Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

 TIẾT 1: TẬP ĐỌC

 CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT

I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Đọc đúng : chú lính, lấm tấm, từ nay, dõng dạc,. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung. Hiểu cách tổ chức một cuộc họp.

 - Giáo dục HS có ý thức trong khi đọc.

II. CHUẨN BỊ:

 - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cần HD HS luyện đọc và HTL.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

 - 4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của chuyện “Người lính dũng cảm” và trả lời các câu hỏi về nội dung các đoạn.

 - HS, GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

 b) Các hoạt động:

* HĐ1: Luyện đọc

 - GV đọc mẫu bài đọc.

 - HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ khó.

 + Luyện đọc từng câu : HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài, HS phát hiện từ đọc sai, GVchỉnh sửa rồi cho HS rồi đọc tiếp.

 + Luyện đọc từng đoạn : HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn, GV kết hợp HD đọc đúng các kiểu câu ở bảng phụ :

 "- Thưa các bạn!// Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em hoàng.// Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu.// Có đoạn văn / em viết thế này ://" Chú lính bước vào đầu chú.//Đội chiếc mũ sắt dưới chân.// Đi đôi giầy da trên lấm tấm mồ hôi.'//'

* HĐ2: Tìm hiểu bài

 - GVcho HS đọc thành tiếng từng đoạn, cả bài, trao đổi thảo luận về nội dung bài theo các câu hỏi:

 + Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?

 + Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng ?

 + Tìm những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến cuộc họp ?

 - HS trả lời, GV chốt lại những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến của cuộc họp.

* HĐ3 : Luyện đọc lại

 - GV mời một vài nhóm HS, mỗi nhóm 4 em tự phân các vai (người dẫn chuyện bác Chữ A, đám đông, Dấu chấm) đọc lại truyện.

 - GV HD các em đọc đúng, đọc hay.

 - Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

3. Củng cố, dặn dò:

 - GV nhấn mạnh vai trò của dấu chấm câu.

 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS đọc tốt.

 - Dặn dò VN đọc lại bài văn.

 

doc 47 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? 
- Một số HS nêu cách giải quyết của mình.
- HS thảo luận, phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng: Đại cần tự làm bài mà không nên chép của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại.
- GVKL: Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.
* HĐ 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: HS hiểu được như thế nào là tự làm lấy việc của mình và tại sao cần phải tự làm lấy việc của mình.
Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm HS thảo luận những ND sau:
 Điền những từ: tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:
a) Tự làm lấy việc của mình là ... làm lấy công việc của ... mà không ... vào người khác.
b) Tự làm lấy công việc của mình giúp cho em mau ... và không... người khác.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác có thể bổ sung, tranh luận.
- GV kết luận:
+ Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
+ Tự làm lấy việc của mình giúp em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
* HĐ 3: Xử lí tình huống.
Mục tiêu : HS có kĩ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình.
Cách tiến hành :
- GV nêu tình huống (trong phiếu học tập) cho HS xử lí: Khi Việt đang cắt hoa cho em chơi thì Dũng đến. Dũng bảo Việt:
 - Tớ khéo tay, cậu để tớ cắt cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ.
 Nếu em là Việt, em có đồng ý với đề nghị của Dũng không ? Vì sao ?
- HS suy nghĩ cách giải quyết.
- Một vài em nêu cách xử lí của mình, HS cả lớp có thể tranh luận, nêu cách giải quyết khác.
- GVKL: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV khắc sâu kiến thức bài học.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS tự làm lấy công việc của mình ở trường, ở nhà, Sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương, ... về việc tự làm lấy công việc của mình. 
Tiết 4: Tập viết
ôn chữ hoa c
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố cách viết chữ hoa C (1 dòng Ch), V, A (1 dòng); viết đúng tên riêng Chu Văn An (1 dòng) và câu ứng dụng : Chim khôn  dễ nghe (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết
 thường trong chữ ghi tiếng.
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
 - Có ý thức giữ gìn VSCĐ.
II. chuẩn bị: Mẫu chữ hoa C, V, A. Tên riêng: Chu Văn An
III. các hoạt động dạy- học;
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD viết trên bảng con
- Luyện viết chữ hoa
+ 1 HS tìm trong bài những chữ viết hoa (Ch, V, A).
+ HS nhắc lại cách viết chữ hoa C
+ GV vừa viết mẫu, vừa nhắc lại cách viết từng chữ hoa.
+ HS tập viết bảng con chữ hoa Ch, V, A
+ Nhận xét, sửa sai. 
- Luyện viết từ ứng dụng
+ 1 HS đọc từ ứng dụng: Chu Văn An
 + GV giới thiệu : Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần (sinh 1292, mất 1370). Ông có nhiều học trò giỏi, hiều người sau này trở thành nhân tài của đất nước.
+ HS tập viết từ Chu Văn An . GV nhận xét, sửa sai.
- Luyện viết câu ứng dụng
+ HS đọc câu ứng dụng : Chim khôn . dễ nghe
+ GV giúp HS hiểu lời khuyên của câu tục ngữ : con người phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự.
+ HS tập viết trên bảng con các chữ : Chim, Người.
* HĐ2: HD viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết bài.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
- Thu 1/3 số bài để chấm.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết.
3- Củng cố- Dặn dò
- Nhắc lại cách viết chữ hoa C.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp.
- Dặn dò HS học thuộc câu ứng dụng.
Chiều 
tiết 1: tập làm văn*
nghe- kể : DạI Gì Mà ĐổI . điền vào giấy tờ in sẵn
I. MụC ĐíCH , YÊU CầU:
 - Củng cố nội dung câu chuyện : Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn đúng nội dung vào mẫu.
 - Rèn kĩ năng trả lời lưu loát, rõ ràng. Kỹ năng viết (điền vào giấy tờ in sẵn).
 - HS chăm chỉ, tích cực học tập.
II . Chuẩn bị: VBT T.Việt in.
III . Các hoạt động dạy - học:
* HĐ1: Bài 1
 - HS mở vở BTTV in trang18, 19. Đọc thầm yêu cầu bài và các câu hỏi gợi ý.
 - 2 HS kể lại câu chuyện: Dại gì mà đổi.
 - GV nêu từng câu hỏi, gọi HS trả lời.
 - HS, GV nhận xét, bổ sung. 
 - Cho cả lớp làm bài vào vở. 
 - Gọi một số em đọc bài.
 - Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
* HĐ2: Bài 2 (Nếu còn thời gian)	
 - HS đọc yêu cầu BT và mẫu điện báo. Cả lớp đọc thầm theo.
 - GV hỏi: + Tình huống cần viết điện báo là gì ?
 + Yêu cầu của bài là gì ?
 - GV cho HS làm bài vào vở BT. 
 - Gọi một số HS đọc lại bài viết của mình.
 - Cả lớp, GV nhận xét, bổ sung. GV chấm điểm 1 số bài.
* HĐ3: Củng cố, dặn dò
 - Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
 - Dặn dò HSVN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
tiết 2: toán*
 luyện tập về nhân số có hai chữ số 
 với số có một chữ số (nhớ một lần)
i. mục đích, yêu cầu :
 - Củng cố, khắc sâu về nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ một lần.
 - Rèn kĩ năng làm các bài tập đúng, nhanh.
 - HS chăm chỉ học tập.
ii. chuẩn bị : HS vở BTT in.
iii.các hoạt động dạy- học :
* HĐ1: Củng cố về nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (nhớ 1 lần)
 GV yêu cầu HS mở vở BTT in ra làm các bài tập tr 28.
Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS làm bài vào vởBT, 2 HS làm trên bảng lớp.
 - Chữa bài, HS nói lại cách tính : nhân số có hai chữ số với số có một chữ số của một vài phép tính trên bảng.
Bài 2:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS làm bài vào vở BT, 2 HS làm trên bảng lớp.
 - HS, GV nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố cách đặt tính, cách tính.
Bài 3 :
 - HS đọc bài toán.
 - HS tóm tắt bài toán.
 - Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
 - Củng cố về giải toán có phép nhân.
Bài 4 :
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - HS quan sát, đọc kĩ thời gian của từng đồng hồ rồi vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 - HS có thể lấy mô hình mặt đồng hồ để quay kim đồng hồ theo nội dung bài tập.
Bài 5 :
 - HS đọc yêu cầu bài. Cho HS làm bài vào vở.
 - 2 HS lên bảng chữa bài.
 - GV chuẩn xác KT.
* HĐ2 : Củng cố, dặn dò 
 - GV khắc sâu về nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ một lần.
 - GV nhận xét về tinh thần, ý thức học tập của HS.
 - Dặn dòVN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: tự nhiên - xã hội
Phòng bệnh tim mạch
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Kể tên một số bệnh về tim mạch. Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em.
 - Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em. .
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích và xử lí thông thông tin về bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em. Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân trong việc đề phòng bệnh thấp tim.
 - HS có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
II. chuẩn bị: - Các hình trong SGK trang 20, 21.
 - Động não,thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, đóng vai.
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Động não
Mục tiêu: Kể được tên một vài bệnh về tim mạch
 Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu mỗi HS kể một bệnh tim mạch mà em biết, HS có thể kể nhiều hơn một bệnh mà em biết.
 VD : bệnh thấp tim, bệnh huyết áp cao, bệnh xơ vữa động mạch, bệnh nhồi máu cơ tim,...
 - GV giới thiệu để các em biết được bệnh tim mạch trên nhưng nguy hiểm đối với trẻ em, đó là bệnh thấp tim.
* HĐ2: Đóng vai
Mục tiêu : Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
Cách tiến hành: 
 - Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trong SGK trang 20 và đọc các hỏi và đáp của từng nhân vật trong các hình.
 - Sau khi đã nghiên cứu cá nhân, GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau :
 + ở lứa tuổi nào hay bị bệnh thấp tim ?
 + Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào ?
 + Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì ?
 - Tiếp theo, nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm tập đóng vai HS và vai bác sĩ để hỏi và trả lời về bệnh thấp tim.
 - GV đi tới các nhóm giúp đỡ và khuyến khích HS sau khi đã hiểu bài có thể nói tự do mà không lệ thuộc vào lời nói của các nhân vật trong SGK thì càng tốt. 
 - Các nhóm xung phong đóng vai dựa theo các nhân vật trong các hình 1, 2, 3 SGK trang 20.
 - Các HS khác nhận xét xem nhóm nào sáng tạo và qua lời thoại nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim.
=> GVKL: SGV trang 40.
* HĐ3: Thảo luận nhóm
Mục tiêu : Kể được một số cách đề phòng bệnh thấp tim. Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
 Cách tiến hành: 
 - Bước 1: Làm việc theo cặp : HS quan sát hình 4, 5, 6 SGK trang 21, chỉ vào từng hình và nói với nhau về nội dung và ý nghĩa của các việc làm trong từng hình đối với việc phòng bệnh thấp tim.
 - Bước 2: Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
=>GVKL : SGV trang 41. 
 3. Củng cố, Dặn dò : 
 - HS nhắc lại nguyên nhân và cách đề phòng bệnh thấp tim.
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học. 
sáng Ngày soạn : 19 - 9 - 2014.
 Ngày dạy : Thứ 6 - 26 - 9 - 2014.
Tiết 1 : tập làm văn
 ôn tập
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (BT1). Biết viết thành một đoạn văn ngắn kể về gia đình (BT2). 
 - Rèn kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc ; kĩ năng viết câu văn đủ nghĩa, đoạn văn ngắn gọn.
 - HS chăm chỉ học tập, yêu quý những người thân trong gia đình. 
II. chuẩn bị: 
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Bài tập 1
- HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm.
- GV giúp HS nắm vững y/c của BT: Kể về gia đình mình cho một người bạn mới (mới đến lớp, mới quen...). HS nói 5 -7 câu giới thiệu về gia đình em.
 - HS kể về gia đình mình theo bàn, nhóm đôi theo các câu hỏi gợi ý sau:
 + Gia đình mình gồm có mấy người ?
 + Mỗi thành viên trong gia đình làm nghề gì ?
 + Gia đình mình sống như thế nào ?...
 - Đạị diện mỗi nhóm thi kể. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất : kể đúng yêu cầu bài, lưu loát, chân thật.
* HĐ2: Bài tập 2 
 - HS viết bài vào vở (HS viết 5 -7 câu).
 - GV thu chấm 1 số bài, nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS làm tốt bài thực hành.
 - Dặn dò HS yêu quý những người thân trong gia đình.
Tiết 2: tự nhiên - xã hội
 hoạt động bài tiết nước tiểu
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình. Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. 
 - GD HS có ý thức bảo vệ quan bài tiết nước tiểu. 
II. Chuẩn bị : Hình trong SGK trang 22, 23. Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to
II. các Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu cách phòng bệnh thấp tim ?
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu:
 - Kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
Cách tiến hành :
 - Bước 1: Làm việc theo cặp
 + GV yêu cầu 2 HS quan sát hình 1 trang 14 SGK và chỉ đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiểu,...
 - Bước 2: Làm việc cả lớp
 GV treo hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng và yêu cầu một vài HS chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
 => Kết luận : Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. 
* HĐ2: Thảo luận
Mục tiêu : HS chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.
 Cách tiến hành : 
 - Bước 1: Làm việc cá nhân
 GV yêu cầu HS quan sát hình, đọc các câu hỏi và trả lời của các bạn trong hình 2 trang 23 trong SGK.
 - Bước 2: Làm việc cả lớp
 GV yêu cầu một số HS lên trả lời các câu hỏi :
 + Nước tiểu được tạo thành ở đâu ?
 +Trong nước tiểu có chất gì ?
 + Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào ?
 + Nước tiểu được chứa ở đâu và thải ra ngoài bằng đường nào ?
=> GVKL : SGV tr 43. 
 - HS nhắc lại KL.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nêu tên cơ quan bài tiết nước tiểu. 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
Tiết 3 : toán
Tiết 25 : tìm một trong các phần bằng nhau của một số
I.MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 - Vận dụng được để giải bài toán có lời văn một cách thành thạo, chính xác.
 - HS tích cực trong học tập.
II. chuẩn bị: GV: 12 cái kẹo.
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS làm BT 3 trang 25.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Hướng dẫn HS tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 - GVnêu bài toán, HS nhắc lại.
 - HS trả lời : Làm thế nào để tìm 1/3 của 12 cái kẹo ?
 - GV dùng sơ đồ để minh hoạ.
 - Lấy 12 cái kẹo chia làm 3 phần bằng nhau.
 - Muốn tìm 1/4 của 12 cái kẹo ta làm thế nào? (Lấy 12 cái kẹo chia làm 4 phần bằng nhau).
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1:
 - HS đọc bài toán.
 - GV HD HS trình bày bài.
 a)1/2 của 8 kg là 8 : 2 = 4(kg).
 - Các phần còn lại b, c, d yêu cầu HS tự làm vào vở.
 - Gọi 3 HS lên bảng chữa 3 phần. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 2:
- HS đọc đề bài toán. BT cho biết gì ? Hỏi gì ?
- Yêu cầu HS tự giải vào vở.
- Gọi 1HS lên bảng chữa bài.
- Muốn biết cửa hàng đã bán bao nhiêu mét vải ta làm thế nào ? 
 Lấy 40 : 5 = 8 (m)
 - Củng cố về giải toán có lời văn.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu về cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 - Nhận xét giờ học, tuyên dương HS học tập tốt. 
 - Dặn dò về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
 Tiết 4: sinh hoạt 
 sinh hoạt lớp
i. MụC ĐíCH, YÊU CầU: 
 - Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần và đề ra phương hướng tuần sau.
 - Rèn thói quen chấp hành tốt các nề nếp quy định.
 - Giáo dục học sinh chăm ngoan.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần:
 - Từng tổ báo cáo.
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
* Ưu điểm: a) Nề nếp:
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 b) Học tập:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 c) Lao động:
 ...............................................................................................................................
 ..............................................................................................................................
d) Đạo đức:
 ................................................................................................................................
 ................................................................................................................................
 * Nhược điểm:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
 2. Phương hướng tuần sau:
 - Thực hiện tốt các nội quy, quy định của trường, lớp đề ra.
 - Phát huy ưu điểm. Hạn chế nhược điểm.
 - Học tập chăm chỉ ; rèn viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
 - Giữ gìn bàn ghế, trang thiết bị trường học cẩn thận.
 - Giữ gìn trường, lớp xanh sạch, đẹp, an toàn. 
 - Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè.
 Tổ trưởng kí duyệt
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Chiều thứ 2
TIếT 2: ToáN*
 luyện tập về nhân số có hai chữ số
 với số có một chữ số (nhớ một lần)
I. Mục đích, yêu cầu : 
 - Củng cố cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần).
 - Rèn kỹ làm tính, giải toán nhanh, chính xác.
 - HS tích cực, tự tin, hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị : Vở Btt in.
II. Các hoạt động dạy- học :
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm các bài tập
 GV yêu cầu HS mở vở BTT in tự làm các bài tập tr 27.
Bài 1:
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - Cho cả lớp làm bài vào vở BT.
 - 2 HS làm trên bảng, nhận xét, chữa bài. 2, 3 HS nói lại cách đặt tính, cách tính của một vài phép tính trên bảng.
 - Củng cố về nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ 1 lần).
Bài 2:
 - HS đọc bài toán.
 - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
 - HS làm bài vào vở BT, GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - HS, GV chữa bài, rèn kĩ năng giải toán có phép nhân.
Bài 3:
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - Cho HS làm bài vào vở + 2 HS làm trên bảng. 
 - Chữa bài, củng cố về tìm số bị chia chưa biết.
Bài 4: (Nếu còn thời gian)
 - Củng cố về xem đồng hồ.
* HĐ2 : Củng cố, dặn dò
 - GV khắc sâu về cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần).
 - NX tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập.
 - Dặn dò HS VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau. 
tiết 3: Tập đọc*
 mùa thu của em
I. mục đích, yêu cầu:
 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng : lá sen, rước đèn, hội rằm, lật trang vở. Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. 
 - Hiểu từ ngữ : cốm, chị Hằng. Hiểu tình cảm yêu mẹ yêu mến của bạn nhỏ với vẻ đẹp của mùa thu- mùa bắt đầu năm học. Học thuộc lòng bài thơ.
 - Giáo dục HS yêu thích mùa thu.
II. chuẩn bị : Bảng phụ viết đoạn thơ cần HD HS luyện đọc.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS đọc lại bài: “Người lính dũng cảm” và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
 - HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Luyện đọc
 - GV đọc mẫu toàn bài.
 - HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó:
 + Luyện đọc từng dòng thơ: HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ, HS phát hiện từ đọc sai GV chỉnh sửa cho HS rồi luyện đọc tiếp.
 + Luyện đọc từng khổ thơ:
 . HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó : cốm, chị Hằng.
 . Cả lớp đọc ĐT cả bài.
* HĐ2: Tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm, thành tiếng từng khổ thơ, trao đổi thảo luận các câu hỏi liên quan đến nội dung của khổ thơ đó.
 + Bài thơ tả những màu sắc nào của mùa thu ? 
 + Những hình ảnh nào gợi ra các hoạt động của HS vào mùa thu ? 
 + Hãy tìm những hình ảnh so sánh trong khổ thơ 1 ? 
* HĐ3: Học thuộc lòng bài thơ
 - GV HD HS học thuộc tại lớp từng khổ, cả bài thơ.
 - HS thi học thuộc lòng bài thơ với các hình thức nâng cao dần.
 - HS, GV bình chọn bạn đọc thuộc, đúng, hay.
3. Củng cố, dặn dò:
 - 1 HS đọc lại cả bài thơ.
 - GV nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh đọc tốt.
 - Dặn dò HS VN học thuộc bài thơ. 
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp(ATGT)
 bài 5: con đường an toàn đến trường
i. mục đích, yêu cầu:
 - HS biết tên đường phố xung quanh. Biết sắp xếp các đường phố này theo thứ tự ưu tiên về mặt an toàn. 
 - HS biết các đặc điểm an toàn/ kém an toàn của đường đi. Biết lựa chọn đường đến 
trường an toàn nhất (nếu có điều kiện).
 - Có thói quen chỉ đi trên những con đường an toàn.
ii. chuẩn bị:
GV : Tranh minh họa , Phiếu HT (HĐ1).
iii. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Theo em khi nào qua đường thì an toàn?
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Đờng phố an toàn và kém an toàn
 - GV chia lớp thành nhiều nhóm, yêu cầu HS nêu tên một số đường phố mà em biết, miêu tả một số đặc điểm chính.
 - Theo em đường đó có an toàn hay nguy hiểm ? Tại sao ? 
 - Chia lớp thành 4 nhóm: Mỗi nhóm viết tên một đường phố và thảo luận các đặc điểm đó đánh dấu “x” vào phiếu được phát. Những đường phố nào có nhiều dấu “có” là an toàn, nhiều dấu “không” là kém an toàn (mẫu phiếu).
 - Các nhóm trình bày và nêu chú ý khi đi trên con đường có đặc điểm không an toàn.
 - GV nhấn mạnh những đặc điểm con đường an toàn và bổ sung những đặc điểm kém an toàn.
* HĐ2 : Luyện tập tìm con đường đi an toàn 
Mục tiêu: Vận dụng đặc điểm con đường an toàn và kém an toàn, quan sát và biết xử lí khi gặp trường hợp không an toàn. 
Cách tiến hành:
 - Xem sơ đồ, tìm con đường an toàn nhất : Cả lớp thảo luận phần luyện tập trong SGK (nêu lí do an toàn và kém an toàn).
 - HS trình bày trên bảng (vẽ to sơ đồ). Giải thích vì sao chọn đường A, không chọn 
đường B... 
 => Kết luận: Cần chọn con đường an toàn khi đi đến trường, con đường ngắn có thể không phải là con đường an toàn nhất.
* HĐ3: Lựa chọn con đường an toàn khi đi học
Mục tiêu: HS tự đánh giá con đường hàng ngày em đi học có đặc điểm an toàn hay chưa an toàn ? Vì sao ?
Cách tiến hành: 
 - Yêu cầu 2- 3 HS giới thiệu con đường từ nhà em đến trường qua những đoạn đường nào an toàn và đoạn nào chưa an toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc