Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 (Buổi chiều) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu

Luyện toán

ÔN: BẢNG NHÂN 7

I. Mục tiêu

- Củng cố kĩ năng thực hành làm tính trong phạm vi bảng nhân 7.

- Giải toán có lời văn.

II. Đồ dùng dạy - học

- Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS đọc bảng nhân 7.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Trực tiếp

2. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài1: Tính nhẩm:

7 X 5 = 7 x 9 =

5 x 7 = 9 x 7 =

7 x 7 = 7 x 1 =

Bài2: Tính

- GV HD làm mẫu,và nhắc lại cách thực hiện

a) 7 x 5 + 15 = 35 + 15

 = 50

b) 7 x 9 + 17 =

c) 7 x 4 + 32 =

- GV nhận xét chốt lại bài.

Bài3: Một dàn đồng ca có 7 HS nam, số HS nữ gấp 2 lần số HS nam. Hỏi dàn đồng ca có bao nhiêu HS nữ?

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

C. Củng cố dặn dò

- GV hệ thống lại bài.

- Nhận xét giờ học.

- Một số HS đọc bảng nhân 7.

- Lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm miệng.

- HS nhận xét khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.

- HS nêu cách thực hiện.

- 2HS lên làm lớp làm vào vở.

b) 7 x 9 + 17 = 49 + 17

 = 66

c) 7 x 4 + 32 = 28 + 32

 = 60

- HS chữa bài.

- HS đọc đề bài.

- HS trả lời và nêu tóm tắt.

- 1HS lên làm lớp làm vào vở.

Bài giải

Dàn đồng ca có số HS nữ là:

7 x 2 = 14 (học sinh)

Đáp số: 14 học sinh.

- Lắng nghe.

 

doc 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 (Buổi chiều) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
	Ngày soạn: 2/10/2015
 	Ngày giảng: Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2015
Luyện Tiếng Việt
ÔN CHỮ HOA D, Đ
I. Mục tiêu 
- Viết đúng chữ hoa D, Đ, N (1 dòng).
- Câu ứng dụng(1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ, chữ nghiêng.
	Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
	Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ viết hoa D, Đ.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- HS viết D, Đ.
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa
a. Luyện viết chữ hoa.
- GV viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu HS tập viết vào bảng con các chữ hoa vừa nêu.
- GV theo dõi, uốn nắn.
b. Luyện viết câu ứng dụng
- Yêu cầu một HS đọc câu.
+ Câu ca dao nói gì?
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con chữ Tháp Mười.
c. Hướng dẫn viết vào vở
- Nêu yêu cầu như vở.
- Nhắc nhớ HS về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. 
d. Nhận xét chữa bài 
- GV nhận xét vở 1 số em.
- Nhận xét chung để rút kinh nghiệm.
 C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà.
- 2 HS viết bảng, lớp viết bảng con. 
- Sửa sai.
- Lắng nghe.
- Lớp theo dõi.
- Lớp tập viết trên bảng con: D, Đ, N. 
- Đọc câu ứng dụng.
- HS nêu.
- HS tập viết vào bảng con chữ Tháp Mười trong câu ứng dụng 
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của GV. 
- HS nộp vở theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe.
	Ngày soạn: 04/10/2015
	Ngày giảng: Thứ tư ngày 07 tháng 10 năm 2015
Luyện toán
ÔN: BẢNG NHÂN 7
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng thực hành làm tính trong phạm vi bảng nhân 7.
- Giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bảng nhân 7.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài1: Tính nhẩm:
7 X 5 = 7 x 9 =
5 x 7 = 9 x 7 =
7 x 7 = 7 x 1 =
Bài2: Tính
- GV HD làm mẫu,và nhắc lại cách thực hiện
a) 7 x 5 + 15 = 35 + 15
 = 50 
b) 7 x 9 + 17 = 
c) 7 x 4 + 32 = 
- GV nhận xét chốt lại bài.
Bài3: Một dàn đồng ca có 7 HS nam, số HS nữ gấp 2 lần số HS nam. Hỏi dàn đồng ca có bao nhiêu HS nữ?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
C. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học.
- Một số HS đọc bảng nhân 7.
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm miệng.
- HS nhận xét khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
- HS nêu cách thực hiện.
- 2HS lên làm lớp làm vào vở.
b) 7 x 9 + 17 = 49 + 17
 = 66
c) 7 x 4 + 32 = 28 + 32
 = 60
- HS chữa bài.
- HS đọc đề bài.
- HS trả lời và nêu tóm tắt.
- 1HS lên làm lớp làm vào vở.
Bài giải
Dàn đồng ca có số HS nữ là:
7 x 2 = 14 (học sinh)
Đáp số: 14 học sinh.
- Lắng nghe.
Luyện Tiếng Việt
LỪA VÀ NGỰA
I. Mục tiêu
- Biết đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lừi dẫn chuyện với lòi nhân vật 
- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ngụ ngôn khuyên chúng ta phải biết thương yêu và giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn hoạn nạn. Giúp đỡ bạn bè chính là giúp mình và bỏ mặc bạn chính là làm hại mình. 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ cho bài đọc.
- Viết sẵn câu luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp bài “Trận bóng dưới lòng đường”
- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
- Trực tiếp.
2. Luyện đọc 
a. GV đọc mẫu toàn bài
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu GV kết hợp uốn nắn cho HS các từ khó. 
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
- GV hướng dẫn ngắt nhịp câu dài. 
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm 4. Kết hợp giải nghĩa các từ ngữ trong bài.
- GV theo dõi hướng dẫn các nhóm luyện đọc.
- GV gọi 1 HS đọc bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* HS đọc thầm đoạn 1
- Khi có việc đi xa, người chủ đã phân công việc cho lừa và ngựa ntn?
- Lừa khẩn khoản xin ngựa điều gì? 
- Khi đó, ngựa trả lời như thế nào?
- Vì sao ngựa không giúp lừa?
*HS đọc thầm đoạn 2
- Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- Khi đó ngựa than vãn như thế nào?
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
4. Luyện đọc lại 
- GV và 2 HS có năng khiếu phân vai.
- Yêu cầu HS chia nhóm 3HS luyện đọc phân vai.
- GV gọi 3 nhóm thi đọc bài.
- Nhận xét.
C. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà.
- 3 HS đọc nối tiếp bài “Trận bóng dưới lòng đường”
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi bài.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- Phát âm: lưng lừa, mang nặng, việc ai lấy lo.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm 4
- 1 HS đọc bài.
1. Sự ích kỉ của ngựa.
- Người chủ cưỡi lên lưng ngựa , còn bao nhiêu đồ đạc thì chất hết lên lưng lừa. 
- Lừa xin ngựa mang giúp mình dù chỉ là một ít đồ. Lừa còn nói với ngựa là nó sắp kiệt sức rồi.
- Việc ai người ấy lo, ngựa không thể giúp lừa.
- Vì ngựa là kẻ ích kỉ, không biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
2. Cái chết của chú lừa và sự ân hận của chú ngựa.
- Lừa vì kiệt sức đã ngã gục và chết. Ngựa phải làm tiếp phần việc dở dang của lừa.
- “ôi tôi mới dại dột làm sao !Tôi đã không giúp lừa dù chỉ là chút ít, nên bây giờ phải mang nặng gấp đôi”.
* Câu chuyện ngụ ngôn khuyên chúng ta phải biết thương yêu và giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn hoạn nạn. Giúp đỡ bạn bè chính là giúp mình và bỏ mặc bạn chính là làm hại mình. 
- HS luyện đọc phân vai.
- 3 nhóm thi đọc bài.
- HS lắng nghe.
Ngày soạn: 06/10/2015
	Ngày giảng: Thứ sáu ngày 09 tháng 10 năm 2015
Thực hành kiến thức
ÔN TẬP: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH
I. Mục tiêu
- Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
- Biết được tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ.
II. Đồ dùng dạy học.
- Các hình SGK trang28, 29.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài Trực tiếp.
2. Các hoạt động
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Em phản ứng thế nào khi:
+ Chạm tay vào vật nóng (cốc nước, bóng đèn, bếp đun)?
+ Vô tình ngồi phải vật nhọn?
+ Nhìn thấy một cục phấn ném về phía mình?
+ Nhìn thấy người khác ăn chanh chua?
+ Cơ quan nào điều khiển các phản ứng đó ?
- GV gọi đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. 
- GV yêu cầu các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- GV hỏi:
+ Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là gì?
+ Vậy phản xạ là gì?
+ Kể thêm một số phản xạ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
+ Giải thích hoạt động phản xạ đó.
 Kết luận: trong cuộc sống, khi có một tác động bất ngờ nào đó tới cơ thể, cơ thể sẽ có phản ứng trở lại để bảo vệ cơ thể, gọi là các phản xạ. Tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động của phản xạ này. Ví dụ: nghe tiếng động mạnh bất ngờ ta thường giật mình và quay người về phía phát ra tiếng động; con ruồi bay qua mắt, ta nhắm mắt lại, 
b. Hoạt động2: Thảo luận
- Cho HS chơi trò chơi “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, chui vào hang”.
- Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi.
- Yêu cầu thảo luận nhóm.
- Não và tuỷ sống có vai trò gì.
- Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan.
- Điều gì xảy ra nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV kết luận.
C. C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS xem lại nội dung bài.
- Hai HS phát biểu. Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS chia nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Em sẽ giật tay trở lại.
+ Em sẽ đứng bật dậy.
+ Em tránh cục phấn (hoặc lấy tay ôm đầu để che).
+ Nước bọt ứa ra.
+ Tủy sống điều khiển các phản ứng đó của cơ thể.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là phản xạ.
- Phản xạ là khi có một tác động bất ngờ nào đó tới cơ thể, cơ thể sẽ có phản ứng trở lại để bảo vệ cơ thể.
- HS kể: 
- Hắt hơi khi ngửi hạt tiêu
- Hắt hơi khi bị lạnh.
- Rùng mình khi bị lạnh.
- Giật mình khi nghe tiếng động lớn. 
- HS giải thích.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi.
- HS phát biểu.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục Bạn cần biết và liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 7 - thu - chiều.doc