Giáo án lớp 4 - Nguyễn Thị Tuyết - Trường Tiểu học Phan Bội Châu năm 2008 - 2009 - Tuần 14

I.MỤC TIÊU: -Học xong bài này, HS hiểu:

 -Công lao của các thầy giáo, cố giáo đối với HS.

 -Phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.

 -Có thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.

 -Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2.

III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 43 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Nguyễn Thị Tuyết - Trường Tiểu học Phan Bội Châu năm 2008 - 2009 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
än xét câu trả lời và bài làm của bạn.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc.
-2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi đặt câu và sửa cho nhau.
-1 HS đọc.
-HS tự làm bài tập vào vở nháp hoặc vở BTTV4.
-HS có thể đặt các câu.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc.
-1 HS đọc.
+Gạch chân các từ nghi vấn.
+Dùng phấn màu gạch chân các từ nghi vấn trong đoạn văn. 
a/ Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất nung không ? 
b/ Chú bé Đất trở thành chú Đất nung phải không ?
c/ Chú bé Đất trở thành chú Đất nung à ?
- HS đọc.
- Các từ nghi vấn : có phải - không ? 
phải không ? - à ? 
- 3 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp đặt câu vào vở.
- Nhận xét chữa bài trên bảng.
- Tiếp nối đọc câu mình đặt.
* Có phải cậu học lớp 4 A không ? 
* Cậu muốn chơi với chúng tớ phải không ? 
- Học sinh đọc 
- 2 em cùng bàn trao đổi thảo luận 
- Câu hỏi dùng để hỏi những điều chưa biết.
- Phần lớn các câu hỏi dùng để hỏi người khác nhưng cũng có câu hỏi là để tự hỏi mình. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn. Khi viết cuối câu hỏi có dấu chẩm hỏi.
-HS phát biểu.
- Câu b, c và e không phải là câu hỏi vì chúng không phải dùng để hỏi về điều mà mình chưa biết.
- HS lắng nghe.
ĐỊA LÍ: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
 CỦA NGƯÒI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ.
I.MỤC TIÊU :
 -HS biết trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ĐB Bắc Bộ.
 -Các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
 -Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
 -Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.	
II.CHUẨN BỊ :
 -BĐ nông nghiệp VN .
 -Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở ĐB Bắc Bộ (GV và HS sưu tầm).
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 2.KTBC :
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phát triển bài :
 1/.Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước :
 *Hoạt động cá nhân :
 -HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau:
 +Đồng bằng Bắc bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước?
 +Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân ?
 -GV giải thích về đặc điểm của cây lúa nước; về công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo để HS hiểu rõ ĐB Bắc Bộ trồng được nhiều lúa gạo.
 *Hoạt động cả lớp :
 - HS dựa vào SGK, tranh, ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của ĐB Bắc Bộ.
 -GV giải thích vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt. 
 2/.Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh:
 *Họat động theo nhóm:
 - HS dựa vào SGK, thảo luận theo gợi ý sau :
 +Mùa đông của ĐB Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào ?
 + Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ dưới 200C? Đó là những tháng nào?
 +Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp ?
 +Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐB Bắc Bộ .
 -Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? Các loại rau đó có được trồng ở ĐB Bắc Bộ không ?
 -GV nhận xét và giải thích thêm ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đối với thời tiết và khí hậu của ĐB Bắc Bộ.
4.Củng cố :
 - HS đọc bài trong khung.
 -Kể tên một số cây trồng vật nuôi chính ở ĐB Bắc Bộ .
 -Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở ĐB Bắc Bộ ?
 5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài 
-HS trả lời. lớp nhận xét,bổ sung.
-HS các nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả phần làm việc của nhóm mình.
-HS nêu.
-HS thảo luận theo câu hỏi .
 +Từø 3 đến 4 tháng. Nhiệt độ thường giảm nhanh khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về.
 +Có 3 tháng nhiệt độ dưới 200C Đó là những tháng :1,2,12 .
 +Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông; khó khăn: nếu rét quá thì lúa và một số loại cây bị chết.
 +Bắp cải, su hào, cà rốt 
-HS các nhóm trình bày kết quả .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc.
HS trả lời câu hỏi.
-HS cả lớp.
 Thứ Tư ngày 10 tháng 12 năm 2008
TẬP ĐỌC: CHÚ ĐẤT NUNG ( TT)
I. MỤC TIÊU: 
Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
-PB: cạy nắp lọ, chạy trốn, thuyền lật, cộc tuếch ...
-PN: phục sẵn, xuống thuyền, hoảng hốt, nước xoáy, cộc tuếch,
Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi cảm.
Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung bài và nhân vật.
Đọc - hiểu:
Hiểu nghĩa các từ ngữ : buồn tênh , hoảng hót , nhũn , se , cộc tuếch ,
Hiểu nội dung bài: Chú Đất nung nhờ dám nung mình trong lửa trở thành người hữu ích. Chịu được nắng mưa và cứu được hai người bột yếu đuối. Câu chuyện khuyên mọi người muốn làm được một người có ích, phải biết rèn luyện không sợ gian nan, khó khăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 139/SGK (phóng to nếu có điều kiện).
Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-HS đọc từng đoạn của bài 
-Chú ý câu hỏi và câu cảm sau:
- Kẻ nào đã bắt nàng tới đây ?
- lầu son của nàng?
- Chuột ăn rồi !
- Sao trông anh khác thế ?
- HS đọc chú giải.
- HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu chú ý cách đọc.
- Đọc chậm rải ở câu đầu, hồi hộp căng thẳng khi tả nỗi nguy hiểm mà nàng công chúa và chàng kị sĩ phải trả qua. Lời nàng công chúa và chàng kị sĩ lo lắng, căng thẳng khi gặp nạn, ngạc nhiên khâm phục khi gặp lại Đất Nung. Lời Đất Nung: thẳng thắn, chân thật, bộc tuệch.
- Nhấn giọng những từ ngữ: sợ quá, lạ quá, khác thế, phục quá, vừa la, cộc tuếch, thuỷ tin .
 * Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời.
+Kể lại tai nạn của hai người bột ?
-Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-Ghi ý chính đoạn 1.
- HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Đất Nung đã làm gì khi gặp hai người bột bị nạn ?
+Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột ?
-Theo em câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì ?
-Đoạn cuối có nội dung chính là gì?
-Ghi ý chính đoạn 2.
- HS đặt tên khác cho câu chuyện.
- Truyện kể Đất Nung là người như thế nào ? 
-Câu chuyện nói lên điều gì?
-Ghi ý chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
- HS đọc theo vai, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.
-Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc.
-Nhận xét và cho điểm HS.
-Tổ chức cho HS thi đọc cả bài.
-Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Củng cố - dặn dò:
-Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Quan sát, lắng nghe.
-Chú Đất nung nhìn thấy cảnh hai người bột bị chìm thuyền rơi xuống sông. Vì chú Đất Nung rất can đảm.
Vì hai người bột là bạn của chú.
-HS đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Hai người ... công chúa.
+Đoạn 2: Gặp công ... chạy trốn 
+Đoạn 3: Chiếc thuyền  se bột lại.
+Đoạn 4: Hai người bột  đến hết.
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS đọc toàn bài.
- HS đọc, cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
HS trả lời.
- Nói về tai nạn của hai người bột.
-2 HS nhắc lại.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
+Khi thấy hai người bột gặp nạn chú liền nhảy xuống, vớt họ lên bờ phơi nắng.
-HS trả lời.
- Đoạn cuối của bài kể chuyện Đất Nung cứu bạn.
- Tiếp nối nhau đặt tên 
- Đất Nung đã trở thành người hữu ích chịu đựng được nắng mưa, cứu sống được hai người bột yếu đuối.
- Muốn trở thành người có ích, phải biết rèn luyện không sợ gian khổ, khó khăn.
- 1 HS nhắc lại ý chính 
-4 HS tham gia đọc chuyện.
- HS cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.
- Luyện đọc trong nhóm.
+3 nhóm HS thi đọc.
-Lắng nghe.
- Muốn trở thành người có ích, phải biết rèn luyện không sợ gian khổ, khó khăn.
TOÁN : LUYỆN TẬP 
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
 -Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
 -Củng cố kỹ năng giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai sóâ đó, bài toán về tìm số trung bình cộng. 
 -Củng cố tính chất một tổng chia cho một số, một hiệu chia cho một số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
3.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 b ) Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 - HS làm bài.
 -GV chữa bài, yêu cầu các em nêu các phép chia hết, phép chia có dư trong bài 
 -GV nhận xét cho điểm HS. 
 Bài 2 
 - HS đọc yêu cầu bài toán. 
 - HS nêu cách tìm số bé số lớn trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 -Cho HS làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3
 - HS đọc đề bài. 
 - HS nêu công thức tính trung bình cộng của các số.
 -Chúng ta tính trung bình cộng số kg hàng của bao nhiêu toa xe? 
 -Phải tính tổng số tấn hàng của bao nhiêu toa xe ? 
 -Muốn tính số kg hàng của 9 toa xe ta làm như thế nào ? 
 -Cho HS làm bài.
 Bài 4
 - HS tự làm bài. 
 - HS nêu tính chất mình đã áp dụng để giải bài toán. 
 -Vậy các em hãy phát biểu 2 tính chất trên ? 
4.Củng cố, dặn dò :
 -Nhận xét tiết học 
 -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. 
-HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS lắng nghe. 
-Đặt tính rồi tính. 
-HS lên bảng làm bài, mỗi em thực hiện 1 phép tính. 
-HS trả lời. 
-HS đọc đề toán. 
-HS nêu. 
 + Số bé = ( Tổng _ Hiệu ) : 2
 + Số lớn = ( Tổng + Hiệu ) :2 
-2 HS lên bảng làm, mỗi HS làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở.
-HS đọc đề :
-  ta lấy tổng của chúng chia cho số các số hạng.
 3 + 6 = 9 toa xe. 
- của 9 toa xe. 
-Tính số kg hàng của 3 toa đầu, tính số kg hàng của 6 toa xe sau, rồi cộng các kết quả với nhau. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
-Phần a: Áp dụng tính chất 1 tổng chia cho một số.
-Phần b: Áp dụng tính chất một hiệu chia cho một số.
-2 HS phát biểu, lớp theo dõi và nhận xét. 
-HS cả lớp.
KỂ CHUYỆN : BÚP BÊ CỦA AI ?
I. MỤC TIÊU: 
Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ tìm được lời thuyết minh phù hợp với nội dung từng bức tranh minh hoạ Búp bê của ai ?
Kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê .
Kể lại đoạn kết câu chuyện theo tình huống tưởng tượng .
Lới kể tự nhiên, sáng tạo, kết hợp với nét mặt, cử chỉ , điệu bộ.
Hiểu được nội dung chuyện, ý nghĩa của các câu truyện kể.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh ảnh minh hoạ truyện trong SGK trang 138.
Các băng giấy nhỏ và bút dạï.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2ø. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn kể chuyện:
1/ GV kể chuyện :
- GV kể chuyện lần 1 : Chú ý giọng kể chậm rải, nhẹ nhàng. Lời búp Bê lúc đầu tủi thân, sau sung sướng. Lời Lật Đật: oán trách; Lời Nga: hỏi ầm lên, đỏng đảnh. Lời cô bé: dịu dàng, ân cần.
- GV kể chuyện lần 2: vừa kể, vừa chỉ tranh minh hoạ.
 * Hướng dẫn tìm lời thuyết minh.
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp để tìm lời thuyết minh cho tranh.
- Nhóm nào làm xong trước thì dán băng giấy ở dưới mỗi bức tranh.
- Gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS kể lại truyện trong nhóm. 
- HS kể lại toàn truyện trước lớp.
c/ Kể chuyện bằng lời của búp bê.
- Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào ? 
- Khi kể phải xưng hô thế nào ?
- HS giỏi kể mẫu trước lớp.
- HS kể lại truyện trong nhóm. 
-Tổ chức cho HS tập kể trước lớp 
- Gọi học sinh nhận xét bạn kể.
- Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai giỏi nhất và kể hay nhất.
d/ Phần kết truyện theo tình huống .
HS đọc bài tập 3.
- Các em hãy tưởng tượng xem một lần nào đó cô chủ cũ gặp lại búp bê của mình trên tay cô chủ mới . Khi đó chuyện gì sẽ xảy ra ? 
- HS tự làm bài.
- HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp và cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
-2 HS kể trước lớp. Hỏi và trả lời 
- Truyện kể về một con búp bê.
- Lắng nghe 
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
-Viết lời thuyết minh ngắn gọn, đúng nội dung, đủ ý vào băng giấy.
-Bổ sung. Đọc lại lời thuyết minh.
-3 HS tham gia kể.
+Kể chuyện bằng lời búp bê là mình đóng vai búp bê để kể lại câu chuyện.
- Khi kể phải xưng hô là tôi hoặc tớ, mình, em. 
- Lắng nghe.
+2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe.
-3 HS thi kể từng đoạn, thi kể toàn câu truyện.
- Nhận xét bạn kể theo tiêu chí đã nêu.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe 
- Viết phần truyện ra nháp.
- 5 - 7 HS trình bày.
-Phải biết yêu quý, giữ gìn đồ chơi.
- Đồ chơi cũng là một người bạn tốt của mỗi chúng ta. Búp bê cũng biết suy nghĩ hãy quí trọng tình bạn của nó.
- Về nhà thực hiện.
KHOA HỌC MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I/ MỤC TIÊU:
 Giúp HS:
 -Nêu được một số cách làm sạch nước và hiệu quả của từng cách.
 -Nêu được tác dụng của từng giai đoạn lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước.
 -Biết được sự cần thiết của đun sôi nước trước khi uống.
 -Luôn có ý thức giữ sạch nguồn nước ở mỗi gia đình, địa phương.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 -Các hình minh hoạ trang 56, 57 / SGK.
 -Chuẩn bị theo nhóm các dụng cụ thực hành: Nước đục, hai chai nhựa trong giống nhau, giấy lọc, cát, than bột.
 -Phiếu học tập cá nhân.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Các cách làm sạch nước thông thường.
 Cách tiến hành:
 - HS hoạt động cả lớp.
 1) Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước ?
 2) Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả như thế nào ?
 * Kết luận: Thông thường người ta làm sạch nước bằng 3 cách.
 * Hoạt động 2: Tác dụng của lọc nước. 
Cách tiến hành:
 - HS thực hành lọc nước đơn giản với các dụng cụ đã chuẩn bị theo nhóm, hoặc GV làm thí nghiệm yêu cầu HS qua sát hiện tượng, thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
 1) Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc ?
 2) Nước sau khi lọc đã uống được chưa ? Vì sao ?
 -GV nhận xét, tuyên dương câu trả lời của các nhóm.
 1) Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì ?
 2) Than bột có tác dụng gì ?
 3) Vậy cát hay sỏi có tác dụng gì ?
 -Đó là cách lọc nước đơn giản. Nước tuy sạch nhưng chưa loại các vi khuẩn, các chất sắt và các chất độc khác. 
Giới thiệu dây chuyền sản xuất nước sạch của nhà máy. Nước này đảm bảo là đã diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
 -GV vừa giảng bài vừa chỉ vào hình minh hoạ 2.
 - HS lên bảng mô tả lại dây chuyền sản xuất và cung cấp nước của nhà máy.
 * Kết luận: Nước được sản xuất từ các nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: Khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng.
 * Hoạt động 3: Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống. 
Cách tiến hành:
 - Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa ? Vì sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ?
- Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì ?
 3. Củng cố - dặn dò:
 -Nhận xét giờ học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-Hoạt động cả lớp.
-HS trả lời
1) Những cách làm sạch nước là:
+Dùng bể đựng cát, sỏi để lọc.
+Dùng bình lọc nước.
+Dùng bông lót ở phễu để lọc.
+Dùng nước vôi trong.
+Dùng phèn chua.
+Dùng than củi.
+Đun sôi nước.
2) Làm cho nước trong hơn, loại bỏ một số vi khuẩn gây bệnh cho con người.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện, thảo luận và trả lời.
1) Nước trước khi lọc có màu đục, có nhiều tạp chất như đất, cát, .. Nước sau khi lọc trong suốt, không có tạp chất.
2) Chưa uống được vì nước đó chỉ sạch các tạp chất, vẫn còn các vi khuẩn khác mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được.
1) Cần phải có than bột, cát hay sỏi.
2) Có tác dụng khử mùi và màu của nước.
3) Cát hay sỏi có tác dụng loại bỏ các chất không tan trong nước.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát, lắng nghe.
-2 đến 3 HS mô tả.
-HS trả lời.
-Cần giữ vệ sinh nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình mình. Không để nước bẩn lẫn nước sạch.
-HS cả lớp.
 Thứ Năm ngày 11 tháng12 năm 2008
 THỂ DỤC ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 
TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA”
I. MỤC TIÊU :
 -Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác và thuộc thứ tự động tác. 
 -Trò chơi: “Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi một cách chủ động. 
II. ĐẶC ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, phấn để kẻ sân phục vụ trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định, phổ biến nội dung, nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học 
 -Khởi động: HS đứng tại chỗ hát, vỗ tay. 
 +Khởi động xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. 
 +Trò chơi: “ Trò chơi chim về tổ”.
2. Phần cơ bản:
 a) Trò chơi : “Đua ngựa”
 -Tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và phổ biến lại luật chơi .
 -GV điều khiển tổ chức cho HS chơi chính thức và có hình thức thưởng phạt với đội thua cuộc. 
 -GV quan sát, nhận xét và tuyên bố kết quả.
 b) Bài thể dục phát triển chung:
 * Ôn toàn bài thể dục phát triển chung.
Sau mỗi lần tập, GV nhận xét rồi mới cho tập lần tiếp theo. 
 -Kiểm tra thử : GV gọi lần lượt từng nhóm (Mỗi nhóm 3 – 5 em) lên tập bài thể dục phát triển chung, cán sự hoặc 1 trong 3 em đó hô nhịp. 
-Nhận xét ưu khuyết điểm của từng HS trong lớp. 
 -GV điều khiển hô nhịp cho cả lớp tập lại bài thể dục phát triển chung để củng cố.
3. Phần kết thúc: 
 - HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. 
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1 – 2 phút
1 phút
1 phút 
 2 phút 
18 – 22 phút
5 – 6 phút 
12 – 14 phút
2 – 3 lần mỗi động tác 
 2 lần 8 nhịp 
1 lần 
1 – 2 lần 
(2 lần 8 nhịp)
 1 – 2 phút 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
5GV
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
==========
==========
==========
==========
5GV
= ===
= 5GV ===
= ===
= ===
= ===
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. 
====
====
====
====
5GV
-HS hô “khỏe”.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC 
I. MỤC TIÊU: 
Hiểu thêm một số tác dụng khác của câu hỏi.
Biết dùng câu hỏi vào mục đích khác: thái độ khen, chê, sự khẳng định , phủ định , yêu cầu trong những tình huống khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp phần nhận xét .
Các tình huống ở BT2 viết vào những tờ giấy nhỏ .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Tìm hiểu ví dụ :
 Bài 1:
- HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và cu Đất trong truyện " Chú Đất Nung ". Tìm câu hỏi trong đoạn văn.
- Gọi HS đọc câu hỏi.
Bài 2:
- HS đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi : Các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không thì chúng được dùng để làm gì ? 
- HS phát biểu.
- Câu " Sao chú mày nhát thế ? " ông Hòn Rấm hỏi với ý gì ? 
+ Câu " Chứ sao " của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì?
- Có những câu hỏi không dùng để hỏi về điều mình chưa biết mà còn dùng

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc