I.Mục tiêu:
- Học xong bài này, HS có khả năng:
-Hiểu:
+Thế nào là lịch sự với mọi người.
+Vì sao cần phải lịch sự với mọi người.
-Biết cư xử lịch sự với những người chung quanh
-Có thái độ:
+Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.
+ Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
II.Đồ dùng dạy học:
-SGK đạo đức 4
-Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
-Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III.Hoạt động trên lớp:
so sánh : dáng mọc của lộc tất lạ ...như đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời , xanh biếc chi chít ; lá non lớn nhanh ...cuộn tròn như những chiếc tai thỏ + Đoạn tả cây tre của tác giả Bùi Ngọc Sơn : Tả thực về một bụi tre rậm rịt , gai góc . Hình ảnh so sánh : Trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài ; những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu ...được mẹ chăm chút . - Lắng nghe . - 2 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm bài . + lắng nghe GV để nắm được cách làm bài . + 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau -Tiếp nối nhau phát biểu . a/ Đoạn tả hoa sầu đâu của tác giả Vũ Bằng : - Tả rất sinh động tả chùm hoa , không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ , mọc thành chùm vì thế có cái đẹp chung của cả chùm hoa . - Tác giả tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh ( mùi thơm mát mẻ , hơn cả hương cau , dịu dàng hơn cả hoa mộc ); cho mùi thơm huyền diệu hoà với các hương vị khác của đồng quê ( mùi đất ruộng , mùi đậu già , mùi mạ non , khoai sắn , rau cần ) - Cách dùng từ ngữ , hình ảnh thế hiện tình cảm của tác giả : hoa nở như cười , bao nhiêu thứ đó , bấy nhiêu thương yêu , khiến người ta cảm thấy như ngây ngất , như say say một thứ men gì . b/ Đoạn tả quả cà chua của tác giả Ngô Văn Phú : - Tả cây cà chua từ khi ha rụng đến khi kết trái , từ khi trái xanh đến khi trái chín . - Tả cà chua ra quả , xum xuê , chi chít với những hình ảnh so sánh ( quả lớn , quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con - mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu ), hình ảnh nhân hoá ( quả leo nghịch ngợm lên ngọn - cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây .) - 1 HS đọc thành tiếng . - Quan sát : - 1 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm bài . + Phát biểu theo ý tự chọn : - Em chọn tả cây ổi ở vườn em vào mùa ra quả . - Em chọn tả cây phượng đang nở hoa đỏ rực ở sân trường em . - Em chọn tả buồng chuối già hương ở sau vườn của nội em . - Em chọn tả cây cam vào mùa ra hoa ở vườn ngoại em . + 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau _ HS tự suy nghĩ để hoàn thành yêu cầu vào vở hoặc vào giấy nháp . + Tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm . - HS ở lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có . - Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên Toán : LUYỆN TẬP CHUNG A/ Mục tiêu : - Giúp HS : Củng cố về : -Dấu hiệu chia hết cho 5 . - Khái niệm ban đầu về phân số ; so sánh phân số . Kĩ năng thực hiện phép cộng , phép trừ , phép nhân và phép chia số tự nhiện . B/ Chuẩn bị : - Giáo viên : + Hình vẽ minh hoạ B3 . – Phiếu bài tập . * Học sinh : - Các đồ dùng liên quan tiết học C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 2 HSlên bảng chữa bài tập số 5 . + Gọi 2 HS trả lời quy tắc về so sánh hai phân số . -Nhận xét bài làm ghi điểm học sinh . -Nhận xét đánh giá phần bài cũ . 2.Bài mới: a) GIỚI THIỆU BÀI: - Bài học hôm nay chúng ta sẽ củng cố về so sánh hai phân số và các phép tính về số tự nhiên . b) LUYỆN TẬP : Bài 1 : + Gọi 1 em nêu đề bài . + Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi rồi tự làm bài vào vở và chữa bài . -Gọi 4 HS lên bảng làm bài. + Yêu cầu HS nêu giải thích cách so sánh . + GV hỏi : - Phân số như thế nào thì bé hơn 1 ? -Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn. -Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm vào vở . - Gọi 2 HS làm bài trên bảng . -Gọi em khác nhận xét bài bạn -Giáo viên nhận ghi điểm học sinh . Bài 3 : + Gọi HS đọc đề bài . - GV treo bảng hình minh hoạ như SGK. A M B D N C +Yêu cầu HS quan sát và nhận xét . -Yêu cầu lớp tự suy nghĩ làm vào vở. + Hướng dẫn HS cần trình bày và giải thích . -Gọi 1HS lên bảng trình bày bài làm . -Gọi em khác nhận xét bài bạn -Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh d) Củng cố - Dặn dò: -Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào ? -Nhận xét đánh giá tiết học . Dặn về nhà học bài và làm bài. -1HS lên bảng làm bài . a/ Cạnh AB và cạnh CD của tứ giác ABCD thuộc hai cạnh đốidiện của hình chữ nhật (1) nên chúng song song với nhau .Tương tự , canh DA và cạnh BC thuộc hai cạnh đối diện của hình chữ nhật (2) nên chúng song song với nhau Vậy , tứ giác ABCD có từng cặp cạnh đối diện song song . b/ Đo độ dài các cạnh của hình tứ giác ABCD ta có : AB = 4cm ; DA = 3cm ; CD = 4cm ; BC = 3cm . - Tứ giác ABCD có từng cặp cạnh đối diện bằng nhau . c/ Diện tích hình bình hành ABCD là : 4 x2 = 8 ( cm2) + HS khác nhận xét bài bạn . + 2 HS đứng tại chỗ nêu miệng . -Lắng nghe . -Một HS đọc thành tiếng đề bài . + Thực hiện vào vở và chữa bài . a/ Các số chia hết cho 5 là : C 5145 ( vì số này tận cùng bằng chữ số 5 ). b/ Phân số chỉ số bi màu đỏ trong số các viên bi của Hùng là : D . ( vì tất cả có 8 viên bi trong đó có 3 viên bi màu đỏ .) c/ Phân số bằng phân số : C . d/ Phân số bé hơn 1 là : ( vì phân số này có tử số 8 bé hơn mẫu số 9 nên phân số này bé hơn 1) + 1 HS nhắc lại . - Nhận xét bài bài . - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . - Thực hiện đặt tính và tính vào vở . - 2 HS lên bảng làm bài : a/ 53867 a/ 864752 + 49608 - 91486 104475 773266 - 2 HS khác nhận xét bài bạn . -1HS đọc thành tiếng . - HS quan sát và đưa ra nhận xét . +HS thảo luận rồi tự làm vào vở. -1HS lên bảng làm bài . a/ Các đoạn thẳng AN và cạnh MC là hai cạnh đối diện của hình bình hành AMCN nên chúng song song và bằng nhau . b / Diện tích hình chữ nhật ABCD là : 12 x 5 = 60 ( cm2) - Điểm N là trung điểm của đoạn thẳng DC nên độ dài đoạn thẳng NC là : 12 : 2 = 6 ( cm ) - Diện tích hình bình hành AMCN là : 5 x 6 = 30 ( cm2) Ta có : 60 : 30 = 2 (lần ) - Vậy diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình bình hành AMCN. + HS khác nhận xét bài bạn . -2HS nhắc lại. -Về nhà học bài và làm lại các bài tập còn lại. - Chuẩn bị tốt cho bài học sau . TẬP ĐỌC KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ Mục tiêu: * Đọc thành tiếng: Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. -PN: đừng rời , nghiêng , nóng hổi , nhấp nhô , trắng ngần , lún sân , mặt trời , Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm cả bài thơ với giọng nhẹ nhàng âu yếm và trìu mến , dịu dàng , đầy tình yêu thương phù hợp với nội dung bài thơ . Đọc - hiểu: Hiểu nội dung bài : Ca ngợi tình yêu nước , yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà - ôi trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước . Hiểu nghĩa các từ ngữ : lưng đưa nôi , tim hát thành lời , A kay , cu Tai ,... Học thuộc lòng 1 khổ thơ trong bài thơ . II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to nếu có điều kiện). Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Gọi 2 HS lên bảng đọc tiếp nối bài " Hoa học trò " và trả lời câu hỏi về nội dung bài. -1 HS đọc bài. -1 HS nêu nội dung chính của bài. -Nhận xét và cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và nêu câu hỏi . + Bức tranh vẽ cảnh gì ? + Bài thơ Khúc hát ru em bé ngủ trên lưng mẹ sáng tác trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy gian khổ . Người mẹ trong bài thơ là một người dân tộc Tà - ôi . Thông qua lời ru con của ngwoif mẹ , nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm muốn nói lên vẻ đẹp của tâm hồn người mẹ yêu con yêu cách mạng . Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu về điều này . b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * LUYỆN ĐỌC: -Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài (3 lượt HS đọc). -GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). -Gọi HS đọc toàn bài. -Lưu ý học sinh ngắt hơi đúng ở các cụm từ ở một số câu thơ : Mẹ giã gạo / mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng / giấc ngủ con nghiêng Mồ hôi mẹ rơi / má em nóng hổi Vai mẹ gầy / nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi / và tim hát thành lời .. . -GV đọc mẫu, chú ý cách đọc: * Đọc diễn cảm cả bài với giọng đọc nhẹ nhàng âu yếm , dịu dàng đầy tình thương nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm : đừng rời , nghiêng , nóng hổi , nhấp nhô , trắng ngần , lún sân , mặt trời ,... * Tìm hiểu bài: -Yêu cầu HS đọc khổ 1 trao đổi và trả lời câu hỏi. +Em hiểu thế nào là " Những em bé lớn lên trên lưng mẹ " ? +Người mẹ trongbài thơ làm những công việc gì ?Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào ? +Khổ thơ 1 cho em biết điều gì? -Ghi ý chính khổ thơ . -Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2 , và 3 trao đổi và trả lời câu hỏi. +Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con ? +2 Khổ thơ này có nội dung chính là gì? -Ghi ý chính của khổ thơ 2 ,3 . -Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi . - Theo em cái đẹp trong bài thơ này gì ? -Ý nghĩa của baiø thơ này nói lên điều gì? -Ghi ý chính của bài. * Đọc diễn cảm: -Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc. -Giới thiệu các câu dài cần luyện đọc. Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng / đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo / mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng,/ giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi / má em nóng hổi Vai mẹ gầy / nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi / và tim hát thành lời Ngủ ngoan a- kay ơi , ngủ ngoan a- kay hỡi Mẹ thương a- kay , / mẹ thương bộ đội Com mơ cho mẹ / hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn / vung chày lún sân ... -Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ . -Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ . -Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ . -Nhận xét và cho điểm từng HS . 3. Củng cố – dặn dò: -Hỏi: Bài thơ cho chúng ta biết điều gì? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài. -HS lên bảng thực hiện yêu cầu. -Quan sát . + Tranh vẽ một bà mẹ người dân tộc đầu chít khăn đang giã gạo trên lưng địu một em bé trai đang ngủ rất ngon . + Lắng nghe. -HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự: +Khổ 1: Em cu Tai đến tim hát thành lời . +Khổ 2 : Ngủ ngoan a- kay ơi đến lún sân +Khổ 3 : Em cu Tai ... đến a- kay hỡi . + Lắng nghe GV hướng dẫn để nắm cách ngắt nghỉ các cụm từ và nhấn giọng . -1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm , trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi. + Vì những người mẹ ở miền núi đi đâu , làm gì cũng thường địu con theo . Những em bé cả những lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ . Vì vậy có thể nói rằng : các em bé lớn lên trên lưng mẹ . + Người mẹ làm những công việc như nuôi con khôn lớn , giã gạo nuôi bộ đội . Tỉa bắp trên nương ,...Những công việc đó đã góp phần thiết thực vào công việc kháng chiến chống Đế quốc Mĩ cứu nước của toàn dân tộc + Cho biết người mẹ dân tộc vừa nuôi con khôn lớn vừa tham gia làm các công việc sản xuất để góp phần cùng cả nước chống đế quốc Mĩ xâm lược . -2 HS nhắc lại. -1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi. + Tình yêu của người mẹ đối với con : Lưng đưa nôi và tim hát thành lời - Mẹ thương a- kay - Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng - Hi vọng của người mẹ đối với con sau này : Mai sau con lớn vung chày lún sân . + Nói lên tình yêu thương và lòng hi vọng của người mẹ đối với đứa con của mình . + 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi . - Ca ngợi về tình yêu thương của người mẹ dân tộc Tà - ôi đối với người con hoà chung với lòng yêu cách mạng , yêu quê hương đất nước . -2 HS nhắc lại. -3 HS tiếp nối nhau đọc. Cả lớp theo dõi tìm cách đọc (như đã hướng dẫn) -HS luyện đọc trong nhóm 2 HS . + Tiếp nối thi đọc từng khổ thơ . -2 đến 3 HS thi đọc thuộc lòng và đọc diễn cảm cả bài . + HS cả lớp . KHOA HỌC BÓNG TỐI I/ Mục tiêu Giúp HS : - Biết tự làm thí nghịêm chứng tỏ bóng tối xuất hiện đằng sau vật cản sáng khi được chiếu sáng . - Đoán đúng vị trí , hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản . - Hiểu được bóng tối của vật thay đổi về hình dạng , kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi . II/ Đồ dùng dạy- học: -Một cái đèn bàn . - Chuẩn bị theo nhóm : đèn pin , tờ giấy to hoặc tấm vải , kéo , thanh tre nhỏ . - Một số nhân vật hoạt hình quen thuộc với HS . III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG : 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3HS lên bảng trả lời nội dung câu hỏi 1) Khi nào ta nhìn thấy vật ? 2) Hãy nói những điều em biết về ánh sáng ? 3) Tìm những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng mà em biết ? -GV nhận xét và cho điểm HS. + Cho học sinh quan sát hình minh hoạ sách giáo khoa trang 92 và hỏi : - Mặt trời chiếu sáng từ phía nào ? Làm sao em biết ? + Bóng tối của người xuất hiện ở đâu ? + Hãy tìm vật chiếu sáng và vật được chiếu sáng ? * Giới thiệu bài: Trong hình vẽ cho thấy mặt trời là vật chiếu sáng và con ngwoif là vật được chiếu sáng , còn bóng râm phía sau con ngwoif gọi là bóng tối . Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu ? Có hình dạng như thế nào ? Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu điều đó . * Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ BÓNG TỐI Cách tiến hành : + GV mô tả thí nghiệm : - Đặt một tờ bìa to sau quyển sách cách khoảng 5 cm . Đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn . - GV yêu cầu : Hãy dự đoán xem + Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu ? + Bóng tối có hình dạng như thế nào ? + GV ghi bảng phần học sinh dự đoán để đối chiếu với kết quả sau khi làm thí nghiệm . + GV nêu : Để chứng minh điều bạn dự đoán có đúng hay không chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm . - GV đi hướng dẫn từng nhóm . Lưu GV phải tháo tất cả các pha đèn ( tức là bộ phận phán chiếu ánh sáng làm bằng thuỷ tinh phía trước đèn ) + Gọi học sinh trình bày kết quả thí nghiệm . + GV ghi nhanh các kết quả thí nghiệm gần bên cột dự đoán của học sinh . - Hỏi : + Ánh sáng có truyền qua sách hay vỏ hộp được không ? + Những vật không cho ánh sáng truyền qua được gọi là gì ? + Bóng tối xuất hiện ở đâu ? + Khi nào thì bóng tối xuất hiện ? * Kết luận : Khi gặp vật cản sáng , ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền qua , đó chính là bóng tối . * Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ SỰ THAY ĐỔI HÌNH DẠNG KÍCH THƯỚC CỦA BÓNG TỐI * Theo em thì hình dạng và kích thước của bóng tối có thay đổi hay không ? +Khi nào nó sẽ thay đổi ? + Hãy giải thích tại sao vào ban ngày , khi trời nắng bóng của ta lại tròn vào buổi trưa và dài theo hình người vào buổi sáng hoặc buổi chiều ? + GV giảng : Bóng tối của vật sẽ xuất hiện về phía sau của vật cản sáng khi nó được chiếu sáng . Vào buổi trưa khi mặt trời chiếu theo phương thẳng đứng thì bóng sẽ ngắn lại và ở ngay dưới vật . Buổi sáng mặt trời mọc ở hướng đông nên bóng của vật sẽ dài ra , ngả về phía Tây , buổi chiều mặt trời chêchs về hướng tây nên bóng của vật sẽ ngả về phía Đông . + Cho học sinh làm thí nghiệm chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng trên mặt bìa - GV đi hướng dẫn các nhóm . + Gọi các nhóm trình bày kết quả . + GV hỏi : - Bóng tối xuất hiện khi nào ? + Làm thế nào để bóng của vật to hơn ? - GV kết luận : Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng . * Hoạt động 3: TRÒ CHƠI : XEM BÓNG ĐOÁN VẬT . + GV chia lớp thành 2 đội . - Sử dụng tất cả những đồ chơi mà học sinh đã chuẩn bị . + Di chuyển HS sang một nửa phía của lớp . + Mỗi đội cử ra 2 HS làm trọng tài và ghi điểm . + GV cho căng tấm vải trắng lên bảng , sau đó đứng phía dưới lớp dùng đèn chiếu , chiếu lên các đồ chơi . HS nhìn bóng , giơ cờ báo hiệu trả lời đoán tên vật . + Nhóm nào phất cờ trước , được quyền trả lời - Trả lời đúng tên 1 vật thì được ghi 5 điểm . Nếu nhóm nào nhìn về phía sau thì bị mất quyền đoán vật và bị trừ 5 điểm . + Tổng kết trò chơi , đội nào giành được nhiều điểm hơn là đội chiến thắng . 3.HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC : TRÒ CHƠI NÓI CHUYỆN QUA ĐIỆN THOẠI + Hỏi : + Ánh sáng có truyền qua sách hay vỏ hộp được không ? + Những vật không cho ánh sáng truyền qua được gọi là gì ? + Bóng tối xuất hiện ở đâu ? + Khi nào thì bóng tối xuất hiện ? + Làm thế nào để bóng của vật to hơn ? -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học . -Học thuộc mục bạn cần biết SGK . + Dặn HS chuẩn bị tốt cho bài sau : + Một nửa số học sinh trong lớp mỗi HS trồng 2 cây non nhỏ vào trong hai cái lọ tưới nước chăm sóc hàng ngày , nhưng 1 cây để ngoài trời và 1 cây để dưới gầm giường . - Một nửa HS còn lại gieo mỗi em 2 hạt đậu vào cốc và để trong bóng tối nhưng có 1 đèn điện phía trên hoặc cho vào hộp nằm ngang và mở nắp . -HS trả lời. +Quan sát , trả lời câu hỏi . + Mặt trời chiếu sáng từ phía bên phái của hình vẽ . Vì ta thấy bóng người đổ về phía bên trái . Nửa bên phải có bóng râm , còn nửa bên trái vẫn có ánh sáng của Mặt trời . + Bóng của người xuất hiện ở phía sau người vì có ánh sáng Mặt trời chiếu xiên từ bên phải xuống . + Mặt trời là vật chiếu sáng còn người là vật được chiếu sáng . -HS lắng nghe. + Lắng nghe GV mô tả . + Dự đoán kết quả và phát biểu : - Bóng tối xuất hiện ở phía sau quyển sách . - Bóng tối có dạng hình giống như quyển sách - Thực hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn các thành viên tham gia quan sát và ghi lại các hiện tượng xảy ra . - 2 nhóm lên trình bày thí nghiệm trước lớp . + Bóng tối xuất hiện phía sau cái hộp . + Bóng tối có hình dạng giống hình vỏ hộp + Bóng tối của vỏ hộp sẽ to dần lên khi ta dịch gần đèn lại vỏ hộp. + Trả lời : - Ánh sáng sẽ không thể truyền qua quyển sách hay vỏ hộp được . + Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là vật cản sáng . + Bóng tối xuất hiện khi vật cản sáng được chiếu sáng . + Lắng nghe . + Phát biểu theo suy nghĩ : - Theo em thì hình dạng và kích thước của bóng tối có thay đổi . - Nó thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi . + Giải thích theo ý hiểu của mỗi HS . - Lắng nghe . - 2 HS làm thí nghiệm cho nhóm quan sát . - Dùng đèn chiếu vào chiếc bút bi theo 3 vị trí khác nhau phía trên , phía bên phải và bên trái chiếc bút bi . - Tiếp nối trả lời : + Khi đèn chiếu về phía trên chiếc bút bi thì bóng của bút ngắn lại ở ngay dưới chân bút bi - Khi đèn chiếu sáng từ bên trái thì bóng bút ngả dài về phía bên phải - Khi đèn chiếu sáng từ bên phải thì bóng bút ngả dài về phía beaitrais - Bóng tối của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi . + Muốn bóng vật to hơn ta đặt vật đó càng gần hơn đối với vật chiếu sáng . + Lắng nghe . - Lắng nghe GV phổ biến cách chơi . + Thực hiện chơi phất cờ và đoán tên vật . + Thực hiện theo yêu cầu . + Lắng nghe và trả lời . -HS cả lớp . KĨ THUẬT : TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY RAU, HOA (1tiết ) I/ Mục tiêu: -HS biết được tác hại của sâu, bệnh hại cách trừ sâu, bệnh hại phổ biến cho cây rau, hoa. -Có ý thức bảo vệ cây rau, hoa và môi trường. II/ Đồ dùng dạy- học: -Tranh: sưu tầm tranh, ảnh một số loại sâu, bệnh hại của cây rau, hoa. -Mẫu: Một số loại sâu hại rau, hoa hoặc các bộ phận cây bị sâu, bệnh phá hại. -Vật liệu và dụng cụ: Kẹp sắt, hộp hoặc đĩa đựng sâu. III/ Hoạt động dạy- học: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Trừ sâu, bệnh hại cây rau, hoa và nêu mục tiêu bài h
Tài liệu đính kèm: