Giáo án Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016 - Phạm Minh Hùng

Toán

Luyện tập

I/Mục tiêu:

- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.

- Tìm của một số hình đơn giản .

- Vận dụng để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia.

- HS yếu, TB làm ít nhất bài 1 đến bài 3

- HSG làm cả 4 bài tập

II/Các hoạt động day-học chủ yếu:

Hoạt động dạy Hoạt động học

* Kiểm tra, giới thiệu bài

- Gọi HS đọc lại bảng chia 7

- GV nhận xét

- GV nêu bài học

* Thực hành

Bài 1:

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài

- Khi đã biết 7 x 8 = 56, có thể biết ngay kết quả của 56 : 8 không ? Vì sao?

- GV nhận xét

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu 3HS lên bảng làm bài

- GV nhận xét

Bài 3:

- Gọi HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS làm bài.

Tóm tắt

 7 học sinh : 1 nhóm

 35 học sinh : nhóm ?

- GV nhận xét

 Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Hình a có tất cả bao nhiêu con mèo ?

- Muốn tìm số con mèo có trong hình a ta phải làm thế nào?

- Hướng dẫn HS khoanh tròn vào 3 con mèo trong hình a.

- Hình b có tất cả bao nhiêu con mèo ?

- Muốn tìm số con mèo trong hình b ta phải làm thế nào ?

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- 2 HS đọc thuộc lòng, cả lớp theo dõi và nhận xét

- 1HS đọc SGK

- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở:

- HS trả lời: 7 x 8 = 56 có thể biết ngay 56 : 7 = 8, vì nêu lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.

- 1HS đọc SGK

- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở

- 1HS đọc SGK

- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở:

Bài giải

Số nhóm chia được là:

35 : 7 = 5 ( nhóm )

Đáp số : 5 nhóm

- 1HS đọc SGK.

- Hình a có 21 con mèo.

- Một phần bảy số con mèo trong hình a là: 21:7=3( con mèo )

- HS khoanh vào 3 con mèo trong hình a

- Hình b có 14 con mèo.

- Một phần bảy số con mèo trong hình b là: 14:7=2( con mèo )

 

doc 22 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016 - Phạm Minh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết học.
- Chuận bị bài sau và chuẩn bị đóng vai các tình huống trong VBT. 
- 1HS nêu
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên đóng vai xử lý tình huống.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS chú ý lắng nghe và nhắc lại
- HS thảo luận nêu 1 việc làm của mình cho nhóm nghe.
-Các nhóm trình bày. Các HS khác theo dõi và nhận xét.
................................................................
Chính tả
Các em nhỏ và cụ già
I/ Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi bài chính tả. 
- Làm đúng các từ có tiếng âm đầu r/gi/d hoặc có vần uôn/uông.
- HSTB viết sai không quá 4 lỗi.
- HSKG viết sai không quá 2 lỗi, làm được bài tập chính tả.
II/Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ ghi nội dung đoạn viết chính tả.
III/Các hoạt động day-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
* Kiểm tra bài củ
- Yêu cầu HS viết các từ: nhoẻn miệng cười, hèn nhát, 
- GV nhận xét.
- GV nêu bài học
* Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc đoạn chính tả 1 lần. 
- Hỏi: Đoạn văn này kể chuyện gì ?
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
- GV yêu cầu HS viết các từ khó: nghẹn ngào, xe buýt, qua khỏi, dẫu, 
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS 
- GV đọc bài cho HS viết
- GV hướng dẫn HS sửa lỗi.
- GV thu bài nhận xét chữ viết của HS 
*Thực hành
Bài 2:
- GV lựa chọn bài tập 3a 
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
* Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau Nghe viết: Tiếng ru
- HS viết vào bảng con.
- Cả lớp theo dõi.
- Cụ già nói lý do cụ buồn, vì cụ bà ốm nặng phải nằm viện, khó qua khỏi. Cụ cám ơn lòng tốt của các bạn, các bạn làm cho cụ thấy lòng nhẹ hơn.
- Đoạn văn có 6 câu.
- Các chữ đầu câu phải viết hoa 
- HS viết vào bảng con.
- HS đọc lai từ khó và phân tích từ khó. 
- HS viết bài vào vở chính tả.
- HS sửa lỗi bằng bút chì. 
- 1HS đọc SGK 
- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- Đáp án: 
+ giặt
+ rát
+ dọc
.
Toán
Giảm đi một số lần
I/Mục tiêu:
- Biết thực hiện giảm một số đi nhiều lần và vận dụng vào giải toán .
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần 
- HSTB làm được ít nhất bài 1,2.
- HSKG làm được bài 1-3
II/Đồ dùng dạy – học:
- Hình vẽ như phần bài học SGK
III/Các hoạt động day-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
* Kiểm tra, giới thiệu bài
- Gọi HS làm lại bài tập tiết trước.
- GV nhận xét
- GV nêu bài học
* Hướng dẫn thực hiện giảm đi một số lần
- GV nêu bài toán như SGK.
+ Hàng trên có mấy con gà ?
+ Số gà hàng dưới như thế nào so với số gà hàng trên ?
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tính số gà ở hàng dưới.
- GV tiến hành tương tự với bài toán về độ dài AB và CD 
- Vậy muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào ?
* Thực hành
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn lại phần mẫu như SGK
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét 
Bài 2: 
- GV gọi HS đọc đề bài
+ Mẹ có bao nhiêu quả bưởi ?
+ Số bưởi còn lại sau hki bán như thế nào so với số bưởi ban đầu ?
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
- GV nhận xét 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Muốn vẽ được đoạn thẳng CD và MN ta phải biết được điều gì?
- Yêu cầu HS tính độ dài đoạn thẳng CD và MN.
- GV yêu cầu HS vẽ.
- GV nhận xét 
* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau 
- HS lên bảng làm bài tập, cả lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS đọc lại.
+ Hàng trên có 6 con gà.
+ Số gà hàng trên giảm đi 3 lần thì bằng số gà hàng dưới.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở:
Bài giải
Số gà hàng dưới có là:
6 : 3 = 2 ( con )
Đáp số : 2 con
-1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở:
Bài giải
Đoạn thẳng CD dài là:
8 : 4 = 2 ( cm )
Đáp số : 2 cm
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy sô 1đó chia cho số lần.
- 1HS nêu SGK.
- HS theo dõi
- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở:
-1HS đọc SGK 
+ Mẹ có 40 quả bưởi.
+ Số bưởi ban đầu giảm đi 4 lần thì bằng số bưởi còn lại sau khi bán.
- HS theo dõi và vẽ vào vở.
-1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vàovở
a/	Bài giải
Số quả bưởi còn lại là:
40 : 4 = 10 ( quả )
Đáp số : 10 quả
b/	Bài giải
Thời gian làm công việc bằng máy là:
30 : 5 = 6 ( giờ )
Đáp số : 6 giờ
- 1HS đọc SGK
- Biết được độ dài của các đoạn thẳng CD và MN
- HS tính:
+ Độ dài đoạn thẳng CD là:
 8 : 4 = 2 ( cm )
+ Độ dài đoạn thẳng MN là:
 8 – 4 = 4 ( cm )
- Cả lớp làm vào vở
............................................................
Tự nhiên và xã hội
Vệ sinh thần kinh
I/ Mục tiêu:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn , bảo vệ cơ quan thần kinh.
- Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
- HS kể tên được những việc nên làm, những thức ăn đồ uống có thể sử dụng để có lợi cho cơ quan thần kinh, những việc cần tránh, những đồ ăn uống độc hại cho cơ quan thần kinh.
- HS có ý thức học tập, làm viậc đúng cách để giữ vệ sinh thần kinh.
-Kĩ năng sống: phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh.
II/ Đồ dùng dạy – học:
- Tranh vẽ trang SGK
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
* Kiểm tra, giới thiệu bài
- GV gọi HS nhắc lại nội dung bài học hôm trước.
- GV nhận xét 
- GV nêu bài học
* Thảo luận việc làm trong tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh từ 1 đến 7 SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 
+ Tranh vẽ gì ?
+ Việc làm trong tranh có lợi cho cơ quan thần kinh không ? Vì sao?
- GV yêu cầu các nhóm đại diện trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV hỏi: 
+ Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh ? 
+ Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho cơ quan thần kinh ?
- GV kết luận
* Việc làm có lợi,có hại cho thần kinh 
- GV quan sát hình 9 SGK. Yêu cầu HS xếp các đồ vật đó vào 3 nhóm:
- GV hỏi :
+ Tại sao cà phê, thuốc lá, rươu bia lại có hại cho cơ quan thần kinh ?
+ Ma túy vô cùng nguy hiển, vậy ta phải làm gì?
- Kết luận
* Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT
- Chuẩn bị bài sau. 
- HS trả lời, lớp theo dõi và nhận xét
- HS làm việc theo nhóm, quan sát và thảo luận để trả lời câu hỏi:
- HS trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung .
- HS lần lượt trả lời.
+ Những công việc vừa sức, thoải mái, thư giản có lợi cho cơ quan thần kinh.
+ Khi chúng ta vui vẻ, được yêu thương.
- HS chú ý lắng nghe.
HS xếp thành 3 nhóm
+ Có lợi.
+ Có hại.
+ Nguy hiểm
- HS trả lời: 
+ Vì chúng gây nghiện, dễ làm cho cơ quan thần kinh mệt mỏi.
+ Tránh xa ma túy, tuyệt đối không được dùng thử.
- HS lắng nghe 
********************************************
Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2015
Tập đọc
Tiếng ru
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm ngắt nghỉ hợp lí.Đọc đúng các từ tiếng khó hoặc dễ lẫn.
- Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng tình cảm, tha thiết.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- HSTB đọc được bài trả lời được 1,2 câu hỏi.
- HSKG đọc bài lưu loát, nêu được nội dung bài.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa SGK
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
* Kiểm tra, giới thiệu bài
- Gọi HS đọc bài “ Các em nhỏ và cụ già ” và trả lời câu hỏi nội dung bài.
- GV nhận xét 
- GV nêu mục bài học
* Luyện đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt 
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài.
- GV theo dõi và hướng dẫn HS luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ trong bài.
- GV theo dõi và hướng dẫn HS ngắt giọng đúng nhịp thơ.
- GV giải nghĩa từ khó. 
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ, yêu cầu HS luyện đọc theo từng khổ thơ trong bài.
- GV theo dõi và chỉnh sửa.
- Tổ chức cho HS thi đọc bài trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
 * Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc lại bài trước lớp.
+ Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao ?
+ Em hiểu câu thơ “Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng” như thế nào ?
+ Em hiểu câu thơ “ Một người đâu phải nhân gian? Sống chăng một đóm lửa tàn mà thôi” như thế nào ?
+ Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ ?
+ Câu thơ nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của bài thơ ?
- GV nêu nội dung bài : Đó là điều mà bài thơ muốn nói với chúng ta, con người sống trong cộng đồng phải biết yêu thương, đùm bọc đồng chí anh em, bạn bè.
* Hướng dẫn đọc thuộc lòng 
- GV đọc lại bài thơ 1 lần.
- GV mở bảng phụ hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ
- GV gọi HS đọc thuộc lòng trước lớp.
- GV nhận xét 
* Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
- HS lên bảng đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 2 dòng thơ nối tiếp nhau 
- HS sửa lỗi phát âm theo GV.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn 
- HS luyện đọc theo GV
- HS đọc chú giải SGK.
- Mỗi nhóm 2 HS đọc bài thơ và chỉnh sửa cho nhau trong nhóm.
- 1 đến 2 nhóm thi đọc trước lớp.
- 1 HS khá đọc, cả lớp theo dõi SGK
+ Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt. Con cá bơi yêu nước vì có nước cá mới sống được và bơi lội được. Con chim ca yêu trời vì chỉ có bầu trời cao rộng mới có chỗ cho chim bay nhảy, hót ca.
+ Cho HS phát biểu 
+ HS tự do phát biểu
+ Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi đấp mà cao lên. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muân dòng sông mà đầy. 
+ Con người muốn sông con ơi
Phải yêu đống chí, yêu người anh em.
- HS theo dõi.
- HS tự học thuộc lòng.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ
........................................................................
Tập viết
Ôn chữ hoa G
I/ Mục tiêu:
- Viết đúng, đẹp chữ viết hoa : G, C, Kh ( 1dòng), 
- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng: Gò Công và câu ứng dụng:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
- Yêu cầu viết đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ, cụm từ, viết đều nét.
- HSTB viết đúng mẫu chữ, mỗi phần viết 1 dòng
- HSKG viết đúng mẫu chữ, viết cả bài.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Mẫu chữ hoa: G, C, K
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
* Kiểm tra, giới thiệu bài
- GV gọi HS lên bảng viết lại tên riêng Ê-đê 
- GV nhận xét 
- GV nêu bài học
* Hướng dẫn viết chữ hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ nào được viết hoa?
- GV viết mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
- GV yêu cầu HS viết bảng con các chữ hoa: G, C, K
- GV theo dõi nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
* Hướng dẫn viết từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu: Gò công là tên của một thị xã thuộc tỉnh Tiềng Giang 
- Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào ?
- GV yêu cầu HS viết bảng tên riêng: Gò Công
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS 
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng. 
- Giải thích:Câu tục ngữ khuyên anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- GV yêu cầu HS viết bảng từ: Khôn và Gà
- GV theo dõi, nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
* Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- GV yêu cầu HS viết vào vở tập viết 
- GV theo dõi và giúp đỡ HS.
- GV thu bài nhận xét chữ viết của HS.
* Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS viết tên riêng Gò Công
- GV nhận xét tiết học 
- 2HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- Có chữ hoa: G, C, K
- HS theo dõi GV viết mẫu 
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- 1HS đọc SGK.
- HS lắng nghe 
- Chữ hoa : G cao 4 li, C và g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
-2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con
- 1 HS đọc SGK.
- HS theo dõi.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
- HS ngồi đúng tư thế viết bài vào vở tập viết.
-2 HS lên bảng viết, cả lớp viết nháp. 
.......................................................
Toán
 Luyện tập
I/ Mục tiêu:
- Biết thực hiện giảm đi một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán .
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần 
- Vẽ đoạn thẳng theo độ dài cho trước.
- HSTB làm được ít nhất bài 1,2.
- HSKG làm được bài 1-3
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Thước thẳng có chia vạch cm
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
* Kiểm tra, giới thiệu bài:
- GV gọi HS lên bảng nhắc lại quy tắc “ Giảm 1 số đi 1 số lần”.
- GV nhận xét. 
- GV nêu bài học
* Thực hành
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn lại mẫu như SGK.
+ 6 gấp 5 lần ta làm phép tính gì ? 
+ 30 giảm đi 6 lần ta làm phép tính gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét 
Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề bài
- GV hỏi:
+ Buổi sáng của hàng bán được bao nhiêu lít dầu?
+ Số lít dầu bán được buổi chiều như thế nào so với buổi sáng ?
+ Muốn tính được số lít dầu của buổi chiều ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét 
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS đo độ dài AB
- GV hỏi: Vậy giảm độ dài AB 5 lần thì ta được mấy xăng- ti-mét ?
- GV yêu cầu HS vẽ đoạn thằng MN dài 2 cm.
- GV nhận xét 
* Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau Tìm số chia
- 3 HS lên bảng đọc lại quy tắc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1HS đọc SGK 
- HS theo dõi và trả lời:
+ Làm phép tính 6 x 5 = 30
+ Làm phép tính 30 : 6 = 5
- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở:
- 1 HS đọc SGK
- HS lần lượt trả lời:
+ Buổi sáng cửa hàng bán được 60 lít dầu.
+ Giảm đi 3 lần so với buổi sáng.
+ Ta lấy số lít dầu được bán buổi sáng chia cho 3.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở:
a/	Bài giải
Buổi chiều của hàng bán được số dầu là:
60 : 3 = 20 ( l )
Đáp số: 20 lít
b/	Bài giải
Số quả cam còn lại trong rổ là:
60 : 3 = 20 ( quả )
Đáp số : 20 quả
- 1HS đọc SGK
- HS thực hành đo và trả lời:AB=10 cm.
- Được : 10 : 5 = 2 ( cm ) 
- 1HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở:
.......................................................................................
Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2015
Luyện từ và câu
Từ ngữ về cộng đồng. Ôn tập câu “Ai làm gì ?”
I/ Mục tiêu:
- Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về Cộng đồng 
- Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì )? làm gì ? 
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định 
- HSTB làm được ít nhất bài 1,2.
- HSKG làm được bài 1-4.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Chép sẵn các bài tập lên bảng lớp.
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
* Kiểm tra, giới thiệu bài
- GV gọi HS nêu lại nội dung bài học ở tuần trước.
- GV nhận xét 
- GV nêu bài học
* Thực hành
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Cộng đồng có nghĩa là gì?
- Vậy ta phải xếp từ : Cộng đồng vào cột nào ?
- Cộng tác có nghĩa là gì ?
- Vậy ta phải xếp từ cộng tác vào cột nào ?
- Yêu cầu HS làm bài tiếp.
- GV nhận xét 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và nêu nội dung của từng câu trong bài.
- GV kết luận lại nội dung của các câu tục ngữ và yêu cầu HS làm vào vở.
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- GV nhận xét 
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Các câu văn trong bài tập được viết theo kiểu câu nào ?
-Vậy muốn đặt được câu hỏi cho các bộ phận in đậm chúng ta phải chú ý điều gì?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- GV nhận xét 
* Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
- HS lên bảng nêu, cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS đọc SGK, cả lớp theo dõi.
- Cộng đồng là những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực gắn bó với nhau.
- Ta xếp từ Cộng đồng vào cột : Những người trong cộng đồng.
- Cộng tác có nghĩa là cùng làm chung một việc.
- Ta xếp từ Cộng tác vào cột : Thái độ hoạt động trong cộng đồng.
- HS làm vào vở:
+ Những người trong cộng đồng: Cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương
Thái độ, hoạt động trong cộng đồng: Cộng tác, đồng tâm
- HS đọc SGK, cả lớp theo dõi.
- HS lần lượt nêu:
+ Chung lưng đấu cật có nghĩa là: đoàn kết, góp công, góp sức với nhau để cùng làm công việc.
+ Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại có nghĩa là : chỉ người ích kỉ, thờ ơ với khó khăn, hoạn nạn của người khác.
+ Ăn ở như bát nước đầy có nghĩa là: chỉ người sống có tình, có nghĩa với mọi người.
- HS làm vào vở
- 1HS đọc SGK
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở:
a) Đàn sêu đang sãi cánh trên trời cao
b) Đám trẻ ra về
c) Các bạn tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi
- 1HS Đọc SGK
- Theo kiêu câu Ai làm gì ?
- Chúng ta phải xác định được bộ phân câu được in đâm trả lời câu hỏi : Ai ( cái gì, con gì ) hay bộ phận Làm gì ?
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở:
a) Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ?
b) Ông ngoại làm gì ?
c) Mẹ bạn làm gì ?
...............................................................
Toán
 Tìm số chia
I/ Mục tiêu:
- Biết tên gọi của các thành phần trong phép chia 
- Biết tìm số chia chưa biết .
- Củng cố về tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính chia.
- Học sinh yếu, TB làm ít nhất bài 1,2
- HSG làm bài 1-3
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Các hình vuông như trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
*Kiểm tra, giới thiệu bài
- Gọi HS lên bảng làm lại bài tập ở tiết trước.
- GV nhận xét 
- GV nêu bài học
* Hướng dẫn tìm số chia 
- Có 6 ô vuông, chia đều thành 2 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy ô vuông ?
- Em hãy lập phép tính để tìm 3 ô vuông.
- Gọi HS nêu tên gọi của thành phần và kết quả trong phép chai 6 : 2 = 3
- Có 6 ô vuông, chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 ô vuông. Hỏi chia được mấy nhóm như thế ?
- GV yêu cầu HS lập phép tính để tìm 2 nhóm.
- Vậy muốn tìm số chia thì ta làm như thế nào ?
- GV gọi HS nhắc lại quy tắc tìm số chia.
* Thực hành 
 Bài 1:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét 
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Muốn tìm số chia ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Trong phép chia hết, số bị chia là 7 thì thương lớn nhất là mấy ?
+ Vậy 7 chia mấy thì bằng 7 ?
+ Trong phép chia hết, 7 chia cho mấy thì được thương lớn nhất.
+ Trong phép chia hết, 7 chia cho mấy thì được thương bé nhất.
- GV nhận xét
* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau Luyện tập
- HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- Mỗi nhóm có 3 ô vuông.
- Phép tính 6 : 2 = 3 ( ô vuông )
- Chia được 2 nhóm như thế.
- Phép tính 6 : 3 =2 ( nhóm )
- Muốn tìm số chia thì ta lấy số bị chia, chia cho thương.
- HS nhắc lại quy tắc.
- 1 HS đọc SGK
- HS làm vào vở 
35 : 5 = 7 28 : 7 = 4 24 : 6 = 4 
35 : 7 = 5 28 : 4 = 7 24 : 4 = 6 
- 1HS đọc SGK
- Ta lấy số bị chia, chia cho số thương.
- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- 1HS đọc SGK
+ Thương lớn nhất là 7.
+ 7 chia cho 1 thì bằng 7.
+ 7 chia cho 1 thì được thương lớn nhất.
+ 7 chia cho 7 thì được thương bé nhất.
........................................................................
Tự nhiên và xã hội
Vệ sinh thần kinh ( tiếp theo )
I/ Mục tiêu:
- Nêu được vai trò giấc ngủ đối với sức khỏe 
- Hiểu làm việc điều độ, có kế hoạch, khoa học là có lợi cho cơ quan thần kinh, đặt biệt là vai trò của giấc ngủ.
- Lập được thời gian biểu hằng ngày hợp lý.
- Có ý thức thực hiện thời gian biểu.
- Kĩ năng sống:Quản lí thời gian để thực hiện thời gian biểu hằng ngày.
II/ Đồ dùng dạy – học:
- Bảng mẫu 1 thời gian biểu 
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
* Kiểm tra, giới thiệu bài
- GV kiểm tra nội dung bài học trước “Vệ sinh thần kinh”
- GV nhận xét 
- GV nêu bài học
* Vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận các câu hỏi sau
+ Các thành viên trong nhóm đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ ?
+ Theo con, một ngày mỗi người nên ngủ mấy tiếng, từ mấy giờ đến mấy giờ ?
+ Giấc ngủ ngon có tác dụng gì đối với cơ thể và cơ quan thần kinh ?
+ Để ngủ ngon, con thường làm gì ?
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. 
- GV nhận xét câu trả lời của HS, kết luận 
 Khi ngủ cơ thể ngừng mọi hoạt động các bộ phận hay các cơ quan trong cơ thể cũng được nghỉ ngơi  Chúng ta nên ngủ đủ từ 7 đến 8 giờ trong 1 ngày. Trẻ em nên ngủ 10 giờ.
 * Lập thời gian biểu 
+ GV yêu cầu HS thảo luận lập thời gian biểu
+ GV yêu cầu HS trình bày về thời gian biểu của bản thân 
- Chúng ta lập thời gian biểu để làm gì ?
- Làm việc theo thời gian biểu hợp lý để làm gì ?
- GV nhận xét và kết luận 
* Củng cố, dăn dò:
- GV gọi HS đọc lại mục bạn cần biết.
- GV nhận xét chung tiết học.
- chuẩn bị bài sau 
- HS nêu lại nội dung bài học, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS chia nhóm và thảo luận ghi lại kết quả ra giấy
+ Theo con, một ngày mỗi người nên ngủ đủ 7 đến 8 tiếng, từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng. 
+Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể và cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi, bởi vậy sẽ giúp cho cơ thể chúng ta mạnh khỏe.
+ Để ngủ ngon, con thường ngủ ở nơi thoáng mát.
- Đại diện nhóm trình bày
- HS chú ý lắng nghe 
+ HS thảo luận nhóm đôi 
+ HS trình bày thời gian biểu.
- Chúng ta lập thời gian biểu để làm mọi công việc một cách khoa học.
- Làm việc theo thời gian biểu hợp lý để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cơ quan thần kinh.
- HS chú ý lắng nghe. 
....................................................................... 
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2015
Thủ công
Gấp, cắt, dán bông hoa ( tiết 2 )
I/ Mục tiêu:
- Biết gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh để được bông hoa 5 cánh. Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh.
- Gấp, cắt, dán được bông hoa tương đối đều nhau.
- Trang trí được những bông hoa theo ý thích.
- HS yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Giấy thủ công, kéo thủ công, bút màu, hồ dán, thước, 
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
* Kiểm tra, giới thiệu bài
- GV gọi HS nội dung bài học trước.
- GV nhận xét và đánh giá.
- GV nêu bài học
* Thực hành
- Gọi HS lên bảng nhắc lại các bước gấp, cắt, dán bông hoa đã học.
- GV nhận xét và nhắc lại các bước gấp, cắt, dán bông hoa đã học.
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp, cắt bông hoa.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khă

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tuan_8_chuan.doc