Giáo án Lớp 3 - Tuần 34 đến Tuần 35 - Nguyễn Thị Kim Dung – Giáo viên trường tiểu học Khánh Đông

A. mục tiêu.

Giúp học sinh:

q Ôn luyện bốn phép tính Cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 (tính nhẩm và tính viết).

q Giải bài toán có lời văn về dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị.

q Suy luận và tìm số còn thiếu.

B. Đồ dùng dạy học.

q Viết sẵn bài tập 1&4 trên bảng lớo.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 20 trang Người đăng honganh Lượt xem 1636Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 34 đến Tuần 35 - Nguyễn Thị Kim Dung – Giáo viên trường tiểu học Khánh Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc thật để làm bài tập 3.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài: 
+ Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh đọc đề và tự làm bài.
+ Câu trả lời nào là câu đúng?
+ Em đã làm như thế nào để biế B là câu trả lời đúng?
+ Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh đọc đề và tự làm bài.
+ Gọi học sinh đọc bài làm của mình và giải thích cách làm đó.
+ Còn cách nào để tính được trọng lượng của quả đu đủ nặng hơn trọng lượng của quả cam?
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 3.
+ Gọi 2 học sinh lên bảng quay kim đồng hồ theo đề bài hoặc dán kim phút vào đồng hồ đã có kim chỉ giờ?
+ Nhận xét bài làm của học sinh.
+ Muốn biết Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút làm như thế nào?
Bài tập 4.
+ Cho Học sinh tự đọc đề, tóm tắt và làm bài.
 Tóm tắt
 Có : 2 tờ loại 2000 đồng.
 Mua hết : 2700 đồng.
 Còn lại : ? đồng
+ Nếu còn thời gian có thể dùng đồng hồ ở bài 3 để luyện cho học sinh về đo thời gian.
+ Học sinh làm vào vở bài tập.
B là câu trả lời đúng.
+ Đổi 7 m 3 cm = 703 cm, nên khoanh vào chữ B.
+ Hai đơn vị độ dài liền nhau hơn kém nhau 10 đơn vị.
+ Học sinh làm vào vở bài tập.
+ 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài của mình trước lớp, mỗi học sinh làm một phần.
* Quả cam nặng bằng 2 qủa cân và nặng 300 gam vì 200 g + 100 g = 300 g.
* Quả đu đủ nặng bằng 2 quả cân và nặng 700 gam vì : 500 g + 200 g = 700 g.
* Quả đu đủ nặng hơn quả cam:
700 g – 300 g = 400 g.
+ Ta thấy có 2 quả cân 200 g bằng nhau vậy quả đu đủ nặng hơn quả cam là:
500 g – 100 g = 400 g.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, Học sinh dưới lớp vẽ thêm kim phút vào đồng hồ.
+ Ta thực hiện phép nhân 5 x 3 = 15 phút, vì lúc Lan ở nhà đi kim phút ở vạch ghi số 7 và lúc Lan đến trường kim phút ở vạch số 10, có 3 khoảng mà mỗi khoảng là 5 phút, nên ta thực hiện phép nhân 5 x 3. Vậy thời gian Lan đi từ nhà đến trường hết 15 phút.
+ Học sinh làm bài.
Bài giải
Số tiền Bình có là:
2000 x 2 = 4000 (đồng)
Số tiền Bình còn lại là:
4000 – 2700 = 1300 (đồng)
Đáp số : 1300 đồng.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Đổi :
 3 dm 4 cm = .................... cm ; 5 m 7 dm = ................ cm.
 62 cm = ........... dm ..........cm ; 234 cm = ......... m ......... dm ........... cm.
Bài tập 2. Điền dấu ( ; =) thích hợp vào ô trống.
 123 g ¨ 1 kg ; 2 kg 32 g ¨ 2032 g
 1230 g ¨ 1 kg ; 2478 g ¨ 24 kg 78 g
 125 phút ¨ 2 giờ ; 2 giờ 15 phút ¨ 135 phút.
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 34
Tiết : 168
Bài dạy : ÔN TẬP HÌNH HỌC
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Củng cố về cách nhận biết góc vuông, trung điểm đoạn thẳng.
Xác định được góc vuông và trung điểm đoạn thẳng.
Củng cố về cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Hình vẽ bài tập 1 trên bảng lớp.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 167.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2 Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học 
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm bài.
+ Gọi học sinh chữa bài.
+ Vì sao M lại là trung điểm của đoạn thẳng AB?
+ Vì sao đoạn ED lại có trung điểm là N?
+ Xác định trung điểm của đoạn AE bằng cách nào?
+ Xác định trung điểm của đoạn MN bằng cách nào?
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh đọc đề và tự làm bài.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
Bài tập 3.
+ Gọi học sinh nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
+ Yêu cầu học sinh đọc đề và làm bài.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 4
+ Gọi học sinh đọc đề và làm bài.
+ Nhận xét bài làm của học sinh.
+ Tại sao tính cạnh của hình vuông ta lại lấy chu vi hình chữ nhật chia cho 4.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ 1 học sinh lên bảng đánh dấu các góc vuông và xác định các trung điểm, cả lớp làm vào vở bài tập. 
+ 3 học sinh nối tiếp đọc bài của mình trước lớp, mỗi học sinh làm 1 phần.
+ Vì M nằm giữa A và B và đoạn thẳng AM = MB.
+ Vì N nằm giữa E và D và đoạn thẳng EN = ND.
+ Ta lấy điểm H nằm giữa A và E và sao cho AH = HE.
+ Ta lấy điểm I nằm giữa M và N và sao cho IM = IN
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải.
Chu vi hình tam giác ABC là:
35 + 26 + 40 = 101 (cm)
Đáp số: 101 cm.
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng (cùng một đơn vị đo) rồi nhân với 2.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Chu vi mảnh đất là:
(125 + 68) x 2 = 386 (m)
Đáp số: 386 m.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật là:
(60 + 40) x 2 = 200 (m)
Cạnh hình vuông là:
200 : 4 = 50 (m)
Đáp số : 50 m.
+ Vì chu vi hình vuông bằng chu vi hình chữ nhật mà chu vi hình vuông bằng số đo 1 cạnh nhân với 4.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 34
Tiết : 169
Bài dạy : ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (tiếp theo).
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Ôn luyện về cách tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông.
Ôn luyện biểu tượng về diện tích và biết cách tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông.
Phát triển tư duy về hình học trong cách sắp xếp hình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
8 miếng bìa hình tam giác màu xanh và màu đỏ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh đọc đề và tự làm bài.
+ Gọi học sinh đọc bài làm của mình trước lớp.
+ Em tính diện tích hình bằng cách nào?
+ Ai có nhận xét gì về hình A và D?
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh đọc đề và tự làm bài?
Bài giải a.
Chu vi hình chữ nhật là:
(12 + 6) x 2 = 36 (cm)
Chu vi hình vuông là:
9 x 4 = 36 (cm2).
Chu vi hai hình bằng nhau.
Đáp số : 36 cm ; 36 cm2.
+ Gọi học sinh nhắc lại cách tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật?
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 3.
+ Diện tích hình H bằng tổng diện tích các hình chữ nhật nào?
+ Nhắc học sinh chú ý tính theo cách diện tích hình chữ nhật ABCD + DKHG cần chú ý đến tính số đo cạnh BC.
+ Gọi học sinh có cách tính diện tích khác nhau lên bảng làm.
+ Học sinh làm vào vở bài tập.
+ 4 học sinh nối tiếp đọc bài của mình trước lớp.
+ Tính diện tích bằng cách đếm số ô vuông.
+ Hình A và hình D có hình dạng khác nhau nhưng có diện tích bằng nhau vì đều do 8 hình vuông có diện tích 1 cm2 ghép lại,
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
Bài giải b
Diện tích hình chữ nhật là:
12 x 6 = 72 (cm2).
Diện tích hình vuông là:
9 x 9 = 81 (cm2).
Dtích hình vuông lớn hơn dtích hình chữ nhật.
Đáp số: 72 cm2 ; 81 cm2.
+ 4 học sinh nhắc lại.
Bằng tổng diện tích hình chữ nhật ABEG + CKHE hoặc bằng tổng diện tích hình chữ nhật ABCD + DKHG.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
 A 6cm B
 D C 3cm K
 6cm
 3cm
 G E H
Bài giải
Cách 1
Độ dài đoạn HG là:
6 + 3 = 9 (cm)
Diện tích hình ABCD là:
6 x 3 = 18 (cm2)
Diện tích hình GDKH là:
3 x 9 = 27 (cm2)
Diện tích hình H là :
37 + 18 = 45 (cm2)
Đáp số 45 cm2.
Bài tập 4.
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình trong SGK, sau đó tự xếp hình, hoặc tổ chức trò chơi thi xếp hình nhanh cho học sinh.
+ Nêu cách xếp đúng và tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò.
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Cách 2
Diện tích hình CKHE là:
3 x 3 = 9 (cm2)
Diện tích hình ABEG là:
6 x 6 = 36 cm2).
Diện tích hình H là :
9 + 36 = 45 (cm2)
Đáp số 45 cm2.
+ Học sinh xếp được hình như sau:
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 34
Tiết : 170
Bài dạy : ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Ren luyện kỹ năng giải bài toán bằng hai phép tính.
Rèn kỹ năng thực hiện tính biểu thức.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: 
+ Nêu mục tiêu tiết học và ghi đề bài lên bảng.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học 
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Để tímh số dân của xã năm nay ta làm thế nào? Có mấy cách tính?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+Có 2 cách tính:
- Cách 1. Ta tính số dân năm ngoái bằng phép cộng: 5236 + 87 rồ tính số dân năm nay bằng phép cộng: số dân năm ngoái thêm 75.
- Cách 2. Ta tính số dân sau 2 năm tăng thêm bằng phép cộng: 87 + 75, rồi tính số dân năm nay bằng cách cộng số dân năm kia với số dân tăng thêm.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi em làm theo một cách, cả lớp làm vào vở bài tập. 
Tóm tắt: 5236 người 87 người 75 người.
 ? người.
Cách 1.
Số dân năm ngoái là:
5236 + 87 = 5323 (người)
Số dân năm nay là:
5323 + 75 = 5398 (người)
Đáp số: 5398 người.
Bài tập 2.
+ Gọi học sinh đọc đề, Hỏi: Cửa hàng đã bán một phần ba số áo nghĩa là thế nào?
+ Vậy số áo còn lại là mấy phần?
+ Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải bài toán (làm theo 2 cách khác nhau).
Cách 2.
Số dân tăng sau 2 năm là:
87 + 75 = 162 (người)
Số dân năm nay là:
5236 + 162 = 5398 (người)
Đáp số: 5398 người.
+ Học sinh đọc đề theo SGK. Cửa hàng có 1245 cái áo chia làm 3 phần thì bán được 1 phần.
+ Là 2 phần.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi em làm theo một cách, cả lớp làm vào vở bài tập. 
Tóm tắt 1245 cái áo
 Đã bán ? cái áo.
Cách 1
Số cái áo cửa hàng đã bán là:
1245 : 3 = 415 (cái).
Số cái áo cửa hàng còn lại là:
1245 – 415 = 830 (cái)
Đáp số : 830 cái áo.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 3.
+ Tiến hành tương tự như bài tập 2.
Cách 1
Số cây đã trồng là:
20500 : 5 = 4100 (cây)
Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là:
20500 – 4100 = 16400 (cây)
Đáp số : 16400 cây.
Bài tập 4.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Trước khi điền vào ô trống ta phải làm gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Gọi học sinh chữa bài
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
3. Hoạt động 2: Củng cố và dặn dò.
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Cách 2
Số cái áo cửa hàng đã bán là:
1245 : 3 = 415 (cái).
Số cái áo cửa hàng còn lại là:
415 x (3 – 1) = 830 (cái)
Đáp số : 830 cái áo.
Cách 2
Số cây đã trồng là:
20500 : 5 = 4100 (cây)
Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là:
4100 x (5 – 1) = 16400 (cây)
Đáp số : 16400 cây.
+ Yêu cầu chúng ta điền Đúng hoặc Sai vào ô trống.
+ Ta phải tính và kiểm tra kết quả tính.
+ Học sinh làm vào vở bài tập.
+ 3 học sinh nối tiếp nhau chữa bài và giải thích rõ vì sao Đúng hoặc Sai.
a) Đúng vì làm đúng thứ tự và kết quả đúng.
b) Sai vì làm sai thứ tự của biểu thức.
c) Đúng vì làm đúng thứ tự và kết quả đúng.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 35
Tiết : 171
Bài dạy : ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN (tiếp theo).
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Rèn luyện kỹ năng giải bài toán bằng hai phép tính.
Rèn kỹ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Củng cố cách tính giá trị biểu thức.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài:
+ Nêu mục tiêu tiết học và ghi đề bài lên bảng.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học 
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh đọc đề theo sách SK, sau đó tự tóm tắt và giải bài toán.
+ Hướng dẫn giải cách 2.
+ Đoạn thứ nhất dài bằng một phần bảy chiều dài sợi dây nghĩa là như thế nào?
+ Vậy đoạn 2 là mấy phần?
+ Yêu cầu học sinh làm bài
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 2
+ Yêu cầu học sinh tự đọc đề toán, tóm tắt và giải.
Tóm tắt
5 xe chở : 15700 kg.
2 xe chở : ? kg.
+ Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài tập 3.
+ Tiến hành tương tự như bài tập 2.
 Tóm tắt
 42 cốc : 7 hộp.
 4572 cốc : ? hộp.
Bài tập 4.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ trước khi khoanh vào chữ ta phải làm như thế nào?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Gọi học sinh chữa bài.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
+ Tóm tắt:
 9135 cm
 ? cm ? cm.
Bài giải
Độ dài đoạn dây thứ nhất là:
9135 : 7 = 1305 (cm)
Độ dài đoạn dây thứ hai là:
9135 – 1305 = 7830 (cm)
Đáp số : 7830 cm.
+ Sợi dây chia thành 7 phần thì độ dài đoạn thứ nhất là 1 phần.
+ Là 6 phần.
Bài giải
Độ dài đoạn dây thứ nhất là:
9135 : 7 = 1305 (cm)
Độ dài đoạn dây thứ hai là:
1305 x (7 – 1) = 7830 (cm)
Đáp số : 7830 cm.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, 1 em tóm tắt, 1 em giải bài toán, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Số kg muối 1 xe chở là:
15700 : 5 = 3140 (kg)
Đợt đầu đã chuyể được số kg muối là:
3140 x 2 = 6280 (kg)
Đáp số : 6280 kg.
+ Bài toán thuộc dạng toán liên quan đến rút về đơn vị, giải bài toán bằng hai phép tính chia và nhân.
Bài giải
Số cốc đựng trong 1 hộp là:
42 : 7 = 6 (cốc).
Số hộp để đựng hết 4572 cốc là:
4572 : 6 = 762 (hộp)
Đáp số : 762 hộp.
+ Khoanh vào chữ đạt trức câu trả lời đúng.
+ Ta phải tính giá trị biểu thức.
+ Học sinh làm vào vở bài tập.
+ 2 học sinh tiếp nối nhau chữa bài, mỗi học sinh chữa 1 con tính.
a) 4 + 16 x 5 = 4 + 80 = 84
Vậy ta khoanh vào C.
b) 24 : 4 x 2 = 6 x 2 = 12
Vậy ta khoanh vào B.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Một nhà máy dự định mua 22050 kg vật liệu, đợt đầu nhà máy đã nhận được số vật liệu bằng một phần ba số vật liệu dự định mua. Hỏi nhà máy còn phải mua bao nhiêu kg vật liệu nữa mới đủ theo dự định?
Bài tập 2. Có 17048 gói kẹo được xếp vào 4 kiện hàng như nhau. Hỏi để xếp đủ 7 kiện hàng như thế cần bao nhiêu gói kẹo?
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 35
Tiết : 172
Bài dạy : LUYỆN TẬP CHUNG
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Đọc, viết các số có đến năm chữ số.
Thực hiện các phép tính Cộng, trừ, nhân, chia. Tính giá trị biểu thức.
Giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Xem đồng hồ, chính xác đến từng phút.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 171.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Gọi 5 học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh viết các số của bài và các số giáo viên đọc.
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính?
+ Yêu cầu học sinh đổi vở để kiểm tra bài của nhau.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 3.
+ Cho học sinh xem đồng hồ, sau đó yêu cầu học sinh nêu giờ?
+ Dùng mặt đồng hồ có các vạch chia từng phút và có kim giờ, kim phút có thể quay được để quay kim đồng hồ đến những giờ khác cho học sinh đọc.
Bài tập 4.
+ Học sinh tự làm bài, sau đó so sánh kết quả của từng cặp phép tính để rút ra kết luận: Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức khác nhau sẽ cho ta những giá trị khác nhau.
Bài tập 5.
+ Học sinh đọc đề, yêu cầu học sinh nêu dạng toán, sau đó tự làm bài?
+ 2 học sinh ngồi cạnh đổi vở và kiểm tra chéo bài của nhau.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Hoạt động 2: Củng cố và dặn dò.
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ 5 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Học sinh lần lượt nêu:
a) Đồng hồ A chỉ 10 giờ 18 phút.
b) Đồng hồ B chỉ 2 giờ kém10 phút hoặc 1 giờ 50 phút.
c) Đồng hồ C chỉ 6 giờ 34 phút hoặc 7 giờ kém 26 phút.
a). (9 + 6) x 4 = 15 x 4
 = 60
 9 +6 x 4 = 9 + 24
 = 33
b). 28 + 21 : 7 = 28 + 3
 = 31
 (28 + 21) : 7 = 49 : 7
 =7
+ Bài toán thuộc dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị. 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Kiểm tra bài làm của bạn trên bảng và bài của bạn bên cạnh.
Bài giải
Số tiền phải trả cho mỗi đôi dép là:
92000 : 5 = 185000 (đồng).
Số tiền phải trả cho 3 đôi dép là:
18500 x 3 = 55500 (đồng).
Đáp số : 55500 đồng.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 35
Tiết : 173
Bài dạy : LUYỆN TẬP CHUNG.
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Củng cố về số liền trước, số liền sau của một số có năm chữ số.
So sánh các số có đến năm chữ số.
Thực hiện bốn phép tính đã học trong phạm vi các số có năm chữ số.
Củng cố các bài toán về thống kê số liệu.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài:
+ Giáo viên nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành: 
Bài tập 1a.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số, sau đó yêu cầu học sinh làm bài.
Bài tập 1b.
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại cách so sánh các số có năm chữ số, sau đó làm bài.
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Chữa bài và yêu cầu các học sinh làm bài trên bảng nêu cách đặt tính và thực hiện phéo tính của mình?
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 4.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu học sinh cả lớp đọc theo SGK và lần lượt hỏi từng câu hỏi:
+ Kể từ trái sang phải, mỗi cột trong bảng cho biết những gì?
+ Mỗi bạn Nga, Mỹ, Đức mua những loại đồ chơi nào và số lượng của mỗi loại là bao nhiêu?
+ Mỗi bạn phải trả bao nhiêu tiền?
+ Em có thể mua những loại đồ chơi nào? Với số lượng mỗi loại là bao nhiêu để phải trả 20000 đồng? 
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Học sinh trả lời:
- Số liền trước của 8270 là 8269.
- Số liền trước của 35461 là 35460.
- Số liền trước của 10000 là 99999.
+ Học sinh trả lời và nêu: Số lớn nhất là số 44200.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh thực hiện một con tính, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 4 Học sinh trả lời theo yêu cầu. Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta xem bảng và trả lời câu hỏi.
+ Học sinh quan sát bảng và trả lời.
+ Kể từ trái sang phải mỗi cột cho biết:
- Cột 1. Tên của người mua hàng.
- Cột 2. Giá tiền của một con búp bê và số lượng búp bê từng người mua.
- Cột 3. 

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 34&35.doc