Giáo án Lớp 4 - Tuần 12

A. MỤC TIÊU:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi. Tốc độ đọc 80 tiếng /1phút.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.

B. CHUẨN BỊ:

 - Tranh minh hoạ nội dung bài học trong sgk ( nếu có ).

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

I. Ổn định tổ chức.

II. Kiểm tra bài cũ :

- Đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ đã học ?

- Gv cùng lớp nx ghi điểm.

III. Bài mới:

 

doc 27 trang Người đăng honganh Lượt xem 1352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 số với một hiệu:
+ Nhận xét gì về giá trị của hai vế của biểu thức trên?
VT: Nhân một số với một hiệu.
VP: Hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ.
 + Rút ra kết luận:
- HS phát biểu:
	 * Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
	- Viết dưới dạng biểu thức: a x ( b - c ) = a x b - a x c .
3. Thực hành:
Bài 1 ( 67 ) Gv treo bảng đã chuẩn bị
HS đọc yêu cầu.
Gv tổ chức cho học sinh làm bài.
2 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào nháp.
- Gv cùng lớp nhận xét, chữa bài.
6 x ( 9 – 5) = 24; 6 x 9 – 6 x 5 = 24
8 x ( 5-2) = 24; 8x5 – 8 x 2 = 24
Bài 2 ( 68 ) GV cùng hs làm mẫu.
- HS tự làm bài vào vở, 2 hs lên bảng chữa bài.
a, 47 x 9 = 47 x ( 10 - 1 ) 
 = 47 x 10 - 47 x 1 
 = 470 - 47 = 423.
b. 138 x 9 = 138 x ( 10 - 1 ) 
 = 138 x 10 - 138 x 1 
 = 1 380 - 138 = 1242.
- GV cùng HS chấm chữa bài.
Bài 3 ( 68 ) Đọc yêu cầu 
2 Hs đọc, tóm tắt và phân tích bài toán.
- HS tự giải bài toán vào vở:
Cả lớp làm bài
Bài giải
Số giá trứng cửa hàng đã bán rồi còn lại là: 40 - 10 = 30 ( giá ).
Cửa hàng đó còn lại số quả trứng là:
 175 x 30 = 5 250 ( quả trứng )
 Đáp số : 5 250 quả trứng.
GV cùng lớp nx chữa bài.
Bài 4 ( 68 ) Đọc yêu cầu
1,2 HS 
- HS nêu miệng kết quả, cách làm
2,3 HS nêu: ( 7-5) x3 = 6
+Từ đó nêu cách nhân một hiệu với một số ?
1 số HS phát biểu.
IV. Củng cố - Dặn dò.
	- Muốn nhân một số với 1 hiệu ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Tiết 58.
luyện từ và câu
Tiết 23: mở rộng vốn từ : ý chí - nghị lực
A. Mục tiêu:
	- Nắm được một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
	- Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên.
B. Chuẩn bị:
- Phiếu chuẩn bị nôi dung bài tập 1, 3 ( 118 ).
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt câu có tính từ , gạch chân tính từ có dùng ?
- GV cùng lớp nx, chữa bài, ghi điểm.
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài:GV nêu MT.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1 ( 118 ) Đọc yêu càu
2, 3 HS đọc.
- GV phát phiếu cho 2 HS 
HS tự làm bài vào vở, 2 hs làm bài vào phiếu.
- Trình bày bài:
- Đại diện nhóm, dán phiếu.
- GV cùng lớp nx, chốt lời giải đúng.
- Chí có nghĩa là rất, hết sức( biểu thị mức độ cao nhất ): chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
- Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
Bài 2 ( 118 ) đọc yêu cầu
- 2 HS 
- Hs đọc thầm tự suy nghĩ bài làm theo cá nhân.
- Chữa bài:
HS phát biểu ý kiến.
- Gv cùng lớp nhận xét chữa bài:
- Dòng b nêu đúng nghĩa của từ nghị lực.
GV làm rõ: dòng a: kiên trì: dòng c: kiên cố; dòng d: chí tình, chí nghĩa.
Bài 3 ( 118 ) Đọc yêu cầu
2 HS
- GV dán phiếu lên bảng.
HS đọc thầm tự làm bài vào vở,3 hs lên điền vào phiếu trên bảng.
- GV cùng lớp nhận xét, chữa từng câu.
- Thứ tự cần điền: nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.
Bài 4 ( 118 ) Đọc yêu cầu, và nội dung.
2,3 HS đọc cả chú thích.
- Cả lớp đọc thầm và suy nghĩ câu trả lời.
- Hiểu nghĩa đen câu tục ngữ:
- Câu a: Vàng phải thử trong lửa mới biết vàng thật hay giả người phải thử trong gian nan mới biết nghị lực, biết tài năng.
- Câu b: Từ nước lã mà vã lên hồ, từ tay kông mới dựng nổi cơ đồ mới tài giỏi ngoan cường.
- Câu c: Phải vất vả lao động mới gặt hái được thành công. Không thể tự dưng mà thành đạt, được kính trọng, có người hầu hạ, cầm tàn cầm lọng che cho.
- Từ nghĩa đen yêu cầu HS phát biểu về lời khuyên nhủ gửi gắm trong mỗi câu.
1 số HS phát biểu.
IV. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- HTL 3 câu tục ngữ.
- Chuẩn bị bài sau: Tiết 24. 
khoa học
Tiết 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
A. Mục tiêu: 
Sau bài học, hs biết:
	- Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.
	- Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
	- Giải thích được hiện tượng tự nhiên mây mưa.
B. Chuẩn bị.
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ( TBDH ).
C. Hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra ?
- GV nhận xét chung ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: dựa vào thực tế.
2. Giảng bài:
* Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên sgk/ 48.
Cả lớp.
+ Liệt kê tất cả các cảnh được vẽ trong sơ đồ ?
- Các đám mây: mây trắng và mây đen.
- Giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống.
- Dãy núi, từ một quả núi có dòng suối nhỏ chảy ra,dưới chân núi là xóm làng có những ngôi nhà và cây cối.
- Dòng suối chảy ra sông, sông chảy ra biển.
- Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà.
- Các mũi tên.
- GV treo sơ đồ câm lên bảng: Vừa nói vừa dùng thẻ cài cài vào tranh câm.
HS chú ý lắng nghe.
+ Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơivà ngưng tụ của nứơc trong tự nhiên?
2, 3 HS lên chỉ.
* Kết luận: - Nước đọng ở hồ, ao, sông, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước.
	- Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành các đám mây.
	- Các giọt nước ở trong các đám mây rơi xuống đất, tạo thành mưa...
* Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Đọc yêu cầu SGK / 49?
1,2 HS đọc
- Tổ chức cho hs vẽ:
Cả lớp.
- Trình bày trong nhóm:
- Theo bàn.
- Trước lớp. Các học sinh khác nhận xét.
GV nhận xét chung.
IV. Củng cố - Dặn dò:
+Trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? 
- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà luyện vẽ vòng tuần hoàn của nước.
	- Chuẩn bị bài sau: Tiết 24.
lịch sử
Tiết 12: Chùa thời Lý
A. Mục tiêu:
	Học xong bài này hs biết :
	- Đến thời Lý, đạo Phật phát triển thịnh đạt nhất.
	- Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
	- Chùa là công trình kiến trúc đẹp.
B. Chuẩn bị:
	- Chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà.( TBDH )
	- Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
- Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào?
- GV cùng lớp nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài qua tranh ảnh...
a. Hoạt động 1: Đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác.
Đọc sgk " Đạo phật... rất thịnh đạt "
- Cả lớp đọc thầm
- Đạo phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào?
- Đạo phật du nhập vào nước ta từ rất sớm. Đạo phật khuyên người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, ...
- Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật ?
- Vì giáo lý của đạo phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân dân ta tiếp nhận và tin theo.
* Kết luận: - Đạo Phật có nguồn gốc từ ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương bắc đô hộ. Giáo lý của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo.
b. Hoạt động 2: Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý.
- GV chia nhóm, tổ chức cho hs thảo luận:
- HS đọc sgk thảo luận nhóm 4 :
- Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất phất triển?
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo Phật rất đông...
- Chùa mọc lên khắp nơi, ...
* Kết luận: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là quốc giáo ( là tôn giáo của quốc gia ).
c. Hoạt động 3: Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta như thế nào?
- Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hoá của các làng xã. Nhân dân đến chùa để lễ Phật, hội họp, vui chơi,...
- GV chia nhóm để hs trưng bày sản phẩm
- Mỗi tổ là 1 nhóm, trưng bày và chuẩn bị nội dung thuyết minh cho sản phẩm.
- Mô tả cảnh chùa Một Cột, Chùa Keo ( tranh, sgk )
- Đại diện các nhóm
- GV cùng lớp, nhận xét, khen nhóm nêu tốt.
* Kết luận :- Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
	 - Chùa là nơi tổ chức lễ bái của các đạo Phật.
 	 - Chùa còn là trung tâm văn hoá của các làng xã.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Đọc mục ghi nhớ.
- Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai ( 1075- 1077 )”.
Kể chuyện
Tiết 12: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
A. Mục tiêu:
	- HS kể được câu chuyện ( đoạn truyện ) đã nghe, đã đọc có cốt truyện, nhân vật, nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên một cách tự nhiên, bằng lời của mình.
	- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện).
	- Rèn kĩ năng nghe: Hs nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
B. Chuẩn bị:
	- Sưu tầm một số truyện viết về người có nghị lực: truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, ...
	- Bảng phụ viết dàn ý kể chuyện, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kể chuyện bàn chân kì diệu?
- Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí?
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp ...
- GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà.
- HS giới thiệu nhanh những truyện các em mang đến lớp.
2. Hướng dẫn học sinh kể truyện.
a- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV viết đề bài lên bảng.
1 HS đọc đề bài
- GV hỏi hs để gạch chân những từ quan trọng của đề bài:
HS trả lời
Được nghe, được đọc, có nghị lực.
- Đọc các gợi ý ?
- 4 HS lần lượt đọc.
- Đọc thầm gợi ý 1?
- Cả lớp đọc
- GV nhắc nhở HS tìm chuyện ngoài sgk để cộng thêm điểm.
- Giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình?
- HS tiếp nối nhau giới thiệu....
- Đọc thầm gợi ý 3 ?
- Cả lớp đọc.
- GV đưa dàn ý kể và tiêu chí đánh giá lên nhắc nhở hs : Cần giới thiệu truyện, kể tự nhiên, truyện dài kể 1, 2 đoạn.
b- HS thực hành kể, trao đổi ý nghĩa.
- Theo cặp
- Thi kể:
- Cá nhân kể
- GVcùng lớp nhận xét, bình chọn câu chuyện kể hay, HS kể hay.
IV. Củng cố - Dặn dò.
- Gv nx tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
	- Chuẩn bị nội dung bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Ngày soạn:	23 / 10 / 2040
Nmgày dạy: Thứ Tư 27 / 10 / 2010
Tập đọc
Tiết 24: Vẽ trứng
A. Mục tiêu:
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc chính xác, không ngắc ngứ, vấp váp các tên riêng nước ngoài: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô. Tốc độ đọc 80 tiếng / 1 phút.
	- Đọc diễn cảm bài văn giọng nhẹ nhàng. Lời thầy đọc giọng khuyên bảo nhẹ nhàng, ân cần. Đoạn cuối giọng cảm hứng ca ngợi.
	- Hiểu các từ ngữ trong bài: khổ luỵên, kiệt xuất, thời đại Phục hưng.
	- Hiểu ý nghĩa truyện: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài.
B. chuẩn bị:
- Chân dung Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi ( SGK) 
C. Các hoạt động dạy - học.
I. ổn định tổ chức.
III. kiểm tra bài cũ:
+ Đọc truyện " Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi? Nêu ý nghĩa chuyện?
- Gv cùng hs nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp vào nội dung của bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
- Đọc toàn bài, chia doạn.
- 1 HS khá, lớp chia đoạn:
 + 2 đoạn: Đ1 : Từ đầu...như ý.
 Đ2 : còn lại.
- Đọc nối tiếp, sửa phát âm, giải nghĩa từ
- Đọc 2 lần. Giải nghĩa: khổ luyện, kiệt xuất, thời đại Phục hưng ( Đ2 ).
- Đọc cả bài, nx cách đọc.
- 1 HS đọc, Đọc đúng, trôi chảy các tên riêng, nghỉ hơi đúng, chú ý nghỉ hơi tự nhiên: Trong một nghìn quả trứng xưa nay/ không ...giống nhau đâu.
- GV đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Đọc lướt từ đầu ..chán ngán:Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?
- Vì suốt mười mấy ngày, cậu phải vẽ rất nhiều trứng.
- Đọc thầm ( tiếp ...hết Đ1) :
+ Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Cả lớp
- Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác.
+ ý 1: Lê-ô-nác-đô khổ công vẽ trứng theo lời khuyên chân thành của thầy.
- Đọc thầm Đ2 :
- Cả lớp.
+ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào?
- Thành danh hoạ kiệt xuất, tác phẩm được bày trân trọng ở nhiều bảo tàng lớn, là niềm tự hào của toàn nhân loại...
+ Theo em những nguyên nhân nào khiến ông trở thành hoạ sĩ nổi tiếng?
- là người bẩm sinh có tài.
- gặp được thầy giỏi.
- khổ luyện nhiều năm.
+ Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân nào quan trọng nhất?
+ Nội dung đ2 ?
+ Nội dung chính của bài?
- ...sự khổ công tập luyện.
+ ý 2: Sự thành đạt của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi.
* ý nghĩa: Ca ngợi sự khổ công rèn luyện của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, nhờ đó ông đã trở thành danh hoạ nổi tiếng.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp cả bài.
2 HS đọc.
+ Tìm giọng đọc của bài văn?
- Giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng.Lời thầy: giọng khuyên bảo ân cần. Đoạn cuối giọng cảm hứng ca ngợi.
- Chọn đoạn: Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo:...vẽ được như ý.
- GV đọc đoạn trên.
- HS nêu cách đọc của đoạn: Giọng thầy nhẹ nhàng, ân cần, nhấn giọng: đừng tưởng, hoàn toàn giống nhau,thật đúng, thật nhiều lần, chính xác, bất cứ cái gì.
- Luyện đọc:
- Đọc theo cặp.
- Thi đọc:
- Đọc cá nhân, đọc nhóm.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá, khen HS đọc tốt.
IV Củng cố - Dặn dò.
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Tiết 25.
toán
Tiết 58: Luyện tập
A. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Củng cố kiến thức đã học về tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng ( hoặc hiệu )
	- Thực hành tính toán, tính nhanh.
B. Chuẩn bị:
	- ND bài học.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức.
II, Kiểm tra bài cũ :
+ Nêu tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, nhân 1 tổng với 1 số, nhân 1 hiệu với 1 số? Viết biểu thức chữ ?
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu trực tiếp vào bài thực hành.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 ( t68 ) Đọc yêu cầu ?
HS đọc
+ Nêu cách làm?
HS nêu.
- Làm bài:
Cả lớp tự làm bài vào nháp, 2 hs lên bảng, lớp đổi chéo vở kiểm tra bài bạn.
a- 135 x ( 20 + 3 ) = 135 x 20 + 135 x 3 
 = 2 700 + 405 = 3 105
 427 x ( 10 + 8 ) = 427 x 10 + 427 x 8 
 = 4 270 + 3 416 = 7 686
b- 642 x ( 30 - 6 ) = 642 x 30 - 642 x 6.
 = 19260- 3852
 = 15 408.
287 x ( 40 - 8 ) = 287 x 40 - 287 x 8 = 
 =11 480 - 2 296 = 9 184.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2 ( 68 ) 
a, Đọc yêu cầu
1,2 HS đọc
- GV cùng hs làm rõ yêu cầu.
3 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
+ 134 x 4 x 5 = 134 x 20 = 2680
+ 5 x 36 x 2 = 36 x 10 = 360.
+ 42 x 2 x 7 x 5 = 42 x 7 x 10 
 = 294 x 10 = 2940
GV cùng HS nhận xét chữa bài.
b, GV cùng HS làm mẫu, sau cho hs tự làm.
Cả lớp làm bài vầo nháp rồi nêu miệng :
137 x 3 + 137 x 97= 137 x ( 3 + 97 ) 
 = 137 x 100 = 13 700
Bài 3 ( 68 ) ( Có thể giảm)
GV cùng HS làm mẫu 1 phép tính.
217 x 11 = 217 x ( 10 + 1 )
 = 217 x 10 + 217 = 2170 + 217 = 2387
- Những bài còn lại yêu cầu hs làm vào vở,lên bảng chữa bài.
b. 413 x 21 = 413 x ( 20 + 1 )
 = 413 x 20 + 413= 8260 + 413= 8673
c. 1234 x 31 = 1234 x ( 30 + 1 ) 
 = 1234 x 30 + 1234= 12 340 + 1234
 = 37 020 + 1234 = 38 254.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài 4 ( 68 ) Đọc, tóm tắt, phân tích đề toán
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài:
- HS thực hiện. 
- HS nêu: Tính chiều rộng, rồi tính chu vi và diện tích.
Cả lớp tự làm bài vào vở BT, 1 hs lên bảng chữa bài.
Bài giải
Chiều rộng của sân vận động là:
 180 : 2 = 90 ( m ) 
Chu vi của sân vận động là:
 ( 180 + 90 ) x 2 = 540 ( m ) 
Diện tích của sân vận động là:
 180 x 90 = 16 200 ( m2 )
 Đáp số : 540 m;
 16 200 m2
- GV chấm, cùng HS chữa bài.
IV. Củng cố - Dặn dò.
	- Nêu cách tính thuận tiện nhất?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Tiết 59.
tập làm văn
Tiết 23: Kết bài trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
	 - Biết được 2 cách kết bài: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện.
	 - Bước đầu biết viết kết bài cho bài văn kể chuyện theo 2 cách: mở rộng và không mở rộng.
II. Chuẩn bị:
	- Một tờ phiếu khổ to viết 2 cách kết bài. in đậm đoạn viết vào.
III.Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Nhắc lại phần ghi nhớ bài 22 ?
+ Đọc phần mở truyện : hai bàn tay?
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài: 
2. Phần nhận xét:
Bài tập 1,2 ( 122) Đọc yêu cầu
1,2 HS đọc.
- Cả lớp đọc thầm và tìm phần kết truyện: Ông Trạng thả diều.
- Phần kết bài: Thế rồi ... nước Nam ta.
Bài 3 ( 122 ) Đọc nội dung.
- 1HS đọc
- HS tự làm bài vào nháp.
- Lần lượt HS nêu ý kiến.
- GV đánh giá, nhận xét những lời đánh giá hay.
Bài 4 ( 122 ) So sánh hai cách kết bài nói trên?
- HS so sánh và phát biêủ ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng:
- Kết bài trong truyện : Ông Trạng thả diều
Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận thêm.
 Đây là cách kết bài không mở rộng.
- Cách kết bài khác: ( Thêm vào cuối truyện):
 Câu chuyện này giúp em thấm thía hơn lời khuyên của người xưa: " Có chí thì nên". Ai nỗ lực vươn lên, người ấy sẽ đạt được điều mình mong ước.
- Trong trường hợp này đoạn kết trở thành một đoạn thuộc thân bài.
Sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá, bình luận thêm về câu chuyện.
Đây là cách kết bài mở rộng.
3. Phần ghi nhớ:
3,4 HS đọc sgk/122.
4. Phần luyện tập
Bài 1 ( 122 ) Đọc nội dung bài tập
5 HS nối tiếp nhau đọc.
- HS tự làm bài:
- HS nêu ý kiến của mình:
 + Kết bài mở rộng : b-c-d-e
 + Kết bài không mở rộng: a
- GV chốt bài đúng.
Bài 2 ( 122 ) Đọc yêu cầu
2 HS đọc
-Tổ chức cho hs thảo luận nhóm
Nhóm 2.
- Trình bày :
- Lần lượt các nhóm, mhóm khác nhận xét, trao đổi.
- GVchốt lời giải đúng:
a- Kết bài không mở rộng: " Nếu Thái hậu hỏi... Trần Trung Tá".
b- Kết bài không mở rộng: " Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy.... ít năm nữa! ".
Bài 3 ( 123 ) Đọc yêu cầu của bài
HS đọc
- HS tự chọn 1 trong 2 kết bài để viết
- Cá lớp làm bài vào vở BT.
- Trình bày :
- Nhiều em trình bày miệng.
- GV cùng HS nhaanj xét chung.
IV. Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	-Về nhà học thuộc bài, viết bài tập 3 vào vở.
	- Chuẩn bị giấy, giờ sau kiểm tra.
Ngày soạn:	23 / 10 / 2010
Ngày dạy: Thứ năm 28 / 10 / 2010
toán
Tiết 59: Nhân với số có hai chữ số
A. Mục tiêu: Giúp hs:
	- Biết cách nhân với số có hai chữ số.
	- Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai trong phép nhân với số có hai chữ số.
B. Chuẩn bị:
	- ND bài học
C. Các hoạt động dạy - học :
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Muốn nhân 1 số với 1 hiệu ta làm thế nào?
III. Giới thiệu bài mới.
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài
2. Tìm cách tính : 36 x23
+ Tính theo cách đã học.
- Cả lớp làm vào nháp:
36 x23 = 36 x ( 20 + 3 )
 = 36 x 20 + 36 x 3= 720 + 108
 = 828.
3. Giới thiệu cách đặt tính và tính.
- HS nêu cách đặt tính:
- GV viết bảng :
- HS nêu miệng cách tính.
x
 36
 23
 108
 72
 828
- Nhiều HS nhắc lại cách thực hiện.
4. Thực hành:
Bài 1 ( 69 ) Đọc yêu cầu
1, 2 HS.
x
- Tổ chức cho hs tự làm bài vào vở,chữa.
- Cả lớp làm bài, 4 HS lên bảng.
x
x
x
 86 33 157 1122
 53 44 24 19
 258 132 628 10098
 430 132 314 1122
 4558 1452 3768 21318
- GV cùng lớp nhận xét,chữa bài.
Bài 2 ( 69 ) Gv cùng hs làm rõ yêu cầu của bài.
- GV cùngHS nhận xét, chữa bài
- HS tự làm bài vào vở, 3 hs lên bảng chữa bài.
+ Nếu a = 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585
+ Nếu a = 26 thì 45 x a = 45 x 26 = 1170
Bài 3 ( 69 ) Đọc, tóm tắt, phân tích bài toán.
- Cả lớp.
- HS tự làm bài vào vở, 1hs lên bảng làm.
Số trang của 25 quyển vở là: 
 48 x 25 = 1 200 ( trang )
 Đáp số: 1200 trang.
- GV chấm bài, cùng HS chữa.
IV. Củng cố - Dặn dò:
 	- Nêu cách nhân với số có hai chữ số?
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Tiết 60
Luyện từ và câu
Tiết 24: Tính từ ( Tiếp theo )
A. Mục tiêu:
	- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
	- Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất.
B. Chuẩn bị:
	- Phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1 ( luyện tập ).
	- 2 phiếu khổ to và vài trang từ điển có từ ( đỏ, cao, vui ).
C. Các hoạt động dạy - học.
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Làm lại bài tập bài tập 3, 4 (118 )
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC.
2. Phần nhận xét:
Bài 1 ( 123) Đọc yêu cầu
- 1 HS đọc.
- Cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV cùng HS nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a- Tờ giấy này trắng.
b-Tờ giấy này trăng trắng.
c-Tờ giấy này trắng tinh.
- mức độ trung bình
- mức độ thấp
- mức độ cao
- tính từ trắng
- từ láy trăng trắng
- từ ghép trắng tinh.
* Kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép ( trắng tinh ) hoạc từ láy ( trăng trắng ) từ tính từ trắng đã cho.
Bài 2: Đọc yêu cầu bài.
- 1 HS đọc
- Cả lớp suy nghĩ phát biểu ý kiến.
+ Thêm từ rất vào trước tính từ trắng - rất trắng.
+ Tạo ra phép so sanh với các từ hơn, nhất - trắng hơn, trắng nhất.
3. Phần ghi nhớ:
3, 4 HS đọc
4. Phần luyện tập:
Bài 1: Đọc nội dung
1 HS đọc , cả lớp đọc thầm.
- GV dán phiếu lên bảng.
- Cả lớp làm bài vào vở BT. 1 hs lên bảng gạch. 
- Trình bày:
- 2, 3 HS trình bày miệng bài của mình.
- Gv cùng lớp nx bài trên bảng, chốt bài làm đúng:
- Gạch lần lượt các từ sau: đậm, ngọt, rất, lắm, ngà, ngọc, ngà ngọc, hơn, hơn, hơn.
Bài 2: Đọc yêu cầu
2 HS đọc
 - GV phát phiếu và từ điển phô tô.
- HS làm bài theo nhóm 4 vào phiếu và phiếu nháp.
- Trình bày:
- Một số nhóm trình bày, hs làm vào phiếu dán phiếu.
- GV cùng HS NX, chốt bài làm đúng.
Đỏ
- Cách1: ( Tạo từ láy, từ ghép với tính từ đỏ) : đo đỏ , đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ như son...
- Cách 2: ( thêm các từ rất, lắm quá vào sau đỏ) : đỏ quá, rất đỏ, ...
- Cách 3: ( tạo ra phép so sánh ): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son...
Cao
- Cao cao, cao vút, cao chót, cao vợi, cao vòi vọi...
- rất cao, cao quá, cao lắm, ...
- cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi...
Vui
- vui vui, vui vẻ, vui sướng, sướng vui, vui mừng,...
- rất vui, vui lắm, vui quá...
- vui hơn, vui nhất, vui 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc