Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2012-2013

Tiết 12 : Lịch sử

 CHÙA THỜI LÝ(TR/32)

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

 Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý.

 - Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.

 - Thời Lý chùa được xây dựng ở nhiều nơi.

 - Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.

 * BVMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ di sản văn hóa của cha ông.

B. CHUẨN BỊ :

 - Anh phóng to chùa Một Cột , chùa Keo , tượng Phật A-di-đà .

 - Phiếu học tập ( HĐ 3 )

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 1. Kiểm tra bài cũ : Nhà Lý dời đô ra Thăng Long .

 - HS1 : Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô ?

 - HS2 : Thăng Long dưới thời Lý đã được xây dựng như thế nào ?

 2. Bài mới :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Giới thiệu bài :

GV treo ảnh chụp chùa . tượng phật A- di đà và giới thiệu bài .

Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp .

-Yêu cầu HS đọc SGK từ Đạo phật . rất thịnh đạt .

 * Đạo phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào ?

* Vì sao dân ta tiếp thu đạo phật ?

- GV : Đạo phật từ Ấn độ du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ . Đạo phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ , lối sống của dân ta .

 Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân

- Gọi HS đọc từ Dưới thời Lý .làng xã nào cũng có chùa .

* Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý đạo Phật rất phát triển .

- GV kết luận : Dưới Thời Lý , đạo phật rất phát triển và được xem là Quốc gia ( là tôn giáo của quốc gia ) .

- Để các di sản quốc gia còn nguyên vẹn các em phải làm gì?

* GV giáo dục các em phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản của quốc gia.

Hoạt động 3 : Làm việc nhóm đôi

- Đưa ra một số ý phản ánh vai trò , tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý .

- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi

- GV kết luận : Chùa là nơi tu hành của các nhà sư là nơi tế lễ của đạo phật nhưng cũng là trung tâm văn hoá của làng xã . Nhân dân đến chùa để lễ phẫt , hội họp , vui chơi .

Hoạt động 3 : Kiến trúc thời Lý.

- Quan sát 1 số hình ảnh chùa Một Cột , chùa Keo , tượng Phật A-di-đà

- GV mô tả chùa Một Cột ( HN ) và tượng phật A- di- đà .

- Các em hãy mô tả vẻ đẹp của các ngôi chùa thời Lý?

- Chúng ta phải làm gí để bảo vệ các di sản ấy?

* Giáo viên giáo dục HS ý thức giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa của cha ông.

- Lắng nghe.

-1 HS đọc SGK và câu hỏi

* Đạo phật du nhập vào nước ta từ rất sớm . Đạo phật khuyên người ta phải biết yêu thương đồng loại , phải biết nhường nhịn nhau . với loài vật .(trung bình, khá)

* Vì những điều này phù hợp với lối sống . tin theo .( khá , giỏi)

- 1 HS đọc SGK ( khá, giỏi)

* Nhiều vua đã từng theo đạo phật . Nhân dân theo đạo phật rất đông . Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa ( khá, giỏi)

- Có ý thức giữ gìn bảo vệ vệ các di sản quốc gia bằng những việc làm phù hợp sức mình.

-2 HS cùng bàn trao đổi(Khá, TB. Giỏi, Yếu)

- Đại diện các nhóm trình bày (khá, giỏi)

+ Chùa là nơi tu hành của các nhà sư .

+ Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật .

+ Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã

+ Chùa là nơi tổ chức văn nghệ .

- HS quan sát

- HS lắng nghe .

- HS( khá, giỏi)

- Vẻ đẹp về sự tôn nghiêm, trân trọng , là di sản văn hóa và di tích lịch sử dược nhà nước và thế giới công nhận.

- Có ý thức giữ gìn , bảo vệ và trùng tu các di sản sẳn có, bằng những việc làm phù hợp , vừa sức của mình.

 

doc 47 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật.
b/ Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan đã chuan bị sẵn chậu nước, khăn mặt để mẹ rửa cho mát. Loan còn nhanh nhảu giúp mẹ mang túi vào nhà.
c/ Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy ra tận cửa đón và hỏi ngay: “ Bố có nhớ mua truyện tranh cho con không?”
d/ Ông nội của Hoài rất thích chơi cây cảnh. Hoài đến nhà bạn mượn sách, thấy ngoài vườn nhà bạn có khoum hoa lạ, liền xin bạn moat nhánh mang về cho ông.
đ/ Sau giờ họp nhóm, Nhâm và bạn Minh đang đùa với nhau . Chợt nghe tiếng bà ngoại ho ở phòng ben, Nhâm vội chạy sang vuốt ngực cho bà.
- GV nhận xét kết luận : 
*Việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ : Tình huống b / , d/, đ/ . 
*Việc làm chưa quan tâm đến ông bà , cha mẹ: tình huống a/ , c/ .
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến. ( BT2 / 19 .SGK) 
* Em hãy đặt tên cho mỗi tranh dưới đây và nhận xét về việc làm của bạn nhỏ trong tranh .
- Yêu cầu làm việc theo nhóm đôi .
- Giao nhiệm vụ : Tìm hiểu về nội dung và đặt tên tranh phù hợp 
- Kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm đã đặt tên tranh phù hợp .
- Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà , cha mẹ ? 
* Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà , cha mẹ , chuyện gì sẽ xảy ra ? 
- GV nhận xét. Ông bà, cha mẹ là người đã sinh thành., nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta phải hiếu thảo và quan tâm giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
-Theo dõi.
-Các nhóm thảo luận , trả lời câu hỏi ( Giỏi, khá, TB, yếu )
- Đại diện nhóm trình bài.
(TB, yếu).
* Bạn Hưng rất yêu quý bà , biết quan tâm chăm sóc bà .
* Bà của Hưng sẽ rất vui 
- Các nhóm khác nhận xét.
(khá, giỏi)
 - Đọc BT 1 . HS (TB)
- Các nhóm thảo luận . ( Giỏi, khá, TB, yếu)
- Đại diện các nhóm trình bày .(TB, yếu)
- Sai. Vì Sinh không biết chăm sóc mẹ khi mẹ đang ốm lại còn đi chơi.
- Đúng. Vì Loan biết quan tâm chăm sóc, giúp đỡ mẹ.
- Sai. Vì bố đang mệt ,Hoàng không nên đòi bố quà.
- Đúng , Hoài biết quan tâm đến ông.
- Đúng , vì Nhâm biết quan tâm chă sóc bà.
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung ý kiến .(Khá, giỏi)
-Đọc BT ( TB- khá)
- Các nhóm trao đổi .( Giỏi khá. TB, Yếu )
- Đại diện các nhóm trình bày.
(TB, Yếu)
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .(Khá, giỏi)
* tranh 1: Cậu bé chưa ngoan.
Hành động cậu bé chưa đúng .Vì cậu chưa biết tôn trọng và quan tâmđến ông và bốï. Ông và bố đang xem thời sự cậu lại đòi xem kênh theo ý mình.
* Tranh 2: Một tấm gương tốt.
Cô bé rất ngoan, biết chăm sóc bà khi bà ốm, biết động viên bà, Việc làm của cô bé đáng là một tấm gương tốt để ta học tập.
* Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là luôn quan tâm chăm sóc giúp đỡ ông bà cha mẹ(TB, Yếu)
* Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà , cha mẹ sẽ rất buồn phiền , gia đình không hạnh phúc .(TB, yếu)
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
 2. Củng cố , dặn dò :
 - Vài em đọc Ghi nhớ SGK .(TB, yếu)
 - Giáo dục HS kính yêu ông bà , cha mẹ bằng việc làm cụ thể phù hợp với sức các em..
 - Nhận xét lớp. 
 - Thực hiện theo những gì đã học.
 - Chuẩn bị : Hiếu thảo với ông bà cha mẹ .(tt
Tiết 12 : Kể chuyện 
	 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC (TR/119)
A, YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Dụa vào gợi ý SGK biết chọn và kể lại được câu chuyện( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vương lên trong cuộc sống.
 - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
 * GDĐĐHCM: Cacù em hãy kể các câu chuyện nói về Bác Hồ là gương sáng vềø ý chí và nghị lực, nghị lực, vược qua mọi khó khăn để đạt được mục đích.
B.CHUẨN BỊ:
 - Giấy khổ to viết gợi ý 3 SGK , tiêu chuẩn đánh giá bài KC .
 - SGK , sách truyện đọc 4.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Bàn chân kì diệu .
 - HS kể lại truyện Bàn chân kì diệu, trả lời câu hỏi: Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký ? (TB, Khá, giỏi)
 - Nhận xét , cho điểm .
 2. Bài mới :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Giới thiệu truyện : Kể chuyện đã nghe , đã đọc 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài .
- Viết đề bài , gạch dưới những từ quan trọng : được nghe , được đọc , có nghị lực .
- Nhắc HS: Những nhân vật được nêu tên là những nhân vật các em đã biết trong SGK. Nếu kể chuyện ngoài SGK , các em sẽ được cộng thêm điểm .
- Gắn dàn ý và tiêu chuẩn đánh giá bài KC ở bảng , nhắc HS :
+ Trước khi kể , cần giới thiệu câu chuyện của mình .
+ Chú ý kể tự nhiên , đúng giọng kể .
+ Với những truyện dài , có thể chỉ kể 1 đoạn 
Hoạt động 2 : HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa truyện .
- Kể theo cặp : Mỗi em nêu tên truyện, kể những chi tiết làm nổi rõ ý chí và nghị lực của nhân vật.
- Kể trước lớp : Viết lần lượt lên bảng tên những em tham gia thi kể và tên truyện đã kể .
- 1 em đọc đề bài . (TB)
- 4 em tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 
1 , 2 , 3 , 4 . ( Khá) Cả lớp theo dõi .
- Đọc thầm lại gợi ý 1 .
- Vài em tiếp nối nhau giới thiệu với các
 bạn câu chuyện của mình. 
Có HS(TB, yếu)
- Cả lớp đọc thầm gợi ý 3 .
- Kể theo cặp , trao đổi về ý nghĩa
 truyện 
- Thi kể trước lớp.(TB, Yếu kể 1 hay 2 
đoạn truyện. HS khá giỏi kể toàn truyện)
- Lớp nhận xét , bình chọn người ham 
đọc sách , chọn được truyện hay nhất
 người kể chuyện hay nhất . 
 3. Củng cố, dặn dò :
 - Giáo dục HS có ý chí vượt khó , vươn lên trong học tập .
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị: Tìm và đọc kĩ một truyện được chứng kiến hoặc tham gia về một người có nghị lực .
 Thứ tư 9 tháng 11 năm 2011
 Tiết 58 : Toán 
	 LUYỆN TẬP(TR/68)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 Biết vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng( hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.
B. CHUẨN BỊ :
 SGK, Vở , bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Nhân một số với một hiệu .
 Gọi HS nhắc lại các tính chất của phép nhân ( TB, Yếu )
 - HS :tính chất giao hoán , viết biểu thức a x b = b x a 
 - HS2 : kết hợp của phép nhân , viết biểu thức ( a x b ) x c = a x ( b x c )
 - HS3 : nhân một tổng với một số , viết biểu thức a x ( b + c ) = a x b + a x c 
 - HS4 : nhân một hiệu với một số , viết biểu thức a x ( b – c ) = a x b – a x c
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : Luyện tập 
Bài 1 ( dòng 1) : Tính 
- Ghi lên bảng 427 x ( 10 + 8 )
-Yêu cầu nêu cách làm .
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài .
Bài 2 ( a, b dòng 1): Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Ghi phép tính lên bảng .
- Chữa theo cách làm mẫu , phân tích sự thuận tiện .
Bài 4 ( tính chu vi) : Giải toán.
- Nêu đề bài, phân tích 
- Giúp HS biết cách giải .
- HS nêu cách làm . Mỗi bài dựa vào tính chất và qui tắc của nó để thực hiện.(HS khá)
-Thực hành tính vào vở .
- Thống nhất kết quả.
- Nêu đề bài
a) Áp dụng tính chất kết hợp và tự làm vào vở , sau đó nói kết quả , nhận xét các kết quả .
b) 1em lên tính theo các cách khác nhau ( theo mẫu) (TB , Khá)
- Tự làm vào vở các bài còn lại .
- Thống nhất kết quả.
- Đọc và tóm tắt bài toán .( Khá )
- Nêu cách tính chu vi chữ nhật .(TB )
- Nêu cách làm .( TB, Khá)
- Tự làm vào vở rồi chữa bài .
1HS( khá, TB ) sửa bảng
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Nêu lại những nội dung đã luyện tập .
 - Nhận xét lớp.
 - Chuẩn bị Nhân với số có 2 chữ số.
Tiết 24 : Tập đọc 
	 VẼ TRỨNG(TR/120)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
	- Đọc trôi chảy rành mạch, diễn cảm. Biết nhấn giọng các từ ngữ phù hợp, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài ( Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô); bước đầu đọc diễn được lời thầy giáo( nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần).
 - Hiểu nội dung: Nhờ khổ công rèn luyện , Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài .
B. CHUẨN BỊ :
 - Chân dung Lê-ô-nác-đô trong SGK . 
 - Bảng phụ ghi đoạn văn hướng dẫn đọc diễn cảm .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi .
 - 2 em tiếp nối nhau đọc truyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi , trả lời những câu hỏi về nội dung truyện .
 - Nhận xét , cho điểm .
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : Vẽ trứng
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Hướng dẫn phân đoạn. 
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2 lượt) Lượt 1 : Giúp HS sửa lỗi phát âm.
Lượt 2 : Gọi HS đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp .
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài- giọng kể từ tốn , nhẹ nhàng .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
* Vì sao trong những ngày đầu học vẽ , cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán ?
* Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì?
Chọn 1 trong 4 ý sau .
a/ Biết nhìn sự vật ở nhiều góc độ khác nhau .
b/ Nhận biết được hình dạng của sự vật .
c/ Nhận biết được đường nét , màu sắc của sự vật .
d/ Biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ , miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác .
- Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
* Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào?
* Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng?
a/ Lê - ô - nác - đô là người bẩm sinh có tài .b/ Lê - ô - nác - đô gặp được thầy giỏi .
c/ Lê - ô - nác - đô khổ luyện nhiều năm .
d/ Tất cả các ý trên .
* Nguyên nhân nào là quan trọng nhất ?
- Nêu nội dung đoạn 2.
- Nội dung chính của bài là gì?
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp toàn bài .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc đoạn “ Thầy Vê - rô - ki- ô ... vẽ được như ý” .
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp . 
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm .
- Nhận xét , tuyên dương 
- HS theo dõi 
+ Đoạn 1 : Từ đầu  như ý .
+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
- Tiếp nối nhau đọc . ( TB,Yếu )
- 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS cùng bàn luyện đọc .
- 1 HS đọc bài. ( Khá- giỏi)
- 2 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm đoạn 1.
* Vì suốt mười mấy ngày , cậu phải vẽ rất nhiều trứng . ( TB, Yếu)
* HS chọn ý d/ . ( Khá, TB)
- Lê-ô-nác-đô khổ công vẽ trứng theo lời khuyên chân thành của thầy. 
- 2 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm đoạn 2.
* Lê – ô – nác – đô trở thành danh hoạ kiệt xuất , tác phẩm được bày trên trọng ở nhiều bảo tàng lớn là niềm tự hào của toàn nhân loại . Ông đồng thời còn là nhà điêu khắc , kiến trúc sư , kĩ sư , nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng . ( TB, Khá)
* HS chọn ý d/ (TB,Yếu )
* Lê - ô - nác - đô khổ luyện nhiều năm.(Khá) 
- Sự thành đạt của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi(Khá, giỏi )
- Ca ngợi sự khổ công của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, nhờ đó trở thành danh họa nổi tiếng (Khá, Giỏi )
- Tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài .(Tìm giọng đọc)
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
( Khá, giỏi)
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Hỏi : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? (Khá, giỏi)
 - Giáo dục HS có ý chí , nghị lực để vượt khó trong mọi việc .
 - Nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc diễn cảm bài văn .
 - Chuẩn bị :Người tìm đường lên các vì sao.
Tiết 12 : Địa lí 
	 ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ((TR/98)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu của địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ.
 - Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
 - Chỉ một số sông chính trên bản đồ( lược đồ) : sông Hồng, sông Thái Bình.
 - BVMT: Đắp đê ngăn sông để ngăn lũ lụt là sự thích nghi và cải tạo môi trường sống của con người . Tuy nhiên hệ thống đê làm cho đất đồng bằng không được bồi đắp phù sa màu mỡ, đất sẽ cần cổi dần Vì vậy cần ngăn và xã lũ hợp lí.
 * SDNLTK&HQ: ĐBBB có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa tạo ra đồng bằng châu thổ, đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn nang lượng quá giá.
B.CHUẨN BỊ 
 - Bản đồ địa lí Tự nhiên VN .
 - Hình SGK .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : Đồng bằng Bắc Bộ 
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân 
Đồng bằng lớn ở miền Bắc .
- Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ .
- Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK .
- Gọi HS lên bảng chỉ vị trí ĐBBB trên bản đồ .
- Chỉ bản đồ và nhận xét : Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì , cạnh đáy là đường bờ biển .
Chuyển ý : Để biết đồng bằng Bắc Bộ hình thành như thế nào , có đặc điểm gì nổi bật chúng ta cùng tìm hiểu trong hoạt động tiếp theo .
 Hoạt động 2 : Làm việc theo từng cặp 
Các đặc điểm địa hình .
- Hướng dẫn quan sát hình 2 để nhận biết đồng bằng có địa hình thấp , bằng phẳng , sông chảy ở đồng bằng thường uốn lượn quanh co . Những nơi có màu sẫm hơn là làng mạc của người dân - -Yêu cầu làm việc theo cặp , trả lời câu hỏi sau 
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên ?
+ Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta ?
+ Địa hình của đồng bằng có đặc điểm gì ?
- Chỉ trên bản đồ vị trí , giới hạn và mô tả tổng hợp về hình dạng , diện tích , sự hình thành và đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ .
- Nhận xét.
Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp 
Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ .
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Quan sát hình 1 , em hãy tìm sông Hồng , sông Thái Bình của đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ .
- Gọi HS lên chỉ bản đồ sông Hồng , sông Thái Bình .
- Hỏiù :Tại sao sông có tên gọi là “sông Hồng” ?
+ Nhìn bản đồ em thấy sông Hồng bắt nguồn từ đâu ? 
- Chỉ trên bản đồ sông Hồng và sông Thái Bình đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng : Đây là con sông lớn nhất miền Bắc , bắt nguồn từ Trung Quốc đoạn sông chảy qua đồng bằng Bắc Bộ chia thành nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa , có nhánh đổ sang sông Thái Bình như sông Đuống , sông Luộc . Sông Thái Bình do ba sông : sông Cầu , sông Thương , sông Lục Nam hợp thành . Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh và dổ ra biển bằng nhiều cửa 
- Hỏi : + Mùa mưa của ĐBBB trùng với mùa nào trong năm ? 
+ Vào mùa mưa , nước các sông ở đây như thế nào ? 
 - GV hiện tượng lũ lụt ở ĐBBB khi chưa có đê nước các sông lên rất nhanh , cuồn cuộn trôi nhà cửa , phá hoại mùa màng , gây thiệt hại cho tính mạng và tài sản của người dân ...
Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm 
- Chia lớp 6 nhóm , giao việc cho mỗi nhóm 
Nhóm 1 + 2 : Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì ?
Nhóm 3 + 4 : Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
Nhóm 5 + 6 : Ngoài việc đắp đê , người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất ?
- Gọi các nhóm trình bày 
- GV : Tác dụng của hệ thống đê , ảnh hưởng của hệ thống đê đối với việc bồi đắp đồng bằng ( những vùng đất ở trong đê không được phủ thêm phù sa , nhiều nơi trở thành ô trũng , ,,,) sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ .
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 , 4 SGK .
* Đắp đê ven sông để ngăn lũ lụt là sự thích nghi và cải tạo môi trường sống của con người . Tuy nhiên hệ thống đê làm cho đất đồng bằng không được bồi đắp phù sa , đất sẽ bị cằn cổi dần . vì vậy cần ngăn và xả lũ hợp lí.
- HS quan sát . 
- Dựa vào kí hiệu , tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ SGK .
- 2 HS lên chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ ở bảng . (TB, Yếu ) ( Khá, giỏi)
- Các nhóm dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ và nội dung SGK , trả lời các câu hỏi 
- Trình bày kết quả làm việc .
+ Do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên . (TB, Yếu )
+ Có diện tích lớn thứ 2 sau đồng bằng Nam Bộ . (TB,Yếu )
+ Địa hình đồng bằng Bắc Bộ khá bằng phẳng ( TB, Yếu )
- 2 HS lên bảng chỉ bản đồ .
 (Khá, Giỏi )
- HS quan sát và ghi nhanh vào nháp 
- 2 HS lần lượt chỉ bản đồ .( TB , Yếu )
+Vì có nhiều phù sa nên nước sông quanh năm có màu đỏ , do đó sông có tên là sông Hồng .
( Khá, TB )
+ Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc .
( Khá, Giỏi, TB )
+ Trùng với mùa hè trong năm . (TB, Yếu)
+ Nước các sông thường dâng cao gây lụt ở đồng bằng . ( Khá, Giỏi )
- Dựa vào nội dung SGK và vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận 
+ Đắp đê để ngăn lũ lụt (TB, Yếu )
+ Hệ thống đê ngày càng được đắp cao và vững chắc hơn .( TB )
+ Người dân còn đào nhiều kênh , nương để tưới , tiêu nước cho đồng ruộng .( Khá, giỏi)
- Các nhóm trình bày kết quả .
- HS quan sát .
 2. Củng cố , dặn dò :
 - Gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK .(TB, Khá )
 - Lên chỉ bản đồ , mô tả lại về đồng bằng Bắc Bộ (Khá, giỏi)
 - Giáo dục HS có ý thức tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của con người.
 - Nhận xét lớp. 
 - Chuẩn bị Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
 Tiết 23 : Tập làm văn 
	 KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN (TR/122)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Nhận biết được 2 cách kết bài (kết bài mở rộng , kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện ( mục I và BT1, BT2 mục III) .
 - Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng ( BT3 mục III).
B. CHUẨN BỊ :
 - Một tờ phiếu kẻ bảng so sánh 2 cách kết bài .
 - SGK , VBT .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Mở bài trong bài văn kể chuyện .
 - 1 em nhắc lại ghi nhớ tiết TLV trước . (TB ,Yếu)
 - 2 HS làm lại phần mở đầu truyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp .( TB, Khá)
 2. Bài mới :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Giới thiệu bài : Kết bài trong văn kể chuyện.
Hoạt động 1 : Nhận xét .
Bài 1 , 2 : Tìm đoạn kết bài
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp truyện Ông Trạng thả diều .
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét 
Bài 3 : Mở rộng đoạn kết bài.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Phát biểu
- Nhận xét 
* Câu chuyện giúp em hiểu hơn lời dạy của ông cha ta từ ngàn xưa ; “ Có chí thì nên , nhà có nền thì vững” 
* Trạng nguyên Nguyễn Hiền đã nêu một tấm gương sáng về nghị lực cho chúng em .Bài 4 : So sánh 2 cách kết bài. 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Treo bảng phụ viết sẵn 2 đoạn kết bài để HS so sánh. Phát biểu
- Nhận xét 
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
Bài 1 : Xác định cách kết bài trong truyện.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Phát biểu
- Nhận xét 
Bài 2 : Tìm phần kết bài trong truyện.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Phát biểu
- Nhận xét 
* Một người chính trực : Kết bài không mở rộng .
* Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca : kết bài không mở rộng .
Bài 3 : Viết kết bài theo cách mở rộng.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân. Phát biểu
- Nhận xét , sửa chữa ...
- 2 em đọc.
- Cả lớp đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều, tìm phần kết bài của truyện .
 ( TB , Yếu )
- 1 em đọc nội dung BT .
- Suy nghĩ , phát biểu ý kiến , thêm vào cuối truyện Ông Trạng thả diều một lời đánh giá .
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến .
( Khá, Giỏi )
- Đọc yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , so sánh , phát biểu ý kiến .
 (TB, Yếu )
- 3 , 4 em đọc ghi nhớ SGK .
- 5 em nối tiếp nhau đọc BT(TB, Khá)
- Từng cặp trao đổi , trả lời câu hỏi .
(Giỏi, yếu. Khá, TB)
- HS trình bày(TB, yếu)
- Cả lớp nhận xét(Khá, giỏi)
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 2 HS làm việc theo nhóm. Đọc đoạn kết bài, nói cách kết bài.(TB, yếu)
* Nhận xét (Khá, gỉoi)
HS đọc ( TB, Yếu )
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- HS làm vào VBT . Đọc đoạn kết bàicủa mình
 Vài Hs Khá giỏi đọc bài viết .
 3. Củng cố , dặn dò : 
 - Hỏi : Có những cách kết bài nào? ( TB, Yếu )
 - Nhận xét lớp.
 - Yêu cầu HS chuẩn bị bài kiểm tra
 - Chuẩn bị: Xem trước trang 124 SGK
 Thứ năm 10 tháng 11 năm 2011
Tie

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc