TIẾT 4: TOÁN
TIẾT 41 : GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu)
- HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. CHUẨN BỊ : GV, HS : Ê ke. Bảng phụ vẽ hình bài 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Các hoạt động:
* HĐ1: Giới thiệu về góc (làm quen với biểu tượng về góc)
- GV cho HS xem hình ảnh hai kim đồng hồ tạo thành một góc.
- GV mô tả, HS quan sát để có biểu tượng về góc gồm có hai cạnh xuất phát từ một điểm. Đưa ra hình vẽ góc :
* HĐ2 : Giới thiệu góc vuông, góc không vuông
- GV vẽ một góc vuông lên bảng và giới thiệu : "Đây là góc vuông", sau đó giới thiêụ tên đỉnh, cạnh của góc vuông.
A Ta có góc vuông :
+ Đỉnh O
+ Cạnh OA, OB
O B ( vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ).
- GV vẽ góc đỉnh P, cạnh PM, PN và vẽ góc đỉnh E, cạnh EC, ED (như trong SGK). GVcho HS biết đây là các góc không vuông, đọc tên mỗi góc : góc đỉnh P, cạnh PM, PN ; góc đỉnh E, cạnh EC, ED.
* HĐ3 : Giới thiệu ê ke
GV cho HS xem cái ê ke rồi giới thiệu đây là cái ê ke. GV nêu qua cấu tạo của ê ke, sau đó giới thiệu ê ke dùng để nhận biết (hoặc kiểm tra) góc vuông.
=> Lưu ý : Có thể dùng ê ke để nhận biết (hoặc kiểm tra) góc không vuông.
* HĐ4 : Thực hành
ã Bài 1:
- HS nêu yêu cầu BT. HS nêu hai tác dụng của ê ke.
a) Cho HS dùng ê ke kiểm tra trực tiếp 4 góc của hình chữ nhật (trong SGK) có là góc vuông hay không. GV hướng dẫn tỉ mỉ cách cầm ê ke để kiểm tra từng góc, sau đó đánh dấu góc vuông (theo mẫu).
b) HD HS dùng ê ke để vẽ góc vuông (theo mẫu).
- Cho HS tự vẽ góc vuông đỉnh M, cạnh MC và MD vào vở.
- Rèn kĩ năng nhận biết và vẽ góc vuông.
văn, giải thích. - HS nêu mẫu chọn từ cần điền vào chỗ chấm trong câu 1 (màu). - HS làm bài vào vở, viết từ cần điền vào VBT. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng. 1 HS làm trên bảng lớp. - Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, cả lớp và GV nhận xét, chọn lời giải đúng. - Củng cố vốn từ ngữ chỉ sự vật. - 3 HS đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh 5 từ. Bài 3: - HS đọc thành tiếng yêu cầu BT. Lớp đọc thầm theo dõi trong SGK. - HS làm mẫu câu 1. Nêu lí do vì sao em lại điền được dấu như vậy. - HS làm bài vào vở BT. Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Chữa bài, nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. - Củng cố cách sử dụng dấu phẩy trong câu. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhấn mạnh nội dung bài. - Nhận xét về thái độ HS. Chiều tiết 1: tập viết* ôn các chữ hoa đã học I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố về cách viết các chữ hoa đã được học trong 8 tuần đầu. - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đẹp theo các cỡ chữ quy định trong vở Tập viết (tuần 9). - HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Chuẩn bị: Vở Tập viết III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các chữ hoa em đã được học trong 8 tuần đầu. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: HD HS tập viết bảng con - HS nhắc lại tên các chữ cái hoa đã học trong 8 tuần đầu. - Yêu cầu 1 số em HS nhắc lại cách viết chữ hoa A, B, C, D, E, G. - HS tập viết từng chữ vào bảng con. - GV theo dõi, uốn sửa cho HS. * HĐ2: HD HS viết trong vở TV - HS mở vở Tập viết tuần 9. - GV yêu cầu HS viết lần lượt từng dòng theo mẫu. - GV lưu ý HS điểm đặt bút và điểm dừng bút, nhắc nhở các em viết đúng, đẹp, đều các cỡ chữ theo quy định. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp. - Dặn dò VN luyện viết cho đẹp. Tiết 2: toán * Luyện tập tổng hợp I. MụC ĐíCH, YÊU CầU: - Củng cố về chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ; cách giải toán về gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi nhiều lần. - Rèn kĩ năng làm tính và giải toán nhanh, chính xác. - HS tích cực, tự tin, hứng thú trong học tập. II. chuẩn bị: Nội dung ôn tập. III. các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu cách gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi nhiều lần. GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: Củng cố kiến thức - HS nêu cách gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi nhiều lần. - Vài HS nhắc lại. - HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn xác kiến thức để cho HS nắm chắc cách làm. - HS lấy VD minh hoạ. Nhận xét, chữa nhanh. * HĐ2: HD HS làm bài tập sau + Bài 1: Đặt tính rồi tính a) 48 : 4 96 : 3 66 : 2 55 : 5 77 : 7 b) 29 : 3 39 : 4 45 : 6 38 : 7 46 : 5 - HS làm bài rồi chữa. Nhận xét, bổ sung. - Củng cố về chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (phép chia hết và phép chia có dư). + Bài 2: Năm nay An 7 tuổi, tuổi mẹ gấp 6 lần tuổi An. Hỏi năm nay mẹ An bao nhiêu tuổi ? - HS đọc bài toán. - HS nêu cách làm. GV nhận xét. - HS làm bài rồi chữa. - Củng cố cách giải bài toán gấp một số lên nhiều lần. + Bài 3: Chị Lan có 72 quả cam, sau khi đem bán thì số quả cam giảm đi 6 lần. Hỏi chị lan còn bao nhiêu quả cam ? - HS đọc bài, xác định dạng toán, tóm tắt bài toán rồi giải bài. - HS làm bài vào vở, chữa bài cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Củng cố cách giải bài toán dạng giảm một số đi nhiều lần. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhấn mạnh nội dung bài. - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tích cực. - VN xem lại bài. Tiết 3: tự nhiên - xã hội ôn tập và kiểm tra : con người và sức khoẻ I. MụC ĐíCH, YÊU CầU: - Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh : cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh. - Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu. - GD HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe con người. II. chuẩn bị: Các hình trong SGK trang 36. III. các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh. GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: Chơi trò chơi : Ai nhanh ? Ai đúng ? Mục tiêu: HS củng cố và hệ thống các kiến thức về : - Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. - Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. Cách tiến hành: Chơi theo đội - Bước 1: Tổ chức + GV chia lớp thành 4 nhóm và sắp xếp lại bàn ghế trong lớp cho phù hợp với hoạt động trò chơi. + Cử từ 3 đến 5 HS làm ban giám khảo, cùng theo dõi, ghi lại các câu trả lời của các đội. - Bước 2: Phổ biến cách chơi và luật chơi + HS nghe câu hỏi. Đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông. + Đội nào lắc chuông trước được trả lời trước. + Tiếp theo các đội khác sẽ lần lượt trả lời theo thứ tự lắc chuông. + Cách tính điểm hay trừ điểm do GV tự quyết định và phổ biến cho HS trước khi chơi - Bước 3: Chuẩn bị + Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã học từ những bài trước. + GV hội ý với HS cử vào ban giám khảo, phát cho các em câu hỏi và đáp án để theo dõi, nhận xét các đội trả lời. GV HD và thống nhất cách đánh giá, ghi chép,... - Bước 4: Tiến hành GV lần đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi. - Bước 5: Đánh giá, tổng kết Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội. 3. Củng cố, dặn dò: - GV khắc sâu kiến thức. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học sáng Ngày soạn : 17 - 10 - 2014. Ngày dạy : Thứ 6 - 24 - 10 - 2014. Tiết 1 : tập làm văn Ôn tập giữa học kì i (tiết 9) I. MụC đích, yêu cầu : - Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả ; tốc độ viết khoảng 55 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài (HS viết đúng, tương đối đẹp bài CT - tốc độ trên 55 phút/15 phút).Viết một đoạn văn ngắn kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em (HS viết 5 - 7 câu). - Rèn kĩ năng nghe- viết đúng theo quy định. Viết được đoạn văn đúng theo chủ đề, rõ ràng, mạch lạc. - HS tích cực hoc tập. II. chuẩn bị : - HS :Vở BTTV in. III. các hoạt động dạy- học : * HĐ1: chính tả (Nghe - viết) - GV đọc một lần bài thơ : Nhớ bé ngoan - 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS tự viết ra giấy nháp những từ ngữ các em dễ viết sai. - GV đọc cho HS viết bài, soát lỗi. - GV chấm, chữa 5 - 7 bài, nêu nhận xét. * HĐ2 : Tập làm văn - 2 HS đọc đề bài. - GVnêu yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em . (HS viết 5 - 7 câu). - HS làm bài vào vở BT. GVtheo dõi nhắc nhở HS. - Gọi 1 số em đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chữ đẹp, làm văn hay. - Dặn dò HSVN xem lại bài. Tiết 1: tự nhiên - xã hội ôn tập và kiểm tra : con người và sức khoẻ (tiếp) I. MụC ĐíCH, YÊU CầU : - Tiếp tục khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh ; cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh. Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu. (HS có thể vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý). - Rèn kĩ năng quan sát, trả lời các câu hỏi nhanh, đúng. (HS vẽ được tranh). - GD HS có ý thức bảo vệ cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. II. Chuẩn bị : - Các hình trong SGK tr 36. Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi ôn tập để HS rút thăm. - HS :Vở BTTN- XH, màu vẽ. III. các Hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: Chơi trò chơi : Ai nhanh ? Ai đúng ? Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức về : - Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. - Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. Cách tiến hành : Chơi theo cá nhân - GV sử dụng các phiếu câu hỏi, để trong hộp cho từng HS bốc thăm trả lời. - HS khác theo dõi và nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. * HĐ2 : Vẽ tranh (Nếu còn thời gian) Mục tiêu : HS vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu ma tuý. Cách tiến hành : - Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn GV yêu cầu mỗi nhóm vẽ tranh vận động theo một nội dung: + Nhóm 1 chọn đề tài vận động không hút thuốc lá. + Nhóm 2 chọn đề tài vận động không uống rượu. + Nhóm 3 chọn đề tài vận động không sử dụng ma tuý. - Bước 2: Thực hành : Vẽ tranh vào vở BT TN - XH. + Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thảo luận để đưa ra các ý tưởng nên vẽ như thế nào và ai đảm nhiệm phần nào. + GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ. - Bước 3: Trình bày và đánh giá Các nhóm cử đại diện của nhóm mình nêu ý tưởng của bức tranh vận động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể bình luận, góp ý. 3. Củng cố, dặn dò: - GV khắc sâu KT. - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS . - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học. Tiết 3: toán Tiết 45 : luyện tập I. mục đích, yêu cầu : - Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo. Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia). Củng cố phép cộng, phép trừ các số đo độ dài và cách so sánh các số đo độ dài dựa vào số đo của chúng. - Rèn kỹ năng đọc, viết, làm tính đúng, nhanh. - HS tự tin, hứng thú trong học tập. II. chuẩn bị : GV phấn màu (BT1/a). III. các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc bảng đơn vị đo độ dài. - HS, GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: Bài 1: a)- GV giúp HS hiểu kĩ bài mẫu : Đoạn thẳng AB đo được 1m và 9cm, viết tắt là 1m 9cm ; đọc là Một mét chín xăng- ti- mét. - Gọi vài HS nêu lại. b) GV nêu lại mẫu viết ở dòng thứ nhất và dòng thứ hai : 3m 4cm = 30dm + 4dm = 34 dm 3m 4cm = 300cm + 4cm = 304cm. - GV nêu yêu cầu : HS làm dòng 1, 2, 3. - HS làm bài vào vở. - 2 HS làm trên bảng lớp. - HS, GV nhận xét, chữa bài. - Củng cố về đổi số đo độ dài có hai đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo. Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài. Cho HS làm bài vào vở. 2 HS làm trên bảng lớp. - Nhận xét, chữa bài, rèn KN làm tính cộng, trừ các số đo độ dài . Bài 3: - HS xác định yêu cầu đề. (HS làm cột 1). - HS làm bài vào vở. - Chữa bài, củng cố cách so sánh. 3. Củng cố, dặn dò: - GV khắc sâu KT. - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt. - Dặn dò VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau. Tiết 4: sinh hoạt sinh hoạt lớp i. MụC ĐíCH, YÊU CầU : - Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần và đề ra phương hướng tuần sau. - Rèn thói quen chấp hành tốt các nề nếp quy định. - Giáo dục ý thức tự quản. II. Nội dung sinh hoạt : 1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần: - Từng tổ báo cáo. - Lớp trưởng nhận xét chung. - GV nhận xét, đánh giá. * Ưu điểm : a) Nề nếp : .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. b) Học tập : .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. c) Lao động: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. d) Đạo đức: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. * Nhược điểm: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 2. Phương hướng tuần sau: - Tiếp tục duy trì tốt các nội quy, quy định của trường, lớp đề ra. - Phát huy ưu điểm. - Hạn chế nhược điểm. - Giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp. - Tích cực hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. - Tiếp tục thực hiện tốt chủ điểm “Chăm ngoan, học giỏi". Tổ trưởng kí duyệt .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Chiều thứ 2 Tiết 2: toán * Luyện tập về giải toán giảm một số đi nhiều lần I. MụC ĐíCH, YÊU CầU: - Củng cố về cách giải toán về giảm một số đi nhiều lần. - Rèn kĩ năng làm các bài tập về giải các bài toán giảm một số đi nhiều lần nhanh, chính xác. - HS tích cực, tự tin trong học tập. II. chuẩn bị: HS: Vở BTT in. III. các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu cách làm giảm một số đi nhiều lần. GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: Củng cố kiến thức - HS nêu cách làm giảm một số đi nhiều lần. - HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn xác kiến thức để cho HS nắm chắc cách làm. - HS lấy VD minh hoạ. Nhận xét, chữa nhanh. * HĐ2: HD HS làm bài tập trong vở BTT in HS mở vở BTT in trang 46 rồi làm lần lượt từng bài sau đó chữa bài. + Bài 1: - HS nhắc lại cách gấp một số lên nhiều lần, cách giảm một số đi nhiều lần. - HS làm bài rồi chữa. Nhận xét, bổ sung. - Củng cố về cách gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần. + Bài 2: - HS đọc bài toán. - HS nêu cách làm. GV nhận xét. - HS làm bài rồi chữa. - Củng cố cách giảm một số đi nhiều lần. + Bài 3: - HS nhắc lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. - HS làm bài, chữa bài cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. + Bài 4: Củng cố cách đo và vẽ đoạn thẳng. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhấn mạnh nội dung bài. - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tích cực. - VN xem lại bài. tiết 3: luyện từ và câu* Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh. I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố về cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh sự vật với con người ; cách sử dụng tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu văn, câu thơ. - Vận dụng kiến thức vào làm bài tập một cách linh hoạt, chính xác. - HS chăm chỉ học tập. II. Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS kể tên biện pháp tu từ so sánh đã học. GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: Củng cố về từ chỉ hoạt động, trạng thái Bài 1: a) Gạch một gạch dưới các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường: trận bóng, cướp bóng, bấm bóng, chuyền bóng, quả bóng, bóng bổng, dẫn bóng, bóng chuyền, chơi bóng, dốc bóng, sút bóng. b)Gạch 2 gạch dưới các từ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già.: nổi nóng, hoảng sợ, bực bội, sợ tái người. - HS xác định yêu cầu bài. - HS làm bài vào vở rồi chữa. - Củng cố cách tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài văn. Bài 2: Em hãy tìm 5 -7 từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái rồi đặt câu với mỗi từ ngữ đó. - Củng cố cách tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái. - Rèn kĩ năng đặt câu. * HĐ2: Củng cố về biện pháp tu từ so sánh Bài 3: Gạch chân dưới những câu thơ có hình ảnh so sánh. a) Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. b) Mùa đông Trời là cái tủ ướp lạnh Mùa hè Trời là cái bếp lò nung. c) Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em Trăng khuya sáng hơn đèn Ơi ông trăng sáng tỏ. d) Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. - HS nêu yêu cầu BT3. - HS làm bài vào vở rồi chữa. - Củng cố cách tìm hình ảnh so sánh. - GV nhấn mạnh về biện pháp tu từ so sánh: so sánh ngang bằng ; so sánh hơn kém và so sánh giữa sự vật với con người. Bài 4: Ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong những khổ thơ ở BT 3. - Củng cố cách sử dụng từ chỉ sự so sánh theo kiểu so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. Bài 5: Tìm và viết lại các hình ảnh so sánh trong những câu thơ dưới đây: Trăng ơi...từ đâu đến ?... Trần Đăng Khoa Trăng ơi... từ đâu đến ? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà Trăng ơi... từ đâu đến ? Hay biển xanh diệu kì Trăng tròn như mắt cá Không bao giờ chớp mi. Trăng ơi... từ đâu đến ? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời... - HS làm bài rồi chữa.( Trăng hồng như quả chín Trăng tròn như mắt cá Trăng bay như quả bóng) - Củng cố về hình ảnh so sánh. 3. Củng cố, dặn dò: - Củng cố, khắc sâu về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh. - GV nhận xét buổi học. - Dặn dò VN xem lại bài. Tiết 1 : Tập đọc ôn tập giữa học kì i (Tiết 3) I. mục đích, yêu cầu : - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ phút) ; (HS đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ ; tốc độ đọc trên 55 tiếng/ phút), trả lời được 1 CH về nội dung đoạn, bài. Đặt được 2- 3 câu theo mẫu Ai là gì ?. Hoàn thành được đơn xin tham gia câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu. - Rèn kĩ năng đọc và làm các bài tập đúng, nhanh. - HS tích cực hoc tập. II. chuẩn bị : - GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8. - HS :Vở BTTV in. III. các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: 1 vài HS nêu tên xã, huyện, tỉnh của mình. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: Kiểm tra tập đọc (khoảng 1/4 số HS trong lớp) - Từng HS lên bốc thăm bài tập đọc (sau khi bốc thăm, xem lại bài khoảng 2 phút). - GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời. - GV cho điểm HS. * HĐ2 : Bài tập 2 - GV nêu yêu cầu bài. - HS làm bài vào vở BT. GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài. - 2 HSlàm bài trên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại những câu đúng. - Củng cố mẫu câu Ai là gì ? * HĐ3 : Bài tập 3 - 2 HS đọc yêu cầu của và mẫu đơn. Cả lớp đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS. - HS làm vào vở BT. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng. - 4, 5 HS đọc lá đơn của mình trước lớp. GV nhận xét về nội dung điền và hình thức trình bày đơn. - Củng cố về cách viết đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. - Dặn dò HS về nhà đọc lại bài. Sáng Ngày soạn: 20 - 10 - 2011. Ngày dạy: Thứ 5 - 27 - 10 - 2011. tiết 2: chính tả Kiểm tra định kì giữa kì 1 (Kiểm tra đọc) I. Mục đích ,yêu cầu: - Kiểm tra đọc thành tiếng, đọc thầm và làm bài tập. - HS có kĩ năng đọc đúng, to, rõ ràng mạch lạc, làm một bài kiểm tra dạng trắc nghiệm và tự luận đúng, trình bày sạch sẽ. - HS có ý thức tự giác làm bài KT. II. Đồ dùng dạy - học: - Đề bài kiểm tra in sẵn (do nhà trường ra đề) - Giáo viên có bản lưu. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1: Kiểm tra đọc thành tiếng - GV phát đề kiểm tra cho từng HS (đề bài in sẵn). - GV gọi lần lượt từng HS lên bốc thăm bài, chuẩn bị rồi đọc bài. - GV cho điểm HS. * HĐ2: Đọc thầm và làm bài tập - Cho HS đọc thầm bài và làm bài tập. - GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài. (khoanh tròn chữ cái trước ý đúng hoặc đánh dấu X vào ô trống) - GV nhắc HS đọc kĩ đề bài không chủ quan. Làm xong kiểm tra lại bài. - HS tự làm bài độc lập.GV quan sát theo dõi không cho HS bàn luận, coi bài, chép lẫn của nhau 3. Củng cố, dặn dò: - GV thu bài chấm. - Nhận xét tiết kiểm tra. * HD chấm (GV lưu đề và HD chấm). Tiết 3: Toán * luyện tập về đề-ca-mét. héc-tô-mét I. MụC ĐíCH, YÊU CầU: - Củng cố về đề-ca- mét, héc-tô-mét ; quan hệ giữa héc-tô- mét và đề-ca-mét. Biết đổi từ đề-ca-mét, héc-tô-mét ra mét. - Vận dụng vào làm bài tập thành thạo, chính xác. - HS tích cực học tập. II. chuẩn bị: HS: Vở BTT in. III. các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS lên bảng viết rồi đọc: dam, hm. 1hm = ? dam - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động: * HĐ1 : Củng cố kiến thức - 2 HS lên bảng viết tên các đơn vị đo độ dài rồi đọc lại. - Vài HS nhắc lại tên các đơn vị đo độ dài đã học. - GV hỏi : 1dam = ? m ; 1hm = ? m ; 1hm = ? dam. - HS trả lời. GV chốt lại ý đúng. * HĐ2 : HD HS làm BTT in trang 51, 52 Bài 1:
Tài liệu đính kèm: