Giáo án lớp 4 - Nguyễn Thị Tuyết - Trường Tiểu học Phan Bội Châu năm 2008 - 2009 - Tuần 35

I.Mục tiêu:

 Học xong bài này, HS có khả năng:

 -Hiểu: Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người phải có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch.

 -Biết bảo vệ, gìn giữ môi trường trong sạch.

 -Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.

II.Đồ dùng dạy học:

 -SGK Đạo đức 4.

 -Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.

 -Phiếu giao việc.

III.Hoạt động trên lớp:

 

doc 266 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Nguyễn Thị Tuyết - Trường Tiểu học Phan Bội Châu năm 2008 - 2009 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay kia 
 TTCB: Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay hơi co ở khuỷu, hai cẳng tay hướng chếch sang hai bên. Một tay cầm bóng, mắt nhìn theo bóng. 
 Động tác:Tung bóng lên cao qua đầu từ tay này sang tay kia và bắt bóng (bằng một hoặc hai tay), sau đó tung ngược trở lại. 
 * Vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia 
 TTCB: Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay dang ngang, bàn tay hướng trước, tay phải cầm bóng. 
Động tác: Vặn mình sang trái, tay phải đưa bóng ra trước, sang ngang đến tay trái, chuyển bóng sang tay trái, sau đó tay phải đưa ngược về vị trí ban đầu. Tiếp theo vặn mình sang phải, tay trái đưa bóng sang tay phải. Động tác tiếp tục như vậy trong một số lần. 
 GV chú ý: Khi vặn mình không được xoay hai bàn chân và hóp bụng, khuỵu gối. 
 * Ngồi xổm tung và bắt bóng 
 TTCB : Ngồi xổm, tay thuận cầm bóng. 
 Động tác: Dùng tay tung bóng lên cao, sau đó di chuyển theo tư thế nhảy cóc về phía bóng rơi xuống để đón và bắt bóng. 
 * Cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân 
 TTCB: Đứng hai chân rộng hơn vai, hai tay dang ngang, bàn tay sấp, một tay cầm bóng. 
 Động tác: Cúi chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân, luân phiên hai chân. 
 -GV nêu tên động tác. 
 -Làm mẫu kết hợp giải thích động tác. 
 -GV điều khiển cho HS tập, xen kẽ có nhận xét, giải thích thêm, sửa sai cho HS. 
c) Nội dung kiểm tra thử ném bóng: 
- GV kiểm tra thành nhiều đợt , mỗi đợt từ 3- 5 học sinh , mỗi học sinh được ném thử từ 1 - 2 quả và 3 quả ném chính thức .
- GV cử 3-5 học sinh làm nhiệm vụ đếm số lần bạn ném trúng đích .
- Những học sinh đến lượt kiểm tra thử thì cầm bóng đi vào vị trí ( vạch giới hạn ) thực hiện tư thế chuẩn bị .Khi có lệnh của giáo viên thì bắt đầu ném . Nếu ném được 1 quả vào đích là hoàn thành nhiệm vụ ; vào đích từ 2 - 3 quả là hoàn thành tốt ; không vào đích quả nào là chưa hoàn thành .
- GV và học sinh cả lớp quan sát động tác bạn ném bóng của bạn giáo viên nhận xét đánh giá và ghi điểm từng học sinh .
c) Ôn nhảy dây : 
- Yêu cầu HS ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau .
- Cho tập cá nhân theo đội hình vòng tròn hoặc hàng ngang do tổ trưởng hay cán sự lớp điều khiển .
3 .Phần kết thúc: 
 -GV cùng HS hệ thống bài học 
 -Cho HS thực hiện một số động tác hồi tĩnh: Đứng tại chỗ hít thở sâu 4 – 5 lần (dang tay: hít vào, buông tay: thở ra, gập thân). 
 -Trò chơi “Kết bạn ”.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà “Ôn bài tập RLTTCB”.
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1 phút
1 phút 
1 phút 
Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp
1 phút
-3 – 5 phút
10 – 20phút
3 – 4 phút 
1 phút 
1 phút
14 - 16 phút
4 - 6 phút
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
====
====
====
====
5GV
5GV
-HS nhận xét. 
-HS tập hợp theo đội hình 2-4 hàng ngang , em nọ cách em kia 1,5 m 
==========
==========
==========
==========
5GV
-Hình 31 
-Hình 33
-Hình 30 
-Hình 32
-HS chia thành 2 – 4 đội, mỗi đội tập hợp theo 1 hàng dọc, đứng sau vạch xuất phát, thẳng hướng với vòng tròn. 
-Trên cơ sở đội hình đã có quay chuyển thành hàng ngang, dàn hàng để tập. 
5GV
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
====
====
====
====
5GV
-HS hô “khỏe”.
Toán : 
 161 ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ ( tt) 
A/ Mục tiêu :
Giúp HS ôn tập về : 
+ Củng cố về các phép tính nhân và phép tính chia phân số .
B/ Chuẩn bị : 
- Bộ đồ dùng dạy học toán 4 .
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ : 
- Gọi HS nêu cách làm BT5 về nhà .
- Nhận xét ghi điểm học sinh . 
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập về các phép tính phân số .
b) Thực hành :
*Bài 1 :
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực vào vở .
- Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện .
- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn .
-Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 2 : 
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số , số bị chia , số chia chưa biết .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và tìm cách tính vào vở .
- GV gọi HS lên bảng tính .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
* Bài 3 : 
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và tìm cách tính vào vở .
- GV gọi HS lên bảng tính .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
* Bài 4 : 
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV hỏi HS dự kiện và yêu cầu đề .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện tính vào vở 
- GV gọi HS lên bảng tính kết quả .
+ Nhận xét ghi điểm HS .
* Bài 5 : 
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
-GV nêu câu hỏi gợi ý :
+ Có thể tìm trong một phút mỗi con sên bò được bao nhiêu Xăng - ti - mét ? 
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện tính vào vở 
- GV gọi HS lên bảng giải bài .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
d) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 1 HS lên bảng tính .
* Đổi : m = x 100cm = 40 cm 
- Đổi : giờ = x 60 phút = 15 phút 
* Vậy: - Trong 15 phút con sên thứ nhất bò được 40 cm .
- Trong 15 phút con sên thứ hai bò được 45 cm .Vậy con sên thứ hai bò nhanh hơn .
+ Nhận xét bài bạn .
+ Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- HS ở lớp làm vào vở .
- 2 HS làm trên bảng :
a) x ; : 
 : ; x 
b) ; 
 ; 
- Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- 2 HS đọc nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết trong phép tínhanhan và chia .
- HS thực hiện vào vở .
-2HS lên bảng thực hiện .
a) b) 
 + Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- HS thực hiện vào vở .
-2HS lên bảng thực hiện .
a) x ; b) : = 
c) x x = 
d) 
+ Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Tiếp nối nhau phát biểu .
 - 1 HS lên bảng tính mỗi HS làm một mục .
* Giải : 
a) Chu vi tờ giấy hình vuông là : 
 x 4 = ( m )
Diện tích tờ giấy hình vuông là : 
 x = ( m2)
b ) Số ô vuông có cạnh m An cắt được là :
 : = 5 (ô )
c) Chiều rộng tờ giấy hình chữ nhật là :
 : = ( m)
 Đáp số : a) ( m )
 b) m2 
 c) m
- Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
+ Lắng nghe , tìm cách giải .
- Suy nghĩ và thực hiện vào vở .
 - 1 HS lên bảng tính .
* Đổi : m = x 100cm = 40 cm 
- Đổi : giờ = x 60 phút = 15 phút 
* Vậy: - Trong 15 phút con sên thứ nhất bò được 40 cm .
- Trong 15 phút con sên thứ hai bò được 45 cm .Vậy con sên thứ hai bò nhanh hơn .
+ Nhận xét bài bạn .
-Học sinh nhắc lại nội dung bài.
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : LẠC QUAN - YÊU ĐỜI . 
I. Mục tiêu: 
Tiếp tục mở rộng và hệ thống hoá những từ ngữ đã học về tinh thần lạc quan , yêu đời trong đó có các từ Hán - Việt qua các bài thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống .
Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ là tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan , bền gan không nản chí trong những hoàn cảnh khó khăn .
II. Đồ dùng dạy học: 
Bút dạ , 1 -2 tờ giấy phiếu khổ to viết nội dung ở BT1 , 2 , 3 .
Một vài trang phô tô Từ điển Hán - Việt Hoặc sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học để học sinh tìm nghĩa các từ ở BT3.
5 - 6 tờ phiếu khổ to kẻ bảng ( từ cùng nghĩa , từ trái nghĩa ) để HS các nhóm làm BT1
Bảng lớp viết sẵn các từ ngữ ở bài tập 3 ( mỗi từ 1 dòng)
3 mảnh bìa gắn nam châm viết sẵn 3 từ cần điền vào ô trống .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng đặt câu trong đó có trạng ngữ chỉ nguyên nhân .
-Gọi HS nhận xét cách đđặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân của các bạn .
-Nhận xét, kết luận và cho điểm HS 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ củng cố mở rộng và hệ thống hoá các từ ngữ thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống 
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung ( đọc cả mẫu ).
+ GV lưu ý HS : 
+ Đối với các từ ngữ trong bài tập 2 và BT3 sau khi giải xong bài các em có thể đặt câu với mỗi từ đó để hiểu nghĩa của mỗi từ .
+ Ở 2 câu tục ngữ ở BT4 sau khi hiểu được lời khuyên của từng câu tục ngữ các em hãy suy nghĩ xem từng câu tục ngữ này được sử dụng trong hoàn cảnh nào .
-Chia nhóm 4 HS yêu cầu HS trao đổi thảo luận và tìm từ, GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
-Gọi các nhóm khác bổ sung.
-Nhận xét, kết luận các từ đúng.
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm để đặt câu với các từ ngữ chỉ về sự lạc quan của con người trong đó có từ " lạc " theo các nghĩa khác nhau .
+ GV gợi ý : Các em muốn đặt được đúng câu thì các em phải hiểu được nghĩa của từ , xem từ ấy được sử dụng trong trường hợp nào , nói về phẩm chất gì , của ai .
+ Dán lên bảng 4 tờ giấy khổ to , phát bút dạ cho mỗi nhóm .
+ Mời 4 nhóm HS lên làm trên bảng .
-Gọi 1 HS cuối cùng trong nhóm đọc kết quả làm bài .
-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét các câu mà bạn vừa đặt đã đúng với chủ điểm chưa . 
- GV nhận xét ghi điểm HS đặt được câu hay 
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn yêu cầu của bài .
+ Gợi ý HS thực hiện yêu cầu tương tự như BT2 . 
- Gọi HS lên bảng tghực hiện đặt câu .
-Yêu cầu HS dưới lớp tự làm bài.
- HS phát biểu GV chốt lại .
-Cho điểm những HS đặt câu đúng và hay.
Bài 4:
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn các câu tục ngữ .
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài .
+ Gợi ý HS : Để biết câu tục ngữ nào nói về lòng lạc quan tin tưởng , câu nào nói về sự kiên trì nhẫn nại , các em dựa vào từng câu để hiểu nghĩa của nó .
-Yêu cầu HS dưới lớp tự làm bài.
- HS phát biểu GV chốt lại .
-Cho điểm những HS có cách giải thích đúng .
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà tìm thêm các câu tục ngữ , thành ngữ có nội dung nói về chủ điểm đã học ở trên và học thuộc các câu tục ngữ đó , chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng thực hiện .
-Nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
+ Lắng nghe .
-Hoạt động trong nhóm.
-Đọc các câu và giải thích nghĩa .
 Câu 
Luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp 
 Có
triển vọng
 tốt đẹp 
Tình hình đội tuyển rất lạc quan 
 +
Chú ấy sống rất lạc quan 
 +
Lạc quan là liều thuốc bổ
 +
-Bổ sung các ý mà nhóm bạn chưa có.
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS thảo luận trao đổi theo nhóm .
-4 nhóm HS lên bảng tìm từ và viết vào phiếu 
- Lắng nghe .
+ HS đọc kết quả :
a/ Mỗi HS đặt 1 câu trong đó có từ " lạc " có nghĩa là " vui mừng " " Lạc quan " 
+ Các chú công nhân rất lạc quan với tình hình khai thác mỏ .
+ Huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá rất lạc quan về tình hình các cầu thủ .
+ HS đặt 1 câu trong đó có từ " lạc " có nghĩa là 
 " rớt lại " " sai " ...
+ Anh ấy mặc chiếc áo trông rất lạc hậu .
+ Một con bò đi ăn bị lạc đàn cứ chạy lung tung .
+ Nhận xét bổ sung cho bạn .
-1 HS đọc thành tiếng.
-Quan sát bài trên bảng suy nghĩ và thực hiện đặt câu vào nháp .
+ Tiếp nối đọc lại các câu vừa đặt 
- Những từ trong đó " quan " có nghĩa là " quan lại" quan quân .
- Mỗi buổi vào chầu các quan lại ăn mặc rất nghiêm trang .
- Tô Hiến Thành là vị quan thanh liêm của nước ta 
- Những từ trong đó " quan " có nghĩa là " nhìn , xem " lạc quan .
- Bác Hồ là người lạc quan , yêu đời cho dù trong hoàn cảnh khó khăn nào .
- Những từ trong đó " quan " có nghĩa là " liên hệ , gắn bó " quan hệ , quan tâm .
+ Cô giáo chúng em rất quan tâm học sinh .
- Các môn học đều có sự quan hệ chặt chẽ với nhau .
+ Nhận xét bài bạn .
-1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm yêu cầu.
- Lắng nghe .
+ Tự suy nghĩ và làm bài vào vở .
 + Tiếp nối giải thích nghĩa từng câu tục ngữ . 
Tục ngữ 
Ý nghĩa câu tục ngữ 
Sông có khúc, người có lúc 
Kiến tha lâu đầy tổ 
 - Nghĩa đen : Mỗi dòng sông đều có khúc thẳng , khúc cong , khúc rộng , khúc hẹp ,.con người có lúc khổ lúc sướng , lúc vui , lúc buồn .
+ Lời khuyên : Gặp khó khăn là chuyện thường tình , không nên buồn phiền , nản chí .
- Nghĩa đen : Con kiến rất nhỏ bé , mỗi lần chỉ tha được một ít mồi nhưng tha mãi cũng có ngày đầy tổ .
- Lời khuyên : Nhiều cái nhỏ dồn góp lại sẽ thành lớn , kiên trì và nhẫn nại ắt thành công .
+ Lắng nghe .
-HS cả lớp .
Kể Chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
Kể được bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có cốt chuyện, nhân vật nói về nhân vật , ý nghĩa ( qua chủ điểm tình yêu cuộc sống ) .
Hiểu và trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện tính cách nhân vật trong mỗi câu chuyện của các bạn kể .
Lời kể tự nhiên, sáng tạo, sinh động giàu hình ảnh , kết hợp với cử chỉ nét mặt, điệu bộ.
Biết nhận xét đánh giá nội dung truyện, lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
Đề bài viết sẵn trên bảng lớp .
Một số truyện thuộc đề tài nói về lòng lạc quan , yêu đời , có khiếu hài hước của bài kể chuyện như : truyện cổ tích , truyện viễn tưởng , truyện danh nhân , có thể tìm ở các sách báo dành cho thiếu nhi , hay những câu chuyện về người thực , việc thực .
Giấy khổ to viết sẵn dàn ý kể chuyện : 
+ Giới thiệu câu chuyện , nhân vật .
+ Mở đầu câu chuyện ( chuyện xảy ra khi nào , ở đâu ?)
+ Diễn biến câu chuyện 
+ Kết thúc câu chuyện ( số phận hoặc tình trạng của nhân vật chính ) 
+ Trao đổi vơí các bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện. 
-Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá kể chuyện :
+ Nội dung câu chuyện ( có hay , có mới không )
+ Cách kể ( giọng điệu , cử chỉ )
- Khả năng hiểu câu chuyện của người kể .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn truyện " Khát vọng sống " bằng lời của mình .
-Gọi 2 HS trả lời câu hỏi về nội dung và ý nghĩa của câu truyện .
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Kiểm tra việc HS chuẩn bị truyện ở nhà.
- Các em đã được nghe và được đọc nhiều câu chuyện ca ngợi về lòng lạc quan , yêu đời của con người qua chủ điểm " Tình yêu cuộc sống " . Tiết kể chuyện hôm nay lớp mình sẽ thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất, bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất về các câu chuyện có nội dung nói về sự lạc quan , yêu đời , tình hài hước đó .
 b. Hướng dẫn kể chuyện;
 * TÌM HIỂU ĐỀ BÀI:
-Gọi HS đọc đề bài.
-GV phân tích đề bàiø, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc về tinh thần 
 lạc quan yêu đời .
- Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối đọc gợi ý 1 , 2 
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và đọc tên truyện .
- GV lưu ý HS : 
Trong các câu truyện được nêu làm ví du như các câu truyện trên có trong SGK , cho ta thấy những người lạc quan yêu đời không nhất thiết là những người gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc không may . Đó cũng có thể là một người biết sống vui , sống khoẻ - ham thích thể thao , văn nghệ , ưa hoạt động , ưa hài hước . Phạm vi đề tài vì vậy nên rất rộng . Các em có thể kể về những nghệ sĩ hài như Sác - lô , trạng quuỳnh , những nhà thể thao ... Ngoài các truyện đã nêu trên em còn biết những câu chuyện nào có nội dung nói về lòng lạc quan , yêu đời , yêu thiên nhiên nào khác ? Hãy kể cho bạn nghe .
+ Gọi HS đọc lại gợi ý dàn bài kể chuyện .
 * Kể trong nhóm:
-HS thực hành kể trong nhóm đôi .
GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn.
Gợi ý:
+Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể.
+Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện .
+ Kể chuyện ngoài sách giáo khoa thì sẽ được cộng thêm điểm .
+ Kể câu chuyện phải có đầu , có kết thúc , kết truyện theo lối mở rộng .
+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật , ý nghĩa của truyện .
 * Kể trước lớp:
-Tổ chức cho HS thi kể.
-GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.
-Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
-Cho điểm HS kể tốt.
3. Củng cố – dặn dò:
-nhận sét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. 
+ Chuẩn bị một câu chuyện có nội dung Kể về một người vui tính mà em biết , rồi mang đến lớp .
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên.
- Lắng nghe .
-2 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Quan sát tranh và đọc tên truyện 
+ Lắng nghe .
- Một số HS tiếp nối nhau kể chuyện :
+ Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về "Ông vua của những tiếng cười " Đây là một câu chuyện rất hay kể về vua hề Sác - lô lần đầu tiên lên sân khấu mới lên sân khấu đã bộc lộ được tài năng , khiến khán giả trên thế giới đều hâm mộ .
+ Tôi xin kể câu chuyện " Món ăn hoa đá " . Nhân vật chính là ông trạng Quỳnh người đã chơi khăm chúa nhiều lần nhưng chúa không làm gì được .
+ Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về "Đến chết mà vẫn hà tiện " nhân vật chính là một ông nhà giàu keo kiệt , tiền của hàng đống nhưng không dám tiêu xài cho đến khi bị rơi xuống nước chết chìm vẫn không chịu trả tiền để người ta vớt lên .
+ 1 HS đọc thành tiếng .
-2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe , trao đổi về ý nghĩa truyện .
-5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
+ Bạn thích nhất là nhân vật nào trong câu chuyện ?Vì sao ?
+ Chi tiết nào trong chuyện làm bạn thấy buồn cười nhất ? 
+ Câu chuyện muốn nói với bạn điều gì ?
+ Qua câu chuyện này giúp bạn rút ra được bài học gì về những đức tính về lòng lạc quan yêu đời ?
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
- HS cả lớp .
 Thứ tư ngày 0 5 tháng 4 năm 2006
TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ CON VẬT ( Kiểm tra viết )
I. Mục tiêu: 
HS thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả con vật sau giai đoạn học về văn miêu tả con vật - bài viết đúng với yêu cầu của đề bài , có đủ ba phần ( mở bài , thân bài , kết bài ) , diễn đạt thành câu , lời tả sinh động , tự nhiên .
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn đề bài và dàn ý về bài văn miêu tả con vật :
- Mở bài : Tả hoặc giới thiệu bao quát về con vật .
-Thân bài : Tả hình dáng của con vật 
- Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật .
- Kết bài : - Nêu cảm nghĩ đối với con vật .
* Giấy kiểm tra để làm bài kiểm tra .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức về dàn bài miêu tả con vật 
- Gọi 2 - 3 HS nêu về sự chuẩn bị của em về dàn bài miêu tả một con vật mà em thích .
-Nhận xét chung.
+Ghi điểm từng học sinh 
2/ Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
- Tiết học hôm nay các em sẽ Kiểm tra với yêu cầu các em sẽ viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả con vật mà em thích có đủ 3 phần mở bài - thân bài và kết bài . Lớp mình cùng thi đua xem bạn nào có bài văn miêu tả con vật đúng và hay nhất .
b.GỢI Ý VỀ CÁCH RA ĐỀ :
Bốn đề kiểm tra ở tiết tập làm văn là những đề bài gợi ý . GV có thể dùng 4 đề này ( vì đó là những đề bài mở ). Cũng có thể theo các đề gợi ý , ra đề khác cho HS . 
- Khi ra đề cần chú ý những điểm sau :
- Nêu ra ít nhất 3 đề để HS lựa chọn được 1 đề bài tả một con vật gần gũi , mình ưa thích 
- Ra đề gắn với những kiến thức TLV ( về các cách mở bài , kết bài ) vừa học.
* Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết học sau .
-2 HS thực hiện . 
- 3 HS đọc bài làm .
- Lắng nghe .
* Một số đề gợi ý :
1. Hãy tả một vật mà em yêu thích . Chú ý mở bài theo cách gián tiếp .
2. Hãy tả một con vật nuôi trong nhà em . Chú ý kết bài theo cách mở rộng .
3. Em hãy tả một con vật lần đầu em nhìn thấy trong rạp xiếc ( hoặc xem trên ti vi ) gây cho em nhiều ấn tượng mạnh . Chú ý mở bài theo cách gián tiếp .
- 2 HS đọc thành tiếng .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 35.doc