
- HS nhắc lại
- Lắng nghe.
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
- Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật.
KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin; Thể hiện sự tự tin; Giao tiếp (Làm việc nhóm - chia sẻ thông tin; Trình bày 1 phút; Đóng vai).
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa trang 160, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
- Tranh (ảnh) vẽ một số trò chơi, lễ hội ở địa phương mình (nếu có)
- Bảng phụ ghi dàn ý chung của bài giới thiệu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến điều gì?
- Gọi HS đọc dàn ý tả một đồ chơi mà em đã chọn.
- Nhận xét.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc bài tập đọc Kéo co.
+ Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
- Yêu cầu HS giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện không khí sôi động hấp dẫn.
- Gọi HS trình bày, nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn dạt.
Bài 2
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát các tranh minh họa và nói tên những trò chơi, lễ hội được giới thiệu trong tranh. (KNS)
- Học sinh quan sát tranh và đọc thông tin về các lễ hội trong TL LS-ĐL địa phương. 
+ Ở địa phương mình hàng năm có những lễ hội nào?
+ Ở lễ hội đó có những trò chơi nào thú vị.
- Treo bảng phụ, gợi ý cho HS biết dàn ý chính
+ Thời gian tổ chức.
+ Những việc tổ chức lễ hội hoặc trò chơi.
+ Sự tham gia của mọi người.
+ Kết thúc: Mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình.
 b) Thực hành giới thiệu (KNS)
- Yêu cầu HS kể trong nhóm 2 HS. Giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
+ Cần giới thiệu rõ về quê mình. Ở đâu? Có trò chơi, lễ hội gì? Lễ hội đó đã để lại cho em những ấn tượng gì?
c) Giới thiệu trước lớp
- Gọi HS trình bày. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt (nếu có). Cho HS nói tốt.
3. Củng cố - Dặn dò
- Củng cố bài học, liên hệ giáo dục.
- Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em và chuẩn bị bài Luyện tập miêu tả đồ vật.
- Nhận xét tiết học.
- Theo một trình tự hợp lí,...
- HS đọc bài.
- HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập.
- HS đọc bài.
+ Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp - huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- HS ngồi cùng bàn giới thiệu, sửa chữa cho nhau.
- 3 đến 5 HS trình bày.
- 1 HS đọc.
- Quan sát.
+ Các trò chơi : thả chim bồ câu, đu bay, ném còn.
+ Lễ hội: hội bơi chải, hội cồng chiêng, hội hát quan họ (Hội Lim).
- Lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới,...
- Múa hát, uống rượu cần,...
+ Từng cặp HS thực hành giới thiệu trò chơi, lễ hội của quê mình.
+ HS giới thiệu về trò chơi, lễ hội trước lớp.
+ Mở đầu: Tên địa phương em, tên lễ hội hay trò chơi.
+ Nội dung, hình thức trò chơi hay lễ hội.
- Quê em ở Bạc Liêu, có lễ hội viếng Bà Nam Hải,....
- Lắng nghe
Tiết 5: LỊCH SỬ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
- HS biết dưới thời nhà Trần 3 lần Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta.
- Quân dân nhà Trần nam nữ đều một lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc.
- Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình SGK phóng to, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
Gọi HS đọc bài học.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
- Phát phiếu học tập cho HS với nội dung sau:
+ Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần  đừng lo”.
+ Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão “”
+ Trong bài “Hịch tướng sĩ” có câu “phơi ngoài nội cỏ,gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”.
+ Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “”.
- Gọi 1 HS đọc đoạn SGK: “Cả ba lần  xâm lược nước ta nữa”.
? Việc quân dân nhà Trần rút quân khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao
? Kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản
3. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ học.
- Đọc từng câu và điền vào chỗ () cho đúng câu nói, câu viết của 1 số nhân vật thời nhà Trần.
- Dựa vào SGK và kết quả làm việc trên đây, HS đã trình bày để nêu tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông – Nguyên của quân nhà Trần.
- Đúng, vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương, vũ khí, lương thực của chúng sẽ ngày càng thiếu.
- HS kể.
- HS đọc ghi nhớ
- Lắng nghe.
-----------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: ĐỊA LÍ: THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
* Học sinh trên chuẩn
- Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố,).
II. CHUẨN BỊ
- Các bản đồ : Hành chính, giao thông Việt Nam.
- Bản đồ Hà Nội (nếu có).
- Tranh, ảnh về Hà Nội (sưu tầm)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
+ Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm.
+ Nêu bài học.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài
1. Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc
- Yêu cầu HS quan sát bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam treo tường kết hợp lược đồ trong SGK, sau đó yêu cầu HS
- Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội.
Ÿ Hà Nội giáp với những tỉnh nào?
Ÿ Từ Hà Nội có thể đi đến những tỉnh khác bằng các loại giao thông nào?
Ÿ Cho biết từ tỉnh (thành phố) em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào?
- Nhận xét, kết luận.
2. Thành phố cổ đang ngày càng phát triển
- HS dựa vào tranh, ảnh và SGK thảo luận theo gợi ý:
+ Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? 
+ Hà Nội được chọn làm kinh đô năm nào? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
+ Khu phố cổ có đặc điểm gì? (Ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
+ Khu phố mới có đặc điểm gì? (Nhà cửa, đường phố )
+ Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội.
- Giúp HS hoàn thiện phần trả lời và mô tả thêm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội.
- Treo bản đồ và giới thiệu cho HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới 
3. Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước
- Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận theo câu hỏi
- Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
+ Trung tâm chính trị.
+ Trung tâm kinh tế lớn.
+ Trung tâm văn hóa, khoa học.
+ Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng  của Hà Nội.
- Nhận xét và kể thêm về các sản phẩm công nghiệp, các viện bảo tàng (Bảo tàng HCM, bảo tàng LS, Bảo tàng Dân tộc học).
- Treo BĐ Hà Nội và cho HS lên tìm vị t

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc