Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2012-2013

Tiết 13 : Lịch sử

 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG

 XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI ( 1075 – 1077 )TR/34

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( Có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phònh tuyến sông Như Nguỵêt.

 - Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt : người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân tóng lần thứ hai thắng lợi.

B. CHUẨN BỊ :

 - Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai .

 - Phiếu học tập .

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 1. Kiểm tra bài cũ : Chùa thời Lý

 - HS1 : Vì sao dưới thời lý nhiều chùa được xây dựng ? (TB, Yếu)

 - HS2 : Thời Lý , chùa được sử dụng vào việc gì ?( TB, Yếu )

 2.Bài mới :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Giới thiệu bài : Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai .

Hoạt động 1 : Làm việc nhóm đôi

 Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống .

- Yêu cầu HS đọc SGK , đoạn : “ Cuối năm 1075 . rồi rút về”

- Đặt vấn đề cho HS thảo luận : Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có 2 ý kiến khác nhau :

+ Để xâm lược nước Tống .

+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống .

Căn cứ vào đoạn vừa đọc , theo em , ý kiến nào đúng ? Vì sao ?

Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp

 Trận chiến trên sông Như Nguyệt

- Treo lượt đồ Kháng chiến lên bảng .

- Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ .

Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm

 Kết quả cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi .

- Yêu cầu dọc SGK từ “ Sau hơn ba tháng . được giữ vững”

- Đặt vấn đề , yêu cầu thảo luận nhóm 6 HS :

* Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai .

* Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến ?

- Kết luận : Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai đã kết thúc thắng lợi vẻ vang , nền độc lập của nước ta được giữ vững . Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước tinh thần dũng cảm , ý chí quyết tâm đánh giặc bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt .

- Giới thiệu bài thơ Nam quốc sơn hà , sau dó cho HS đọc diễn cảm .

- GV : Bài thơ chính là tiếng của núi sông nước Việt vang lên cổ vũ tinh thần đấu tranh của người Việt trước kẻ thù và nhấn chìm quân cướp nước để mãi mãi giữ vẹn toàn bờ cõi nước Nam ta .

- HS đọc SGK đoạn : Cuối năm 1072 rồi rút về ( TB, Yếu )

- Trao đổi theo cặp, thống nhất ý kiến.

- Thảo luận đi đến thống nhất : Ý kiến thứ hai đúng , vì trước đó quân Tống đã chuẩn bị xâm lược .

- Theo dõi , lắng nghe .

- Đọc SGK( TB, Khá )

- 1 HS đọc , cả lớp đọc thầm . (Khá)

- Các nhóm thảo luận rồi báo cáo kết quả ( Trong nhóm có đủ HS Khá, giỏi TB, yếu )

* Quân Tống chết quá nửa và phải rút về nước , nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững

* Nguyên nhân thắng lợi do quân dân ta rất dũng cảm . Lý Thường Kiệt là một tướng tài.

- Cả lớp đọc .

- Lắng nghe .

 

doc 40 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(tt)
Bài 1 : Phân loại nhóm từ
- Phát phiếu cho một vài nhóm .
- Chốt lại lời giải đúng :
a/ Quyết chí, quyết tâm, bền bỉ. bền gan, kiên trí, kiên nghị, kiên cường.. .
b/ Khó khăn , gian khổ gian nan , gian truân , thử thách ....
Bài 2 : Dùng từ đặt câu 
- Ghi bảng các câu hay , mỗi em đặt 2 câu : 1 câu với từ ở nhóm a ,1 câu với từ ở nhóm b .
- Lưu ý sự chuyển từ loại:
Ví dụGian khổ ( vừa là danh từ, vừa là tính từ)
+ Gian khổ không làm anh nhụt chí.
( DT)
+ Công việc của anh rất giankhổ.(TT)
Bài 3 : Viết đoạn văn ngắn nói về ý chí, nghị lực.
+ Nhắc HS :
* Viết đoạn văn đúng theo yêu cầu của đề bài .
* Có thể kể về một người em biết nhờ đọc sách, báo, nghe qua ai đó kể lại hoặc kể người thân trong gia đình em, người hàng xóm nhà em .
* Có thể mở đầu hoặc kết thúc đoạn văn bằng một thành ngữ hay tục ngữ . Sử dụng đúng những từ tìm được ở BT1 để viết bài.
- GV nhận xét
- 1 em đọc yêu cầu BT . (TB)
- Cả lớp đọc thầm lại , trao đổi theo cặp .
( Giỏi , khá TB , Yếu )
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp ( TB, Yếu , Khá)
- Cả lớp nhận xét , bổ sung , chốt lại lời giải đúng. ( Khá, giỏi )
- 2 em đọc lại bài .( TB, Yếu )
- Đọc yêu cầu BT , làm việc độc lập , - Lần lượt báo cáo 2 câu mình đặt được .
-HS (TB, Yếu) đặc câu a hoặc câu b
-HS (Khá, giỏi) Câu a, b
- Cả lớp nhận xét , góp ý .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Trao đổi, lập mạng từ 
- Suy nghĩ , viết đoạn văn vào nháp.
- HS (TB, Yếu ) viết 1 hoặc 2 câu 
- HS (khá , giỏi ) viết cả đoạn văn
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết trước lớp .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn viết văn hay nhất .
- Viết vào vở
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Nhận xét tiết học 
 - HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm.
 - Chuẩn bị : Câu hỏi dấu chấm hỏi. 
Tiết 13 : Đạo đức 
	HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ , CHA MẸ (Tiết 2)TR/17
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đac sinh thành, nuôi dạy mình.
 - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
 * Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với ông bà, cha mẹ.Nghe lời ông bà, cha mẹ và người lớn.
B. CHUẨN BỊ :
	- Tìm bài thơ , bài hát , ca dao , tục ngữ ( bài 5 ,6 ) 
	- SGK .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Hiếu thảo với ông bà cha mẹ .
 - HS1 : Vì sao chúng ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ .
 - HS2 : Nêu câu ca dao nói về công ơn cha mẹ .... 
 2.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : Hiếu thảo với ông bà cha mẹ .
Hoạt động 1 : Đóng vai ( BT 3 , SGK )
- Chia nhóm , giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận , đóng vai theo tình huống tranh 1 ; một nửa số nhóm thảo luận , đóng vai theo tình huống 2 .
- Kết luận : cần phải quan tâm , chăm sóc ông bà , cha mẹ , nhất là khi ông bà già yếu , ốm đau 
Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm đôi
( BT 4 , SGK ) 
- Nêu yêu cầu BT4 .
* Khen những em biết hiếu thảo với ông bà , cha mẹ ; nhắc nhở những em khác học tập các bạn .
Hoạt động 3 : Trình bày , giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được ( BT 5, 6 SGK )
- Đọc yêu cầu bài 5 , 6 
- Kết luận chung: Ghi nhớ
-Theo dõi.
- Các nhóm thảo luận , chuẩn bị đóng vai(Giỏi, khá, TB, yếu) 
- Các nhóm lên đóng vai .
- Lớp thảo luận , nhận xét về cách ứng xử . (khá, giỏi)
- Tự liên hệ bản thân . 
Có HS(TB,Yếu)
- Các nhóm thảo luận.
( Khá, giỏi, TB, Yếu )
- Một số em trình bày .(TB, Yếu )
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
(khá, giỏi )
-Đọc BT (TB Yếu )
- Các nhóm trao đổi .
( Khá, giỏi, TB, Yếu)
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .- HS (TB, Yếu ) đọc ghi nhớ
 3. Củng cố , dặn dò :
 - HS đọc lại ghi nhớ SGK ( TB, Yếu )
 - Giáo dục HS kính yêu ông bà , cha mẹ . 
 - Nhận xét lớp. 
 - Thực hiện theo những gì đã học.
 - Chuẩn bị : Biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
Tiết 13 : Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA(TR/128)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Dựa vào SGK, chọn được câu chuyện ( được chứng kiến hoặc tham gia) thể hiện đúng tinh thần kiên trì vượt khó.
 - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
 - HS (giỏi khá) kể chứng kiến tram gia. HS (TB, Yếu) kể chuyên đã nghe đã đọc.
 * Kĩ năng thể hiện sự tự tin. Kĩ năng tư duy sáng tạo.
B.CHUẨN BỊ:
 - Một số truyện viết về người có nghị lực .
	 - Bảng lớp viết đề bài .
 - SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
 1 HS Kể lại câu chuyện các em đã nghe , đã đọc về người có nghị lực và nêu ý nghĩa câu chuyện . 
 2. Bài mới :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Giới thiệu truyện : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài .
-Viết đề bài ở bảng , gạch chân những từ ngữ quan trọng , giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề : chứng kiến – tham gia – kiên trì vượt khó .
- Nhắc HS : 
+ Lập nhanh dàn ý câu chuyện trước khi kể .
+ Dùng từ xưng hô : tôi .
- Khen những em đã chuẩn bị tốt dàn ý cho bài kể ở nhà .
Hoạt động 2 : HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa truyện .
- Kể theo nhóm: Mỗi em nêu tên truyện, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
* Kể trước lớp : Viết lần lượt lên bảng tên những em tham gia thi kể và tên truyện đã kể .
- Nhận xét tuyên dương HS kể tốt.
- 1 em đọc đề bài .( TB, Yếu )
- 3 em ( TB, Khá ) tiếp nối nhau đọc lần lượt 3 gợi ý. Cả lớp theo dõi .- Nối tiếp nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể.(TB, Yếu , Khá, Giỏi)
- Từng cặp kể.(Giỏi, Yếu. TB, Khá.)
* Thi kể trước lớp : Vài em tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp .
- HS(Khá, giỏi) kể chuyện chứng kiến tham gia.
- HS(TB, Yếu) kể chuyện đã nghe đã đọc.
- Mỗi em kể xong cùng các bạn đối thoại về nội dung , ý nghĩa câu chuyện .
- Lớp nhận xét , bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất ; bạn kể chuyện hấp dẫn nhất .
 3. Củng cố, dặn dò :
 - Giáo dục HS có ý chí vượt khó , vươn lên trong học tập .
 - Nhận xét tiết học.
 - Nhắc nhở những em yếu kém cố gắng luyện tập thêm phần KC .
 - Chuẩn bị: Kể chuyện Búp bê của ai? 
 Thứ tư, ngày 21 tháng 11 năm 2012
Tiết 63 : Toán 
	 NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tt)TR/73
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
B. CHUẨN BỊ :
 - SGK , bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Nhân với số có ba chữ số 
 Gọi 2 HS( TB, Yếu) lên bảng đặt tính và tính . Lớp bảng con 
 124 x 232 = 28768 ; 1541 x 357 = 550137 
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : Nhân với số có ba chữ số (tt) 
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách đặt tính và tính 
-Yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- Hướng dẫn HS đặt tính với dạng viết gọn
 258
 x 203
 774
 5160
 52374
lưu ý viết 516 lùi sang bên trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất .
Hoạt động 2 : Thực hành .
Bài 1 : Đặt tính rồi tính. 
- Yêu cầu nêu cách làm .
- Yêu cầu HS tính vào vở .
- Yêu cầu 3 HS chữ bài .
Bài 2 : Nhận xét đúng , sai
- Ghi phép tính ở bảng .
- Yêu cầu 3 HS chữa bài .
- GV nhận xét
- Cả lớp thực hiện phép nhân : 258 x 203 
- 1 em làm ở bảng . (Khá, giỏi )
- Nhận xét các tích riêng để rút ra :
+ Tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 .
+ Có thể bỏ bớt , không cần viết tích riêng này mà vẫn dễ dàng thực hiện phép cộng .
- Thực hiện lại phép tính ( viết gọn như SGK/73)
- HS nêu cách làm . ( Khá , giỏi )
-Thực hành tính vào vở .
- HS(TB, Yếu)
- Thống nhất kết quả.(Khá, giỏi )
- Nêu đề bài( TB, Yếu )
- Nói cách làm và kết quả .(TB, Yếu )
- Lớp nhận xét (Khá, giỏi )
 3. Củng cố , dặn dò :	
 - Nêu lại cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0 .( TB, Yếu )
 Tiết 26 : Tập đọc 
	 VĂN HAY CHỮ TỐT(TR/129)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Đọc trôi chảy rành mạch , diễn cảm. Biết nhấn giọng các từ ngữ cho phù hợp. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đạon văn.
 - Hiểu nội dung : Ca ngợi tính kiên trì , quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát. ( trả lời được CH trong SGK)
 * Nhận biết sự kiên trì lòng quyết tâm cần thiết với mọi người.Đánh giá ưu nhược điểm của bản thân về chữ viết. Đề ra mục tiêu phương hướng rèn chữ viết. Quyết tâm thực hiện mục tiêu đã định.
B. CHUẨN BỊ :
 - Một số VSCĐ của HS những năm trước và HS trong lớp .
 - SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ: Người tìm đường lên các vì sao .( TB, Yếu )
 - 2 em tiếp nối nhau đọc bài, trả lời những câu hỏi về nội dung bài .
 - Nhận xét , cho điểm .
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : Văn hay chữ tốt .
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Hướng dẫn phân đoạn 
 + Đoạn 1 : Từ đầu  cháu xin sẵn lòng + Đoạn 2 : Tiếp theo  sao cho đẹp .
 + Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Chỉ định 3 HS đọc từng đoạn. Giúp HS sửa lỗi phát âm. Gọi HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp .
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm cả bài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1
* Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém ?
* Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn ?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 
* Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận ? chọn 1 trong 4 đáp án sau : 
a/ Bà cụ bị lính đuổi ra khỏi công đường 
b/ Vì quan không đọc được chữ viết trên lá đơn 
c/ Vì quan không đọc được chữ viết trên lá đơn nên đã đuổi bà cụ ra khỏi công đường .
d/ Vì quan thấy bà cụ nghèo hèn nên đã đuổi bà cụ ra khỏi công đường .
-Yêu cầu HS đọc đoạn cuối và trả lời câu hỏi
- Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào ?
-Yêu cầu HS đọc lướt cả bài trả lời câu hỏi4
- Nhận xét , kết luận :
* Qua câu chuyện nói lean điều gì?
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp toàn bài .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn : Thưở đi học  sẵn lòng .
- Đọc mẫu.
- Nhận xét , sửa chữa.
-Theo dõi
- Tiếp nối nhau đọc 3 lượt .(tB, Yếu )
- 1 HS đọc chú giải.
- HS đọc theo cặp . (Giỏi , Yếu. TB, Khá )
- 1 HS đọc toàn bài. (Khá, giỏi)
- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
- Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì chữ viết xấu .( TB, Yếu)
- Cao Bá Quát vui vẻ nói : Tưởng việc gì khó , chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng .
(TB, Yếu )
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
 Chọn đáp án c/ ( Khá, giỏi)
- HS ( TB, Yếu )đọc đoạn cuối và trả lời câu hỏi 3 .
- Sáng sáng , ông cầm que vạch lên cột nhà ....năm trời . (TB, Yếu )
- Đọc lướt toàn bài , suy nghĩ , trả lời câu hỏi 4 SGK( TB, Yếu )
 + Mở bài : 2 dòng đầu .
 + Thân bài : Một hôm  khác nhau 
 + Kết bài : Đoạn còn lại .
* Ca ngợi tính kiên trì quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.(Tìm giọng đọc) ( Khá, giỏi)
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
 (Giỏi,Yếu. TB, khá)
- 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
(Khá, giỏi)
 3. Củng cố , dặn dò :
 - ý nghĩa của bài (Khá, giỏi )
 - Giới thiệu , khen ngợi một số VSCĐ của HS .
 - Nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc diễn cảm bài văn .
 - Chuẩn bị :Chú đất nung.
Tiết 13 : Địa lí 
	 NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ(TR/100)
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
 - Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phuc truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
 - BVMT: Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ là hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc là di sản vô giá của cha ông cần phải bảo vệ và giữ gìn.
B.CHUẨN BỊ : 	
 - Phiếu học tập 
 - Hình SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Đồng bằng Bắc Bộ .
 - HS1 : ĐBBB do những sông nào bồi đắp nên ? (TB, Yếu)
 - HS2 : Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐBBB ? (Khá, giỏi)
 2.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ 
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp 
Chủ nhân của đồng bằng .
- Gọi HS đọc SGK từ Con người đã sinh sống ....vườn ao 
- Các câu hỏi sau :
+ Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân ?
+ Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào ?
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 
- Chia lớp 6 nhóm thảo luận phiếu học tập 
Nhóm 1 + 2 + 3 : 
+ Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ? 
+ Nêu các đặc điểm về nhà ở của Người Kinh . Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó ?
Nhóm 4 + 5 + 6 :
+ Làng Việt cổ có đặc điểm gì ?
+ Ngày nay , nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào ?
-Kết luận : Giúp HS hiểu và nắm được các ý chính về đặc điểm của nhà ở và làng xóm của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ , một vài nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm đó .
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân 
Lễ hội .
- Giới thiệu : lễ hội là một trong những hoạt động văn hoá đặc sắc của người dân ĐBBB 
- Yêu cầu HS quan sát hình 2 ,3 ,4 SGK 
- Đây là những tranh thể hiện một số hoạt động của người dân ĐBBB 
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào ? 
+ Trong lễ hội có những hoạt động gì ? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết .
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ .
- GV: - Hội Lim ở Bắc Ninh , Ngày 11 tháng giêng . 
-Hội Gióng ở Sóc Sơn( Hà Nội )
-Hội Cổ Loa ở Đông Anh ( Hà Nội) ngày 6 tết âm lịch .
- Hội đền Hùng ở Phú Thọ , ngày 10 tháng 3 âm lịch 
 * Các lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ là hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc là di sản văn hóa vô giá của cha ông ta cần bảo vệ và giữ gìn 
- 1 HS (TB, Yếu) đọc , cả lớp đọc thầm .Trả lời :
+ ĐBBB là nơi đông dân nhất nước ta .
(TB, Yếu )
+ Người dân sống chủ yếu là người kinh .
( TB,Yếu )
- Các nhóm dựa vào SGK , tranh , ảnh thảo luận theo các câu hỏi sau:
(khá, giỏi, TB, Yếu)
- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả từng câu hỏi .HS(TB,Yếu) trình bài.
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
+ Người kinh sống thành từng làng với nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau 
+ Nhà được xây dựng chắc chắn , xung quanh có sân , vườn ao ... Vì nơi đây hay có bão làm đổ nhà cửa ....
+ Thường có luỹ tre xanh bao bọc . Mỗi làng có một ngôi đình thờ Thành hoàng 
+ Nhà ở đồ dùng trong nhà tiện nghi hơn ....
- HS lắng nghe 
- HS quan sát hình SGK 
Thời gian mùa xuân và mùa thu , nhằm câu cho một năm mới mạnh khoẻ , mùa màng bội thu .
+ Hoạt động vui chơi , giải trí ...
+ Hội Lim , hội chùa Hương , hội Gióng ...
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Nêu ghi nhớ SGK . HS (TB, Yếu )
 - Giáo dục HS tôn trọng thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hóa của dân tộc .
 - Nhận xét lớp. 
 - Chuẩn bị Hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ
Tiết 25 : Tập làm văn 
	 TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN(TR/130)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện ( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, ); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
B. CHUẨN BỊ :
 - Bảng phụ ghi trước một số lỗi điển hình về chính tả , dùng từ , đặt câu , ý  cần chữa chung trước lớp .
 - SGK , VBT 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra viết 
 Nêu lại dàn bài chung văn kể chuyện . (Khá, giỏi )
 2. Bài mới : 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Giới thiệu bài: Trả bài văn kể chuyện .
Hoạt động 1 : Nhận xét chung bài làm của HS.
- Gọi HS đọc lại đề bài 
- Nhận xét chung :
+ Ưu điểm :
* Hiểu, viết đúng yêu cầu đề .
* Dùng đại từ nhân xưng nhất quán .
* Diễn đạt câu , ý đúng rõ ráng , gãy gọn .
* Sự việc , cốt truyện , liên kết giữa các phần 
* Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật .
* Viết ít sai chính tả , hình thức trình bày khá sạch .
+ Hạn chế :
* Phần mở bài chưa dúng yêu cầu bài 
* Bài viết lạc đề 
* Dùng từ chưa chính xácnên lời văn không có nghĩa ...
- Đưa bảng phụ, yêu cầu HS thảo luận phát hiện lỗi , tìm cách sửa .
- Trả bài cho từng em .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS chữa bài .
- Giúp các em yếu nhận ra lỗi, biết cách sửa lỗi 
- Đến từng nhóm , kiểm tra , giúp đỡ HS sửa đúng lỗi trong bài .
Hoạt động 3 : Học tập những đoạn văn , bài văn hay .
- Đọc một vài đoạn hoặc bài làm tốt của HS .
Hoạt động 4 : Chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình .
- Đọc, so sánh 2 đoạn văn của một vài em : đoạn viết cũ với đoạn viết mới giúp HS hiểu các em có thể viết bài tốt hơn .
- 1 em( TB, Yêu) đọc lại các đề bài , phát biểu yêu cầu của từng đề .
- Theo dõi
- Đọc thầm lại bài viết của mình , đọc kĩ lời phê của thầy cô , tự sửa lỗi .
- Trong bàn đổi vở , kiểm tra bạn sửa lỗi.
- Trao đổi , tìm ra cái hay , cái tốt của đoạn hoặc bài văn được thầy cô giới thiệu . 
- Tự chọn đoạn văn cần viết lại và viết vào vở . HS (Giỏi, khá, TB, yếu )
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Nêu lại dàn bài chung văn kể chuyện .(TB, Yếu )
 - Giáo dục HS yêu thích viết văn .
 - Nhận xét lớp.
 - Yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để có điểm số tốt hơn .
 - Chuẩn bị:Ôn tập văn kể chuyện. 
 Thứ năm, ngày 22 tháng 11 năm 2012
Tiết 64 : Toán 
	 LUYỆN TẬP (TR/74)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
 - Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.
 - Biết công thức tính ( bằng chữ) và tính được diện tich1 hình chữ nhật.
B. CHUẨN BỊ :
 SGK, bảng con , vở .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : Luyện tập .
Bài 1 : Đặt tính và tính
- Yêu cầu nêu cách tính 
- Làm bài vào vở 
Bài 3 :Tính theo cách thuận tiện 
- Yêu cầu làm bài vào vở mỡi dãy bàn 1 bài .
- Chữa bài .
Bài 5a : Tìm diện tích
- Phân tích đề
- Tổ chức giải 
- Chọn cách giải hay.
- HS (TB, Yếu ) nêu cách tính
- Cả lớp đặt tính và tính vào vở .
- Đổi vở kiểm tra chéo kết quả .
-HS(TB, Yếu) sửa bảng
- Tính theo cách thuận tiện :(TB, Yếu )
a) 142 x 12 + 142 x 18 = 142 x ( 12 + 8 ) 
b) 49 x 365 – 39 x 365 = ( 49 – 39 ) x 365 
c) 4 x 18 x 25 = 4 x 25 x 18
- Đọc và tóm tắt bài toán . (Khá, giỏi )
- Nêu cách làm . (Khá, giỏi)
- Tự làm vào vở rồi chữa bài .
 2. Củng cố , dặn dò :
 - Nêu lại cách nhân với số có hai chữ số , ba chữ số .
 - Nhận xét lớp.	
 - Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Tiết 26 : Luyện từ và câu 
	 CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI(TR/131)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chúnh để nhận biết chúng.
 - Xác định được CH trong một văn bản ( BT1, mục III); bước đầu biết đặt CH để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước ( BT2, BT3).
B. CHUẨN BỊ :
 - Bảng phụ kẻ các cột theo nội dung BT1,2,3 phần Nhận xét .
 - Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT1 phần Luyện tập .
 - Từ điển, SGK, VBT
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1 . Kiểm tra bài cũ: Mở rộng vốn từ : Ý chí – Nghị lực (tt) .
 2 em làm lại BT1,3 tiết trước . (TB, Yếu )
 2. Bài mới :
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
Giới thiệu bài : 
 Câu hỏi và dấu chấm hỏi.
Hoạt động 1 : Nhận xét . 
- Treo bảng phụ , lần lượt điền nội dung vào từng cột khi HS thực hiện các BT1,2,3.
Bài 1 : Ghi lại câu hỏi trong bài.
- Chép những câu hỏi trong truyện vào cột câu hỏi .
- GV nhận xét
Bài 2 , 3 : Tác dụng và dấu hiệu của câu hỏi
- Gọi HS trả lời.
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
- Nhắc HS học thuộc .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
Bài 1 : Ghi lại câu hỏi trong bài.
- Treo bảng phụ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc