Giáo án Lớp 3 - Tuần 6

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 A. TẬP ĐỌC

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật "tôi" với lời người mẹ.

 -Hiểu ý nghĩa:Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 B. KỂ CHUYỆN

- Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ câu chuyện.

- Bảng viết sẵn câu, đoạn để luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Tổ chức lớp (1p)

2. Bài cũ (3p)

- Mời 2 HS đọc bài “Cuộc họp của chữ viết” - TLCH về nội dung bài.

- GV nhận xét, ghi điểm.

 3. Bài mới

 

doc 30 trang Người đăng honganh Lượt xem 1917Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trật tự, an toàn 
12-14p
8-10p
 ã ã ã ã 
 ã ã ã ã 
 XP D GV 
- GV nêu lại tên động tác và cách thực hiện động tác.
- GV phân tích và làm mẫu động tác.
- GV gọi 1-2 HS lên thực hiện lại động tác.
GV cùng HS quan sát và nhận xét động tác.
- GV tổ chức cho HS thực hiện. GV quan sát và sửa sai cho HS.
Lần 1-2: GV điều khiển.
D GV 
- Lần 3-4: Cán sự điều khiển, 
- Giáo viên nêu tên trò chơi.
- Mời HS nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- GV phân tích và làm mẫu trò chơi 
- GV cho HS chơi thử 1-2 lần -> GV tổ chức cho HS chơi.
 HS nào thua “ lò cò 1 vòng sân”
. Phần kết thúc:
- Thả lỏng: Bằng trò chơi “Chim bay cò bay’’.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn dò: Ôn đi vượt chướng ngại vật và chơi trò chơi mà em yêu thích.
1p
2p
1p
D GV 
- Theo đội hình vòng tròn.
- Giáo viên điều khiển và cho HS về lớp.
 Chính tả (Tiết số 11)
Nghe – viết: Bài tập làm văn
I. Mục đích, yêu cầu 
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi 
 -Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo/ oeo ( BT2) 
 - Làm đúng BT(3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV chọn.
II. Đồ dùng dạy - học 
	- Bảng phụ viết BT2, BT3a.
	- Vở bài tập TV3. 
III. các Hoạt động dạy - học 
1. Tổ chức lớp (1p)
2. Bài cũ (3p) 
- Mời 2 HS lên thi tìm và viết 3 tiếng có vần oam
- GV đọc cho HS lên viết bảng lớp, lớp viết vở nháp: nắm cơm, lắm việc ; gạo nếp, lo lắng.
- GV nhận xét, ghi điểm.
	3. Bài mới (34p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS viết chính tả (24p).
* Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- GV đọc diễn cảm bài chính tả.
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung đoạn viết, hỏi:
? Bài chính tả kể về việc gì ?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả. GV hỏi:
? Đoạn văn có mấy câu? Chữ cái đầu mỗi câu được viết ntn?
? Tìm các tên riêng trong bài chính tả? Tên riêng ấy được viết như thế nào ?
- HD HS tập viết những từ hay viết sai.
GV đọc từng từ cho HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp.
* Viết chính tả 
- GV đọc lại bài chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, chú ý uốn nắn tư thế HS.
* Chấm, chữa bài
- GV đọc lại bài để HS soát và chữa lỗi trong bài viết.
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.
c. HD HS làm bài tập chính tả (10p) 
*Bài 2: 
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS cả lớp làm bài vào VBT.
- GV đưa bảng phụ ghi bài tập, mời 3 HS lên làm bài.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng:
a) khoeo chân; 
b) người lẻo khẻo; 
c) ngoéo tay.
* Bài 3a:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS cả lớp làm bài vào VBT.
- GV đưa bảng phụ ghi bài tập, mời HS lên làm bài.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng:
Tay siêng làm lụng 
cho sáng mà tin 
- 1 HS đọc lại bài chính tả.
 - Cô-li-a đã viết bài văn kể cả những việc mình chưa bao giờ làm. Vì vậy khi mẹ bảo đi giặt quần áo Cô-li-a rất ngạc nhiên, nhưng sau đó bạn vui vẻ làm vì đó là điều bạn đã nói trong bài tập làm văn
- 4 câu. Chữ cái đầu mỗi câu được viết hoa.
- Cô-li-a, tên riêng ấy được viết hoa chữ cái đầu tiên, đặt gạch nối giữa các tiếng.
- HS tập viết những từ hay viết sai: Cô-li-a, lúng túng, ngạc nhiên, ...
- 2,3 HS nhìn bảng đọc lại.
- HS ghi nhớ những tiếng khó hoặc dễ lẫn trong bài chính tả.
- HS viết bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
* HS đọc yêu cầu của bài.
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
- 3 HS lên làm bài.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung 
- HS đọc lại bài làm đúng.
Chữa bài trong VBT.
* HS đọc yêu cầu của bài.
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS lên làm bài.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung 
- HS đọc lại bài làm đúng.
Chữa bài trong VBT.
	4. Củng cố - Dặn dò (2p)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài viết này. Chuẩn bị bài chính tả sau.
Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2009.
Tập đọc 
Tiết 8. Nhớ lại buổi đầu đi học
I. Mục đích, yêu cầu 
-Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm .
 - Hiểu nội dung:Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học( trả lời được các câu hỏi 1,2,3). 
 - HS khá, giỏi thuộc 1 đoạn văn em thích.
II. Đồ dùng dạy- học 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Tổ chức lớp (1’)
	2. Bài cũ (3-4’)
- Gọi 2 học sinh: mỗi em kể lại một đoạn truyện “Bài tập làm văn”. Sau đó 1 em trả lời câu hỏi 4, 1 em nói ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét, ghi điểm.
	3. Bài mới (34’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài
- Cho cả lớp hát bài "Ngày đầu tiên đi học".
- GV vào bài: Mỗi chúng ta ai cũng có kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học.Trong giờ tập đọc này, chúng ta sẽ được biết những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của nhà văn Thanh Tịnh trong buổi đầu đi học qua bài “ Nhớ lại buổi đầu đi học”..
b. Luyện đọc (15p)
* Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng chậm rãi, tình cảm, nhẹ nhàng.
- GV tóm tắt nội dung – HD chung cách đọc.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó,dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. 
+ Hướng dẫn chia làm 3 đoạn (như SGK)
- Mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Luyện đọc từng đoạn, GV chú ý HD HS ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phấy và giữa các cụm từ trong câu dài.
GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ mới trong bài: (HS khá giỏi đặt câu)
? Em hiểu thế nào là nao nức? Đặt câu với từ này.
? Mơn man có nghĩa là gì? Đặt câu với từ này.
? Bầu trời thế nào được gọi là quang đãng?
- Đọc từng đoạn trong nhóm đôi (2p).
GV theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
- Mời 2 nhóm đôi thi đọc.
c. Tìm hiểu bài (12p)
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, TLCH:
? Tác giả nhớ về kỉ niệm gì?
+ GV ghi: tựu trường (ngày đầu tiên đến trường để chuẩn bị vào năm học mới) 
? Điều gì gợi tác giả nhớ đến những buổi tựu trường?
+ GV ghi: nao nức, mơn man 
? Tác giả đã so sánh những cảm giác của mình được nảy nở trong lòng với cái gì?
 GV: Điều đó cho thấy những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học của tác giả thật đẹp. Chúng ta tìm hiểu tiếp để thấy vẻ đẹp này. Hãy đọc đoạn 2.
? Trong ngày tựu trường đầu tiên, vì sao tác giả cảm thấy cảnh vật xung quanh có sự thay đổi lớn? (Dành cho HS khá giỏi)
- GV chốt: Ngày đến trường đầu tiên với mỗi trẻ em và với gđ của mỗi em là một ngày quan trọng, là một sự kiện, là một ngày lễ. Vì vậy, ai cũng hồi hộp trong ngày đến trường, khó có thể quên kỉ niệm của ngày đến trường đầu tiên.
 GV chuyển ý: Đoạn 2 tác giả đã cho chúng ta thấy vẻ khác lạ của cảnh vật trong buổi đầu tựu trường, vậy còn các bạn học sinh trong buổi đầu tựu trường như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3:
? Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường?
+ GV ghi: bỡ ngỡ, ngập ngừng (chú giải)
d. Luyện đọc lại và HTL đoạn văn em thích (6-8p)
- GV đọc diễn cảm đoạn 1.
? Cô đọc nhấn giọng những từ ngữ nào? 
- GV hướng dẫn HS đọc hay đoạn 1.
? Em thích đoạn văn nào nhất? Vì sao? Hãy HTL đoạn văn đó.
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng đoạn văn mà mình thích.
- Mời vài HS đọc thuộc đoạn văn mà mình thích.
GV nhận xét, tuyên dương các học sinh đọc thuộc lòng và hay.
- Cả lớp cùng hát.
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu.
- Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên.
+ HS dùng bút chì đánh dấu phân chia các đoạn trong bài.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài.
- HS luyện đọc từng đoạn theo HD của GV.
- HS giải nghĩa các từ khó trong bài (dựa vào chú giải, đặt câu)
+ Nao nức là hăm hở, phấn khởi: Cứ mỗi độ thu về chúng em nao nức đón ngày tựu trường.
+ Mơn man có nghĩa là nhẹ và dễ chịu. Làn gió thổi mơn man trên mái tóc em.
+ Là bầu trời sáng sủa, ít mây.
- HS từng cặp đọc và trao đổi với nhau về cách đọc.
- 2 nhóm thi đọc.
* HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời: 
- Tác giả nhớ về ngày tựu trường.
- Vào cuối thu khi lá ngoài đường rụng nhiều làm tác giả nhớ lại buổi tựu trường.
- Tác giả so sánh những cảm giác về buổi tựu trường của mình giống như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo.
- Học sinh tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em: Vì cậu bé đã trở thành học sinh nên thấy bỡ ngỡ, thấy mọi điều đều đổi khác
- Mấy học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ; như những con chim chỉ dám nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ; thèm vụng và ao ước được như những học trò cũ quen thầy, quen bạn để khỏi bỡ ngỡ.
- cuối thu, nao nức, mơn man, nảy nở, mỉm cười.
- HS luyện đọc hay đoạn 1.
 2 HS khá giỏi thi đọc đoạn văn trên.
- Tự học thuộc lòng.
- HS đọc thuộc đoạn văn mà mình thích.
 Cả lớp theo dõi và nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò (2p)
? Hãy tìm những câu văn có sử dụng so sánh trong bài.
? (HS giỏi) Nội dung bài này nói về điều gì?
? Em còn nhớ ngày đầu tiên mình đi học không?
- Dặn HS về đọc lại bài này, nhớ lại buổi đầu đi học của mình để kể lại trong tiết tập làm văn tới. 
Chuẩn bị bài TĐ - KC: Trận bóng dưới lòng đường.
Tập viết 
Tiết 6. Ôn chữ hoa: D, Đ
I. Mục đích, yêu cầu :
- Viết đúng chữ hoa D(1 dòng), Đ, H(1 dòng); viết đúng tên riêng Kim Đồng(1dòng) và câu ứng dụng: “Dao có mài  mới khôn.” 1 lần bằng chữ cỡ nhỏ .
II. Đồ dùng dạy- học :
 - Mẫu chữ viết hoa D, Đ, K; Kim Đồng
 - Câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 - Vở tập viết, bảng con, phấn 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Tổ chức lớp (1p)
2. Bài cũ (3-4p) 
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà 
- 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước 
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Chu Văn An
 - GV nhận xét, ghi điểm .
	3. Bài mới (32p)	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài
b. HD HS viết trên bảng con (18p)
* Luyện viết chữ hoa:
? Trong bài có những chữ cái nào được viết hoa?
- GV đính lên bảng mẫu chữ viết hoa D;
? Chữ D viết hoa cao mấy dòng, rộng mấy ô?
?(Dành cho HS khá giỏi) Chữ D viết hoa gồm mấy nét, là nét gì?
+ GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết chữ D.
- Chữ Đ, K hướng dẫn HS viết tương tự.
? Chữ D, Đ viết có gì giống và khác nhau?
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng).
? Nói những điều em biết về anh Kim Đồng?
- GV đính lên bảng mẫu chữ: 
- GV viết mẫu lên bảng.
* Luyện viết câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ: Con người có chăm học mới khôn ngoan, trưởng thành.
? Trong câu này, những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
- GV đưa mẫu câu ứng dụng.
? (Dành cho HS khá giỏi) Câu tục ngữ khuyên ta diieù gì?
c. HD HS viết vào vở tập viết (10p).
- GV nêu yêu cầu: 
+ Các chữ viết hoa viết 2 dòng cỡ nhỏ.
+ Từ ứng dụng viết 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Câu ứng dụng viết 1 lần cỡ nhỏ.
- GV nhắc HS tư thế ngồi đúng.
GV quan sát HS viết bài, uốn nắn tư thế cho các em.
d. Chấm, chữa bài (4’)
- GV thu chấm 5 - 7 bài.
- GV nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
* HS đọc bài tập viết trong SGK.
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: D, Đ, K
- HS quan sát nhận xét, nêu cách viết chữ D.
+ HS lên bảng viết, cả lớp viết chữ D vào bảng con.
- HS tập viết chữ Đ, K
* HS đọc tên riêng: Kim Đồng
- Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của Đội TNTPHCM. Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, quê ở Nà Mạ, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, hi sinh năm 1943, lúc đó anh mới 15 tuổi.
- HS nhận xét độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các con chữ và các chữ.
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp.
* HS đọc câu ứng dụng: Dao có mài mới khôn.
- HS quan sát, nhận xét cách viết.
- HS tập viết vào vở nháp: Dao
- HS viết bài vào vở.
	4. Củng cố - Dặn dò (2p)
- GV nhận xét giờ học. Biểu dương những HS viết chữ đúng đẹp.
- Dặn HS về viết tiếp phần còn lại của bài, HTL câu tục ngữ.
	Chuẩn bị bài 7.
Toán 
Tiết 28. Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia)
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán.
II. Đồ dùng dạy - học 
III. các Hoạt động dạy - học
1. Tổ chức lớp (1p)
	2. Bài cũ (3p)
- Mời 2 HS lên làm, lớp làm vở nháp: 68 : 2 ; 96 : 3
- GV cùng HS nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới (34p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài - ghi bảng.
b. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu phần a)
+ Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở, mời 4 HS lên làm.
+ Yêu cầu từng học sinh vừa lên bảng vừa nêu rõ cách thực hiện của mình. Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
+ GV nhận xét, chốt kết quả đúng và cách chia.
- Cho HS đọc yêu cầu phần b)
+ GV HD để HS hiểu cách làm của mẫu.
+ Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở theo mẫu. Mời 4 HS lên bảng làm bài.
+ Cho HS nhận xét, nêu lại cách chia.
+ GV nhận xét, chốt kết quả đúng và cách chia gọn.
* Bài 2: 
- Mời HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh nêu cách tìm một phần tư của một số, sau đó tự làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng và khắc sâu cách tìm một phần mấy của một số.
* Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài.
- HS khá giỏi nêu hướng giải bài toán.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng và cách giải.
* HS đọc yêu cầu phần a)
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 4 học sinh lên bảng làm bài
 48 2	 
 4 	24	
 08
 8 
 0
- HS nêu cách thực hiện.
* HS đọc yêu cầu phần b)
- Cả lớp làm bài vào vở theo mẫu, 4 HS lên bảng làm bài.
HS nhận xét, nêu lại cách chia gọn.
* HS nêu yêu cầu của bài tập.
- 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.
* 1 học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh khá lên lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
My đã đọc được số trang sách là:
84 : 2 = 42 (trang)
Đáp số: 42 trang.
4. Củng cố - Dặn dò (2p)
- GV giúp HS khắc sâu cách chia.
- Dặn HS về ôn bài, làm bài tập trong VBT.
	Chuẩn bị bài sau: Phép chia hết và phép chia có dư.
Tự nhiên và xã hội 
Tiết 11. Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kể được tên 1 số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên. 
II. Đồ dùng dạy - học 
- Sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Tranh vẽ 2 à5 như sgk.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Tổ chức lớp (1p)
2. Bài cũ (2p) 
? Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào? (Hai quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái).
 3. Bài mới (30p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài - ghi bảng.
b. Hoạt động 1: Thảo luận (10p)
* Bước 1: Thảo luận nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK/ 24 và thảo luận câu hỏi:
? Tại sao chúng ta cần phải giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
- GV có thể gợi ý: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểugiúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không hôi hám, ngứa ngáy.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu một số cặp lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét.
* Kết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiểm trùng.
c. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận (20p).
* Bước 1: Làm việc cá nhân 
GV yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4, 5 trong SGK/ 25 và nói xem các bạn trong hình đang làm gì? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả - Tiếp theo, GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi:
? Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu?
? Tại sao hàng ngày chúng ta cần phải uống đủ nước?
- HS khá- giỏi nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
- GV kết luận: (mục “Bạn cần biết” trong SGK/ 25)
- GV yêu cầu HS tự liên hệ xem các em có thường xuyên tắm rửa sach sẽ, thay quần áo-đặc biệt là quần áo lót, có uống đủ nước và không nhịn đi tiểu hay không?
- Giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không hôi hám, không ngứa ngáy, bị nhiễm trùng
- Một số cặp lên trình bày kết quả thảo luận.
- Học sinh làm việc cá nhân quan sát và nêu một số việc cần làm để giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Một HS trình bày trước lớp, HS khác bổ sung.
- Tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo, hằng ngày thay quần áo đặc biệt là quần áo lót.
- Để bù nước cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra hằng ngày để tránh việc sỏi thận
- HS đọc mục “Bạn cần biết” trong SGK/ 25.
- Học sinh tự liên hệ.
4. Củng cố - Dặn dò (2p)
- HS nhắc lại nội dung chính của bài. Liên hệ giáo dục học sinh 
- Dặn HS về ôn bài, làm bài trong VBT, Nhắc học sinh thực hiện tốt các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
 Chuẩn bị bài 12: Cơ quan thần kinh.
Thứ năm ngày 01 tháng 10 năm 2009.
Toán 
Tiết 29. Phép chia hết và phép chia có dư
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- Biết số dư bé hơn số chia.
II. Đồ dùng dạy - học: 
	Các tấm bìa có chấm tròn (như SGK).
III. các Hoạt động dạy - học 
1. Tổ chức lớp (1p)
2. Bài cũ (2p)
- Mời 2 HS lên làm, lớp làm vở nháp: 39 : 3 ; 84 : 4
- GV cùng HS nhận xét, ghi điểm.
	3. Bài mới (34p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài:
b. HD HS nhận biết phép chia hết và phép chia có dư (15-1p)
* Phép chia hết:
- GV ghi phép chia lên bảng: 8 : 4 = ?
- Yêu cầu HS thực hiện phép chia vào vở, mời 1 HS lân bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét.
? Phép chia này dư mấy?
- GV cho HS kiểm tra lại bằng mô hình: Có 8 chấm tròn, chia đều làm 2 nhóm thì mỗi nhóm được 4 chấm tròn và không thừa ra chấm tròn nào, vậy 8 : 2 không thừa, ta nói 8 : 2 là phép chia hết.
- GV yêu cầu HS nêu vài ví dụ về phép chia hết.
* Phép chia có dư:
- GV ghi tiếp phép chia: 9 : 4 = ?
- Gọi HS khá giỏi lên bảng làm- lớp làm ra giấy nháp
- Lớp nhận xét- 3, 4 HS nhắc lại cách thực hiện tính chia.
? Phép chia này dư mấy?
- GV cho HS kiểm tra lại bằng mô hình: Có 9 chấm tròn, chia đều làm 2 nhóm thì mỗi nhóm được 4 chấm tròn và còn thừa ra 1 chấm tròn , vậy 9 : 2 được 4 và còn thừa1, ta nói 9 : 2 là phép chia có dư.
- GV chỉ vào số 1 trong phép chia và nói:
 “1 là số dư”, viết bảng 9 : 2 = 4 (dư 1)
+ Cho vài HS đọc lại phép tính.
? Em hãy so sánh số dư và số chia trong phép chia này?
- GV khắc sâu cho HS: Số dư bao giờ cũng bé hơn số chia, vì nếu số dư lớn hơn hoặc bằng số chia thì có thể chia tiếp nữa 
? Em hãy phân biệt phép chia hết và phép chia có dư? (HS khá giỏi nêu)
- GV yêu cầu HS nêu vài ví dụ về phép chia có dư.
c. Thực hành (17p)
* Bài 1: 
a) GV cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV giúp HS hiểu cách làm của mẫu như SGK.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, mời 3 HS nối tiếp nhau lên làm.
- Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
? Các phép chia trong phần a) này là phép chia hết hay chia có dư?
b) Tiến hành tương tự như phần a)
* Bài 2:
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện lại để biết được phép tính đó đúng hay sai.
- Mời 4 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng và cách làm.
* Bài 3:
- Yêu cầu học sinh quan sát hình và trả lời câu hỏi: Hình nào đã khoanh vào số ô tô?
? Làm tn em biết là hình a) đã khoanh vào ẵ ssố ô tô?
- HS đọc lại phép tính.
-HS thực hiện phép chia vào vở, 1 HS lân bảng làm.
- dư 0.
- HS kiểm tra lại bằng mô hình
- HS nhắc lại: 8 : 2 là phép chia hết.
- HS nêu ví dụ: 9 : 3= 3; 24 : 4 = 6 
- Học sinh theo dõi.
 9 2 * 9 chia 2 được 4,
 viết 4
 8 4 * 4 nhân 2 bằng 8; 
	1	 9 trừ 8 bằng 1.
 - dư 1.
- HS kiểm tra lại bằng mô hình
- HS nhắc lại: 9 : 2 là phép chia có dư.
- Vài HS đọc lại phép tính.
- số dư là 1 bé hơn số chia là 2.
- HS nêu ví dụ: 7 : 2 = 3 (dư 1); 15 : 7 = 2 (dư 1) 
* HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm bài vào vở, 3 học sinh lên bảng làm bài phần a.
- HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- Các phép chia trong phần này là phép 
chia hết. 
- 19 : 3 = 6 (dư 1) 1 < 3
 29 : 6 = 4 (dư 5) 5 < 6
 19 : 4 = 4 (dư 3) 3 < 4
* HS nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh tự giải. 
- Đổi vở nhau kiểm tra 
- 4 HS lên bảng làm bài.
HS nhận xét, giảI thích vì sao ghi Đ (S)
a) Ghi Đ vì 32 : 4 = 8
b) Ghi S vì 30 : 5 = 6 không dư còn bài 
lại có dư và số dư 6 = 6.
c) Ghi Đ vì 48 : 6 = 8 không dư.
d) Ghi S vì 20 : 3 = 6 (dư 2), trong bài 
số dư lớn hơn số chia.	
- Hình a đã khoanh vào vào số ô tô.
4. Củng cố - Dặn dò (2p)
- GV giúp HS khắc sâu hiểu biết về phép chia hết và phép chia có dư.
- Dặn HS về ôn bài, HS yếu làm lại BT1(29).
	Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Thể dục 
Tiết 12. Đi chuyển hướng phải - trái. 
 Trò chơi “mèo đuổi chuột’’
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết cách đi chuyển hướng phải, trái. 
- Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột’’. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. Địa điểm, phương tiện
* Địa điểm: Trên sân trường được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
* Phương tiện: 1 còi, kẻ vạch, chuẩn bị dụng cụ cho phần đi chuyển hướng phải trái.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
phương pháp lên lớp
TG
SL
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Giậm chân tại chỗ theo nhịp.
- Chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”.
2p
1p
2p
1p
 Cán sự tập hợp lớp từ 4 hàng dọc, quay ngang, báo cáo.
 ã ã ã ã ã ã
 ã ã ã ã ã ã
 ã ã ã ã ã ã
 D GV
- Cán sự hướng dẫn lớp khởi động, giáo viên quan sát nhắc nhở.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi.
2. Phần cơ bản:
a. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang.
b. Học di chuyển hướng phải, trái. 
 - Yêu cầu: Đặt bàn chân đúng.
 Thân người thẳng.
c. Chơi trò chơi;
 “Mèo đuổi chuột”.
 - Yêu cầu: Chơi chủ động.
 Đúng luật.
6p-8p
10p-12p
6p
 ã ã ã ã ã ã
 ã ã ã ã ã ã
 ã ã ã ã ã ã
 D GV
Lần 1-2: GV điều khiển.
Lần 3-4: CS điều khiển.
- GV quan sát va sửa sai cho HS.
 ã ã ã ã 
 ã ã ã ã 
 XP D GV
- GV nêu tên động tác và cách thực hiện động tác.
- GV phân tích và làm mẫu động tác.
- GV gọi 1-2 HS lên thự

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6 - GA3.doc