Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2016-2017

TOÁN

Tiết 46: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.

- Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật.

II.Thiết bị - Đồ dùng dạy học:

 - Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke (cho GV và HS).

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 7 dm, tính chu vi và diện tích của hình vuông.

- GV chữa bài, nhận xét.

3. Bài mới :

a. Giới thiệu bài:

- Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố các kiến thức về hình học đã học.

b. Hướng dẫn luyện tập :

 Bài 1

 - GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.

 - GV có thể hỏi thêm:

 + So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ?

 + 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ?

 Bài 2

 - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.

 -HSTC: Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?

 - Hỏi tương tự với đường cao CB.

 - GV kết luận: Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.

 -HSTC: Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ?

 Bài 3

 - GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.

 - GV nhận xét.

Bài 4.

 - GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm.

- Cho HS nêu rõ các bước vẽ của mình

- Cho HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD và trung điểm Ncủa cạnh BC. Sau đó nối M với N

+ Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ ?

+ Nêu tên các cạnh song song với nhau?

- GV nhận xét.

* Bài làm thêm cho HSTC nếu còn thời gian

- Số lớn nhất trong các số vừa lớn hơn 10 000 vừa bé hơn 100 000

- Số bé nhất trong các số vừa lớn hơn 10 000 vừa bé hơn 100 000

4. Củng cố:

- Cho HS nhận biết các góc trong thực tế.

5. Nhận xét - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

- HS nghe.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở

a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB; góc tù BMC; góc bẹt AMC.

 A

b) Góc vuông DAB, DBC, ADC; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD; góc tù ABC.

 A B

 D C

+ Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông.

+ 1 góc bẹt bằng hai góc vuông.

- Là AB và BC.

- Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác.

- HS trả lời tương tự như trên.

- Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.

- HS vẽ vào vở, 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ.

- 1 HS lên bảng vẽ (theo kích thước 6 dm và 4 dm), HS cả lớp vẽ hình vào vở.

- HS vừa vẽ trên bảng nêu.

- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét

 Dùng thước thẳng có vạch chia cm. Đặt vạch số 0 của thướt trung với điểm A, thước trùng với cạnh AD, vì AD = 4cn

Nên AM = 2cm. Tìm vạch số 2 trên thướt và chấm một điểm M của cạnh AD

- HS thực hiện

- Các hình chữ nhật: ABCD, ABMN, MNCD

 - Các cạnh song song với AD là MN, CD

 A 6 cm B

 4cm

 M N

 D C

- Số lớn nhất có 5 chữ số vừa lớn hơn

10 000 và bé hơn 100 000 là 99 999.

- Số bé nhất có 5 chữ số vừa lớn hơn

10 000 và bé hơn 100 000 là 10 001

 

doc 42 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hái của sự vật. Ví dụ: ăn, ngủ, yên tĩnh,
Danh từ :Tầm, cánh, chú, chuồn, tre, gió, bờ ao, khóm, khoai nước, cảnh, đất nước, cánh, đồng, đàn trâu, cỏ, dòng, sông, đoàn, thuyền.
Động từ: Rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, bay, ngược xuôi, mây.
*Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
THỂ DỤC
Động tác phối hợp của bài thể dục 
****************************
Thứ tư ngày 2 tháng 110 năm 2016
 KỂ CHUYỆN
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 4) 
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng
II.Thiết bị - Đồ dùng dạy học: 
Giấy khổ to kể sẵn bảng BT2 và bút dạ.
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, HTL từ tuần 1 đến tuần 90có từ tiết 1)
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định 
2. Kiểm tra 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu của tiết học.
b. Kiểm tra đọc:
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
c. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc tên bài tập đọc là truyện kể ở tuần 4, 5, 6 đọc cả số trang. GV ghi nhanh lên bảng.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc phiếu đã hoàn chỉnh.
- Tổ chức cho HS đọc từng đoạn hoặc cả bài theo giọng đọc các em tìm được.
- Nhận xét tuyên dương những em đọc tốt.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Các bài tập đọc:
+  trang .
+  trang .
+  trang .
+  trang .
+  trang .
- HS hoạt động trong nhóm 4 HS .
- Chữa bài (nếu sai).
- 4 HS tiếp nối nhau đọc (mỗi HS đọc một truyện)
- 1 bài 3 HS đọc.
Phiếu đúng:
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Giọng đọc
1. Một người chính trực
Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, đặt việc nước lên trên tình riêng của Tô Hiến Thành.
- Tô Hiến Thành
- Đỗ thái hậu
Thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách kiên định, khảng khái của Tô Hiến Thành.
2. Những hạt thóc giống
Nhờ dũng cảm, trung thực, cậu bé Chôm được vua tin yêu, truyền cho ngôi báu.
-Cậu bé Chôm
-Nhà vua
Khoan thai, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Lời Chôm ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc.
3.Nỗi nằn vặt của An-đrây-ca
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca Thể hiện yêu thương ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với bản thân.
- An-đrây-ca
- Mẹ An-đrây-ca
Trầm buồn, xúc động.
4. Chị em tôi.
Một cô bé hay nói dối ba để đi chơi đã được em gái làm cho tĩnh ngộ.
- Cô chị
- Cô em
- Người cha
Nhẹ nhàng, hóm hỉnh, thể hiện đúng tính cách, cảm xúc của từng nhân vật. Lời người cha lúc ôn tồn, lúc trầm buồn. Lời cô chị khi lễ phép, khi tức bực. Lời cô em lúc hồn nhiên, lúc giả bộ ngây thơ.
4. Củng cố:
- Chủ điểm Măng mọc thẳng gợi cho em chủ điểm gì?
- Những truyện kể các em vừa đọc khuyên chúng ta điều gì?
5. Nhận xét –dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa đọc phải chuẩn bị tốt để sau kiểm tra và xem trước tiết 4.
-Nói lên sự ngay thẳng
- ...trở thành những người trung thực
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP (TIẾT 5) 
I. Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1; nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là chuyện kể đã học 
- HSTC đọc diễn cảm được đoạn văn ( thơ, kịch ) đã học biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học
II.Thiết bị - Đồ dùng dạy học: 
Phiếu kẻ sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
Phiếu kẻ sẵn BT2 và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. KTBC:
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Các hoạt động:
 * Kiểm tra đọc:
 Tiến hành tương tự như tiết 1.
* Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc tên các bài tập đọc, số trang thuộc chủ điểm Đôi cánh ước mơ.
GV ghi nhanh lên bảng.
- Phát phiếu cho nhóm HS. Yêu cầu HS trao đổi, làm việc trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Kết luận phiếu đúng.
- Gọi HS đọc lại phiếu.
- Đọc yêu cầu trong SGK.
- Các bài tập đọc.
* Trung thu độc lập trang 66.
* Ở vương quốc tương lai trang 70.
* Nếu chúng mình có phép lạ trang 76.
* Đôi giày ba ta màu xanh trang 81.
* Thưa chuyện với mẹ trang 85.
* Điều ước của vua Mi-đat trang 90.
- Hoạt động trong nhóm.
- Chữa bài (nếu sai)
- 6 HS nối tiếp nhau đọc.
Tên bài
Thể loại
Nội dung chính
Giọng đọc
1. Trung thu độc lập
Văn xuôi
- Mơ ước của anh chiến sĩ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên về tương lai của đất nước và của tiếu nhi.
- Nhẹ nhàng thể hiện niềm tự hào tin tưởng.
2. Ở Vương quốc Tương Lai
Kịch
- Mơ ước của các bạn nhỏ về cuộc sống đầy đủ hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh, góp sức phục vụ cuộc sống.
- Hồn nhiên (lời Tin-tin, Mi-tin: háo hức, ngạc nhiên, thán phục, lời các em bé: tự tin, tự hào.)
3. Nếu chúng mình có phép lạ.
Thơ
- Mơ ước của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
- Hồn nhiên, vui tươi.
4. Đôi giày ba ta màu xanh
Văn xuôi
- Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã làm cho cậu xúc động, vui sướng vì thưởng cho cậu đôi giày mà cậu mơ ước.
- Chậm rãi, nhẹ nhàng (đoạn 1 – hồi tưởng): vui nhanh hơn (đoạn 2- niềm xúc động vui sướng của cậu bé lúc nhạn quà)
5. Thưa chuyện với mẹ
Văn xuôi
- Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp gia đình nên đã thuYết phục mẹ động tình với em, không xem đó nghề hèn kém.
- Giọng Cương : Lễ phép, nài nỉ, thiết tha. Giọng mẹ: lúc ngạc nhiên. Lúc cảm động, dịu dàng.
6. Điều ước của vua Mi-đat.
Văn xuôi
- Vua Mi-đat muốn mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng, cuối cùng đã hiểu: những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
- Khoan thai.
Đổi giọng linh hoạt phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua: từ phấn khởi, thoả mãn sanh hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận. Lời Đi-ô-ni-dôt phán: Oai vệ.
Bài 3:
- Tiến hành tương tự bài 2: 
Nhân vật
Tên bài
Tính cách
- Nhân vật “tôi”- chị phụ trách.
- Lái
Đôi giày ba ta màu xanh
- Nhân hậu, muốn giúp trẻ lang thang. Quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ.
- Hồn nhiên, tình cảm, tích được mang giày dép.
- Cương.
- Mẹ Cương
Thưa chuyện với mẹ
- Hiếu thảo, thương mẹ. Muốn đi làm để kiếm tiền giúp mẹ.
- Dịu dàng, thương con
- Vua Mi-đat
- Thần Đi-ô-ni-dôt
Điều ước của vua Mi-đat.
- Tham lam nhưng biết hối hận.
- Thông minh, biết dạy cho vua Mi-đat một bài học.
4. Củng cố 
- Hỏi: HSTC: các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ giúp em hiểu điều gì?
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn tập các bài: Cấu tạo của tiếng, Từ đơn từ phức, Từ ghép và từ láy, Danh từ 
- Chúng ta sống cần có ước mơ, cần quan tâm đến ước mơ của nhau sẽ làm cho cuộc sống thêm vui tươi, hạnh phúc. Những ước mơ tham lam, tầm thường, kì quặc, sẽ chỉ mang lại bất hạnh cho con người.
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN 
Tiết 48: ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ
I. Mục tiêu:
- Tập trung vào ôn tập các nội dung sau :
- Đọc, viết, so sánh số tự nhiên; hàng và lớp.
- Đặt tính và thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
- Chuyển đổi số đo thời gian đã học; chuyển đổi thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
- Giải bài tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Hoạt động dạy- học: 
Tổ chức cho HS ôn tập các kiến thức đã học 
Viết vào chỗ chấm: 
Số “Ba mươi triệu không trăm linh chín ngàn bảy trăm.” :...........................
Số “Bảy triệu năm trăm ngàn sáu trăm mười hai” Viết:.......................................
2) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống 
 a) giờ = 20 phút ; 	b) 4 phút 5 giây = 165 giây
 c) 15 tạ = 1500 kg;	d) 600 năm = 6 thế kỷ 
3) 3 tấn 75 kg = ........kg
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là .
A. 375	B . 3 750	C. 3 075	D. 3 057
4) Đặt tính rồi tính 
40673+6929	99070 – 3647	5013 x 6	2358 : 9
5) Tìm y: y + 676 = 5080	5494 – y = 1605
6) Bài toán: Tuổi của hai chị em là 32 tuổi. Chị hơn em 6 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi?
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ
TIẾT 19: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC 
LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981)
I. Mục tiêu:
- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 938) do Lê Hoàn chỉ huy.
+ Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân. 
+ Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thủy, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thủy) và Chi lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi
- Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là đội quân chỉ huy nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống xâm lược, Thái hậu họ Dương đã tôn ông lên ngôi Hoàng đế (Nhà Tiền Lê). Ông chỉ huy cuộc kháng chiến chông quân Tống thắng lợi. 
- G tải: không yêu cầu tường thuật.
II. Thiết bị - Đồ dùng dạy học 
- Một số bản đồ phù hợp với nội dung bài học.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bi cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời 3 câu hỏi: Đinh Bộ Lĩnh có công gì?
- Nhận xét 
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Lợi dụng tình hình không ổn định của triều đình nhà Đinh, năm 981 quân Tống sang xâm lược nước ta. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cuộc kháng chiến chống quân Tống của quân dân ta. 
 b. Hướng dẫn các hoạt động
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu 1 SGK đoạn: “Năm 979  sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”
- Phát phiếu trắc nhiệm. Yêu cầu HS làm việc trên phiếu.
- Hãy tóm tắt tình hình nước ta khi quân tống xâm lược?
- Bằng chứng nào cho thấy khi Lê Hoàn lên ngôi rất được nhân dân ủng hộ? 
- Khi lên ngôi, Lê Hoàn xưng là gì? 
- Triều Đại của ông được gọi là triều gì?
- Nhiệm vụ đầu tiên của nhà Tiền Lê là gì? 
- Nhận xét, kết luận
 * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. 
- Gọi 1 HS đọc mục 2 SGK
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Treo lược đồ:
- Nêu yêu cầu thảo luận.
- Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
- Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
- Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở đâu để đón giặc?
- Kể lại 2 trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống.
- Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào? 
- Nhận xét, bổ sung. 
- Tuyên dương những em kể, nắm vững nội dung 
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Ý nghĩa cuộc kháng chiến
+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
4. Củng cố:
- Hỏi + chốt nội dung bài 
- Gọi HS đọc phần in đậm SGK
5. Nhận xét - dặn dò:
- Về ôn bài, xem bài tiết sau
- Nhận xét tiết học, biểu dương.
- 3 HS trả lời
- Nhận xét bổ sung.
- 2 HS nhắc lại tên bài học.
- Làm việc cả lớp
- 1 HS đọc yêu cầu SGK trang 24
Cả lớp theo dõi.
- Nhận phiếu và làm bài cá nhân trên phiếu 
- Làm bài vào phiếu bài tập
- Trình bày kết quả.
- Đinh Bộ Lĩnh là con trai của Đinh Liễu 
- Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, quân sĩ tung hô “vạn tuế”
- Khi lên ngôi Lê Hoàn xưng là Hoàn Đế, 
- Được gọi là Tiền Lê.
- Lãnh đạo nhân dân ta chống quân xâm lược Tống.
- Nghe - Nắm nội dung
- 1 em đọc - lớp theo dõi .
- Thảo luận nhóm 4 (4’) theo yêu cầu.
- Quan sát và cùng xây dựng diễn biến. 
- Trình bày kết quả thảo luận và chỉ vào lược đồ (Mỗi HS trình bày một ý). 
- Năm 981 quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta.
- Chúng tiến vào nước ta theo hai con đường: 
- Lê Hoàn chia quân thành 2 cánh, sau đó cho quân chặn đánh giặc ở 
- 2 HS kể. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi. - Các nhóm khác bổ sung.
- Lớp nh.xét, bổ sung
- Ý nghĩa: Nền độc lập của nước nhà được giữ vững; nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc. 
- Theo dõi, trả lời
- 2, 3 em đọc. Cả lớp theo dõi.
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kĩ thuật
 KHAÂU VIEÀN ÑÖÔØNG GAÁP MEÙP VAÛI 
 BAÈNG MUÕI KHAÂU ÑOÄT ( tieát1 )
I/ Muïc tieâu:
 -HS bieát caùch gaáp meùp vaûi vaø khaâu vieàn ñöôøng gaáp meùp vaûi baèng muõi khaâu ñoät thöa hoaëc ñoät mau.
 -Gaáp ñöôïc meùp vaûi vaø khaâu vieàn ñöôøng gaáp meùp vaûi baèng muõi khaâu ñoät thöa hoaëc ñoät mau ñuùng quy trình, ñuùng kyõ thuaät. 
 -Yeâu thích saûn phaåm mình laøm ñöôïc.
II/ Ñoà duøng daïy- hoïc:
 -Maãu ñöôøng gaáp meùp vaûi ñöôïc khaâu vieàn baèng caùc muõi khaâu ñoät coù kích thöôùc ñuû lôùn vaø moät soá saûn phaåm coù ñöôøng khaâu vieàn ñöôøng gaáp meùp vaûi baèng khaâu ñoät hoaëc may baèng maùy (quaàn, aùo, voû goái, tuùi xaùch tay baèng vaûi )
 -Vaät lieäu vaø duïng cuï caàn thieát:
 +Moät maûnh vaûi traéng hoaëc maøu, kích 20 x30cm.
 +Len (hoaëc sôïi), khaùc vôùi maøu vaûi.
 +Kim khaâu len, keùo caét vaûi, thöôùc, buùt chì.. 
III/ Hoaït ñoäng daïy- hoïc:
Tieát 1
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh
1.OÅn ñònh:Haùt.
2.Kieåm tra baøi cuõ: Kieåm tra duïng cuï hoïc taäp. 
3.Daïy baøi môùi:
 a)Giôùi thieäu baøi: Gaáp vaø khaâu vieàn ñöôøng gaáp meùp vaûi baèng muõi khaâu ñoät .
 b)Höôùng daãn caùch laøm:
 * Hoaït ñoäng 1: GV höôùng daãn HS quan saùt vaø nhaän xeùt maãu.
 -GV giôùi thieäu maãu, höôùng daãn HS quan saùt, neâu caùc caâu hoûi yeâu caàu HS nhaän xeùt ñöôøng gaáp meùp vaûi vaø ñöôøng khaâu vieàn treân maãu (meùp vaûi ñöôïc gaáp hai laàn. Ñöôøng gaáp meùp ôû maët traùi cuûa maûnh vaûi vaø ñöôøng khaâu baèng muõi khaâu ñoät thöa hoaëc ñoät mau.Thöïc hieän ñöôøng khaâu ôû maët phaûi maûnh vaûi).
 -GV nhaän xeùt vaø toùm taét ñaëc ñieåm ñöôøng khaâu vieàn gaáp meùp.
 * Hoaït ñoäng 2: GV höôùng daãn thao taùc kyõ thuaät.
 -GV cho HS quan saùt H1,2,3,4 vaø ñaët caâu hoûi HS neâu caùc böôùc thöïc hieän.
 +Em haõy neâu caùch gaáp meùp vaûi laàn 2.
 +Haõy neâu caùch khaâu löôïc ñöôøng gaáp meùp vaûi.
 -GV höôùng daãn HS ñoïc noäi dung cuûa muïc 1 vaø quan saùt hình 1, 2a, 2b (SGK) ñeå traû lôøi caùc caâu hoûi veà caùch gaáp meùp vaûi. 
 -GV cho HS thöïc hieän thao taùc gaáp meùp vaûi.
 -GV nhaän xeùt caùc thao taùc cuûa HS thöïc hieän. Höôùng daãn theo noäi dung SGK
 * Löu yù:
 Khi gaáp meùp vaûi, maët phaûi maûnh vaûi ôû döôùi. Gaáp theo ñuùng ñöôøng vaïch daáu theo chieàu laät maët phaûi vaûi sang maët traùi cuûa vaûi. Sau moãi laàn gaáp meùp vaûi caàn mieát kó ñöôøng gaáp. Chuù yù gaáp cuoän ñöôøng gaáp thöù nhaát vaøo trong ñöôøng gaáp thöù hai.
 -Höôùng daãn HS keát hôïp ñoïc noäi dung cuûa muïc 2, 3 vaø quan saùt H.3, H.4 SGK vaø tranh quy trình ñeå traû lôøi vaø thöïc hieän thao taùc.
 -Nhaän xeùt chung vaø höôùng daãn thao taùc khaâu löôïc, khaâu vieàn ñöôøng gaáp meùp vaûi baèng muõi khaâu ñoät. Khaâu löôïc thì thöïc hieän ôû maët traùi maûnh vaûi. Khaâu vieàn ñöôøng gaáp meùp vaûi thì thöïc hieän ôû maët phaûi cuûa vaûi( HS coù theå khaâu baèng muõi ñoät thöa hay muõi ñoät mau).
 -GV toå chöùc cho HS thöïc haønh vaïch daáu, gaáp meùp vaûi theo ñöôøng vaïch daáu. 
 3.Nhaän xeùt- daën doø:
 -Nhaän xeùt veà söï chuaån bò, tinh thaàn hoïc taäp cuûa HS. Chuaån bò tieát sau.
-Chuaån bò ñoà duøng hoïc taäp
- HS quan saùt vaø traû lôøi.
-HS quan saùt vaø traû lôøi.
-HS ñoïc vaø traû lôøi.
-HS thöïc hieän thao taùc gaáp meùp vaûi.
-HS laéng nghe.
-HS ñoïc noäi dung vaø traû lôøi vaø thöïc hieän thao taùc.
-Caû lôùp nhaän xeùt.
-HS thöïc hieän thao taùc. 
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2016 
ĐỊA LÍ 
Tiết 20 : THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I.Mục tiêu :
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt.
 + Vị trí: nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
 + Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước,
 + Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều rau, quả xứ lạnh và nhiều loài hoa.
 - Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ).
+ Giải thích vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh. 
+ Xác lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất 
GDDLĐP.
II. Thiết bị - Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
 - Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt (HS, GV sưu tầm )
III. Hoạt động trên lớp : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định: 
2. KTBC :
 - Nêu đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó.
 - Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên.
 - Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng ?
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu sơ lược về thành phố Đà Lạt
 b. Các hoạt động dạy học
 1. Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước:
 * Hoạt động cá nhân:
 GV cho HS dựa vào hình 1 ở bài 5, tranh, ảnh, mục 1 trong SGK và kiến thức bài trước để trả lời câu hỏi sau:
 + Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
 + Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét?
 + Với độ cao đó Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào ?
 + Quan sát hình 1, 2 (nhằm giúp cho các em có biểu tượng về hồ Xuân Hương và thác Cam Li) rồi chỉ vị trí các điểm đó trên hình 3.
 + Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt.
 - GV cho HS trả lời câu hỏi trước lớp.
 - GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 * GV giải thích thêm cho HS: Nhìn chung càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm. Trung bình cứ lên cao 1000m thì nhiệt độ không khí lại giảm đi 5 đến 6 0c. Vì vậy, vào mùa hạ nóng bức, những địa điểm nghỉ mát ở vùng núi thường rất đông du khách. Đà Lạt ở độ cao 1500m so với mặt biển nên quanh năm mát mẻ. Vào
 mùa đông, Đà Lạt cũng lạnh nhưng không chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên không rét buốt như ở miền Bắc.
 2. Đà Lạt-thành phố du lịch và nghỉ mát:
 *Hoạt động nhóm:
 - GV cho HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, vào hình 3, mục 2 trong SGK để thảo luận theo các gợi ý sau:
 + Tại Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch và nghỉ mát?
 + Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
 + Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt.
 - GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
 - Cho HS đem tranh, ảnh sưu tầm về Đà Lạt lên trình bày trước lớp.
 - GV nhận xét.
 - ĐLĐP: TP Bạc Liêu của chúng ta có những diểm du lịch nào?
 GV giới thiệu về một số điểm du lịch của Bạc Liêu: Vườn nhãn bạc Liêu, khu nhà công tử bạc Liêu, sân chim Bạc Liêu.
 3. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt:
 * Hoạt động nhóm:
- GV cho HS quan sát hình 4, các nhóm thảo luận theo gợi ý sau:
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh?
+ Kể tên các loại hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt.
+ Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xứ lạnh?
+ Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
4. Củng cố:
 - GV cùng HS hoàn thiện sơ đồ
5. Nhận xét - dặn dò: 
 - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau ôn tập.
 - Nhận xét tiết học.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS lặp lại.
- HS cả lớp.
 + Cao nguyên Lâm Viên.
 + Đà Lạt ở độ cao 1500m.
 + Khí hậu quanh năm mát mẻ.
 + HS chỉ Bản đồ.
 + HS mô tả.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS các nhóm thảo luận.
- Các nhóm đại diện lên báo cáo kết quả.
- Các nhóm đem tranh, ảnh sưu tầm lên trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS các nhóm thảo luận.
 + Vì đa số dâ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tuan_10_lop_4_chuan_gui_ban_Thu.doc