Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Ngọc Hùng Thắng

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Hiểu các từ mới trong bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực người yếu. Phát hiện những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. Bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.

 2. Kĩ năng: Đọc đúng các từ ngữ ( Cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn.). Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu có giọng đọc phù hợp với lời lẽ, tính cách của mỗi nhân vật ( Nhà trò, Dế Mèn .)

 3. Thái độ: Có tinh thần giúp đỡ bạn bè.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung và đoạn diễn cảm.

 - Học sinh: Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí ( Tô Hoài)

III. Các hoạt động dạy học.

 1. Ổn định: Hát - KTSS

 2. Bài cũ:

 + Giới thiệu SGK Tiếng Việt 4 và các kí hiệu SGK.

 3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài:

 

doc 32 trang Người đăng honganh Lượt xem 1266Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Ngọc Hùng Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90
65 300 > 9 530
28 676 = 28 676
 97 321 < 97 400
100 000 > 99 999
- Dán bài lên bảng - nhận xét
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở 
Lời giải :
a. Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
56 731; 65 371; 67 351; 75 631
b. Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé :
92 678; 82 697; 79 862; 62 978 
Chính tả (nghe - viết)
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Biết trình bày bài viết theo đúng đoạn văn.
	2. Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, tương đối đẹp đoạn văn từ : Một hôm....vẫn khóc. Viết đẹp đúng tên riêng : Dế mèn, Nhà Trò.hoặc an /ang. Làm đúng bài tập phân biệt l/n và tìm đúng tên vật chứa tiếng có
âm đầu l/n hoặc an /ang.
 3. Thái độ: HS giữ gìn vở sạch, rèn chữ đẹp.
II. Đồ dùng: 
 - GV: Bảng phụ viết bài tập 2 (5).
 - HS: Bảng con
III. Hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Bài cũ: Cho HS viết bảng con: mỏng manh, Nhà Trò.
 3. Bài mới: 
 3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV gọi 1 em đọc đoạn : Một hôm...vẫn khóc.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
+ Đoạn trích cho em biết về điều gì?
- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp chị Nhà Trò và hình dáng yếu ớt đáng thương của Nhà Trò.
- Hướng dẫn viết bảng con:
- HS viết bảng con: cỏ xước, chùn chùn, đá cuội.
+ Trong bài có từ nào viết hoa? Vì sao?
- Dế Mèn, Nhà Trò ( Tên riêng)
- HS viết bảng con.
+ Bài viết trình bày như thế nào?
- Trình bày là 1đoạn văn.
- GV đọc bài viết tốc độ vừa phải 90 tiếng / 1 phút.
- HS nghe - viết bài vào vở.
- GV đọc lại cho học sinh soát lỗi.
- Thu 5 bài chấm
- HS đổi vở soát lỗi.
3.3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a (5).
- 1 HS đọc yêu cầu bài
Bài yêu cầu gì?
- Điền l hay n vào chỗ ...
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập.
- 1 em làm vào bảng phụ. Lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét chữa bài của bạn trên bảng phụ.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: lẫn - nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, loà xoà,...
Bài 3 (6).
- HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu gì?
- Giải đố.
- GV cho HS giải vào bảng con:
- Nhóm 2 thảo luận và ghi vào bảng con.
- Hướng dẫn giải đố và chốt lời giải đúng:
* Lời giải
a. Cái la bàn.
b. Hoa ban.
* Nhận xét bài chấm, chữa lỗi chính tả trong bài viết của các em.
 4. Củng cố : 
- Nhắc lại ý chính của bài
- Nhận xét giờ học.
- HS theo dõi.
 5. Dặn dò: Về làm bài tập 2b, Những em viết xấu, sai nhiều lỗi chính tả viết lại bài.
Luyện từ và câu
Cấu tạo của tiếng.
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo của tiếng gồm âm đầu, vần, thanh. Nhận diện được các bộ phận của tiếng. Biết được tiếng nào cũng phải có vần và thanh và bộ phận vần của các tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
	2. Kĩ năng: Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ vào bảng mẫu. HS khá (giỏi) giải được câu đố.
	3. Thái độ: HS tích cực tự giác trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Bảng phụ kẻ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
 - HS: Vở bài tập
III. Hoạt động dạy học.
	1. Hát
	2. Bài cũ: 
	3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Nhận xét.
- Đếm số tiếng trong câu tục ngữ trong sgk .
- HS đếm 14 tiếng ( đếm thầm).
- Đánh vần tiếng bầu?
- 1 em đánh vần thành tiếng, lớp đánh vần thầm.
- GV ghi kết quả đánh vần: bờ- âu- bâu- huyền- bầu.
- GV dùng phấn mầu ghi vào sơ đồ bảng phụ.
- HS quan sát.
- Tiếng bầu gồm mấy bộ phận đó là những bộ phận nào?
- Thảo luận nhóm 2 và trả lời:
 + Tiếng bầu gồm 3 bộ phận: Âm đầu, vần, thanh.
- Phân tích tiếng còn lại trong câu tục ngữ?
- Mỗi bàn phân tích 1 tiếng điền vào bảng phụ.
- Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
- Nêu ý 1 - ghi nhớ.
+ Tiếng nào có đủ bộ phận như tiếng bầu?
- Tiếng: thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn.
+ Tiếng nào không có đủ bộ phận như tiếng bầu?
- Tiếng: ơi- khuyết âm đầu.
+ Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu, bộ phận nào có thể thiếu?
- Vần và thanh là không thể thiếu, âm đầu có thể thiếu.
- GV chốt ý 2 - ghi nhớ.
3.3. Ghi nhớ: 
- GV rút ra ghi nhớ
3.4. Luyện tập.
Bài 1 (7).
- 3 HS nhắc lại ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Bài tập yêu cầu gì?
- Phân tích tiếng theo mẫu sgk.
- GV quan sát HS làm bài.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- Chữa bài tập:
- Mỗi em phân tích 1 tiếng.
Tiếng
âm đầu
Vần
Thanh
Nhiễu
điều
phủ
lấy
giá
gương
Nh
đ
ph
l
gi
g
iêu
iêu
u
ây
a
ương
ngã
huyền
hỏi
sắc
sắc
ngang
Bài 2. 
- HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu gì?
- Giải câu đố.
- Cho HS làm bài miệng và chốt đáp án đúng.
- GV nhận xét - chốt lời giải: sao
- HS suy nghĩ giải đố dựa vào nghĩa của từng dòng. ( ao, sao).
	4. Củng cố: Tiếng gồm có những bộ phận nào? Bộ phận nào không thể thiếu, bộ phận nào có thể thiếu?
- Nhận xét giờ học
	5. Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ; Chuẩn bị bài luyện tập (12).
Kĩ thuật
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu ( tiết 1).
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản để cắt, khâu, thêu.
	 2. Kĩ năng: Sử dụng được kéo, thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ(gút chỉ).
 3. Thái độ: Nêu cao ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Bộ đồ dùng cắt, khêu, thêu.
 - HS: Bộ đồ dùng cắt, khêu, thêu.
III. Hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Bài cũ: KT đồ dùng
 3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, mục tiêu bài học.
3.2. Hướng dẫn quan sát, nhận xét, về vật liệu khâu, thêu.
a. Vải: 
- Cho HS quan sát một số mẫu vải thường dùng.
- HS quan sát.
+ Kể tên một số vải mà em biết?
- Vải sợi bông, sợi pha, xa tanh, lanh, lụa tơ tằm...
+ Kể tên một số sản phẩm được làm
từ vải?
- Quần, áo, chăn, ga, gối, khăn,...
+ Em có nhận xét gì về màu sắc, độ
dày, mỏng của các loại vải đó?
- Màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng khác nhau.
+ Hướng dẫn học sinh chọn vải để
khâu, thêu?
- Vải trắng hoặc màu có sợi thô, dày (sợi bông, sợi pha) không sử dụng lụa , xa tanh ( dễ bị dúm vì mềm, nhũn, khó sử dụng)
b. Chỉ:
- Hướng dẫn học sinh quan sát H1(5)
- HS quan sát.
+ Nêu tên loại chỉ trong H1?
- Chỉ khâu và chỉ thêu.
+ Nên nhận xét về màu sắc về các
loại chỉ?
- Màu sắc phong phú đa dạng.
+ Chỉ được làm từ nguyên liệu nào?
- Sợi bông, sợi lanh, sợi hoá học, tơ,...
+ Vì sao chỉ có nhiều màu như thế?
- Nhuộm màu.
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và
sử dụng kéo?
- Cho HS quan sát hình 2?
- HS quan sát.
- Hình 2 vẽ gì?
- Kéo cắt vải, cắt chỉ.
+ Nêu cấu tạo của kéo?
- Có 2 bộ phận chính kéo và tay nắm.
+ So sánh kéo cắt vải và kéo cắt chỉ?
- HS dựa vào hình vẽ để nêu.
- HD học sinh quan sát H.3 (5).
- HS quan sát.
+ Nêu cách sử dụng kéo cắt vải?
- HS dựa vào H.3 để nêu.
- 1 số HS thực hành cầm kéo trước lớp, cả lớp thực hiện.
3.4. Hướng dẫn HS quan sát nhận
xét 1 số dụng cụ khác.
- Cho HS quan sát H.6 (7).
- HS quan sát.
+ Nêu tên và tác dụng của một số dụng cụ H.6?
- GV nhận xét - kết luận
- Khung thêu dùng để căng vải, khuy cài, khuy bấm, thước may, thước dây, phần may,...
 4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài và nhận xét tiết học.
- HS đọc phần ghi nhớ ( sgk - 8 ).
 5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị dụng cụ cho tiết 2.
Thứ tư ngày 25 tháng 8 năm 2010
Tập đọc
Mẹ ốm.
I. Mục đích yêu cầu: 
 	1. Kiến thức: Hiểu các từ mới và từ ngữ hình ảnh trong bài. Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của con đối với người mẹ bị ốm.
	2. Kĩ năng: Đọc đúng: lá trầu, khép lỏng, nóng ran, cho trứng, lần giường,... Đọc lưu loát cả bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Trả lời được các câu hỏi trong bài. Học thuộc ít nhất 1 khổ trong bài thơ.
	3. Thái độ: Luôn yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1, nội dung bài.
 - HS: SGK
III. Hoạt động dạy học.
 1. ổn định: Hát, KTSS
 2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu nội dung bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu tiết trước.
- 2 HS nêu.
- GV cùng HS nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Hướng dẫn luyện đọc.
- Gọi HS đọc bài thơ.
- GV tóm tắt nội dung bài
- 1 HS khá đọc.
- Bài gồm có mấy khổ thơ?
- GV kết hợp luyện phát âm cho học sinh.
- GV kết hợp giảng từ mới.
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm
- Yêu cầu HS đọc cả bài
 - GV đọc mẫu toàn bài. Hướng dẫn cách đọc.
- 7 khổ thơ.
- Học sinh đọc tiếp nối lần 1.
- Học sinh đọc tiếp nối lần 2.
+ Từ mới : chú giải (SGK)
- HS luyện đọc nhóm đôi
- 2 HS đọc.
- Theo dõi
3.3. Tìm hiểu bài.
- 1 HS đọc to 2 khổ thơ đầu, lớp đọc thầm.
+ Bài thơ cho ta biết chuyện gì?
- Mẹ bạn nhỏ bị ốm, ai cũng quan tâm lo lắng cho mẹ.
+ Em hiểu những câu thơ sau nói lên điều gì? " là trầu khô giữa cơi trầu... sớm trưa"
- Vì mẹ ốm không ăn được trầu, không được đọc truyện Kiều, mẹ không làm việc được....
+ Em hãy hình dung khi mẹ không bị ốm thì lá trầu, truyện Kiều, ruộng vườn sẽ như thế nào?
- Lá trầu xanh mẹ ăn hàng ngày, Truyện Kiều mẹ lật giở từng trang...
* Em hiểu "lặn trong đời mẹ"?
- Những vất vả nơi ruộng đồng qua ngày tháng để lại trong mẹ, mẹ ốm.
+ Mẹ bị ốm mọi người quan tâm như thế nào?
- Đến thăm cho trứng, cho cam, anh y sĩ đến khám...
+ Những việc làm đó nói lên điều gì?
- Tình làng, nghĩa xóm sâu nặng đậm đà...
+ Những câu thơ nói lên tình yêu thương của bạn nhỏ đối với mẹ?
- Câu thơ 15,16,17,18 và khổ thơ 6.
* Bài thơ muốn nói với các em điều gì?
* Nội dung: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của con đối với người mẹ bị ốm.
3.4. Luyện đọc diễn cảm và HTL:
- Chọn khổ thơ đọc diễn cảm - GV đọc mẫu - HD cách đọc.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm trong nhóm
- Tổ chức thi đọc
- GV nhận xét - ghi điểm
- HS đọc nối tiếp khổ thơ - nêu cách đọc.
- HS theo dõi
- HS luyện đọc trong nhóm
- HS thi đọc.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng theo khổ thơ và cả bài.
- HS luyện đọc thuộc lòng
- Tổ chức đọc thi thuộc lòng
- GV cùng HS nhận xét, bình điểm.
- Thi đọc theo bàn, cá nhân.
	4. Củng cố:
	- Bài thơ viết theo thể thơ nào?
	- Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
 - GV nhận xét giờ học
	5. Dặn dò: Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
Ôn tập các số đến 100 000 ( Tiếp theo ).
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: Tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức.
	2. Kĩ năng: Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số. Nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. HS làm được bài tập 1,2,3.
	3. Thái độ: Có ý thức trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy học
	- GV : SGK, bảng phụ.
	- HS : Sách vở, đồ dùng học tập.
III. Hoạt động dạy – học :
1. Hát
2. Bài cũ: Kiểm tra 2 HS làm bài tập 2b(4)
 3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1 (5) : Tính nhẩm
- Gọi HS nêu miệng kết quả các phép tính .
- Nhận xét, đánh giá .
Bài 2b (5) : Đặt tính rồi tính
- Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét sau mỗi lần HS giơ bảng.
Bài 3(5) : Tính giá trị của biểu thức
- Cho HS làm bài vào vở .
- Gọi 4 HS lên bảng chữa bài.
- GV chữa bài, ghi điểm .
Bài 5 (5)
- Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS cách giải .
- Gọi 1HS lên bảng chữa.
- Nhận xét - ghi điểm
 4. Củng cố.
- GV nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học
 5. Dặn dò
- Về nhà làm bài 4 và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc yêu cầu và nêu miệng kết quả.
a. 6 000 + 2 000 – 4 000 = 4 000
 90 000 – (70 000 – 20 000) = 40 000
 12 000 : 6 = 2 000
b. 21 000 x 3 = 63 000
 9 000 – 4 000 x 2 = 1 000
 (9 000 – 4 000) x 2 = 10 000
 8 000 – 6 000 : 3 = 6 000
- HS đọc yêu cầu và làm bảng con.
56 346 + 2 854 43 000 - 21308
 +
56 346
 2 854
59 200
-
43 000
21 308
21 692
13 065 x 4 65 040 : 5
x
13 065
 4
52 260
65 040
5
15
13008
 0 040 
 0
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
3257 + 4659 - 1300
 6000 - 1300 x 2
 = 7916 - 1300
 = 6000 - 2600
 = 6616
 = 3400
(70850 - 50230) x 3
 9000 + 1000 : 2
 = 20620 x 3
 = 9000 + 500
 = 61860
 = 9500
- HS đọc yêu cầu và 1 HS khá lên bảng làm bài - lớp làm vào nháp.
 Bài giải
Một ngày nhà máy sản xuất được số ti vi là :
680 : 4 = 170 ( chiếc)
Bảy ngày nhà máy sản xuất được số ti vi là :
170 x 7 = 1190 (chiếc)
 Đáp số : 1190 chiếc ti vi.
Địa lí
Làm quen với bản đồ.
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: HS biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định. Biết một số yếu tố của bản đồ: Tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.
	2. Kĩ năng: Nêu được các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
	3. Thái độ: HS yêu thích môn hoc, thích tìm hiểu, khám phá.
II. Đồ dùng dạy - học: 
	- GV: Bản đồ Thế giới, Châu Lục, Việt Nam.
	- HS: Thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học.
	1. Hát
	2. Bài cũ: KT sách vở của môn học.
	3. Bài mới: GTB
 Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp:
* Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là bản đồ.
* Cách tiến hành: 
- GV treo các loại bản đồ đã chuẩn bị lên bảng ( từ lớn đến nhỏ).
- HS đọc tên các bản đồ.
+ Nêu phạm vi lãnh thổ trên bản đồ?
- Bản đồ Thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất...
- Bản đồ Việt Nam thể hiện....
- Bản đồ là gì?
- Là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: HS hiểu được cách thu nhỏ bản đồ.
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát H1,2:
- HS quan sát.
+ Chỉ vị trí Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình?
- HS chỉ trên hình vẽ.
- Ngày nay muốn vẽ bản đồ người ta phải làm như thế nào?
- Sử dụng ảnh chụp từ máy bay vệ tinh... thu nhỏ tỉ lệ....
- Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ H.3 trong sgk lại nhỏ hơn bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường?
- Thu nhỏ tỉ lệ.
 Hoạt động 3: Hoạt động nhóm.
* Mục tiêu: Hiểu được các hướng của bản đồ và tỉ lệ của bản đồ.
* Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn thảo luận theo gợi ý:
- HS thảo luận nhóm 2.
- Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
- Trên bản đồ người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào? Chỉ trên H.3?
- Tỷ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
- Đọc tỉ lệ bản đồ ở H.2.
- Bảng chú giải ở H.3 có những kí hiệu nào? Dùng để làm gì?
- Yêu cầu HS trình bày.
- GV nhận xét - kết luận
- Đaị diện nhóm trả lời kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
- HS đọc kết luận SGK.
Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ.
* Mục tiêu: HS vẽ được một kí hiệu trên bản đồ.
* Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Quan sát bảng chú giải H.3 và vẽ: Đường biên giới Quốc gia, núi, sông, thủ đô, thành phố, mỏ khoáng sản...
- Tổ chức nhóm 2:
- Yêu cầu HS trình bày
- 1 HS vẽ, 1 HS nói kí hiệu thể hiện cái gì.
- Đại diện 2 nhóm trình bày.
 4. Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò: Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu lại kết luận
Hoạt động ngoài giờ
an toàn giao thông: Bài 1.
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: HS biết nội dung 12 biển báo giao thông hiểu ý nghĩa tác dụng của chúng.
	2. Kĩ năng: Đi đường phải chú ý đến biển báo đi đúng phần đường quy định.
	3. Thái độ: Có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông.
II. Chuẩn bị:
 	 - GV: 11 biển báo.
 	 - HS: Thước kẻ, bút chì.
III. Hoạt động dạy học:
 	1. Hát
 	2. Bài cũ: 
 	3. Bài mới: GTB
Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới.
* Mục tiêu: HS hiểu các biển báo thông dụng, quen thuộc. Nhớ lại ý nghĩa của 11 biển báo hiệu đã học.
* Cách tiến hành:
- GV dán lên bảng biển báo hiệu thông dụng và yêu cầu HS nói tên biển báo?
- HS quan sát và nêu tên biển báo.
- Các em đã từng nhìn thấy biển báo hiệu đó chưa và có biết ý nghĩa của biển báo không?
- Nhận xét - kết luận
- HS liên hệ trả lời
- GV cho HS chơi trò chơi tìm biển báo đã học.
- GV nhận xét - tuyên dương.
- HS chơi trò chơi tiếp sức tìm 11 biển báo đã học. Nhóm nào tìm được nhiều hơn nhóm đó thắng cuộc.
 4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học, liên hệ. 
 5. Dặn dò: Về ôn lại bài và thực hiện luật GTĐB.
- HS nhắc lại nội dung 11 biển báo đã học.
Thứ năm ngày 27 tháng 8 năm 2010
Toán
Biểu thức có chứa một chữ.
I. Mục tiêu: 
 	1. Kiến thức: Bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ.
	2. Kĩ năng: Thực hiện được cách tính giá trị biểu thức khi thay chữ bằng số. HS làm được bài 1,2,3.
	3. Thái độ: ý thức tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
- GV : bảng phụ kẻ sẵn bảng ở phần ví dụ của SGK.
- HS : sách vở.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định : Hát.
2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS làm bài 4.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài
3.1. Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ 
Ví dụ : Lan có 3 quyển vở, mẹ cho Lan thêm ... quyển vở. Lan có tất cả ... quyển vở ?
- GV đưa ra các tình huống nêu trong ví dụ .
- Nếu thêm a quyển vở, Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ?
- GV yêu cầu HS tính .
- Gọi HS nêu nhận xét.
- GV kết luận ( SGK) .
3.2. Thực hành.
Bài 1(6) : Tính giá trị của biểu thức
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn và gọi HS lên bảng chữa.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 2 (6) : Viết vào ô trống
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Các nhóm thi làm bài.
- Nhận xét, tuyên dương. 
Bài 3a(6) :
- Hướng dẫn HS làm vào vở .
- Chấm, chữa bài của HS .
4. Củng cố.
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học . 
 5. Dặn dò: Về học bài và làm bài 3b(6). Chuẩn bị bài sau.
a. Biểu thức có chứa một chữ .
Có
Thêm
Có tất cả
3
1
3 + 1
3
2
3 + 2
3
3
3 + 3
...
...
...
3
a
3 + a
- Lan có tất cả 3 + a quyển vở .
 3 + a là biểu thức có chứa một chữ.
b. Giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
- Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4
4 là một giá trị của biểu thức 3 + a
- Nếu a = 2 thì 3 + a = 3 + 2 = 5
 5 là một giá trị của biểu thức 3 + a
- Nếu a = 3 thì 3 + a = 3 + 3 = 6
 6 là một giá trị của biểu thức 3 + a
- HS đọc yêu cầu. HS lên bảng chữa bài
Lời giải :
a. Nếu b = 4 thì 6 - b = 6 - 4 = 2
b. Nếu c = 7 thì 115 - c = 115 – 7 = 108
c. Nếu a = 15 thì a + 80 = 15 + 80 = 95
- HS làm bài theo nhóm
x
8
30
100
125 + x
125 + 8 = 133
125 + 30 = 155
125 + 100 = 225
b.
y
200
960
1350
y - 20
200 - 20 =180
960 - 20 =940
1350 - 20=1330
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
Với m = 10 thì 250 + m = 250 + 10 =260
Với m = 0 thì 250 + m = 250 + 0 = 250
Với m = 80 thì 250 + m = 250 +80 =330
Với m = 30 thì 250 + m = 250 +30 =280
Tập làm văn
Thế nào là kể chuyện?
I. Mục đích yêu cầu 
	1. Kiến thức: Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. 
	2. Kĩ năng: Bước đầu kể lại được một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa.
	3. Thái độ: Yêu thích môn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học
	- GV: Bảng phụ ghi sẵn những sự việc chính trong truyện: "Sự tích hồ ba bể"
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy học.
	1. Hát
	2. Bài cũ: KT sách vở, đồ dùng học tập
	3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Phần nhận xét:
Bài 1 (10).
- HS đọc đề bài.
+ Bài tập yêu cầu gì?
- Kể lại chuyện " Sự tích hồ Ba Bể"
- 1 em kể chuyện, kể lớp lắng nghe.
- Yêu cầu thảo luận N4 các yêu cầu sgk - 10?
- HS thảo luận.
- Báo cáo kết quả:
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Đại diện nhóm trình bày
- Bà cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân; những người dự lễ hội ( phụ).
+ Các sự việc xảy ra và kết quả như thế nào?
- Bà cụ xin ăn trong ngày hội cúng phật nhưng không ai cho 
+ Hai mẹ con cho bà cụ ăn xin ăn và ngủ trong nhà 
+ Bà ăn xin hiện hình 1 con giao long lớn 
+ Sáng sớm, bà già cho 2 mẹ con gói tro và 2 mảnh vở trấu; Nước lụt... chèo thuyền cứu người.
+ Nêu ý nghĩa của chuyện?
- HS nêu: Ca ngợi những con người có lòng nhân ái , sẵn sàng giúp đỡ ,cứu giúp đồng loại ,khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện còn giải thích sự tích hồ Ba Bể 
Bài 2(11).
- HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu gì?
- Bài Hồ ba Bể có phải là bài văn kể chuyện không ? vì sao?
+ Bài văn có nhân vật?
- Không.
+ Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không?
- Không. Chỉ có những chi tiết giới thiệu về Hồ Ba Bể... So sánh 2 bài, Bài Hồ Ba Bể không phải là chuyện.
Bài 3 ( 11).
- HS đọc yêu cầu bài.
- Cần xác định:
Nhân vật: em và người phụ nữ có con nhỏ cần được giúp đỡ...
- HS nghe.
- GV quan sát lắng nghe và tổ chức nhận xét, đánh giá.
- HS kể theo N2.
- HS kể thi trước lớp.
+ Chuyện em kể có những nhân vật nào? Nêu ý nghĩa của chuyện?
- HS nối tiếp nhau thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện.
	4. Củng cố: - Nêu lại ghi nhớ của bài.
 	 - Nhận xét giờ học.
	5. Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị tiết 2.
Khoa học
Con người cần gì để sống ?
I . Mục tiêu : 
 	1. Kiến thức: Hiểu những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình là: thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ.
	2. Kĩ năng: Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.
	3. Có ý thức bảo vệ những yếu tố cần cho sự sống của con người.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: 6 phiếu học tập, 4 bộ phiếu dùng cho trò chơi.
- HS: Thước kẻ, bút chì.
III. Hoạt động dạy học.
	1. ổn định : hát 
	2. Bài cũ : KT đồ dùng sách vở.
	3. Bài mới:
 Hoạt động 1 : Động não.
* Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình.
* Cách tiến hành: 
+ Kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình?
- HS trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét - kết luận: 
- Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là : 
+ Điều kiện vật chất: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại..
+ Điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội: như tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập , vui chơi giải trí, ...
- HS nhắc lại kết luận trên.
 Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập và Sgk.
* Mục tiêu: Hs phân biệt được những yếu tố mà con người và sinh vật khác cần để duy trì sự sống với những yêú tố mà chỉ con người mới cần.
* Cách tiến hành: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm 2
- GV chia nhóm, phát phiếu
- HS nhận phiếu làm theo nhóm.
Phiếu học tập
 Hãy đánh dấu x vào cột tương ứng những yếu tố cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
Những yếu tố cần cho sự sống
Con người
 Động vật
 Thực vật
1, Không khí
2, Nước
3, ánh sáng
4, Nhiệt độ
5, Thức ăn
6, Nhà ở 
7, Tình cảm gia đình
8, Phơng tiện giao thông
9, Tình cảm bạn bè
10, Quần áo
11, Trường học
12, Sách báo
13, Đồ chơi
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan1.doc