Giáo án lớp 4 - Nguyễn Thị Tuyết - Trường Tiểu học Phan Bội Châu năm 2008 - 2009 - Tuần 7

I.MỤC TIÊU:

 - Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được: cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của.

 - HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hằng ngày.

 - Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; Không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - SGK Đạo đức 4

 - Đồ dùng để chơi đóng vai

 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.

 

doc 44 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1021Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Nguyễn Thị Tuyết - Trường Tiểu học Phan Bội Châu năm 2008 - 2009 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g - pút, công chiêng
- HS đại diện nhóm trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Dân tộc Ê đê, Mơ nông, Gia rai, Xơ đăng, Kơ ho,...
- Tập trung sinh hoạt.
- HS cả lớp.
 Thứ Tư ngày 15 tháng 10 năm 2008
TẬP ĐỌC: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I. MỤC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
- PB: vương quốc, Tin-tin, sáng chế, trường sinh
- PN: vương quốc, trường sinh, toả sáng,
Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với từng đoạn, phân vai.
2. Đọc hiểu:
Hiểu các từ ngữ khó trong bài: sáng chế, thuốc trường sinh,.
Hiểu nội dung bài: Ứơc mơ của các bạn nhỏ về một của sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là một nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 70,71 SGK (phóng to nếu có điều kiện).
Bảng lớp ghi sẵn các câu , đoạn cần luyện đọc.
Kịch bản Con chim xanh của Mát-téc-lích (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài Trung thu độc lập và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Đưa kịch bản Con chim xanh (nếu có) và giới thiệu : Vở kịch Con chim xanh của tác giả Mát-téc-lích một nhà văn nổi tiếng đã từng đoạt giải Nô-ben. Hôm nay lớp mình sẽ tìm hiểu một đoạn trích trong tác phẩm nổi tiếng này.
- Yêu cầu HS đọc thầm 4 dòng mở đầu vở kịch và trả lời câu hỏi: Nội dung của vở kịch là gì?
- Câu truyện tiếp diễn như thế nào? Các em cùng đọc và tìm hiểu.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 § Màn 1:
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.
*Toàn bài đọc với giọng hồn nhiên, thể hiện tâm trạng hào hứng của Tin-tin và Mi-tin. Lời của các em bé tự tin, tự hào. Thay đổi giọng của từng nhân vật.
*Nhấn giọng ở các từ ngữ: sáng chế, hạnh phúc, ăn ngon, ồn ào.
*Chú ý đoạn văn:
Tin-tin// -Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé thứ nhất// - Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
Tin-tin// - Cậu sáng chế cái gì?
Em bé thứ nhất// - Khi nào ra đời, nình sẽ chế ra một vật làm cho con ngừơi hạnh phúc.
Mi-tin// - Vật đó ăn ngon chức?// Nó có ồn ào không?
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc toàn bài (3 lượt). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nếu có.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Gọi HS đọc toàn màn 1.
 * Tìm hiểu màn 1:
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và giới thiệu từng nhân vật có mặt trong màn 1.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Cân chuyện diễn ra ở đâu?
+Tin –tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai?
+ Vì sao nơi đó có tên là Vương Quốc tương lai?
+ Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
+ Theo em Sáng chế có nghĩa là gì?
+ Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người?
+ Màn 1 nói lên điều gì?
- Ghi ý chính màn 1.
 * Đọc diễn cảm:
- Tổ chức cho HS đọc phân vai (nhiều lượt HS đọc)
- Nhận xét, cho điểm, động viên HS .
- Tìm ra nhóm đọc hay nhất.
 § Màn 2: Trong khu vườn kì diệu.
 * Luyện đọc:
- GV đọc mẫu. Chú ý đọc phân biệt lời của các nhân vật khác nhau trong màn kịch. Lời của Tin-tin và Mi-tin: trầm trồ, thán phục. Lời các em bé: tự tin, tự hào. Nhấn giọng ở những từ ngữ: đẹp quá, như thế này, chưa bao giờ, như thế.
 * Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và chỉ rõ từng nhân vật và những quả to, lạ trong tranh.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi:
+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?
+ Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin đã thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường?
+ Em thích gì ở Vướng quốc Tương Lai ? Vì sao?
- Màn 2 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính màn 2.
- Nội dung của cả 2 đoạn kịch này là gì?
- Ghi nội dung cả bài.
- Các bạn nhỏ ở vương quốc Tương Lai cũng giống như ở chúng ta đầu mơ ước có một cuốc sống đầy đủ và hạnh phúc. Ngày nay, con người đã chinh phục được vũ trụ, lên tới mặt trăng, đã nghiên cứu, lai tạo để tạo ra những loại hoa trái to hơn, thơm ngon hơn trước. Các em thiếu nhi ngày nay càng dành được những thứ hạng cao trong các cuộc thi học sinh giỏi, sáng tạo phần mềm máy tính Điều đó có nghĩa là mọi mơ ước đều có thể thực hiện được khi chúng ta có quyết tâm và lòng hăng say lao động.
 * Thi đọc diễn cảm:
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm như màn 1.
3. Củng cố – dặn dò:
-Gọi những HS đã thụôc lời thoại tham gia trò chơi, đóng vai các nhân vật trong đoạn chính.
- Nhận xét, tuyên dương từng em.
- Vở kịch nói lên điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lời thoại trong bài
- 4 HS lên bảng và thực hiện theo yêu cầu.
- Bức tranh thứ nhất vẽ các bạn nhỏ đang ở trong nhà máy với những cỗ máy kì lạ.
- Bức tranh thứ 2 vẽ các bạn nhỏ đang vận chuyển những quả rất to và lạ.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm.
- Nội dung của vở kịch kể về 2 bạn nhỏ Tin-tin và Mi-tin đã được bà tiên giúp đỡ, vượt qua nhiều thứ thách, đến nhiều nơi để tìm con chim xanh về chữa bệnh cho một người bạn hàng xóm.
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự
+ Đoạn 1: Lời thoại của Tin-tin với em bé thứ nhất.
+ Đoạn 2: Lời thoại của Tin-tin và Mi-ti với em bé thứ nhất và em bé tứ hai.
+ Đoạn 3: Lời thoại của em bé thứ ba, em bé thứ tư, em bé thứ năm.
- 3 HS đọc toàn màn 1.
- Tin-tin là bé trai, Mi-tin là bé gái, 5 em bé với cách nhận diện: em mang chiếc máy có đôi cánh xanh, em có ba mươi vị thuốc trường sinh, em mang trên tay thứ ánh sáng kì lạ, em có chiếc máy biết bay như chim, em có chiếc máy biết dò tìm vật báu trên mặt trăng.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Câu chuyện diễn ra ở trong công xưởng xanh.
+ Tin-tin và Mi-tin đến vương quốc Tương lai và trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời.
- Vì những bạn nhỏ sống ở đây hiện nay chưa ra đời, các bạn chưa sống ở thế giới hiện tại của chúng ta.
+ Vì những bạn nhỏ chưa ra đời, nên bạn nào cũng mơ ước làm được những điều kì lạ cho cuộc sống.
+ Các bạn sáng chế ra:
Vật làm cho con người hạnh phúc.
Ba mươi vị thuốc trường sinh.
Một loại ánh sáng kì lạ.
Một máy biết bay như chim.
Một cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng.
+ Là tự mình phát minh ra một cái mới mà mọi người chưa biết đến bao giờ.
+ Các phát minh ấy thể hiện ước mơ của con người: được sống hạnh phúc sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng và chinh phục được mặt trăng.
- Màn 1 nói đến những phát minh của các bạn thể hiện ước mơ của con người.
- 2 HS nhắc lại.
- 8 HS đọc theo các vai: Tin-tin, Mi-tin, 5 em bé, người dẫn truyện (đọc tên các nhân vật).
- Quan sát và 1 HS giới thiệu.
- Đọc thầm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Câu chuyện diễn ra trong một khu vườn kì diệu.
+ Những trái cây đó to và rất lạ:
*Chùm nho quả to đến nổi Tin-tin tưởng đó là một chùm quả lê.
* Quả táo to đến nổi Tin-tin tưởng đó là một quả dưa đỏ.
*Những quả dưa to đến nổi Tin-tin tưởng đó là những quả bí đỏ.
- HS trả lời theo ý mình:
*Em thích những lọ thuốc trường sinh vì nó làm cho con người sống lâu hơn.
*Em thích các bạn nhỏ ở đây vì bạn nào cũng thông minh và nhân ái. Các bạn đều sáng chế ra những thứ kì lạ để phục vụ con người.
*Em thích mọi thứ ở đây vì cái gì cũng lạ mà cuộc sống hiện nay chúng ta chưa có.
*Em thích chiếc máy dò tìm kho báu vì có nó chúng ta sẽ làm giàu hơn cho đất nước.
- Màn 2 giới thiệu những trái cây kì lạ của Vương quốc Tương Lai.
- Đoạn trích nói lên những mong muốn tốt đẹp của các bạn nhỏ ở Vương quốc Tương Lai.
- 2 HS nhắc lại.
HS thi đọc diễn cảm
TOÁN : 	TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I.MỤC TIÊU: - Giúp HS: - Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
 - Aùp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để thử phép cộng và giải các bài toán có liên quan.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 -Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:
a
20
350
1208
b
30
250
2764
a +b
a : b
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC: 
 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 32.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài:
 - GV: nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng. 
 b.Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng: 
 - GV treo bảng số như đã nêu ở phần Đồ dùng dạy – học.
 - GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a + b và b + a để điền vào bảng.
a
20
350
1208
b
30
250
2764
a +b
20 + 30 = 50
350 + 250 = 600
1208 + 2764 = 3972
b + a
30 + 20 = 50
250 +350 = 600
2764 + 1208 = 3972
 - GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 20 và b = 30.
 - Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 350 và b = 250 ?
 - Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 1208 và b = 2764 ?
 - Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b + a ?
 - Ta có thể viết a +b = b + a.
 - Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a + b và b + a ?
 - Khi đổi chỗ, các số hạng của tổng a + b cho nhau thì ta được tổng nào ?
 - Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì giá trị của tổng này có thay đổi không ?
 - GV yêu cầu HS đọc lại kết luận trong SGK.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính cộng trong bài.
 -GV hỏi:Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 874?
 Bài 2 
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - GV viết lên bảng 48 + 12 = 12 + 
 - GV hỏi: Em viết gì vào chỗ trống trên, vì sao ?
 - GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV chữa bài và hỏi: Vì sao không cần thực hiện phép cộng có thể điền dấu bằng (=) vào chỗ chấm của 2975 + 4017  4017 + 2975.
 - Vì sao không thực hiện phép tính có thể điền dấu bé hơn vào chỗ chấm của 2975 + 4017  
4017 + 3000 ?
 - GV hỏi với các trường hợp khác trong bài.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép cộng.
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS đọc bảng số.
- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng như sau:
- Đều bằng 50.
- Đều bằng 600.
- Đều bằng 3972.
- Luôn bằng giá trị của biểu thức b +a.
- HS đọc: a +b = b + a.
- Mỗi tổng đều có hai số hạng là a và b nhưng vị trí các số hạng khác nhau.
- Ta được tổng b +a.
- Không thay đổi.
- HS đọc thành tiếng.
- Mỗi HS nêu kết quả của một phép tính.
- Vì chúng ta đã biết 468 + 379 = 847, mà khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi, 468 + 379 = 379 + 468.
- HS giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.
- Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm.
- Viết số 48. Vì khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng 48 + 12 thành 12 + 48 thì tổng không thay đổi.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Vì khi ta đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
- Vì hai tổng 2975 + 4017 và 4017 + 3000 cùng có chung một số hạng là 4017, nhưng số hạng kia là 2975 < 3000 nên ta có:
2975 + 4017 < 4017 + 3000
- HS giải thích tương tự như trên.
- 2 HS nhắc lại trước lớp.
- HS cả lớp.
KỂ CHUYỆN: LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. MỤC TIÊU: - Dựa vào lời kê của GV và các tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo lời kể của mình một cách hấp dẫn, biết phối hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để câu chuyện thêm sinh động.Biết nhận xét bạn kể theo cac tiêu chí đã nêu.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa truyện: Những điều ước tốt đẹp mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh hoạ từng đoạn trong câu chuyện trang 69 SGK (phóng to nếu có điều kiện).
Bảng lớp ghi sẵn các câu hỏi gợi ý cho từng đoạn.
Giấy khổ to và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng kể câu truyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe (được đọc).
- Gọi HS nhận xét lời kể của bạn.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Trong giờ học hôm nay các em sẽ nghe-kể câu chuyện Lời ước dưới trăng. Nhân vật trong truyện là ai? Người đó đã ước điều gì? Các em cùng theo dõi.
 b. GV kể chuyện:
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc lời dưới tranh và thử đoán xem câu chuyện kể về ai. Nội dung truyện là gì?
- Muốn biết chi Ngàn cầu mong điều gì các em chú ý nghe cô kể.
- GV kể toàn truyện lần 1, kể rõ từng cho tiết. Toàn truyện kể với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, gây tình cảm cho HS. Lời cô bé trong truyện: Tò mò, hồn nhiên. Lời chị Ngàn: hiền hậu, dịu dàng.
- GV kể chuyện lần 2: vừa kể, vừavào từng tranh minh hoạ kết hợp với phần lời dưới mỗi bức tranh.
 c. Hướng dẫn kể chuyện:
 * Kể trong nhóm:
- GV chia nhóm 4 HS, mỗi nhóm kể về nội dung một bức tranh, sau đó kể toàn truyện.
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.GV có thể gợi ý cho HS kể dựa theo nội dung ghi trên bảng.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Câu truyện kể về một cô gái tên là Ngàn bị mù. Cô cùng các bạn cầu ước một điều gì đó rất thiêng liêng và cao đẹp.
- Kể trong nhóm. Đảm bảo HS nào cũng được tham gia. Khi 1 HS kể, các em khác lắng nghe, nhận xét, góp ý cho bạn.
Tranh 1: Quê tác giả có phong tục gì?
+Những lời nguyện ước đó có gì lạ?
Tranh 2: +Tác giả chứng kiến tục lệ thiêng liêng này cùng với ai?
+Đặc điểm về hình dáng nào của chị Ngàn khiến tác giả nhớ nhất?
+Tác giả có suy nghĩ như thế nào về chị Ngàn?
+Hình ảnh ánh trăng đêm rằm có gì đẹp?
Tranh 3: +Không khí ở hồ Hàm Nguyệt đêm rằm như thế nào?
+Chi Ngàn đã làm gì trước khi nói điều ước?
+Chi Ngàn đã khẩn cầu điều gì?
+Thái độ của tác giả như thế nào khi nghe chị khẩn cầu?
Tranh 4: +Chị Ngàn đã nói gì với tác giả?
+Tại sao tác giả lại nói: Chị Ngàn ơi, em đạ hiểu rồi?
 * Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- Nhận xét cho điểm từøng HS .
- Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm HS .
 * Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy và bút dạ. Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và trả lời câu hỏi.
- Gọi 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc nêu ý kiến của nhóm mình.
- Nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay.
- Bình chọn nhóm có kết cục hay nhất và bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
+ Qua câu truyện, em hiểu điều gì?
+ Trong cuộc sống, chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm và sẻ chia những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp của cô sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và cho mọi người.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe và tìm những câu truyện kể về những ước mơ cao đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí.
- 4 HS tiếp nối nhau kể với nội dung từng bức tranh (3 lượt HS thi kể)
- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- 3 HS tham gia kể.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm.
+ Cô gái mù trong truyện cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh.
+ Hành động của cô gái cho thấy cô gái là người nhân hậu, sống vì người khác, cô có tấm lòng nhân ái, bao la.
+ Mấy năm sau, cô bé ngày xưa tròn 5 tuổi. Đúng đêm rằm ấy, cô đã ước cho đôi mắt chi Ngàn sáng lại. Điều ước thiêng liêng ấy đã trở thành hiện thực. Năm sau, chị được các bác sĩ phẩu thuật và đôi mắt đã sáng trở lại. Chị có một gia đình hạnh phúc với người chồng và 2 đứa con ngoan.
+ Có lẽ trời phật rũ lòng thương, cảm động trước tấm lòng vàng của chị nên đã khẩn cầu cho chị sáng mắt như bao người. Năm sau, mắt chị sáng trở lại nhờ phẩu thuật. Cuộc sống của chị hiện nay thật hạnh phúc và êm ấm. Mái nhà của chị lúc nào cũng đầy ấp tiếng cười của trẻ thơ.
- HS trả lời.
KHOA HỌC : PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I/ MỤC TIÊU:
 Giúp HS:
 - Nêu được dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
 - Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng.
 - Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì và vận động mọi người cùng phòng và chữa bệnh béo phì.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Các hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 - Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi.
 - Phiếu ghi các tình huống.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Vì sao trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng ? Làm thế nào để phát hiện ra trẻ bị suy dinh dưỡng ?
 2) Em hãy kể tên một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng ?
 3) Em hãy nêu cách đề phòng các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 + Nếu ăn thiếu chất dinh dưỡng sẽ bị mắc bệnh gì ?
 + Nếu ăn thừa chất dinh dưỡng cơ thể con người sẽ như thế nào ?
 * GV giới thiệu: Nếu ăn quá thừa chất dinh dưỡng có thể sẽ béo phì. Vậy béo phì là tác hại gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh béo phì như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 * Hoạt động 1: Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
# Mục tiêu:
 -Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em.
 -Nêu được tác hại của bệnh béo phì.
# Cách tiến hành:
 - GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau:
 - Yêu cầu HS đọc kĩ các câu hỏi ghi trên bảng.
 - Sau 3 phút suy nghĩ 1 HS lên bảng làm.
 - GV chữa các câu hỏi và hỏi HS nào có đáp án không giống bạn giơ tay và giải thích vì sao em chọn đáp án đó.
Câu hỏi
 Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời em cho là đúng:
1) Dấu hiệu để phát hiện trẻ em bị béo phì là:
 a) Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
 b) Mặt to, hai má phúng phíng, bụng to phưỡn ra hay tròn trĩnh.
 c) Cân nặng hơn so với những người cùng tuổi và cùng chiều cao từ 5kg trở lên.
 d) Bị hụt hơi khi gắng sức.
2) Khi còn nhỏ đã bị béo phì sẽ gặp những bất lợi là:
 a) Hay bị bạn bè chế giễu.
 b) Lúc nhỏ đã bị béo phì thì dễ phát triển thành béo phì khi lớn.
 c) Khi lớn sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp và rối loạn về khớp xương.
 d) Tất cả các ý trên điều đúng.
3) Béo phì có phải là bệnh không ? Vì sao ?
 a) Có, vì béo phì liên quan đến các bệnh tim mạch, cao huyết áp và rối loạn khớp xương.
 b) Không, vì béo phì chỉ là tăng trọng lượng cơ thể.
 -GV kết luận bằng cách gọi 2 HS đọc lại các câu trả lời đúng.
 * Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. 
# Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
# Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
 - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi:
 1) Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì ?
 2) Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì ?
 3) Cách chữa bệnh béo phì như thế nào ?
 - GV nhận xét tổng hợp các ý kiến của HS.
 * GV kết luận: Nguyên nhân gây béo p

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc